Giáo án Lớp 3 Tuần 33 (thiếu môn Toán)

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 (thiếu môn Toán)

Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Tiết 2: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CÓC KIỆN TRỜI

I. MỤC TIÊU:

 1. TẬP ĐỌC :

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 2. KỂ CHUYỆN

 - Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).

 * HSKG : Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.

 GDBVMT : Liên hệ nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 (thiếu môn Toán)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 22 tháng 04 năm 2013
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2:	TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU:
 1. TẬP ĐỌC :	
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 2. KỂ CHUYỆN
 - Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).
 * HSKG : Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
 GDBVMT : Liên hệ nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
 II.CHUẨN BỊ: 
 * GV: Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa. 
 * HS: SGK, vở.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Cuốn sổ tay” và trả lời câu hỏi. 
- Nêu nội dung bài vừa đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.. 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
- Giới thiệu “Cóc kiện Trời” ghi tựa bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu. 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh một đoạn trong câu chuyện . 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
-Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo.
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
- Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài .
- Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
- Theo em Cóc có điểm gì đáng khen? 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm, phân vai để đọc câu chuyện .
- Mời một vài nhóm thi đọc phân theo vai cả bài . 
- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1. Nêu nhiệm vụ: Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa (SGK).
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh.
- Mời hai em kể lại một đoạn bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Lưu ý học sinh kể bằng lời của nhân vật nào cũng xưng bằng “tôi”
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện.
- 4 em thi kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
-Theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của 1 nhân vật.
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì?
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- Nhận xét, đánh giá.
- Hát
- Ba em lên bảng đọc lại bài “Cuốn sổ tay”.
- Nêu nội dung bài.
- Lớp lắng nghe giới thiệu.
- HS nhắc lại tên bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý.
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
- Từng em đọc từng đoạn trước lớp. 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn: Sắp đặt xong, bị cọp vồ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn1 trả lời câu hỏi 
- Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở .
- Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm theo .
- Ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước, Ong sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp sau cửa .
- Cóc bước đến đánh ba hồi trống, Trời nổi giận sai Gà ra trị tội, Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi, Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
- Trời và Cóc vào thương lượng , Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân 
- Lớp chia ra các nhóm rồi tự phân vai
(người dẫn chuyện, vai Cóc, vai Trời )
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện.
- Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý nhập vai để kể lại một đoạn câu chuyện. 
- 4 em lên thi kể câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện.
- Về nhà tập kể lại nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.
Buổi chiều
Tiết 1 : ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 (Luật ATGT)
I. MỤC TIÊU:
 - Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT.
 - Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống . 
 - Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường . 
 II.CHUẨN BỊ: 
 * GV: Tranh ảnh về ATGT 
 * HS: VBT, vở
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu, ghi tựa.
* Hoạt động 1: Trò Chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” 
- Cho học sinh nhận xét đưa ra ý kiến .
- Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi ntn ? 
- Đèn vàng đi như thế nào ? 
- Đèn đỏ đi ra sao ? 
- Lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có 
* Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống 
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra.
- Lần lượt nêu lên tình huống như. 
- Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã.
- Khi tan học một số bạn cắp vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào ? 
- Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vai người đi xe máy, em sẽ nói gì với bạn ?
- Yêu cầu các nhóm trao đổi đưa ra cách giải quyết .
- Mời từng nhóm lên trình bày cách giải quyết của nhóm mình trước lớp . 
- Nhận xét, đánh giá ý kiến các nhóm.
- Kết luận . 
* Hoạt động 3:
 - Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo dục học sinh ghi nhớ thực hiện theo bài học. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Hát.
- 2HS trả lời.
- Thực hiện trò chơi “Đèn đỏ”
- Một số em nêu ý kiến .
- Khi đèn màu xanh ta tiếp tục đi 
- Màu vàng đi chậm lại .
- Màu đỏ đứng lại nhường đường .
- Lần lượt đại diện nêu ý kiến trước lớp .
- Các em khác lắng nghe nhận xét bổ sung.
- Bình chọn nhóm làm việc tốt .
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe .
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn .
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động đọc thơ, kể chuyện có chủ đề nói về chấp hành luật lệ ATGT .
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Tiết 2: TC: TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN ĐỌC: CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng đọc cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 .Luyện đọc:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu, 
đoạn và cả bài, chú ý cho HS đọc nhóm,tự phát hiện lỗi sai của bạn, giúp bạn chỉnh lỗi phát âm sau đó báo cáo lại cho GV
- GV nhận xét, cho điểm. 
*Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS tự hỏi và trả lời các câu hỏi SGK + nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, cho điểm. 
3.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học và nhắc nhở.
- HS đọc nối tiếp câu
- Đọc trong nhóm 3, báo cáo lỗi phát âm của bạn đọc
- Đọc cả bài
- 3,4 cặp hỏi đáp trước lớp
- Rút ra nội dung 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
Tiết 3: TC: TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN VIẾT: CÓC KIỆN TRỜI
I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng viết cho HS.
 * HSKG: Nghe- viết đúng bài chính tả.
 * HSY: Nghe đọc đánh vần được câu ngắn trong bài viết.
II.CHUẨN BỊ:
 * GV: SGK
 * HS: Vở ghi, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn chính tả.
( Bài " Cóc kiện trời" : Từ chỗ Đến cửa nhà trời....sai gà ra trị tội)
-Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn chính tả
-Tìm hiểu các dấu câu, cách viết dấu câu.
-Cho HS viết bảng con: Sắp đặt, dùi, thiên đình.
* Viết chính tả.
- Gv đọc đoạn chính tả cho HS chép vào vở
* Chấm bài trực tiếp và nhận xét từng em
- Gv chấm và gọi trực tiếp khoảng 10 em lên sửa lỗi.
- Nhận xét chung về tiết học
- Học sinh đọc đoạn chính tả
- 2 em đọc thành tiếng
- Tìm hiểu nội dung với sự hướng dẫn của GV
- Viết bảng con
- Nghe GV đọc và viết vào vở
- Những em còn lại luyện đọc
- Lắng nghe.
	 Thứ ba, ngày 23 tháng 04 năm 2013
Tiết 2 : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
 I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
 - HS khá, giỏi nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
 - Biết loại đới khí hậu nơi mình ở.
 * GDBVMT: Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
 II. CHUẨN BỊ:
 * GV: Tranh ảnh trong sách trang 124, 125.
 Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau.
 * HS: SGK,vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Năm tháng và mùa”
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới: 
- Giới thiệu “Các đới khí hậu” .
* Hoạt động 1: Yêu cầu quan sát tranh theo cặp .
- Yêu cầu quan sát hình 1trang 124 sách giáo khoa .
- Hãy chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu ?
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?
- Nêu đặc điểm chính của 3 đới khí hậu? (HS khá, giỏi)
- Yêu cầu một số em trả lời trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh.
- Rút kết luận như sách giáo viên 
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thực hành chỉ trên quả địa cầu về các đới khí hậu như yêu cầu trong sách giáo viên.
- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp.
- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như sách giáo viên.
* Hoạt độn ... ng viết các từ giáo viên đọc: 
Bru – nây , Cam – pu – chia , ĐôngTi – mo , In – đô- nê- xi – a , Lào .
-Cả lớp viết vào bảng con .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tựa bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu bài viết 
-Ba em đọc lại bài thơ .
-Cả lớp theo dõi đọc thầm theo .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn.
- Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2
- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
- 2 em lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
2a/ nhà xanh – đố xanh (cái bánh chung ) .
b/ ở trong – rộng mênh mông – cánh đồng ( thung lũng )
- Lớp nhận xét bài bạn .
- Một em đọc yêu cầu bài tập 3 
-Lớp làm bài cá nhân vào vở 
-4 em làm vào tờ giấy A4 do giáo viên phát 
-Bốn em lên dán kết quả lên bảng :
- Lời giải đúng : sao – xa – sen 
- Hai em khác nhận xét bài của bạn .
-Một hoặc hai học sinh đọc lại .
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách.
Tiết 2: THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN(Tiết 3)
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách làm quạt giấy tròn.
 - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
II. CHUẨN BỊ:
 * GV: - Mẫu quạt tròn, tranh quy trình làm quạt tròn .
 - Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán .
 * HS: - Giấy, hồ và các dụng cụ khác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta sẽ học về cách làm “Quạt tròn”
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Đưa mẫu “Cái quạt tròn bằng bìa” hướng dẫn học sinh quan sát .
- Cái quạt tròn có mấy phần ? Đó là những bộ phận nào ?
- Nếp gấp của cái quạt tròn như thế nào?
- Cho học sinh liên hệ với cái quạt giấy trong thực tế nêu tác dụng của nó
* Hoạt động 2: Hướng dẫn như sách giáo khoa 
*Bước 1: Cắt giấy.
- Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa như hướng dẫn trong sách giáo viên .
*Bước 2 : Gấp dán quạt .
- Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như hình 2 hình 3 và hình 4 sách giáo khoa để có phần quạt bằng giấy .
- Làm cán và hoàn chỉnh quạt : Hướng dẫn cách gấp - kẻ và cắt theo các bước như hình 5 và hình 6 sách giáo viên .
- Nhận xét các sảm phẩm trưng bày.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài
- Hát
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát hình mẫu để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm “Quạt tròn”.
- Có phần giấy gấp thành các nan và có cán cầm .
- Có nếp gấp và buộc chỉ giống như gấp quạt giấy đã học .
- Quạt dùng để quạt mát khi thời tiết nóng nực .
- Tập cắt giấy rồi gấp thành cái quạt tròn bằng giấy học sinh theo các bước để tạo ra các bộ phận của chiếc quạt tròn theo sự hướng dẫn của giáo viên 
- Hai em nêu nội dung các bước gấp cái quạt tròn . 
- Lắng nghe.
 Thứ sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2013
Tiết 3: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
 - HS khá, giỏi biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
 * GDBVMT: Biết các loại địa hình trên Trá Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và của sinh vật.
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
 II. CHUẨN BỊ:
 * GV: - Tranh ảnh trong sách trang 126, 127 lược đồ về lục địa, đại dương. 
 - Mười tấm bìa mỗi tấm nhỏ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương. 
 * HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các kiến thức bài : “Các đới khí hậu”
- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới: 
- Hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài “Bề mặt Trái Đất”.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp .
*Bước 1: Hướng dẫn quan sát hình 1 trang 126 sách giáo khoa .
- Hãy chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ ?
*Bước 2: Chỉ cho học sinh biết phần nước và đất trên quả địa cầu .
 Rút kết luận : như sách giáo khoa.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
*Bước 1: 
- Yêu cầu lớp phân nhóm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
*Bước 2: 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Tìm vị trí các châu lục và đại dương .
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Hô “bắt đầu” yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.
- Nhận xét, bình chọn kết quả từng nhóm. 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời về nội dung bài học trong bài : “Các đới khí hậu” đã học tiết trước. 
- Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài.
- Lớp quan sát hình 1 sách giáo khoa và chỉ vào hình để nói về những phần vẽ Đất và Nước thông qua màu sắc và chú giải .
- (HS khá, giỏi biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất).
- Lớp phân thành các nhóm thảo luận theo câu hỏi của giáo viên đưa ra .
- Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực. 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. 
- Việt Nam nằm trên châu Á .
- Làm việc theo nhóm.
- Cử đại diện lên trưng bày sản phẩm của nhóm.
- Quan sát nhận xét kết quả của nhóm bạn. 
- Lắng nghe, chơi trò chơi.
-Về nhà học bài và xem trước bài mới 
Tiết 4: TC: TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN ĐỌC: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. MỤC TIÊU:
- Luyeän ñoïc ñuùng, bieát ngaét nghæ hôi phuø hôïp.
* HSKG: Luyeän ñoïc dieãn caûm toaøn baøi.
* HS yeáu: Luyeän ñoïc ñuùng caû baøi, học thuộc khổ thơ 1,2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 * GV: Bảng phụ, SGK.
 * HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoaït ñoäng 1:GTB ghi baûng.
* Hoaït ñoäng 2: Luyeän ñoïc.
GV ñoïc maãu baøi thơ
- GV ñoïc dieãm caûm toaøn baøi.
- GV höôùng daãn HS luyeän ñoïc.
- GV môøi HS ñoïc töøng caâu.
- GV môøi HS ñoïc töøng khổ tröôùc lôùp.
- GV cho HS ñoïc töøng khổ trong nhoùm.
- Ñoïc töøng ñoaïn tröôùc lôùp.
+ Moät HS ñoïc caû baøi.
* Hoaït ñoäng 3: Luyeän ñoïc laïi, cuûng coá.
- GV ñoïc dieãn caûm ñoaïn 1, 2.
- GV cho 4 HS thi ñoïc tröôùc lôùp .
- GV yeâu caàu 5 HS tieáp noái nhau thi ñoïc 5 khổ cuûa baøi.
- Moät HS ñoïc caû baøi.
- GV nhaän xeùt, tuyeân döông nhoùm ñoïc toát.
Hoïc sinh ñoïc thaàm theo GV.
HS laéng nghe.
HS ñoïc NT töøng caâu.
HS ñoïc NT töøng khổ tröôùc lôùp.
HS ñoïc töøng khổ trong nhoùm.
- Moät HS ñoïc caû baøi.HS thi ñoïc dieãn caûm bài thơ.
- 4HS thi đọc.
- 4 HS thi ñoïc 4 khổ cuûa baøi.
- Moät HS ñoïc caû baøi.
- HS nhaän xeùt.
Buổi chiều
Tiết 2: TC: TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN ĐỌC: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng đọc cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 .Luyện đọc:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu, 
đoạn và cả bài, chú ý cho HS đọc nhóm,tự phát hiện lỗi sai của bạn, giúp bạn chỉnh lỗi phát âm sau đó báo cáo lại cho GV
- GV nhận xét, cho điểm. 
*Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS tự hỏi và trả lời các câu hỏi SGK + nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, cho điểm. 
3.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học và nhắc nhở.
- HS đọc nối tiếp câu
- Đọc trong nhóm 4, báo cáo lỗi phát âm của bạn đọc
- Đọc cả bài
- 3,4 cặp hỏi đáp trước lớp
- Rút ra nội dung 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
Tiết 3: TC: TIẾNG VIỆT 
 LUYỆN VIẾT: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I.MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng viết cho HS.
 * HSKG: Nghe- viết đúng bài chính tả.
 * HSY: Nghe đọc đánh vần được câu ngắn trong bài viết.
II.CHUẨN BỊ:
 * GV: SGK
 * HS: Vở ghi, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn chính tả.
( Bài " Quà của đồng nội" : Từ chỗ Đợi đến lúc....dẻo và thơm ấy)
-Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn chính tả
-Tìm hiểu các dấu câu, cách viết dấu câu.
-Cho HS viết bảng con: trân trọng, khe khắt.
* Viết chính tả.
- Gv đọc đoạn chính tả cho HS chép vào vở
* Chấm bài trực tiếp và nhận xét từng em
- Gv chấm và gọi trực tiếp khoảng 10 em lên sửa lỗi.
- Nhận xét chung về tiết học
- Học sinh đọc đoạn chính tả
- 2 em đọc thành tiếng
- Tìm hiểu nội dung với sự hướng dẫn của GV
- Viết bảng con
- Nghe GV đọc và viết vào vở
- Những em còn lại luyện đọc
- Lắng nghe.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
Phát huy ưu điểm sửa chữa khuyết điểm.
Nắm được kế hoạch tuần tới.
Ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.
II. Nội dung sinh hoạt:
Nhận xét hoạt động tuần qua:
Ưu điểm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tồn tại:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kế hoạch tuần tới:
Duy trì tốt nề nếp học tập.
Phát huy tính tự giác trong học tập.
Tiếp tục rèn luyện đọc, viết.
Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ.
Tham gia tốt hoạt động sao ở trường, tập thể dục nghiêm túc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU_N 33.doc.doc