TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN(13 ,13 ): SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu được nội dung: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây. Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của loài người.
- Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý sgk.
*BVMT: Giúp HS hiểu thêm các hiện tượng xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
TUẦN 34: Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN(13 ,13 ): SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I. Mục tiêu: A. Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu được nội dung: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây. Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của loài người. - Trả lời được các câu hỏi trong sgk. B. Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý sgk. *BVMT: Giúp HS hiểu thêm các hiện tượng xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3-5’ 3’ 29’ 8’ 10’ 2’ 5’ 5’ 6’’ 3’ A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Mặt trời xanh của tôi. GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn chú ý đọc từng đoạn. + Đ 1: Đọc nhanh, khẩn trương, hồi hộp. + Đoạn 2,3: Đọc chậm rãi, thong thả. b. Đọc từng câu -GV ghi từ khó- HD HS đọc c. Đọc từng đoạn HD đọc câu dài HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. d. Luyện đọc theo nhóm e. Đọc trước lớp g. Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài + Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ? + Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì ? + Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên? + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ? GV: Theo em, nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không ? Vì sao ? + Chú Cuội trong chuyện là người như thế nào ?(+ Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây thuốc quý chú liền mang về nhà trồng và dùng nó để cứu sống người bị nạn. Chú cũng rất chung thuỷ, nghĩa tình, khi vợ trượt chân ngã chú tìm mọi cách để cứu vợ, khi được ở trên cung trăng chú luôn hướng về trái đất, nhớ thương trái đất.) 4. Luyện đọc lại bài -- HS thi đọc bài theo vai trước lớp. * Nhận xét cho điểm học sinh Kể chuyện 1. Xác định yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện 2. Hướng dẫn kể chuyện - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý nội dung - Đoạn 1 gồm những nội dung gì ? * Giáo viên nhận xét 3. Kể theo nhóm - Chia lớp các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu HS trong nhóm tiếp nối nhau kể lại từng đoạn câu truyện 4. Kể chuyện - Tổ chức 2 nhóm thi kể chuyện trước lớp * Giáo viên nhận xét C. Củng cố, dặn dò: * Nhận xét tiết học -Dặn: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe* Bài sau: Mưa. - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe - Đọc tiếp nối đọc câu lần 1. -HS tìm từ khó-HS đọc - Đọc tiếp nối đọc câu lần 2. - 3 HS đọc 3 đoạn lần 1 - HS đọc - 3 HS đọc 3 đoạn lần 2 - HS đọc -Luyện đọc theo nhóm và chỉnh sửa lỗi cho nhau. _Thi đọc trước lớp - 3 tổ đọc bài đồng thanh -HS đọc cả bài + Vì Cuội được thấy sống hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng. + Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người. -HS trả lời. + Vì một lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước giải tưới cho cây, vừa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ tới, túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo cả Cuội bay trời. - Không vui vì khi xa người thân chúng ta sẽ rất cô đơn. -HS thảo luận nhóm đôi trả lời -HS luyện đọc trong nhóm - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài - Đoạn 1 gồm 3 nội dung: Giới thiệu về chàng tiều phu tên Cuội, chàng tiều phu gặp hổ, chàng tiều phu phát hiện ra cây thuốc quý. - Tập kể theo nhóm, các HS theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. TOÁN: ( 166 ) ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 ( TT ) I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100.000. - Giải được bài toán bằng 2 phép tính. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - Bài 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 30’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài tập của tiết 165 * GV nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Hướng dẫn ôn tập -Bài 1:- Nêu yêu cầu của bài tập a) Em đã thực hiện nhẩm như thế nào ? -Em có nhận xét gì về 2 biểu thức ở phần a. - Vậy khi thực hiện biểu thức ta cần chú ý điều gì ? b) Tiến hành tương tự phần a * Bài 2: - Gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh tự làm bài và gọi học sinh chữa bài. * Nhận xét bài làm của học sinh * Bài 3- Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu ? - Bán được bao nhiêu lít ? - Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào ? * Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Củng cố - dặn dò * Nhận xét tiết học * Bài sau: Ôn tập về đại lượng - 2 HS lên bảng làm HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm + 3 nghìn + 2 nghìn x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn. + ( 3 nghìn + 2 nghìn ) x 2 = 5 nghìn x 2 = 10 nghìn. - Hai biểu thức trên đều có các số là: 3000, 2000; 2 và các dấu + ; x giống nhau. Nhưng thứ tự thực hiện biểu thức khác nhau nên kết quả khác nhau. - Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức: Nếu biểu thức không có dấu ngoặc ta làm nhân chia trước cộng trừ sau, nếu biểu thức có dấu ngoặc ta làm trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Đặt tính rồi tự tính. - HS làm vở, 8HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, -Có 6450 lít dấu - Bán được 1/3 số lít dầu -Dự đoán cách giải - Làm bài vào vở. 1 HS làm ở bảng lớp Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011 TẬP ĐỌC(138): MƯA I. Mục tiêu: - Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ). - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu lao động. *BVMT: GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối đồng ruộng thêm tốt tươi, mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc - Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 2’ 12’ 8’ 10’ 3’ A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Sự tích chú Cuội cung trăng. - Nhận xét và ghi điểm B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: -GV treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì ? - Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy vẻ đẹp của trời mưa và cảnh sinh hoạt gia đình khi có mưa.- Ghi tên bài lên bảng 2. Luyện đọc a.GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc phù hợp + Đoạn 1,2,3: Đọc giọng nhanh, gấp gáp. + Đoạn 4: Giọng khoan thai, nhẹ nhàng. +Đ5: Giọng trầm, thể hiện tình yêu thương. b. H dẫn đọc từng dòng thơ -GV ghi từ khó-HD HS đọc. c. Đọc từng khổ thơ . Nhắc HS ngắt hơi đúng ở cuối các dòng thơ, nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi khổ thơ. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2 - Yêu cầu học sinh đọc chú giải d. Luyện đọc theo nhóm e. Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài + Khổ thơ đầu tả cảnh gì ? + Khổ thơ 2, 3 tả cảnh gì ? + Cảnh sinh hoạt gia đình khi trời mưa ấm cúng như thế nào ? + Vì sao mọi người thương bác ếch ? + GV phất cờ: Ý nói mưa đầu mùa làm cho lúa nhanh phát triển. GV liên hệ GDBVMT :Mưa làm cho cây cối đồng ruộng thêm tốt tươi, mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Người nông dân có kinh nghiệm. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên + Hình ảnh bác ếch gợi em nghĩ đến ai ? + Hãy nêu nội dung chính của bài thơ ? 4. Học thuộc lòng bài thơ - HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - HD HS đọc thuộc bài thơ xoá dần bảng - Thi đọc thuộc lòng bài thơ - GV nhận xét, tuyên dương. C. Củng cố, dặn dò: * GV: Bài thơ nói lên tình cảm của tác giả như thế nào đối với thiên nhiên, gia đình và người lao động? * Giáo viên nhận xét tiết học * Dặn dò: HS về nhà học thuộc bài thơ Chuẩn bị bài sau. - 3 HS đọc và trả lời - Cảnh vẽ cảnh ngoài trời đang mưa, trong nhà mọi người đang quây quần quanh bếp lửa. - Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo. - Nối tiếp đọc mỗi em 2 dòng lần 1 - HS tìm từ khó-HS đọc - Nối tiếp đọc mỗi em 2 dòng lần 1 - HS đọc nt từng khổ lần 1 - Đọc ngắt giọng - HS đọc nt từng khổ lần 2 - Học sinh đọc chú giải -Luyện đọc trong nhóm, theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - HS đồng thanh đọc bài thơ. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Tả cảnh bầu trời trước cơn mưa, mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời lật đật chui trong mây. + Khổ 2, 3 tả cảnh cơn mưa: Có chớp giật, mưa nặng hạt, cây lá xoè tàu hứng làn gió mát, gió hát giọng trầm, giọng cao, sấm rền, chớp chạy trong mưa rào. + Trong cơn mưa, cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. + Vì trời mưa to chú ếch vẫn lặn lội trong mưa để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa. + ...gợi cho ta nghĩ đến những bác nông dân, trời mưa vẫn lặn lội làm việc ngoài đồng. + Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và sinh hoạt gia đình đầm ấm trong ngày mưa. - Đọc đồng thanh theo yêu cầu - Thi đọc thuộc - Tác giả yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình và rất thương những người lao động vất vả. - Lắng nghe TOÁN: ( 167 ) ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục tiêu: - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học(độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam). - Biết giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật để làm bài 3 III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 30’ 3’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Sửa bài 4 của tiết 166 * Nhận xét và cho điểm học sinh 2. Hướng dẫn ôn tập * Bài 1:- HS đọc đề bài và tự làm - Câu trả lời nào là câu đúng ? - Em đã làm như thế nào để biết B là câu trả lời đúng. - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? * Bài 2- HS đọc đề bài và tự làm - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Chú ý yêu cầu HS giải thích cách làm. - Còn cách nào để tính được quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam. * Nhận ... ầu tiên đặt chân lên mặt trăng. + Ngày 21 – 7 – 1969 + Tàu A – pô – lô + Đó là anh hùng Phạm Tuân + Đó là chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980 - Học sinh làm việc theo cặp - Một số HS nói trước lớp, mỗi HS một mục, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. - Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. - Theo dõi bài làm của bạn, nghe giáo viên chữa bài để rút kinh nghiệm. LUYỆN ĐỌC: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I.Mục tiêu: - Ôn lại bài tập đọc đã học: Sự tích chú Cuội cung trăng. - Đọc to, phát âm rõ, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.... - Yêu thích giờ học. II.Các hoạt động dạy học: T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 10’ 8’ 15’ 3’ 1.Giới thiệu bài: - GV gt và nêu yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn luyện đọc: - Yêu cầu HS mở sgk - GV đọc mẫu - Cho HS đọc nối tiếp từng câu - HD HS đọc đúng một số từ khó đọc trong bài - GV cho HS đọc từng đoạn - Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm - Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc đoạn trước lớp. GV theo dõi và nhắc nhở thêm cho những em đọc còn yếu và đọc nhỏ cố gắng hơn 3.Luyện đọc diễn cảm: - Cho HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn bất kì trong bài - GV nhận xét những em có giọng đọc tốt, đọc diễn cảm và tuyên dương. 4.Dạy đọc kết hợp LTVC: - Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn trong bài có câu văn hay. - GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời: - GV yêu cầu HS:Tìm từ chỉ hoạt động có trong bài +Tìm câu văn trong bài theo mẫu câu Ai làm gì ? đã học - GV nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò tiết sau. - HS lắng nghe - Cả lớp mở sgk - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - HS đọc từng đoạn - HS tập đọc đoạn trong nhóm - Các nhóm thi đọc Lớp nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất - Thi đọc diễn cảm. - HS theo dõi - HS tìm và trả lời - HS trả lời HS tìm và nêu... SINH HOẠT LỚP TUẦN 34 I.Mục tiêu: - Kiểm điểm, đánh giá lại các hoạt động trong tuần. - Triển khai kế hoạch tuần 35. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II.Nội dung sinh hoạt: 1.Trò chơi khởi động: - GV cho HS chơi trò chơi HS thích - 1 HS điều khiển trò chơi. Cả lớp cùng thực hiện - GV nhận xét. 2.Nhận xét, đánh giá tuần 34: - Các tổ trưởng lần lượt nêu ưu khuyết điểm của tổ mình, xếp loại tổng số điểm tổ mình đạt và mời ý kiến đóng góp của tổ khác. - Lớp trưởng nhận xét chung. * GV tổng kết, đánh giá từng mặt: - Đa số các em đi học đầy đủ, chuyên cần. - Nề nếp lớp đảm bảo. - Xếp hàng ra vào lớp nhanh, trật tự, thẳng hàng. - Một số em chưa chăm chỉ, phát biểu xây dựng bài. - Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ. - Đôi bạn giúp đỡ nhau có tiến bộ. - Chữ viết chưa được đẹp, cần rèn thêm. - Trực nhật lớp chưa tốt, cửa kính còn nhiều bụi bẩn, trực khu vệ sinh sạch sẽ. - Một số em chưa tự giác trong công việc. - Tham gia các hoạt động do đội tổ chức. - Vẫn còn có em chưa đeo bảng tên, phù hiệu. - Một số em còn nói tục, đánh nhau. 3.Triển khai công tác tuần 35: (GV triển khai xong, cho HS nhắc lại) - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp. - Nhắc nhở HS không ăn quà vặt bán trước cổng trường, thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc quá hạn sử dụng. - Kèm cặp, giúp đỡ HS yếu, HSKT. - Kiểm tra bảng cửu chương. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trang phục đúng quy định. - Ôn tập chuẩn bị KTDK CKII. 4.Sinh hoạt theo chủ điểm: Trò chơi: Hát theo chủ đề của tháng tư GV chia lớp thành 2 đội, hát đối đáp theo chủ đề. Hết thời gian, đội nào hát được nhiều bài hát nhất, đội đó sẽ thắng. 5.Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét tiết sinh hoạt. - Dặn dò cho tiết sinh hoạt sau TOÁN TỰ HỌC: ( 167 ) ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. Mục tiêu:: - Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học(độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam). - Biết giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học. - Cẩn thận, chính xác khi thực hiện. II. Các hoạt động dạy học T /gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ 30’ 2’ 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập * Bài 1:- HS đọc đề bài và tự làm - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức theo đội - GV nhận xét, tuyên dương. * Bài 2- HS đọc đề bài và tự làm - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Chú ý yêu cầu HS giải thích cách làm. - Còn cách nào để tính được quả lê nặng hơn trọng lượng của quả táo. * Nhận xét, cho điểm học sinh. * Bài 3:- Gọi học sinh đọc yêu cầu -Gọi 2 HS lên bảng vẽ kim đồng hồ theo đề bài - Muốn biết Minh đi từ trường về nhà hết bao nhiêu phút ta làm thế nào ? * Bài 4- HS đọc đề toán, tóm tắt giải. Tóm tắt Có: 5000 đồng Mua 2 quyển vở : 1500 đồng/ 1 quyển Còn lại: đồng 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau. - HS làm bài cá nhân - Thi làm theo đội. Cả lớp cổ vũ, chọn nhóm thắng cuộc - 3 HS nối tiếp đọc bài làm của mình, mỗi HSlàm 1 phần. - HS trả lời - Đọc yêu cầu trong SGK - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp vẽ theo kim phút vào đồng hồ. - HS suy nghĩ và trả lời Bài giải Số tiền Châu đã mua vở là là: 1500 x 2 = 3000 ( đồng ) Số tiền Bình còn lại là: 5000 – 3000 = 2000 ( đồng ) ĐS: 2000 đồng LTVC: ( TC ) TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên. - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ( giấy khổ to ) viết sẵn nội dung bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 30’ 3’ 1. Giới thiệu bài:. 2. Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV chia HS thành 4 nhóm. Nhóm 1 và 2 tìm các từ chỉ những thứ có trên mặt đất mà thiên nhiên mang lại. Nhóm 2, 3 tìm các từ chỉ những thứ có trong lòng đất mà thiên nhiên mang lại. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng nhất, nhiều nhất. - Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được. * Bài 2- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS đọc mẫu, sau đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tất cả các ý kiến tìm được vào giấy nháp. - Gọi đại diện một số cặp đọc bài làm - Nhận xét. HS ghi một số việc vào vở * Bài 3- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi 1 HS đọc đoạn văn, yêu cầu HS tự làm bài ( nếu còn thời gian nhiều thì cho HS thi tiếp sức theo đội) * Nhận xét và cho điểm học sinh. C. Củng cố, dặn dò: * Giáo viên nhận xét tiết học * Cả lớp chuẩn bị bài sau -1 HS đọc trước lớp - Các nhóm thảo luận và trình bày - a) Trên mặt đất: cây cối, hoa quả, rừng, núi, đồng ruộng, đất đai, biển cả, sông ngòi, suối, thác ghềnh, ao hồ, rau, củ, sắn, ngô, khoai, lạc, b) Trong lòng đất: than đá, dầu mỏ, khoáng sản, khí đốt, kim cương, vàng, quặng sắt, quặng thiếc, mỏ đồng,... - HS đọc - Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp ? - HS đọc và làm theo cặp. - Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống, nhớ viết hoa những chữ cái đầu câu sau khi viết dấu chấm..... - Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nộið mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dụcð giữa hồ ð trên thảm cỏ xanh ð Tháp Rùa nổi lên lung linhð khi mây bay gió thổið Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. CHÊNH TAÍ (TC): LUYỆN VIẾT : SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài -Viết đúng tên riêng và các từ khó sau : Cuội, lừng lững, nhảy bổ, rễ cây -Nhớ và viết đúng tiếng có âm đầu : r / d / gi, dấu hỏi hay dấu ngã. - Trình bày bài sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy học: T /gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 20’ 8’ 3’ 1.Giới thiệu bài -Ghi đề bài 2.Hướng dẫn HS nghe viết a.Hướng dẫn chuẩn bị -GV đọc đoạn chính tả -Gọi 2, 3 HS đọc lại -Tìm tên riêng trong bài ? +Đoạn văn trên có mấy câu ? +Chữ cái đầu đoạn văn viết như thế nào ? -Yêu cầu HS viết các từ khó đã nêu ở phần mục tiêu vào bảng con b.GV đọc bài cho HS viết -Gv theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút của HS c.Chấm chữa bài -Yêu cầu HS đổi vở, nhìn bài viết trên bảng, soát lỗi, ghi số lỗi ra ngoài lề vở -GV chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày, chữ viết của HS 3.Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài 1 -Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập a-Điền vào chỗ chấm r, d hay gi ? -thong ong, gánh hàng ong, óng giả , cười r rượi, ỗ dành, thúc ục - Cho HS thi tiếp sức theo đội 3.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết -Dặn dò HS -Nghe -2 HS đọc lại đề bài -Nghe -Đọc lại -Cuội -Trả lời -Luyện viết từ khó -1 HS viết bài trên bảng, lớp viết bài vào vở -Đổi chéo vở, soát lỗi -Quan sát, suy nghĩ - Thi tiếp sức theo đội -Nhận xét bài làm của bạn H ĐNGLL: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI I.Mục tiêu: - Hiểu được mặt trời là nguồn nhiệt năng vô tận mà loài người cần phải khai thác một cách hợp lí để phục vụ cho cuộc sống con người. - Biết thu thập những thông tin về nguồn năng lượng này. - Ham thích tìm hiểu về hành tinh mặt trời và nguồn năng lượng mặt trời vô tận. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Thi đố vui tìm hiểu về mặt trời. Biểu diễn văn nghệ. III.Chuẩn bị: GV: thông tin về mặt trời: kích thước, khoảng cách với trái đất, độ nóng, con người khai thác năng lượng mặt trời để làm đèn pin chiếu sáng. Tranh sinh hoạt, tắm nắng, tập thể dục ở cảnh bình minh. Hệ thống câu hỏi. HS: Sưu tầm tranh ảnh về năng lượng mặt trời. Xây dựng chương trình văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: T /gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Giới thiệu bài B. Các hoạt động: 1.Hoạt động 1: Thi đố vui(hái hoa dân chủ) - Từng tổ đại diện hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu người hái hoa của tổ nào không trả lời được thì thành viên của tổ đó trả lời thay, điểm số của câu đó sẽ tính ½. - Nếu vẫn không có câu trả lời hoặc trả lời sai thì tổ khác có quyền trả lời, ½ điểm số đó sẽ thuộc về tổ bạn. - Thông báo điểm số, tuyên dương, khen thưởng. Kết luận: Qua trò chơi này, chúng ta hiểu được vai trò của mặt trười đối với cuộc sống con người cũng như các loài thực vật. Những cũng biết sử dụng đúng lúc, nếu không sẽ bị phản tác dụng. 2.Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghê. - HS tiến hành biểu diễn các tiết mục đã được chuẩn bị: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện,... C.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò tiết sau.
Tài liệu đính kèm: