Giáo án Lớp 3 - Tuần 34-36 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 3 - Tuần 34-36 - Năm học 2005-2006

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

 - Đọc đúng các từ ngữ: liều mạng, vùng rìu, lăn quay, quăng rìu,.Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Tiều phu, Phú ông,.Và hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích các hiện tượng thiên nhiên hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

 - Giáo dục ý thức thuỷ chung, nhân hậu.

B - Kể chuyện

 - Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn câu chuyện.

 - Rèn kỹ năng kể tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện

 - Giáo dục lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu.

II- Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 46 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 34-36 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 08 tháng 5 năm 2006
tập đọc - kể chuyện
Sự tích chú cuội cung trăng
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ ngữ: liều mạng, vùng rìu, lăn quay, quăng rìu,...Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Tiều phu, Phú ông,...Và hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích các hiện tượng thiên nhiên hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
	- Đọc lưu loát toàn bài. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
	- Giáo dục ý thức thuỷ chung, nhân hậu.
B - Kể chuyện
	- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng kể tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện
	- Giáo dục lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Quà của đồng nội"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Nêu giọng đọc đúng của từng đoạn.
 * Hướng dẫn cách đọc câu dài.
 * Giải nghĩa 1 số từ mới: Tiều phu, Phú ông
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài
c- Tìm hiểu bài.
?+ Nhờ đâu, chú cuội phát hiện ra cây thuốc quí?
 + Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
 + Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?
 + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
 + Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn một ý em cho là đúng?
 + Nếu được sống ở nơi sung sướng nhưng xa những người thân, không được làm công việc mình yêu thích em có cảm thấy sung sướng không?
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài.
- Đặt câu với từ: Tiều phu, phú ông.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...do tình cờ hổ mẹ cứu sống hổ con bằng là thuốc, cuội đã phát hiện ra cây thuốc quí.
-...dùng cây thuốc để cứu sống mọi người, trong đó có con gái của Phú ông.
-...Vợ Cuội bị trượt chân ngã ngã vỡ đầu....từ đó mắc chứng hay quên.
-...vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc...đưa chú Cuội lên tận cung trăng.
-...học sinh thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra kết quả đúng nhất.
-.......
B- Tập đọc - kể chuyện
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại 3 đoạn văn.
Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc 3 đoạn.
- Thi đọc hay theo nhóm.
e- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Đọc các câu gợi ý trong sách giáo khoa.
- Tổ chức cho học sinh kể theo nhóm đôi.
- Yêu cầu học sinh thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Học sinh luyện đọc 3 đoạn.
- Các nhóm thi đọc hay 3 đoạn.
- Học sinh đọc toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh dựa vào các câu gợi ý kể lại từng đoạn.
- Học sinh kể cá nhân từng đoạn.
- Học sinh nối tiếp kể theo nhóm từng đoạn.
- Học sinh kể trước lớp.
- Học sinh thi kể.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000 (tiết 3)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (tính viết, tính nhẩm) các số trong pham vi 100.000 và giải toán có lời văn.
	- Rèn kỹ năng tính viết, tính nhẩm và giải toán bằng hai phép tính.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm trong thời gian 1 phút.
?+ Nêu cách tính nhẩm từng phép tính?
 + Có nhận xét gì giữa hai phép tính của phần a và phần b.
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức?
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp cụ thể.
 Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào vở.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và tính từng phép tính.
 Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.
 Bài 4: 
- Giáo viên chữa và chốt lại lời giải đúng.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhẩm miệng => nêu kết quả nhẩm được của từng phép tính.
-......
-.......
-...cách tính giá trị biểu thức.
-...........
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo.
- 2 học sinh phân tích bài toán.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Học sinh làm bài và nêu cách làm.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
chiều 
chính tả
Thì thầm
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác bài thơ "Thì thầm". Viết đúng tên một số nước Đông nam á.
	- Viết đẹp, đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập chính tả.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh tìm bốn từ có tiếng bắt đầu s/x
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
?+ Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
 + Mỗi dòng thơ gồm mấy chữ? Những chữ nào cần viết hoa?
 + Nêu cách trình bày bài thơ.
 - Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh mở vở chính tả.
* Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2 và bài 3a.
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
-...gió thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời cùng thì thầm với nhau.
*...5 chữ.
*...Những chữ cái đầu câu.
-...cách lề 2 ô.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.
Tiếng việt +
Tập đọc - kể chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng
I- Mục tiêu.
	- Luyện đọc và kể lại câu chuyện " Sự tích chú Cuội cung trăng"
	- Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
	- Giáo dục lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, nhân loại.
II- Các hoạt động dạy và học.	
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện.
a- Luyện đọc.
?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh luyện đọc từng đoạn.
 + Đọc nối tiếp đoạn.
 + Đọc toàn bộ câu chuyện.
?+ Nêu lại yêu cầu của bài kể chuyện?
- Yêu cầu học sinh lên kể lần lượt từng đoạn của truyện trước lớp.
 + Nối tiếp thi kể 3 đoạn của câu chuyện.
?+ Câu chuyện giải thích về hiện tượng gì?
- Giọng kể linh hoạt: nhanh, hồi hộp ở đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 đọc chậm hơn.
- Học sinh đọc cá nhân.
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh nêu.
- Học sinh kể cá nhân từng đoạn.
- 3 học sinh nối tiếp kể.
-...........
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học. 
thể dục+
Ôn: Tung, bắt bóng theo nhóm 3 người
I- Mục tiêu.
	- Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. Chơi trò chơi "chuyển đồ vật"
	- Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn.
	- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm, phương tiện.
	- Bóng, sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tổ chức cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Tổ chức trò chơi "Tìm con vật bay được"
- Yêu cầu cả lớp chạy chậm 1 vòng sân.
2- Phần cơ bản.
* Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người.
- Giáo viên lưu ý học sinh động tác phối hợp toàn thân khi thực hiện tung vá bắt bóng.
* Tổ chức trò chơi "Chuyển đồ vật"
- Giáo viên phổ biến lại cách chơi.
- Tổ chức cho học sinh chơi, giáo viên làm trọng tài và thống nhất với các đội khi chạy về cần chú ý chạy về bên phải đội mình.
3- Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Học sinh chơi trò chơi trong 2 phút.
- Học sinh chạy 150 đến 200 m
- Từng học sinh tập trung và bắt bóng 1 số lần.
- Tập theo tổ từng đôi một.
- Các tổ tham gia chơi trò chơi.
- Học sinh nghe và quan sát.
- Các đội chơi trò chơi trong 8 đến 10 phút.
- Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút.
Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2006
tập đọc 
Mưa
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: lũ lượt, làn nước mát, lật đật, lặn lội,...Hiểu nghĩa một số từ mới: lũ lượt, lật đật và hiểu nội dung bài: tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu bài tập đọc. Học thuộc lòng bài thơ.
	- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài Sự tích chú Cuội cung trăng.
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
?+ Theo em bài thơ đọc với giọng nhẹ nhàng hay tha thiết, trìu mến.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
* Giải nghĩa 1 số từ mới: 
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Tìm những hình ảnh gởi tả cơn mưa trong bài thơ?
 + Cảnh sinh hoạt ngày mưa ấm cúng như thế nào?
 + Vì sao mọi người thương bác ếch?
 + Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại toàn bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm.
-... nhẹ nhàng.
- Học sinh đọc nối tiếp (2 dòng thơ/ học sinh) bài thơ và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc khổ thơ.
- Đặt câu với từ: lật đật.
- Học sinh đọc đồng thanh.
-...mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây, trớp, mưa nặng hạt...
-...cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
-...vì bác ếch lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi câu t ... ét giờ học.
toán +
Ôn tập cuối năm
I- Mục tiêu.	
	- Củng cố lại các dạng toán cơ bản đã học.
	- Rèn kĩ năng giải toán và giải có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Tính
 36758m + 20783m x 2
 97856kg - 20760kg : 5
 (7648l + 8652l) : 4
 87563 cm2 + 9938cm2 - 72681 cm2
 Bài 2: Tính chu vi hình vuông biết diện tích hình vuông đó là 64cm2.
 Bài 3: Chú Tư và bác Năm cùng đi từ A đến B Chú Tư đi xe máy mỗi giờ được 25km thì hết 4 giờ. Bác Năm đi xe đạp, mỗi giờ đi được 10km, thì Bác Năm đi hết mấy giờ.
- Học sinh làm giấy nháp.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Quãng đường từ A đến B là:
 25 x 4 = 100 (km)
Thời gian Bác Năm đi là:
 100 : 10 = 10 (giờ)
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
sinh hoạt tập thể
Đọc và làm theo báo đội
I- Mục tiêu.
	- Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Chăm học.
	- Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo.
	- Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo.
II- Đồ dùng.
	- Báo khoa học khám phá.
	- Báo chăm học.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Đọc và làm theo báo Đội.
a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", Báo chăm học.
	- Khoa học vui - Vị quan toà giỏi toán - 11.
	- Chiếc áo lớn nhất Việt Nam.
	- Câu chuyện khoa học - Mắt nhìn nhanh - 8.
	- Bí mật chiếc nắp mộ cổ - 11.
	b- Lớp trưởng đọc một số bài báo.
	- Chân trời toán học - Còn tuỳ chỗ đứng - 14.
	- Cây toán mê bóng đá - 18.
	- Người lớp trưởng đáng mến - 17.
	- 1001 câu hỏi tại sao.
	- Vui cười - 16.
c- Thảo luận những điều bạn chưa biết.
	- Một cây sồi trung bình mỗi ngày hút từ đất... 60l nước, tương đương với khoảng 60 xô nước đầy.
	- ở ấn Độ có 1 loài cây mà tán lá của nó có thể che mát tới hơn ...20 ngàn người.
	- Tại miền Nam Châu Mĩ có 1 loài cây tiết ra sữa. Điều đặc biệt ở chỗ, con người có thể uống được và nó có mùi thơm như sữa bò.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2006
toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu.
	- Củng cố về đọc viết các số có đến 5 chữ số, xác định số liền trước của 1 số, xác định số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm các số.
	- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng 2 phép tính.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: 
- Giáo viên nêu từng số.
- Yêu cầu học sinh tự tìm đáp án đúng.
 Bài 2: Củng cố về trừ nhân chia trong phạm vi 100000.
- Yêu cầu học sinh tự đặt rồi tính.
 Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc và phát triển đề.
 Đáp án: Số bút chì đã bán:
 840 : 8 = 105 (cái)
 Số bút chì còn lại.
 840 - 105 = 735 (cái)
 Đáp số : 735 cái.
 Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài giải
- Học sinh nêu số liền trước của số đó.
- Học sinh khoanh D.
- Học sinh làm bảng con.
- Nêu cách tính.
- Học sinh 1: hỏi.
- Học sinh 2: Trả lời.
- Giáo viên: Tóm tắt bằng sơ đồ.
- Yêu cầu học sinh giải vào vở.
- Học sinh nêu miệng.
- Lớp nghe, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Ôn và kiểm tra học kì II: Tự nhiên (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
 - Có tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và quê hương mình.
	- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
Mục tiêu: Nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.
Học sinh biết 1 số cây cối và con vật ở địa phương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật ở quê hương.
2- Hoạt đông 2: Vẽ tranh theo nhóm.
Mục tiêu: Giúp học sinh tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
?+ Các em sống ở miền nào?
 + Kể những cảnh vật có ở nơi em sống?
 + Vẽ về cảnh vật quê em.
3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về động vật.
- Yêu cầu làm bài tập vào vở BT TNXH.
4- Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về thực vật.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm.
- Chia bảng làm 3 phần.
- Nhóm nào tìm được nhiều nhóm đó thắng.
5- Hoạt động 5: Củng cố:
- Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh.
- Học sinh quan sát tranh ảnh.
- Học sinh vẽ tranh.
- Trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của bạn.
- Học sinh làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nghe, bổ sung.
- 3 nhóm.
- Học sinh mỗi nhóm ghi tên các loại cây có:
+ Thân thảo, thân leo, thân gỗ,...
+ Rễ đứng, rễ chùm,...
Thứ năm ngày 18 tháng 5 năm 2006
tiếng việt
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 5)
I - Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- Rèn kỹ năng nói. Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tư nhiên, giọng vui, khôi hài.
	- Tự tin hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp).
2- Bài tập 2:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
?+ Câu hỏi theo gợi ý: SGK.
 + Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
 + Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
 + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
- Giáo viên kể lần 2:
- Yêu cầu 1 học sinh khá kể lại.
- Yêu cầu học sinh kể.
?+ Truyện này gây cười ở điểm nào?
- 2 học sinh đọc lại.
-...đi làm một công việc khẩn cấp.
-...dắt ra đường, không cưỡi mà đánh ngựa rối cắm cổ chạy theo.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kể theo nhóm.
- Trình bày trước lớp.
-...chú lính ngốc...
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
tiếng việt
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 6)
I - Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- Rèn kỹ năng viết chính tả: Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ.
	- Tự tin hứng thú trong học tập.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp).
2- Bài tập 2: Nghe viết bài Sao Mai.
a- Hướng dẫn chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài Sao Mai.
- Em biết gì về Sao Mai?
?+ Ngôi Sao Mai trong bài chăm chỉ như thế nào?
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng?
+ Mỗi dòng có mấy chữ?
+ Khi viết em trình bày thế nào?
+ Các chữ đầu dòng thơ viết ra sao?
- Giáo viên đọc từng dòng thơ.
b- Chấm, chữa bài.
- 3 học sinh đọc lại.
- Nó là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy lúc sáng sớm.
-...bé ngủ dậy đã thấy sao Mai học bài.
- 4 chữ.
- Lùi vào 3ô.
- Viết hoa.
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ.
- Học sinh viết bài?
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu.
	- Xác định số liền sau của 1 số. So sánh các số và sắp xếp một nhóm các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các số có đến 5 chữ số. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
 Bài 1: 
- Giáo viên nêu lần lượt từng số.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 Bài 2: Củng cố kĩ năng nhân, chia, cộng, trừ các số trong phạm vi 100000.
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi chữa.
Đáp án: các tháng 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
 Bài 4: Củng cố kĩ năng tìm thành phần chưa biết của phép nhân và phép chia.
 Bài 5: yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề.
- Yêu cầu học sinh giải bằng 2 cách.
- Học sinh nêu số liền trước, liền sau.
- Học sinh làm giấy nháp.
- Kiểm tra chéo.
- Trình bày trước lớp.
- Học sinh làm bàng con.
- Nêu cách thực hiện.
- Học sinh dùng lịch cả năm để kiểm tra kết quả.
- Học sinh làm bảng con.
- Nêu cách tìm.
- 2 học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc đề toán.
- Học sinh nêu cách giải.
* Tìm chiều dài hình chữ nhật.
 Tính diện tích hình chữ nhật.
* Tìm diện tích của 1 hình vuông.
 Tìm diện tích của hình chữ nhật.
* Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Ôn tập cuối năm
I- Mục tiêu.
	- Hệ thống hoá chương trình đã học về các hành vi đạo đức ở lớp 3.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để biết ứng xử và có hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày.
	- Giáo dục học sinh thành người con ngoan.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Hệ thống các bài học.
- Yêu cầu học sinh kể tên các bài đạo đức đã học.
2- Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Giáo viên đưa ra 1 vài tình huống.
- Em mượn quyển truyện mới của bạn về nhà xem, không may bị giây mực bẩn và rách bìa. Em làm như thế nào?
- Hàng ngày em đã tự làm những việc gì?
- Không may bố mẹ em bị ốm, em sẽ làm gì?
- Em đã chia sẻ vui buồn cùng bạn trong lớp như thế nào?
- Khi đi đường, gặp đám tang, em sẽ làm gì?
- Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp, dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, 1 số bạn đùa nghịch, làm ồn. Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì?
- Hoạt động theo nhóm.
- Học sinh viết vào giấy.
- Báo cáo trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh tìm cách ứng xử và nêu tình huống mình sẽ làm.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 19 tháng 5 năm 2006
tiếng việt
Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 7)
I - Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
	- Củng cố và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: lễ hội, thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
	- Tự tin hứng thú trong học tập.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp).
2- Bài tập 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu học sinh thi kể tên các từ có về các chủ đề: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
* Mở rộng:
- Yêu cầu học sinh đặt câu: Mỗi chủ đề đặt 2 câu có từ nói về chủ đề đó.
- 3 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Thi kể trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Tập viết
Kiểm tra định kì (đọc)
Đề do nhà trường ra
toán
Kiểm tra định kì cuối kỳ II
Đề do nhà trường ra
Chính tả
Kiểm tra định kì (viết)
Đề do nhà trường ra
tiếng việt +
Chữa bài kiểm tra
toán +
Chữa bài kiểm tra
sinh hoạt lớp
Tuần 35

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 34-36.doc