Tập đọc - kể chuyện.
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
Truyện cố Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc.
1. Đọc thành tiếng.
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: bổng đâu, con hổ, bổ một rìu, quăng rìu, khoảng giập bã trầu, cựa quậy, tươi tỉnh, lừng lững
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
TUẦN 34 Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy 2 1 2 3 4 Tập đọc Kể chuyện Toán Thể dục Sự tích chú Cuội cung Trăng. Sự tích chú Cuôi cung Trăng. Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000 Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. 3 1 2 3 4 Hát nhạc Toán Tập đọc Chính tả Kiểm tra cuối năm Ôn tập về các đại dương. Mưa Nghe viết: Thì thầm. 4 1 2 3 4 Toán Đạo đức LT và câu Tập viết Ôn tập về hình học. Ôn tập cuối năm. Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm và dấu hai chấm Ôn chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) 5 1 2 3 4 Toán Tập đọc Thể dục TNXH Ôn tập về hình học (TT) Trên con tàu vũ trụ Kĩ thuật tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. Bề mặt lục địa (TT) 6 1 2 3 4 Toán TLV Chính tả SHTT Ôn tập về giải toán. Nghe kể: Vươn tới các vì sao- Ghi sổ tay. Nghe viết: Dòng suối thức. Tập đọc - kể chuyện. SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG Truyện cố Việt Nam I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc. 1. Đọc thành tiếng. -Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: bổng đâu, con hổ, bổ một rìu, quăng rìu, khoảng giập bã trầu, cựa quậy, tươi tỉnh, lừng lững - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. 2. Đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng. - Hiểu được nội dung: Bài cho thấy tấm lòng nhân nghĩa, thủy chung của chú Cuội. Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây. Thể hiện ước mơ mong muốn bay lên mặt trăng của loài người. B. Kể chuyện. - Dựa vào nội dung và gợi ý kể lại được câu chuyện: Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dung dạy – học. - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng ghi nội dung hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng một đoạn và trả lời các câu hỏi về bài Quà đồng nội. => Nhận xét tiết học. 3. Bài mới: * Tập đọc. a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. + Đ1:Giọng đọc nhanh, khẩn trương, hồi hộp. + Đ2: Chậm rãi, thong thả. - Luyện đọc từng câu và phát âm từ khó. Theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh. - Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ. + Giải nghĩa từ: Tiều phu: Người làm nghề kiếm củi trong rừng. Khoảng giập bã trầu: khoảng thời gian để nhai giập miếng trầu. Phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thông ngày trước. Rịt: đắp thuốc vào chỗ đau. Chứng: bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh. - Luyện đọc theo nhóm. - Đọc đồng thanh. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quy? - Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì? - Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên. - Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? - Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi 5: => Quan sát tranh minh họa câu chuyện, chúng ta thấy chú Cuội ngồi bó gối, mặt rất buồn rầu, có thể chú đang rất nhớ nhà, nhớ trái đất vì mặt trăng ở quá xa trái đất, mọi thứ trên mặt trăng rất khác trái đất, chính vì vậy mà chú rất buồn. - Theo em nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không? Vì sao? - Chú Cuội trong truyện là người thế nào? d. Luyện đọc lại. - Giáo viên đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn giọng đọc từng đoạn. => Nhận xét tuyên dương. * Kể chuyện. a. Xác định yêu cầu. b. Hướng dẫn kể. - Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý. + Đoạn 1 gồm những nội dung gì? - Gọi học sinh kể lại đoạn 1. c. Kể theo nhóm. Chia thành các nhóm nhỏ yêu cầu học sinh tập kể. d. Kể chuyện. => Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tập kể lại câu chuyện. 5. Rút kinh nghiệm. Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. 1’ 5’ - 3 học sinh thực hiện yêu cầu. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo. - Mỗi học sinh đọc 1 câu nối tiếp nhau. - Phát âm từ khó. - 3 học sinh nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 đoạn. Lưu ý ngắt giọng ở các dấu câu trong bài. - 1 học sinh đọc phần giải thích từ - 3 học sinh nối tiếp đọc bài. - Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc mỗi em 1 đoạn và chỉnh sửa cho nhau. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - 3 tổ nối tiếp nhau đọc đồng thanh. -Vì Cuội thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quí và mang về nhà trồng. - Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người. - Vì vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ một bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa. Vợ Cuội sống lại nhưng cũng từ đó mắc chứng quên. - Vì một lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước dãi tưới cây, vừa tưới cây xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế Cuội nhảy bổ tới, tóm rễ cây nhưng cây cứ bay lên kéo cả Cuội bay lên trời. - 1 học sinh đọc. - Học sinh suy nghĩ chọn câu trả lời. - Không vui vì khi xa người thân chúng ta sẽ rất cô đơn. - Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây thuốc quý, chú liền mang về trồng và dùng nó để cứu sống người nạn. Chú cũng rất chung thủy, nghĩa tình - Theo dõi giáo viên đọc. - Luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức đọc theo vai. - Thi đọc giữa các nhóm. - 1 học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - 1 học sinh đọc. - Đoạn 1 gồm 3 nội dung: giới thiệu về chàng tiều phu tên Cuội chàng tiều phu gặp hổ, chàng phát hiện ra cây thuốc quí. - 1 học sinh khá kể, lớp theo dõi và nhận xét. - Tập kể theo nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm thi kể. - Lớp theo dõi và nhận xét. - 1 học sinh kể lại cả câu chuyện. Toán. ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 (TT). I. Mục đích yêu cầu: - Ôn luyện bốn phép tình cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000 (Tính nhẩm và tính viết). - Giải bài toán có lời văn về dạng toán rút về đơn vị. - Suy luận tìm ra các số còn thiếu. II. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Goi học sinh lên bảng giải bài 3, 4. => Nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn ôn tập. - Bài 1: Nêu yêu cầu của bài tập và học sinh tự làm bài. + Em có nhận xét gì ở 2 biểu thức a. + Yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. - Bài 2: + Gọi học sinh đọc yêu cầu và tự giải. => Nhận xét - Bài 3: + Gọi học sinh đọc đề. + Hướng dân tóm tắt. 6450 l Đã bán ? l => Nhận xét - Bài 4: + Goi học sinh nêu yêu cầu. + Yêu cầu học sinh làm bài. => Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về làm lại các bài tập. 5. Rút kinh nghiệm. Cách tìm số điền vào ô trống 1’ 5’ - 3 học sinh thực hiện yêu cầu. - 4 học sinh lên bảng tính và trình bày cách nhẩm. 3000 + 2000 x 2 = 7000; (3000 + 2000) x 2 = 10.000 14000 – 8000 : 2 = 10000 (14000 – 8000) : 2 = 3000. - Giống nhau về các số và dấu nhưng thứ tự thực hiện phép tính khác nhau nên kết quả khác nhau. - 8 học sinh lần lượt lên bảng đặt tính và tính kết quả, trình bày cách tính. - 1 học sinh đọc trước lớp. - 1 học sinh lên bảng giải. Số l dầu đã bán là: 6450 : 3 = 2150 (l) Số l dầu còn lại là: 6450 – 2150 = 4300 (l) ĐS: 4300 l - Viết chữ số thích hợp vào ô trống. 26 21 689 4 7 x 3 x 4 x x 3 978 44 823 8 Thể dục. ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI Hát nhạc: KIỂM TRA CUỐI NĂM Toán: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng, độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam. - Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học. - Giải bài tóan có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học. II. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng giải bài 2, 3 => Nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn ôn tập. - Bài 1: + Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm. + Câu trả lời nào đúng? Vì sao? + Hai đơn vị đo liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Bài 2: + Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm. => Nhận xét. - Bài 3: + Gọi học sinh đọc yêu cầu. + Gọi học sinh lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài. + Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào? => Nhận xét - Bài 4: Cho học sinh tự đọc đề, tóm tắt và giải. => Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Giải bài vào vở bài tập 5. Rút kinh nghiệm. Học sinh giải tốt các bài tập. 1’ 5’ - 5 học sinh thực hiện yc - Học sinh làm bài vào vở. - Câu B đúng. Đổi: 7m3cm = 703 cm - Hai đơn vị đo liền nhau hơn kém nhau 10 lần. - Học sinh làm vào vở. - Học sinh trình bày bài: + Cam cân nặng: 200 g+100g=300g + Đu đủ nặng: 500g+200g=700g. + Đu đủ nặng hơn cam: 700g – 300g = 400g. - 1 học sinh đọc. - 2 học sinh lên bảng thực hiện. - Học sinh giải thích: 5 x3=15 phút - Học sinh giải. Tóm tắt: có 2 tờ loại 2000 đồng Mua hết 2700 đồng Còn lại:.? Đồng. Giải: Số tiền Bình có là: 2000 x 2 = 4000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là: 4000 – 2700 = 1300 (đồng) ĐS: 1300 đồng Tập đọc: MƯA I. Mục đích yêu cầu: 1. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, tí tách, bác ếch, lặn lội. - Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng khổ thơ. 2. Đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ lũ lựơt, lật đật. - Hiểu nội dung: Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình khi trời mưa. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình, yêu người lao động của tác giả. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dung dạy – học. - Bảng ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. - Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Sự tích chú Cuội cung trăng. => Nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. + Đoạn 1, 2, 3 đọc giọng nhanh gấp gáp. + Đoạn 4: Giọng khoan thai, nhẹ nhàng. + Đoạn 5: Giọng trầm thể hiện tình yêu thương. - Luyện đọc từng dòng thơ. Theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm. - Hướng dẫn đọc từng dòng thơ kết hợp giải nghĩa từ. + Nhắc học sinh nghỉ hơi đúng cuối các dòng thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi khổ thơ. + Giải nghĩa từ. Lũ lượt: nối tiếp nhau, không ngớt. Lật đật: có dáng vội vã, vất vả. - Luyện đọc theo nhóm - Đọc đồng thanh. c. Tìm hiểu bài: - Khổ thơ đầu tả cảnh gì? - Khổ thơ 2, 3 tả cảnh gì? - Cảnh sinh hoạt gia đình khi trời mưa ấm cúng thế nào? - Vì sao mọi người thương bác ếch? => Phất cờ: ý nói mưa đầu mùa làm cho lúa nhanh phát triển. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. - Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? -Hãy nêu nội dung chính của bài thơ? d. Học thuộc lòng bài thơ. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc bài thơ bằng cách xóa dần bảng. => Nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: - Bài thơ nói lên tình cảm của tác giả như thế nào đối với thiên nhiên, gia đình và người lao động. - Nhận xét tiết học. 5. Rút kinh nghiệm. Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu. 1’ 5’ - 3 học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo. - Học sinh đọc nối tiếp nhau mỗi em 2 dòng thơ. - 5 học sinh nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 khổ thơ. - 1 học sinh đọc phần giải nghĩa từ. - 4 học sinh nối tiếp đọc lại bài. - Mỗi học sinh đọc 1 lần bài thơ trước nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm đọc trước lớp. - Học sinh đồng thanh cả bài. - Tả cảnh bầu trời trước cơn mua mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời lật đật chui vào trong mây. - Khổ thơ 2, 3 tả cảnh trong cơn mưa; có chớp giật, mưa nặng hạt, cây lá xòe tàu hứng làn gió mát, gió hát giọng trầm, giọng cao, sấm rền, chớp chạy trong mưa rào. - Trong cơn mưa, cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. -Vì trời mưa to bác ếch vẫn lặn lội trong mưa để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa. - Hình ảnh bác ếch gợi ta nghĩ đến những bác nôngdân, trời mưa vẫn lặn lội làm việc ngoài đồng. - Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và sinh hoạt gia đình đầm ấm trong ngày mưa. - Đồng thanh. - Đồng thanh cho thuộc. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ. -Tác giả rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình và rất thư Chính tả (Nghe viết) THÌ THẦM I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết chính xác, đẹp bài thơ Thì thầm - Viết đúng, đẹp tên một số nước Đông Nam Á. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ngã và giải câu đố. II. Đồ dung dạy – học. Viết sẵn bài tập lên bảng III. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng viết: Phép cộng, họp nhóm, cái hộp, rộng mở. => Nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. Hướng dẫn viết chính tả. - Tìm hiểu bài viết. + Bài thơ nhức đến những sự vật, con vật nào? + Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao? - Hướng dẫn trình bày. + Bài thơ có mấy khổ thưo? Cách trình bày các khổ thơ thế nào? + Các chữ đầu dòng thơ viết thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó. + Gọi học sinh lên bảng viết: Mênh mông, tưởng. + Yêu cầu học sinh đọc các từ vừa viết. - Viết chính tả. - Soát lỗi. - Chấm và nhận xét. c. Hướng dẫn làm bài tập. - Bài 2a. + Gọi học sinh đọc tên nước. => Đây là các nước láng giềng của nước ta, cùng ở trong khu vực Đông Nam Á. + Tên riêng nước ngoài viết thế nào? => Thái Lan là tên phiên âm Hán Việt nên viết giống tên riêng Việt Nam.ư + Đọc tên các nước cho học sinh viết. => Nhận xét - Bài 3b. + Gọi học sinh đọc yêu cầu. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. => Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Bài nào sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài. 5. Rút kinh nghiệm. Rèn cách viết tên nước ngoài. 1’ 5’ - 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. - Bài thơ nhắc đến: gió, là, cây, hoa, ong, bướm, trời, sao,. - Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hòa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao thì thầm với nhau. - Bài thơ có hai khổ thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô. - 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con. - Học sinh đọc. - 10 học sinh đọc: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po. - Viết hoa chữ đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối. - 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào vở. - Đặt dấu hỏi/ngã, giải câu đố. - 1 học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở: Đuổi: là cầm đũa và đưa cơm vào miệng. Tóan: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục đích yêu cầu: II. Đồ dung dạy – học. III. Các hoạt động dạy - học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TL HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng. b. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. 5. Rút kinh nghiệm. 1’ 5’
Tài liệu đính kèm: