Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Thái Bình

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Thái Bình

Cóc kiện Trời

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Chú ý các từ ngữ: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn,.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian,.

- Hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ns: 30/4/2010
NG: 3/4/2010
Tuần 33
Môn: Tập đọc + kể chuyện
Tiết:97+98
Cóc kiện Trời
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn,..
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian,..
- Hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
 B- Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dưạ vào trí nhớ và tranh minh hoạ, Hs nhớ và kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn.
- Gd H tính tích cực, tự giác, yêu Tiếng Việt, yêu môn học
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ, tranh kể chuyện,...
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Đọc và trả lời câu hỏi bài: Cuốn sổ tay”
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
- Gv giới thiệuchủ điểm mới và nội dung bài học
- Yêu cầu Hs quan sát tranh minh hoạ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai
+ Đoạn 2: giọng hồi hộp, về cuối: giọng khẩn trương, sôi động
+ Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng
b. Hướng dẫn Hs luyện đọc + giải nghĩa từ 
*Đọc từng câu:
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng câu
Chú ý đọc đúng các từ ngữ:
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia mấy đoạn?
- Gv nêu từng đoạn (3 đoạn) 
- Gọi Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
+ Lượt 1: Luyện ngắt hơi đúng sau dấu câu:
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Gv nêu yêu cầu luyện đọc theo nhóm 
- Gv theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
+ Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ?
+ Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
Gv: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên thiên đình.
- Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
* Gv chốt ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
3 . Luyện đọc lại:
- Gv đọc mẫu toàn bài
- HD Hs đọc đúng trên bảng phụ từng đoạn. 
- Yêu cầu Hs luyện đọc từng đoạn và cả bài.
- Luyện đọc đoạn 2.
- Gọi 2-3 HS thi đọc 
Kể chuyện
1. Gv nêu nhiệm vụ:
- Dưạ vào trí nhớ và tranh minh hoạ, Hs kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện. Yêu cầu lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
2. Hướng dẫn Hs kể chuyện: 
- Gọi Hs đọc yêu cầu k/c
- Y/C Hs kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Gọi một Hs giỏi làm mẫu đoạn 1 trước lớp.
- Giáo viên nhận xét
- Yêu cầu Hs kể theo nhóm.
- Hs chú ý nghe .
- Hs đọc từng câu nối tiếp, luyện đọc từ khó:
nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, nổi loạn,..
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn
+ L1: Ngày xưa, / có một năm nắng hạn rất lâu, / ruộng đồng nứt nẻ, / cây cỏ trụi trơ / chim muông khát khô cả họng. //
+ Lượt 2 : giải nghĩa từ: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian,..
- Đọc theo nhóm 4
-1hs đọc cả bài
- Hs đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
+ý 1:Trời làm khô hạn muôn vật cần có nước
- Hs đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cửa.
+ Cóc một mình bước tới, lấy dùi gõ ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo, Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi,.... 
+ý 2:Cuộc chiến giữa đội quân của Cóc và nhà Trời
- Hs đọc đoạn 3 và TLCH:
+ Trời mời Cóc vào trong thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lầ sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
+ý 3:NHà Trời đã phải nhượng bộ
+ Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời.
- Hs theo dõi và nêu giọng đọc toàn bài.
+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai
+ Đoạn 2: giọng hồi hộp, về cuối: giọng khẩn trương, sôi động
+ Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng
- Hs luyện đọc cá nhân.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Hs đọc yêu cầu.
- 1 Hs giỏi kể mẫu.
- Hs kể cá nhân
- Lớp nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố kiến thức: 3’
+ Nêu lại nội dung chính của bài
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài: Qùa của đồng nội
IV. Rút kinh nghiệm; .
.
Toán
Tiết:166
Kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra Hs về:
- Đọc, viết các số có đến năm chữ số.
- Thực hiện các phép tính liên quan đến số có năm chữ số.
- Giải toán có hai phép tính 
- Gd H tính tự giác, trung thực, cẩn thận
 II.Chuẩn bị:
- GV: Đề kiểm tra kèm biểu điểm
- Hs: Giấy kiểm tra, bút, nháp
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của H
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Đề bài: Gv phát đề cho Hs làm bài
Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Cho các số: 48617; 48716; 47861; 47816. Thứ tự các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 48617; 48716; 47861; 47816
B. 48716; 48617; 47861; 47816
C. 47816; 47861; 48617; 48716
D. 48617; 48716; 47816; 47861
2. Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là:
A. 75865 B. 85865 C. 75875 D. 85875
3. Kết quả của phép trừ 85371 – 9046 là:
A. 76325 B. 86335 C. 76335 D. 86325
Phần II:
1. Đặt tính rồi tính:
 32157 + 46902 96881 – 37012
 21628 x 3 15250 : 5
2. Bài toán:
Có 45 gói kẹo xếp đều vào 5 thùng. Hỏi có 70 gói kẹo thì xếp được bao nhiêu thùng như thế?
3. Biểu điểm và đáp án:
Phần I: 3 điểm
1. Khoanh vào C: 1 điểm
2. Khoanh vào D: 1 điểm
3. Khoanh vào A: 1 điểm
Phần II: 7 điểm
1. Mỗi phép tính đúng được 1 điểm
2. Mỗi lời giải đúng: 0,5 điểm
 Mỗi phép tính đúng: 1 điểm
Đáp số: 0,5 điểm
*) Lưu ý: Toàn bài có 1 điểm trình bày.
- Hs nhận đề, đọc kĩ và làm bài
4.Củng cố kiến thức: 3’
- Thu bài về chấm.
- Nhận xét tiết học
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
 - Xem trước bài: Ôn tập các số đến 100 000
IV. Rút kinh nghiệm; .
.
Tự nhiên xã hội
Tiết:63
Các đới khí hậu
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, Hs có khả năng:
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí của các đới khí hậu.
- Gíup H yêu môn học, hào hứng, yêu khoa học
II.Chuẩn bị:
- Tranh SGK, quả địa cầu, phiếu, dải giấy màu
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Một năm có mấy mùa? Nêu đặc điểm từng mùa?
- Gv nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: 
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.
 * Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, phân công nhóm trưởng quản lí và hướng dẫn nhóm quan sát.
- Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát hình 1 (SGK / 124) và cho biết:
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu?
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực?
* Kết luận: Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay Nam cực đều có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
* Mục tiêu:
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí của các đới khí hậu.
* Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn Hs cách chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu:
+ Tìm đường xích đạo.
+ Xác định đường ranh giới giữa các đới khí hậu. ( đường - - - - - trên quả địa cầu)
- Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành chỉ vị trí của các đới khí hậu trên quả địa cầu.
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* Yêu cầu Hs khá giỏi chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào.
* Kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm; Ôn đới: ôn hoà, có đủ bốn mùa; Hàn đới: rất lạnh. ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các đới khí hậu.
* Mục tiêu:
- Giúp Hs nắm vững các đới khí hậu..
- Tạo hứng thú trong học tập.
* Cách tiến hành:
- Gv phát cho Hs các hình vẽ như SGk/ 124 
( không có màu) và 6 dải màu.
- Yêu cầu các nhóm tự trao đổi và dán màu vào hình vẽ sau đó dán bài trên bảng.
* Kết luận:
- Gv nhận xét các nhóm hoạt động.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- Hs thực hành quan sát và ghi chép nội dung thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Có 3 đới khí hậu
- Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
- Hs quan sát Gv thực hành.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới
- Hs tham gia chơi theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả trên bảng. Lớp nhận xét, đánh giá thi đua xem nhóm nào dán nhanh và đúng là thắng cuộc.
4.Củng cố kiến thức: 3’
- Trái đất có mấy đới khí hậu?
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
- Xem trước bài: Bề mặt tráI đất
IV. Rút kinh nghiệm; .
.
Ns: 30/4/2010
NG: 3/4/2010
Môn: Thể dục
Tiết:63
ễn động tỏc tung và bắt búng theo nhúm 3 người
 * Trũ chơi Chuyển đồ vật
 I/ MỤC TIấU: Giỳp học sinh
 - ễn động tỏc tung và bắt búng theo nhúm 3 người .Yờu cầu thực hiện động tỏc tương đối đỳng và nõng cao thành tớch 
 -Trũ chơi Chuyển đồ vật.Yờu cầu biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sõn trường . 1 cũi , búng
 III/tiến trình lên lớp:
Hoạt động  ... n rút về đơn vị.
- Gd H tính tự giác, tích cực, yêu thích môn học
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Nêu các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
- Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 26’
Giới thiệu bài: (1’)Nêu mục đích yêu cầu của bài
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài 1: 5’ Tính nhẩm:
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
+Nêu cách thực hiện biểu thức?
- Hd mẫu phần 1
a) 30000 +(20000 + 40000) = 30000 + 60000 = 90000
b) 40000 x 2 : 4 = 80000 :4 = 20000
* Củng cố: Cách tính nhẩm giá trị của biểu thức.
Bài 2:5’ Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu Hs đọc đề bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?
* Củng cố: Kĩ năng đặt tính và thực hiện cộng, trừ, nhân, chia (viết) các số có năm chữ số.
Bài 3:5’ Tìm x:
- Đọc yêu cầu bài tập và xác định yêu cầu.
- Hướng dẫn:
a) x là thành phần nào chưa biết trong phép tính? nêu cách tìm số hạng chưa biết?
b) x là thành phần nào chưa biết trong phép tính? nêu cách tìm thừa số chưa biết?
* Củng cố: Cách tìm số hạng, thừa số chưa biết
Bài 4: 7’
- Đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài cho biết gì? hỏi gì?
- Hướng dẫn hs làm bài: 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
* Củng cố: Giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 5: 3’
Cho 8 hình tam giác, xếp thành hình sau:
- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Làm trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau, nhân chia trước cộng trừ sau
- 2 Hs lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
30000 + 20000 + 40000 = 90000
60000 - (30000 + 20000) = 10000
60000 – 30000 – 20000 = 10000
b, 36000 : 6 x 3 = 18000
20000 x 4 : 8 = 10000
60000 : 3 : 2 = 10000
- Nêu yêu cầu
- H làm bài, đọc bài, 2 H lên bảng
- Dưới lớp nhận xét
 8526 67426 9562
+ + - 
 1954 7358 3836 
 10480 74784 5726
 99900 6204 8026
- x x
 9789 6 4
 90111 37224 32104
- Hs đọc và tìm hiểu yêu cầu.
- x là số hạng chưa biết
- x là thừa số chưa biết
- Hs làm vào vở, 2 Hs lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
a, 1996 + x = 2002 
 x = 2002 – 1996
 x = 6
b, x x 3 = 9861 
 x = 9861 : 3
 x = 3287
- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
Tóm tắt: 
5 bóng : 42 500 đồng
8 bóng : tiền?
- Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị
-1 Hs làm bảng phụ, cả lớp làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Giá tiền mỗi bóng đèn là:
42 500 : 5 = 8 500 (đồng)
Số tiền mua 8 bóng đèn như thế là:
8500 x 8 = 68 000 (đồng)
 Đáp số: 68 00đồng
- Hs sử dụng bộ đồ dùng xếp hình.
- Kiểm tra chéo, nhận xét.
4.Củng cố kiến thức: 3’
+ Nêu cách giảI bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
IV. Rút kinh nghiệm; .
Tập làm văn
Tiết: 33
Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu:
 - Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Đọc bài báo “A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây!”, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (về sách đỏ; các loài động, thựcvật có nguy cơ tuyệt chủng)
- Rèn kĩ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Gd H tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
II.Chuẩn bị: 
- Truyện tranh Đô-rê-mon, tranh ảnh về một số loài động, thực vật quý hiếm trong bài. 
- Hs: Sổ tay để ghi chép.
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- 2 H đọc bài văn tiết trước
3. Bài mới: 26’
Giới thiệu bài(1’) Nêu mục đích yêu cầu của bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1: 15’
- Gọi Hs đọc yêu cầu của BT.
+ Bài yêu cầu gì?
- Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các H trong nhóm đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp.
- Gv nhận xét, đánh giá. 
* Giới thiệu tranh ảnh các loài động, thực vật quý hiếm được nêu trong bài.
Bài tập 2: (10’ )Viết lại...
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Gv lưu ý: Hãy viết lại câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay ( chỉ ghi những ý chính).
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- Chấm chữa một số bài. Nhận xét.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài tập
- 1 Hs đọc toàn bài: A lô, Đô-rê-mon...
- 2 Hs đọc phân vai: 1 Hs hỏi, 1 Hs trả lời
- Từng nhóm Hs đọc cho nhau nghe.
- 3 nhóm thi đọc
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay và đúng yêu cầu.
- Hs đọc và xác định yêu cầu.
- Hs thực hành viết.
- Vài Hs đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét về lời văn; cách dùng từ ,...
4.Củng cố kiến thức: 3’
+ Sổ tay dùng để làm gì ?
- Gv nhận xét và biểu dương những Hs học tốt.
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
- Dặn Hs thường xuyên ghi chép những thông tin thú vị và bổ ích thường xuyên vào sổ tay.
IV. Rút kinh nghiệm; .
.
Thủ công
Tiết33
Làm quạt giấy tròn (tiết 3)
I, Mục tiêu:
 - HS nắm được qui trình kĩ thuật làm quạt giấy tròn .Các em làm được quạt giấy tròn .
 - Yêu thích sản phẩm mà mình làm ra.
 II, Chuẩn bị :	
 - GV :Quạt giấy tròn
- HS : Giấy ,hồ ,kéo .
 III, Tiến trình lên lớp:
1, ổn định tổ chức: 1’vắng...
2, Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Nêu qui trình làm đồng quạt giấy tròn ? 
 - Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
 - Nhận xét, đánh giá.	
3, Bài mới (25’)
Giới thiệu bài mới:1’ Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3(24’)HS thực hành 
+ Nêu lại quy trình làm quạt giấy tròn ?
+ Khi cắt và dán hoàn thành sản phẩm cần lưu ý điều gì để quạt đẹp?
 + HS thực hành , Gv theo dõi hướng dẫn những H gặp khó khăn
+ Trưng bày sản phẩm 
+ Nhận xét .
+ Bước 1 : Cắt giấy 
+ Bước 2 : Gấp dán quạt 
+ Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt .
- Cần cẩn thận, cắt dán ngay ngắn để quạt không lệch 
- Đặt các sản phẩm lên bàn, cả lớp nhận xét bầu chọn sản phẩm đẹp nhất
4, Củng cố kiến thức (3’)
- Nêu các bước làm quạt tròn ? 
5, Chuẩn bị cho bài sau (2’)
- Chuẩn bị bài : Tuần 34
IV, Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tự nhiên xã hội
Tiết 66
Bề mặt Trái Đất
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs có khả năng :
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Phân biệt được lục địa, đại dương .Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”.
- Gd H yêu thích khoa học, yêu thích môn học
II.Chuẩn bị:
- Tranh SGK, một số tranh ảnh về lục địa và đại dương, quả địa cầu, lược đồ câm, một số tấm biển ghi tên các châu lục và đại dương...
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
Chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu? 
- Gv nhận xét, đánh giá Hs.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: 
- Phân biệt được thế nào là lục địa, đại dương.
 * Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, yêu cầu Hs quan sát hình 1 – SGK/126 và chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình?
- Nhóm trưởng điều hành nhóm quan sát và cử đại diện trình bày trước lớp
- Gv cho Hs quan sát trên quả địa cầu và giới thiệu cho Hs biết phần nào là đất, phần nào là đất trên quả địa cầu.
+ Đất hay nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?
Gv giảng: 
Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
Đại dương: là khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
* Kết luận: 
- Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất được gọi là lục địa. Phần lục địa được chia làm 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa được gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
b) Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi.
* Mục tiêu:
- Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương.
- Chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3?
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3?
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ? Việt Nam nằm ở châu lục nào?
* Kết luận:
- Trên thế giới có 6 châu lục là: châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương là: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, ấn Độ Dương.
c) Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và các đại dương
* Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức toàn bài.
- Tạo hứng thú học tập.
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, cho các nhóm chơi: 
- Phổ biến cách chơi, luật chơi: 
 + Mỗi nhóm có một lược đồ câm và các phiếu ghi tên các đại dương và các châu lục.
+ Thi gắn tên các đại dương và các châu lục lên lược đồ.
* Kết luận:
Gv nhận xét, đánh giá các nhóm chơi.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- Từng nhóm Hs quan sát nêu kết quả.
- Lớp nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm.
- Nước chiếm phần lớn trên bề mặt Trái đất
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các Hs khác nhận xét, bổ sung.
 - Có 6 châu lục
- Có 4 đại dương
- Việt Nam ở Châu á
- Hs chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển để tất cả các bạn trong nhóm đều được chơi.
4.Củng cố kiến thức: 3’
+ Trên Trái đất có mấy Châu lục, mấy đại dương?
5. Chuẩn bị bài sau: 1’
- Tìm hiểu thêm về các châu lục và các đại dương
IV. Rút kinh nghiệm; .
Sinh hoạt
Sinh hoạt tuần 33
I.Mục tiêu:
- HS thấy được tình hình học tập, kỉ luật của mình sau một tuần.
- Hướng phấn đấu tuần 33
- Nhận xét của các tổ trưởng, lớp trưởng. 
II.Chuẩn bị:
- Báo cáo hoạt động của lớp, tổ trong tuần 
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 1’ 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài
 Nhận xét thi đua tuần 32
 a) Lớp trưởng báo cáo tình hình từng tổ.
- Về học tập.
- Về kỉ luật.
 b) GV nhận xét chung.
* Nề nếp:
- Vẫn duy trì được nề nếp lớp: truy bài, xếp hàng, tập thể dục giữa giờ, nếp ăn, ngủ,...
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ.
* Học tập:
Đánh giá những tồn tại và ưu điểm trong đợt thi cuối kì II
Khen:
- Đa số các em đều học bài đầy đủ, trên lớp hoàn thành đủ bài tập quy định.
- Nhiều em đã mạnh dạn phát biểu. Khen: Mười, Ngọc Anh, Lan Phương, Lê Tuấn
-Làm bài còn sai nhiều:Kiên, Ngọc Tuấn, Thái
 Hướng phấn đấu của tuần tới:
- ổn định nền nếp học tập , tiếp tục thi đua hăng hái xây dựng bài. 
- Ôn tập và làm bài kiểm tra tốt.
-Tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của tuần trước
- Phân công HS khá kèm các em học yếu.
-Tiếp tục vừa học vừa ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docga 3 da sua.doc