I- Mục tiêu.
- Đánh giá kiến thức, kx năng: đọc viết số có 5 chứ số, cộng trừ nhân chia số có 5 chữ số .
- Biết giải toán đến 2 phép tính.
- Biết xem đồng hồ nêu kết quả bằng 2 cách khác nhau,
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra.
Bài 1: Viết một số chẵn lớn nhất có 5 chữ số khác nhau? Đọc số đó.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
21628 x 3 13789 : 8 78063 - 29893 35497 : 48998
Bài 3: Số liền sau của số 78999 là.
A. 78998 B. 78900 C. 7900 D. 79001
Bài 4: Điền vào chỗ chấm.
a. 12500, 12600, 12700, ., ., .
b. 37897, 37898, 37899,.,.,.
c. 12000, 13000, ., ., .
Tuần 33 Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009 Chào cờ , toán Kiểm tra I- Mục tiêu. - Đánh giá kiến thức, kx năng: đọc viết số có 5 chứ số, cộng trừ nhân chia số có 5 chữ số . - Biết giải toán đến 2 phép tính. - Biết xem đồng hồ nêu kết quả bằng 2 cách khác nhau, II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra. Bài 1: Viết một số chẵn lớn nhất có 5 chữ số khác nhau? Đọc số đó. Bài 2: Đặt tính rồi tính. 21628 x 3 13789 : 8 78063 - 29893 35497 : 48998 Bài 3: Số liền sau của số 78999 là. A. 78998 B. 78900 C. 7900 D. 79001 Bài 4: Điền vào chỗ chấm. a. 12500, 12600, 12700, ...., ...., ...... b. 37897, 37898, 37899,.....,.......,..... c. 12000, 13000, ...., ....., ...... Bài 5: ( Dành cho HS khá giỏi) Mẹ có 100.000 đồng. Mẹ mua thịt bò mất 1/4 số tiền đó. Số tiền còn lại mẹ mua 10 kg gạo tám thơm. Tính giá tiền 1 kg gạo tám thơm. * Biểu điểm: C1: 2 điểm. C2: 2 điểm. C3: 1 điểm. C4: 2 điểm. C5: 3 điểm. Tập đọc - kể chuyện Cóc kiện trời I - Mục tiêu. 1 - Tập đọc: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời người dẫn chuyện. - Và hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau trận đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời làm mưa cho hạ giới. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.( Dành cho HS khá giỏi) - Có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải. 2. Kể chuyện: - Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện , dựa theo tranh minh hoạ .. - - Giáo dục ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải. II- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ(5'): - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Cuốn sổ tay" 2- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a- Giới thiệu bài(1'): b- Luyện đọc(18'): - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Nêu giọng đọc đúng của từng đoạn. * Hướng dẫn cách đọc câu dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới: thiên đình, náo động,... - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. c- Tìm hiểu bài. + Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? + Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống? + Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? + Sau cuộc chiến, thái độ của trời thay đổi như thế nào? + Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen? - Cả lớp đọc thầm - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài. - Đặt câu với từ: thiên đình, náo động. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. -...Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được tác dụng của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cách cửa, Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa. -...Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. - Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu dàng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu. Học sinh thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi => trả lời. - Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời. B- Tập đọc - kể chuyện d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại đoạn 2. Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ thể hiện nội dung chính của đoạn 2. - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 2. - Thi đọc hay theo nhóm. - Tổ chức đọc phân vai. e- Kể chuyện. + Nêu yêu cầu của bài? + Câu truyện có những nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất? - Yêu cầu học sinh chọn nhân vật mình yêu thích nhất để kể theo lời nhân vật đó. Giáo viên lưu ý học sinh: Không thể kể theo các vai đã chết trong cuộc chiến như Gà, Chó, Thần Sét. + Khi kể theo lời của nhân vật của mình chọn thì khi nói đến nhân vật đó cần xưng hô như thế nào? - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và kể nội dung tương ứng với mỗi tranh. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, kể nối tiếp đoạn câu truyện theo lời một nhân vật trong truyện. - Yêu cầu 1 vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Tổ chức thi kể lại câu chuyện .( Dành cho HS khá giỏi) - Học sinh luyện đọc đoạn 2. - Các nhóm thi đọc hay đoạn 2. - Học sinh đọc theo vai câu chuyện. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. -....... - Học sinh nêu nhân vật mình chọn. -...tôi. - Học sinh qua sát => kể nội dung tương ứng với mỗi tranh. - Học sinh kể theo nhóm => Đại diện nhóm lên kể trước lớp. - Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - 2 nhóm thi kể lại truyện theo vai. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Buổi chiều Gv chuyên soạn giảng . Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009 Buổi sáng toán Ôn tập các số đến 100000 I- Mục tiêu. - Củng cố về đọc, viết, các số trong phạm vi 100.000. - Viết được số thành tổng các nghìn, trăm , chục , đơn vị và ngược lại - Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. - Rèn kỹ năng đọc viết, phân tích các số trong phạm vi 100.000, tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trớc. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng: - SGk, bảng con. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ: 2- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: + Nêu yêu cầu của bài? + Hình vẽ cho biết gì? + Có nhận xét gì về các số trên tia số thứ nhất? - Yêu cầu học sinh điền số tương ứng với mỗi vạch ở phần a. + Có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số trên tia số. - Tơng tự yêu cầu học sinh làm phần b. + Nêu đặc điểm của dãy số trên tia số ở phần b. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc lần lượt các số. + Nêu giá trị của 2 chữ số 6 trong số 8066. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc câu mẫu. + Bài toán yêu cầu gì? + Tại sao lại phân tích được 9725 = 9000 + 7000 + 20 + 5 - Yêu cầu học sinh làm các số còn lại vào vở. - Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần b. Đây là bài toán ngợc của phần a, từ tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị viết thành số, hàng nào khi phân tích thành tổng không có thì khi viết số chữ số ở hàng đó là chữ số 0. - Yêu cầu học sinh làm phần b. Bài 4: - Yêu cầu học sinh quan sát dãy số phần a. + Có nhận xét gì về đặc điểm dãy số này. + Vậy số liền sau số 2015 là số nào? - Yêu cầu học sinh làm tương tự phần b, c. + Nêu đặc điểm của từng dãy số? -...cho biết tia số, dưới tia số có ghi các số tương ứng với mỗi vạch. -...các số được viết theo thứ tự từ 0, 10.000, 20.000 cho đến 100.000. - Học sinh điền. -...là dãy số tròn nghìn bắt đầu từ 0 đến 100000. -...số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000. - Học sinh đọc miệng từng số. -....... - Đọc bài 3. -...phân tích các số thành tổng các nghìn, các trăm, chục, đơn vị. - Vì 9725 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị. - Học sinh làm phần a. - Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo. - Xác định yêu cầu của bài. -...số liền trước kém số liền sau 5 đơn vị. -...2016, 2017. -......... 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học .. chính tả Nghe- viết: Cóc kiện trời I- Mục tiêu. - Nghe viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hìn thức bài văn xuôi -Đọc và viết đúng tên 5 nước giềng ở Đông Nam á - Làm đúng BT3 a,b II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết: lâu năm, nứt nẻ, nấp, náo động. 2- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc mẫu bài chính tả. + Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? + Kết quả cuộc chiến giữa hai bên như thế nào? + Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao - Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Yêu cầu học sinh mở vở chính tả. * Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 và bài 3a. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - 2 học sinh đọc bài. -...vì Trời lâu ngày không mưa, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát. -...các con vật đã thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian. -... tên riêng, đầu câu, đầu đoạn. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ. . Luyện tập Tiếng việt * Thực hành Tập đọc - kể chuyện: Cóc kiện trời I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện " Cóc kiện trời" - Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, đúng nội dung câu chuyện. - Có ý thức đấu tranh bảo vệ lẽ phải. II- Đồ dùng dạy học: - SGK. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a- Luyện đọc. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. + Nêu cách đọc đúng từng đoạn. - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn. + Đọc nối tiếp đoạn. - Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo vai. b- Kể chuyện. + Nêu lại yêu cầu của bài? + Kể bằng lời của một nhân vật trong truyện cần xưng hô như thế nào? + Em thích kể theo vai nào? + Nêu nội dung vắn tắt từng tranh? - Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn theo tranh. - Yêu cầu một số học sinh nhập vai một nhân vật trong truyện để kể lại toàn bộ câu chuyện. + Nội dung chính của câu truyện là gì? - Học sinh luyện đọc từng đoạn. * Đoạn I: Giọng kể khoan thai. * Đoạn II: Giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. * Đoạn III: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng. - Học sinh chia nhóm, đọc phân vai. - Các nhóm thi đọc truyện theo vai. -...tôi, chúng tôi. -...học sinh cho ý kiến. - VD: Tranh 1: Cóc rủ bạn đi kiện Trời. - Học sinh kể nối tiếp từng đoạn. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện. -........... 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. .. Luyện tập toán * Thực hành: Giải toán có ... ích bài toán. - Nêu dạng toán. - Làm bài vào vở. - Xác định yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. .. Buổi chiều Gv2 soạn giảng .. Thứ tư ngày 29 tháng 4 năm 2009 Buổi sáng Gv 2 soạn giảng .. Buổi chiều toán Ôn tập các số đến 100000( tiếp) I - Mục tiêu. - Củng cố về so sánh các số trong phạm vị 100000, sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định. - Rèn kĩ năng so sánh các số sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Đồ dùng. - SGK, bảng con. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ: - Tự nghĩ một số có năm chữ số. Đọc số đó? Phân tích số đó thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. 2- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. + Nêu cách so sánh 2 số (hoặc một biểu thức với một số). - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? + Muốn điền dấu đúng phải thực hiện mấy bước? Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu miệng bài làm và giải thích vì sao? + Trong các số trên, số nào là số nhỏ nhất? +Số liền sau số 41590 là số nào? + Nêu giá trị của 2 chữ số 8 trong số 27898? Bài 3- 4. - Yêu cầu học sinh trình bày bài làm vào vở. Bài 5: - Yêu cầu học sinh nêu miệng bài làm. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo. - Học sinh nêu miệng. - So sánh hai số (hoặc một biểu thức với một số). - Ba bước.... - Đọc yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - ............ - 41590, 27898. - .......... - ........... - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài - 1 học sinh làm bài trên bảng. - Học sinh chữa bài, nhận xét. - Đọc dãy số vừa sắp xếp. - Xác định yêu cầu của bài. - Nêu miệng bài làm. 3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học. . Tập đọc Mặt trời xanh của tôi I. Mục tiêu -Biết ngắt nhịp hợp lý sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - hiiêủ được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh mặt trời xanh và ngúng dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ ( trả lời được những câu hỏi trong sgk) - HS khá giỏi bước đầu biết đọc với giong biểu cảm. II. Chuẩn bị: III. hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc bài: Cóc kiện trời. - Giáo viên nhận xét đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng *Hướng dẫn luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu. - Cho học sinh đọc nối tiếp câu. - Giáo viên sửa phát âm cho học sinh. - Cho học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. Giáo viên nhận xét uốn nắn. - Đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Đọc đồng thanh. *Hướng dẫn tìm hiểu bài - 1 em đọc toàn bài. (?) Khổ thơ 1 miêu tả gì? (?) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với gì? (?) Vì sao lại so sánh như vậy? (?) Khổ thơ 2 miêu tả rừng cọ vào lúc nào? (?) Mùa hè trong rừng cọ có gì thú vị? (?) Vì sao tác giả thấy lá cọ giống mặt trời? (?) Tác giả gọi lá cọ là gì? (?) Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? - Giáo viên chốt lại nội dung bài. *Luyện đọc lại bài. - Giáo viên đọc mẫu lần 2. - Luyện đọc diễn cảm.( dành cho HS khá giỏi) - Thi đọc diễn cảm. - Luyện đọc thuộc bài thơ. 3. Củng cố. - Nhấn mạnh nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - Học sinh nghe, đọc nhẩm theo. - Học sinh đọc nối tiếp. - Học sinh thực hiện. - Đọc theo nhóm 4. - Lớp thực hiện. - Tả tiếng mưa trong rừng cọ. - ... thác... - Học sinh trả lời. - ... buổi trưa hè. - Thấy trời xanh qua kẽ lá. - Vì lá cọ có gân xoè ra giống như tia nắng. - Mặt trời xanh. - Học sinh trả lời. - Nghe. - Học sinh thực hiện. - Thi giữa các nhóm. . Luyện từ và câu Nhân hoá I- Mục tiêu. - Nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng. Viết được một đoạn văn ngắn. - Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp. Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong các câu văn, đoạn văn. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- đồ dùng dạy học: - SGK , bảng phụ ghi bài 1. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ: - Đặt một câu văn có sử dụng dấu hai chấm? - Yêu cầu hai học sinh lên bảng hỏi - đáp câu hỏi có bộ phận "Bằng gì?" 2- Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong phần a. - Yêu cầu học sinh làm việc độc lập theo yêu cầu của đoạn b. Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về các hình ảnh nhân hoá: Thích hình ảnh nào? Vì sao? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. + Nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi - nói cho bạn nghe đoạn văn của mình - bạn nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu một số học sinh lên trình bày bài làm miệng của mình. - Yêu cầu học sinh viết lại những điều vừa nói vào vở. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung bài viết của bạn. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh nêu miệng. - Học sinh trả lời miệng. - Đọc bài 2. - Học sinh tìm và nêu. - Học sinh nói - nghe và ngược lại. - Học sinh nói miệng đoạn văn - cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung. - Học sinh viết bài. - Đọc bài viết của mình. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. . Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009 toán Ôn tập bốn phép tính đến 100.000 (tiết 1) I - Mục tiêu. - Củng cố về cộng trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100.000 và áp dụng vào giải các bài toán có lời văn. - Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vị 100.000 và giải toán bằng cách khác nhau. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Đồ dùng. - SGK, bảng con. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ: - HS làm mệng bài 2 SGK. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự nhẩm kết quả các phép tính trong thời gian một phút => nêu miệng kết quả. + Các phép tính nhẩm có đặc điểm gì. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh làm vào bảng con bốn phép tính đầu. - Yêu cầu học sinh làm bốn phép tính còn lại vào vở. Bài3: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. + Để tìm số bóng đèn còn lại trong kho làm như thế nào? + Nêu cách làm khác? - Yêu cầu học sinh trình bày bài giải vào vở. - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh tự nhẩm. - Nêu kết quả nhẩm đợc trong từng phép tính và nêu rõ cách nhẩm. -...nhận, chia, cộng, trừ với các số tròn nghìn. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm trên bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính. - Học sinh trình bày bài làm vào vở. - Đổi vở kiểm tra chéo. - Đọc bài toán. - Phân tích bài toán theo nhóm đôi => trình bày trớc lớp. -...Số bóng đèn có trong kho - (số bóng đèn chuyển lần đầu + số bóng đèn chuyển lần sau). -...Tìm: * Số bóng đèn còn lại sau lần chuyển lần thứ nhất? * Số bóng đèn còn lại sau lần chuyển thứ hai? - Học sinh giải bằng hai cách khác nhau. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. . Chính tả Nghe- viết: Quà của đồng nội I- Mục tiêu. - Nghe và viết lại chính xác một đoạn trong bài "Quả của đồng nội" - Viết đúng, trình bày chính xác bài chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: Bru-nây, Cam-pu-chia, ĐôngTi-mo, In-đo-nê-xi-a, Lào. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc đoạn văn + Hạt lúa non tinh khiết và quí giá như thế nào? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, 3a vào vở bài tập Tiếng Việt. - Cả lớp đọc thầm. - Một số học sinh đọc lại đoạn văn. -...mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quí trong sạch của trời. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. Tiết 4:Tập viết Ôn chữ hoa Y I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa Y thông qua bài tập ứng dụng. - Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Phú Yên Câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Mẫu chữ viết hoa Y. III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết: "Đồng Xuân, Tốt, Xấu" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn viết trên bảng con. * Luyện viết chữ hoa: P, Y, K. + Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ? - Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ P, Y,K vào bảng con. * Luyện viết từ ứng dụng: Phú Yên. - Giáo viên giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ven biển miền trung. - Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết vào bảng con: Phú Yên * Luyện viết câu ứng dụng. - Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người ta yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. - Học sinh luyện viết: Yêu, Kính c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết. - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm. - P, Y, K - Học sinh nêu miệng. - Học sinh quan sát, lắng nghe. - Học sinh tập viết các chữ P, Y, K trên bảng con. - Học sinh nhận xét. - Học sinh viết vào bảng con. - Học sinh luyện viết trên bảng con từ: Yêu, Kính - Học sinh viết bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học
Tài liệu đính kèm: