Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Chú ý các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.

- Hiểu nội dung bài.

+ Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
 Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
- Hiểu nội dung bài.
+ Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên cung trăng của con người.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gọi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa chuyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: “Quà của đồng nội”
- Gọi 3HS đọc bài + TLCH, 2HS đọc thuộc một đoạn của bài.
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài 
2. Luyện đọc
a) Đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
+ Luyện đọc từ khó: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững.
- Đọc từng đoạn
+ Giải thích từ khó: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quí?
- Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
- Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng thế nào? Chọn 1 ý em cho là đúng?
4. Luyện đọc lại.
- Cho HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
KỂ CHUYỆN
1. Nêu nhiệm vụ
- Dựa vào các gợi ý, các em kể lại tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của truyện trên.
2. HS tập kể từng đoạn.
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Yêu cầu HS kể trước lớp
- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố, dặn dò 
Câu chuyện các em học hôm nay là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm trăng tròn), đồng thời thể hiện mơ ước bay lên cung trăng của con người.
- Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS thực hiện.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc – lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc chú giải SGK.
- HS đọc theo nhóm bàn.
à HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH
+ Do tình cớ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc.
à HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH
- Dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc, vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét rối mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
à HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời, Cuội sợ mất cây nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên đưa Cuội bay lên tận cung trăng.
à HS đọc câu hỏi 5 SGK và TLCH
- HS trao đổi nhóm và TLCH
+ Sống trên cung trăng chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà, trong tranh chú Cuội ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
+ Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng rất khác trái đất, chú cảm thấy rất cô đơn, luôn mong nhớ trái đất.
- 3HS đọc tiếp nói 3 đoạn.
- 1HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- 1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- 1HS đọc lại gợi ý trong SGK.
- Mời 1HS nhìn gợi ý, nhớ lại nội dung kể đoạn 1.
Cây thuốc quí:
Xưa có một chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội, sống ở vùng rừng núi. Một hôm Cuội đi vào rừng, bất ngờ bì một con hổ con tấn côngThấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cây Cuội ngạc nhiên thấy một cảm tượng lạ
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 3 HS thi kể lại 3 đoạn của truyện theo hình thức tiếp nối.
- Thi đua theo 3 tổ, đại diện 3 tổ kể lại toàn bộ truyện.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
TOÁN
T166 ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (TT)
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Tiếp tục cũng cố về cộng, trư,øø nhân, chia (tính nhẩm), tính viết các số trong phạm vi 100000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
- Củng cố về cách giải toán bằng hai phép tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bài 1, 4 viết sẵn lên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt
5 ô tô: 12045 thùng hàng.
8 ô tô: ? thùng hàng.
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
b) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: (SGK)
- Yêu cầu HS chữa bài.
- Khi thực hiện biểu thức ta cần chú ý điều gì? (chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức)
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: (Giải toán - vở)
- Yêu cầu HS tự phân tích đề.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Tìm số lít dầu còn lại?
- Chữa bài và cho điểm.
Bài 4: (SGK) Viết số?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài thật tỉ mỉ từng cách tìm và cách viết số từng phép tính.
3. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng lớp làm, lớp nhận xét theo dõi.
- 1HS nêu yêu cầu, sau đó hai HS làm bài, lớp làm SGK
- 2HS lần lượt đọc bài làm
a) 3000 + 2000 x 2 =
 (3000 + 2000) x 2 =
b) 14000 - 8000 : 2 =
 (14000 - 8000) : 2 =
- HS làm vào vở.
- 4HS làm bài trên bảng.
- 8HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
a) 998 + 5002
b) 8000 - 25
c) 5821 + 2934 + 125
 3524 + 2191 + 4285
- 1HS đọc đề, lớp theo dõi SGK.
- 1HS lên bảng tóm tắt
- HS trả lời, sau đó tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- 2HS lên bảng, lớp làm SGK.
 ƒ26 21ƒ 689
 x 3 x 4 x ƒ 
 978
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
T167 TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC ĐẠI CƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Ôn tập củng cố về các đơn vị đo các đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam)
- Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
- Củng cố về giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 2 Chiếc đồng hồ để bàn (làm BT 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
 32¨ 689
 x 3 ¨ 
 978 ¨44
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài
b) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: (SGK)
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
- Câu trả lời nào là đúng?
- Hai đơn vị độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 2: (Miệng)
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm theo cặp, quan sát hình SGK.
+ Đu đủ nặng 700g
+ Cam nặng 300g
+ Đu đủ nặng hơn cam 400g
Bài 3: SGK
- Gọi 2HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào?
Bài 4: (vở) Giải toán
- Cho HS đọc đề bài và tóm tắt tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà làm bài tập luyện thêm.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên làm bài.
- HS làm bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào SGK.
- Câu B là đúng.
Đổi 7m3cm = 703cm nên khoanh vào chữ B.
- Hơn kém nhau 10 lần.
- HS làm theo cặp
Một HS hỏi – một HS trả lời
a) Quả cam cân nặng ? gam
b) Quả đu đủ cân nặng ? gam
c) Quả đu đủ cân năng hơn quả cam bao nhiêu gam?
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- 2HS lên bảng thực hiện, dưới lớp vẽ thêm kim phút vào đồng hồ.
+ Lan đi từ nhà đến trường lúc 7 giờ kém 5 phút.
+ Tới trường lúc 7 giờ 10 phút.
a) Gắn thêm kim đồng hồ vào đồng hồ?
b) Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?
- Thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15phút
Vì lúc Lan ở nhà kim phút ở vạch thứ 11, lúc Lan đến trường kim phút ở vạch thứ 2, có 3 khoảng cách, mỗi khoảng là 5 phút, nên ta thực hiện phép tình nhân 5 x 3 = 15
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Tóm tắt
Có: 2 tờ loại 2000 đồng
Mua hết: 2700 đồng
Còn lại: ? Đồng
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: THÌ THẦM
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết chính xác, đẹp bài thơ “Thì thầm”
- Viết đúng, đẹp tên một số nước Đông Nam Á
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr - ch hoặc dấu hỏi - dấu ngã và giải câu đố.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 3a
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu bài học
b) Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc bài viết một lần.
+ Bài thơ nhắc đến sự vật, con vật nào?
+ Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao?
b) Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày các khổ như thế nào?
- Các chữ đầu trong bài thơ viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó. ...  nghe, nhận xét.
THỂ DỤC
KIỂM TRA TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Chuyển đồ vật”, yêu cầu chơi chủ động
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
-Sân trường sạch rộng, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 3 em một quả bóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu
- Phổ biến nội dung yêu cầu kiểm tra.
- Chạy chậm xung quanh sân.
- Tập bài thể dục phát triển chung, tập liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”
2. Phần cơ bản
a) Kiểm tra tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 em.
- Mỗi lần 3 em lên thực hiện động tác tung bắt bóng, khoảng cách giữa các em từ 2-4m. Các em tung và bắt bóng qua lại cho nhau.
- Cách đánh giá: Hoàn thành - chưa hoàn thành
+ Hoàn thành: trong một lượt thực hiện, các động tác tung và bắt bóng thực hiện nhịp nhàng, khéo léo, không cao hoặc thấp.
+ Chưa hoàn thành: bắt được bóng dưới 2 lần, tung bóng có nhiều sai sót, động tác phối hợp không nhịp nhàng, thiếu cố gắng trong luyện tập.
b) Chơi trò chơi: “Chuyển đồ vật”
- Nêu tên trò chơi, cách chơi, tổ chức cho HS chơi thi đua với nhau.
3. Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Nhận xét phần kiểm tra.
- Về nhà luyện tậpbài thể dục và động tác tung bóng.
1’-2’
200m
1 lần
1’
18’-20’
5’-7’
1’-2’
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang.
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: DÒNG SUỐI THỨC
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Rèn kĩ năng viết chính tả.
1. Nghe viết đúng bài chính tả: “Dòng suối thức”
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: ch-tr, dấu hỏi - dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 4 tờ phiếu viết những dòng thơ có chữ cần điền âm đầu tr-ch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ:
- Nhận xét bài viết trước.
- GV đọc, HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: tên 5 nước Đông Nam Á.
BT2 viết chính tả trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc toàn bộ bài viết.
- Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
- Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
- Bài thơ trình bày như thế nào?
b) Luyện viết từ khó:
- GV chốt và đọc một số từ khó, cho HS viết bảng con.
c) Viết chính tả.
- GV đọc bài viết
- GV đọc đoạn viết.
- GV đọc lần 2.
d) Chấm chữa bài
- Thu vở chấm tổ 3, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
BT2a:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
BT3a:
- GV phát 4 phiếu BT cho 4 tổ, yêu cầu các tổ thảo luận và làm vào phiếu
- GV + HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi 3-4 HS đọc lại bài đã làm.
4. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ “Dòng suối thức”
- Sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về Ga-ga-rin, Am-xtơ-rông, anh hùng Phạm Tuân
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- 3HS đọc lại bài thơ, lớp theo dõi SGK
- Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bàu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắt ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh.
- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo. Cối lợi dụng sức nước ở miền núi.
- Trình bày theo thể thơ lục bát.
- HS nêu các từ dễ nhầm lẫn khi viết.
- 1HS viết bảng lớp: bầu trời, chăn mây, trên nương, trúc xanh.
- HS viết vào vở
- HS soát lỗi chính tả.
- HS đổi chéo vở KT cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK. Lớp theo dõi
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập
- Lời giải 2a: Vũ trụ, chân trời.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS nhận phiếu, làm theo yêu cầu. Tổ nào làm xong dán lên bảng lớp.
- HS nhận xét, làm vở bài tập.
- Lời giải 3a:
+ Trời - trong - trong - chớ - chân - trăng - trăng.
TẬP LÀM VĂN
NGHE - KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO
GHI CHÉP SỔ TAY
I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nghe kể:
- Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại (kể) được thông tin chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt trên lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
2. Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Aûnh minh họa từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”. Thêm ảnh minh họa gắn với các hoạt động trinh phục vũ trụ của các nhân vật được nêu trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS đọc bài trong VBT ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (tuần 33.)
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS nghe nói:
a) Bài tập 1:
- Bài “Vươn tới các vì sao” gồm mấy nội dung?
- GV đọc nội dung bài “Vươn tới các vì sao” (2 lần). Yêu cầu HS lắng nghe và ghi ra vở nháp những nội dung chính (SGV/264).
+ Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì? Của quốc gia nào?
+ Họ đã phóng vào ngày tháng năm nào?
+ Ai là người đã bay trên con tàu đó?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?
+ Người đầu tiên đạt trên lên mặt trăng là ai? Ông là người nước nào?
+ Am-xtơ-rông đặt trên lên mặt trăng vào ngày nào?
+ Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng.
+ Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
+ Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ?
- GV đọc lại bài viết lần 3, nhắc HS theo dõi bổ sung các thông tin chưa ghi được ra vở nháp.
- Yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài?
- Gọi 1 số HS nói lại từng mục trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung cho điểm những HS kể tốt.
b) BT2
- Nhắc HS lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính, dễ nhớ, ấn tượng như tên nhà du hành vũ trụ, tên con tàu vũ trụ, năm bay vào vũ trụ
- Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò 
- Ghi nhớ những thông tin vừa được nghe và đã ghi chép vào sổ tay.
- Đọc lại các bài tập đọc trong SGK để chuẩn bị kiểm tra HK II
- Xem lại bài: “Chương trình xiếc đặc sắc / tr46 Tập 2” để ôn tập, làm bài tốt 
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Gồm 3 nội dung
a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.
b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Nghe GV đọc và ghi lại các ý chính của từng mục.
- Con tàu phóng vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô.
- Ngày 12-4-1961
- Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin.
- Bay một vòng quanh trái đất.
- Là Am-xtơ-rông, ông là người Mĩ.
- Ngày 21-7-1969
- Tàu A-pô-lô
- Đó là anh hùng Phạm Tuân.
- Đó là chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.
- Theo dõi bài đọc của giáo viên để bổ sung thông tin còn thiếu.
- HS làm việc theo cặp.
- 1số HS nói trước lớp, mỗi HS chỉ nói về một mục.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thực hành ghi sổ tay hoặc ghi vào VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bài viết ghi chép sổ tay.
VD: a) Người đầu tiên bay vào vũ trụ Ga-ga-rin, 12-4-1961, bay 1 vòng quanh trái đất.
b) Người đầu tiên lên mặt trăng: Am-xtơ-rông, người Mĩ, ngày 21-7-1969 hoặc ngày 21-7-1969 Am-xtơ-rông người Mĩ, là người đầu tiên lên mặt trăng.
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm Tuân vào năm 1980 hoặc Năm 1980 Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
TOÁN
T170 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU 
- Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Tính chu vi HCN? Chu vi hình vuông? Diện tích hình vuông? Diện tích HCN?
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài
b) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
- Để tính số dân của xã năm nay ta làm thế nào? Có mấy cách tính?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: Giải toán
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm.
Bài 3: Giải toán (HS làm tương tự BT2)
- Sửa bài, cho điểm HS.
Bài 4: Điền số (SGK)
- Trước khi điền số vào ô trống ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giải thích rõ vì sao Đ-S
- Sửa bài, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà ôn lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3HS nêu qui tắc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
Cách 1: Tính tổng số dân năm ngoái:
5326 + 87. rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm ngoái thêm 75.
Cách 2: 87 + 75, rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
- 1HS lên bảng, lớp làm vở.
Tóm tắt
- HS thực hiện
- HS nêu, lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng, lớp làm vở
Tóm tắt
- HS làm vào vở.
- HS làm trên bảng
- 1HS đọc yêu cầu.
- Tính và kiểm tra kết quả.
- 1HS làm trên bảng. Cả lớp làm SGK
a) 96 : 4 x 2 = 24 x 2 = 48 Đ
b) 96 : 4 x 2 = 96 : 8 = 12 S
c) 96 : (4 x 2) = 96 : 8 = 12 Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 34.doc