Giáo án lớp 3 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 1 Ngô Mây

Giáo án lớp 3 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 1 Ngô Mây

/ Lên lớp:

* Hoạt động 1: HS dự nghi lễ chào cờ.

- GV cho HS chỉnh đốn ĐHĐN Xếp hàng đúng vị trí để dự lễ chào cờ.

- GV nhắc HS trật tự, nghiêm túc trong nghi lễ của tiết chào cờ.

* Hoạt động 2: HS ôn một số dạng toán đã học.

- GV cho HS ôn một số dạng toán đã học.

- GV ghi một số bài toán lên bảng dạng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 36527 x 3, 72683 : 4

- GV gọi những HS trung bình, yếu lên bảng.

- GV theo dõi nhắc nhơ sửa sai.

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 1 Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 33
Từ ngày 5 / 5 / 2008 – 9 / 5 / 2008
THỨ
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
5 / 05 
2007
1
Chào cờ
Tuần 34
Sự tích chú cuội cung trăng
2
Tập đọc - KC
3
Tập đọc - KC
Sự tích chú cuội cung trăng
4
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tt)
5
Đạo đức
Dành cho địa phương. Bài: Xây dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
3
6 / 05 
2008
1
Toán
Ôn tập về đại lượng
2
TN – XH
Bề mặt lục địa 
3
Tiếng anh
4
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài mùa hè
5
Chính tả
( Nghe – viết ) Thì thầm
4
7 / 05 
2008
1
 Tập đọc
Mưa
2
Toán
Ôn tập về hình học
3
Thể dục
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai - ba người. 
4
Tập viết
Ôn chữ hoa A, M, N, V ( Kiểu 2)
5
Thủ công
Ôn tập chương III và chương IV
5
8 / 05 
2008
1
Toán
Ôn tập về hình học (tt)
2
Aâm nhạc
Ôn tập các bài hát đã học
3
Tiếng anh
4
LTVC
Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chậm, dấu phẩy 
5
TN – XH
Bề mặt lục địa (tt)
6
9 / 05
2008
1
Toán
Ôn tập về giải toán
2
Tập làm văn
Nghe- kể Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay
Thể dục
Tung và bắt bóng cá nhân và theo nhóm 2-3 người
4
Chính tả
( Nghe – viết ) Dòng suối thức
5
HĐTT
Tuần 34 
Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2008
 Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 34
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - HS dự lễ chào cờ đầu tuần 34. HS có ý thức nghiêm túc trong nghi lễ chào cờ.
 - GV cho HS ôn một số dạng toán đã học.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
35’
20’
13’
2’
1/ Lên lớp:
* Hoạt động 1: HS dự nghi lễ chào cờ.
- GV cho HS chỉnh đốn ĐHĐN Xếp hàng đúng vị trí để dự lễ chào cờ.
- GV nhắc HS trật tự, nghiêm túc trong nghi lễ của tiết chào cờ.
* Hoạt động 2: HS ôn một số dạng toán đã học.
- GV cho HS ôn một số dạng toán đã học.
- GV ghi một số bài toán lên bảng dạng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 36527 x 3, 72683 : 4
- GV gọi những HS trung bình, yếu lên bảng.
- GV theo dõi nhắc nhơ sửa sai. 
- GV tuyên dương những em làm bài đúng.
 2/ Dặn dò:
- GV nhắc nhở HS học tốt tuần 33
- HS xếp hàng ổn định hàng ngũ nghiêm túc dự tiết chào cờ tuần 34.
- HS lắng nghe nhận xét đánh giá của GV trực tuần qua các hoạt động của tuần 33 và những dặn dò của hiệu trưởng, tổng phụ trách đội về các hoạt động của tuần 34.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét bài làm của các bạn.
- HS lắng nghe thực hiện.
 Tiết 2+3: Tập đọc – Kể chuyện:
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
	 “Truyện cổ Việt Nam”
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 ▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi.
- Hiểu nghĩa các từ : tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Tình nghĩ thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Câu chuyện nhằm giải thích hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.
 ▪ Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào các gợi ý ở SGK, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết gợi ý kể chuyện.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
5’
1’
16’
10’
5’
14’
25’
2’
1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài “Mặt trời xanh của tôi” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
Ø Giới thiệu: Hôm nay các em học bài tập đọc Sự tích chú cuội cung trăng.
- GV và ghi đề bài:
Ø Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
* Luyện đọc câu:
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó : lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi.
* Luyện đọc đoạn:
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài.
* Đoạn 1 : Từ đầu . . . lăn quay ra đất.
* Đoạn 2 : Tiếp . . . mang về.
* Đoạn 3 : Tiếp . . . không tỉnh lại.
* Đoạn 4 : Tiếp . . . hay quên.
* Đoạn 5 : Còn lại.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- Yêu cầu HS tập đặt câu với từ : phú ông, tiều phu.
* Luyện đọc đoạn theo nhóm:
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
* HS thi đọc giữa các nhóm:
- Gọi HS đại diện nhóm thi đọc.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
Ø Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc đoạn 1.
+ Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
- 1 HS đọc đoạn 3.
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- 1 HS đọc câu hỏi 5 ở SGK.
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống ở cung trăng như thế nào ? Chọn một ý em cho là đúng.
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
* GV chốt ý ghi bảng: Tình nghĩ thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.
* Giải lao tại chỗ.
4/ Luyện đọc lại:
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn ở SGK.
- Tổ 1 đọc đồng thanh đoạn 1, tổ 2 đọc đồng thanh đoạn 2, 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn còn lại.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc cả bài.
5/ Kể chuyện:
Þ Dựa vào gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GV treo bảng phụ, 1 HS đọc lại các gợi ý.
- Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu từng cặp kể chuyện cho nhau nghe.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- GV theo dõi để nhận xét, đánh giá.
6/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS quan sát tranh.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- HS đọc từ khó : lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi.
- 5 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đặt câu :
Phú ông là người giàu có nhất trong vùng.
Anh tiều phu vào rừng đốn củi.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- HS đại diện nhóm thi đọc.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- Do chú thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng lá thuốc đó.
- 1 HS đọc bài.
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gã con cho.
- Vợ Cuội bị ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc nhưng vẫn không tỉnh lại nên đã nặn bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng về sau mắc chứng hay quên.
- 1 HS đọc bài.
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời, Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên và đưa Cuội lên tận cung trăng.
- 1 HS đọc câu hỏi 5.
- Sống ở cung trăng, chú Cuội sẽ rất buồn vì nhớ nhà. Em thấy chú Cuội có vẻ rầu rĩ. / Chú Cuội sống ở đó sẽ rất khổ vì ở đó rất khác với Trái đất.
- Tình nghĩ thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội và ước mơ bay lên mặt trăng của con người.
- 5 HS đọc bài.
- HS đọc đồng thanh theo tổ.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS đọc gợi ý kể chuyện.
- Xưa, có một anh tiều phu tên là Cuội sống ở vùng rừng núi nọ. Một hôm anh vào rừng, bất ngờ gặp một con hổ con, anh vung rìu đánh nó bị thương. Thấy hổ mẹ về, anh sợ quá leo lên cây để trốn. Tình cờ anh thấy hổ mẹ đớp ít lá của cây gần đó nhai và mớm cho con. Thấy hổ con tỉnh lại, anh biết đây là cây thuốc quý . . .
- HS kể chuyện theo cặp.
- 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 & - Rút kinh nghiệm:
 Tiết 4: Toán:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (TT)
 I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
5’
1’
31’
2’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS giải miệng bài 4.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
Ø Giới thiệu: Hôm nay các em học Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 (tt).
- GVø ghi đề bài:
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV ghi phép tính lên bảng, gọi HS nêu kết quả.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
Bài 3: Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi vài em đọc bài giải của mình.
Bài 4: Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS giải thích cụ thể.
VD : 3 ´ = 9
 = 9 : 3 
 = 3
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS hát.
- 1 HS đọc kết quả giải bài 4.
- HS nêu kết quả :
3000 + 200 ´ 2 = 3000 + 4000
 = 7000
(3000 + 2000) ´ 2 = 5000 ´ 2
 = 10000
(14000 – 8000 ) : 2 = 6000 : 2
 = 3000
- HS làm bài :
998 + 5002 ; 8000 – 25 
3058 ´ 6 ; 5749 ´ 4
5821 + 2934 + 125 ; 3524 + 2191 + 4285
10712 : 4 ; 29999 : ... h giá.
3/ Bài mới:
Ø Giới thiệu: Hôm nay các em học Nghe – kể: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
- GV ghi đề bài:
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và 3 đề mục a, b, c.
- Yêu cầu HS quan sát ảnh minh họa, đọc tên tàu vũ trụ và hai nhà du hành vũ trụ.
- Nhắc HS chuẩn bị giấy, bút để ghi lại chính xác con số, tên riêng, sự kiện . . . 
- GV đọc bài : Vươn tới các vì sao.
- GV đọc mục a :
+ Ngày, tháng, năm nào Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ?
+ Ai là người bay trên con tàu đó ?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất ?
- GV đọc mục b :
+ Ngày du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào 
- GV đọc mục c :
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên con tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào ?
- GV đọc lại lần 2, lần 3.
Þ Các em chú ý ghi chép để bổ sung những điều nghe chưa rõ ở lần trước.
- Từng cặp 2 HS tập nói lại các thông tin vừa rồi cho nhau nghe.
- Vài em thi nói trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Chép vào sổ tay những ý chính trong bài trên.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS viết vào sổ tay.
- Gọi vài em đọc bài viết của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các thông tin vừa được ghi chép ở sổ tay. Chuẩn bị tốt các tiết ôn tập để kiểm tra định kì.
- HS hát.
- HS để sổ tay đã chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập ; đọc 3 đề mục a, b, c ở SGK. 
- HS quan sát ảnh.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Ngày 12 / 4 / 1961
- Ga-ga-rin.
- 1 vòng.
- Ngày 21 / 7 / 1969.
- Năm 1980.
- HS lắng nghe.
- HS nói cho nhau nghe.
- HS lần lượt thi nói.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài :
a) Người đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin, 12 / 4 / 1961.
b) Ngày 21 / 7 / 1969 Am-xtơ-rông người Mĩ lên mặt trăng bằng tàu vũ trụ A-pô-lô.
c) Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, năm 1980.
- Vài HS đọc bài viết của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 & - Rút kinh nghiệm:
 Tiết 3: Thể dục:
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM HAI - BA NGƯỜI 
TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
 I- Mục tiêu:
 - Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng và nâng cao thành tích ( Số lần không để bóng rơi ).
 - Chơi trò chơi “chuyển đồ vật”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
 II- Địa điểm,phương tiện:
 Tập ở sân trường, chuẩn bị còi
 III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần bài - nội dung
ĐLVĐ
Yêu cầu chỉ dẫn kĩ thuật
Biện pháp tổ chức lớp
TG
SL
A.Phần mở đầu:
 1. Ổn định
 2.Khởi động
 + Chung
 +Chuyên môn
3.Kiểm tra bài cũ
B.Phần cơ bản 
-Tungvàbắt bóng theo nhóm ba người.
- Chơi trò chơi 
“chuyển đồ vật”
C.Phần kết thúc: 1.Thả lỏng 
2.Nhận xét
3.Dặn do
6’-8’
1’-2’
3’-4’
1’-2’
2’
2’
18-22’
12-14’
6’-8’
4’-6’
1’-2’
1’-2’
2’
- Cán sự lớp: Tập hợp lớp, báo cáo.
- GV : Phổ biến mục tiêu bài học.
- Chạy chậm xung quanh sân tập 100 – 200m.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi “ Kết bạn”
- Gọi 4 - 6 HS lên thực hiện tung và bắt bóng hai tay. GV nhận xét.
- HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng.
- Chia nhóm tập luyện mỗi nhóm ba người.
- GV quan sát giúp đỡ.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu. 
- HS chơi trò chơi. GV theo dõi tuyên dương, nhắc nhở.
- GV nhận xét HS chơi, biểu dương.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà ôn nội dung bài TD phát triển chung.
TH 4 hàng ngang
 & - Rút kinh nghiệm:
 Tiết 4: Chính tả: (nghe - viết)
DÒNG SUỐI THỨC
 I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 ▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ : Dòng suối thức.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu ch / tr và dấu thanh hỏi / ngã.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép 2 lần nội dung bài tập 3.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
5’
1’
7’
13’
5’
6’
2’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS viết ở bảng lớp tên một số nước ở khu vực Đông Nam Á do GV đọc : 
Đông-ti-mo, Thái Lan, Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
Ø Giới thiệu: Hôm nay các em nghe viết bài Dòng suối thức.
- GVø ghi đề bài:
Ø Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc mẫu bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại.
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
Þ Tất cả đều thể hiện cuộc sống yên bình.
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì ?
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Khi viết bài em trình bày thể thơ này ra sao 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài viết và tập viết từ khó ra nháp.
4/ HS viết bài vào vở:
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. . . 
5/ Chấm và chữa bài:
- Yêu cầu HS nhìn SGK tự chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 vở để nhận xét.
6/ Luyện tập:
Bài 2: Tìm các từ :
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng ch / tr có nghĩa như sau :
- Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao.
- Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó.
b) Chứa tiếng có thanh hỏi / ngã có nghĩa như sau :
- Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao.
- Loại “tên” dùng để đẩy tàu vũ trụ bay vào không gian.
- GV nêu gợi ý, HS tìm từ và ghi ra bảng con.
- GV kiểm tra, sửa chữa.
Bài 3: Điền vào chỗ trống ch / tr ; hỏi / ngã.
- Gọi 2 HS đọc 2 bài thơ ở bảng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Mỗi tổ 4 em thi làm bài ở bảng.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
7/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở ; học thuộc 2 bài thơ ở bài tập.
- HS hát.
- 3 HS viết ở bảng lớp, các HS khác viết ra bảng con.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại bài.
- Mọi vật đều ngủ : ngôi sao ngủ với bầu trời ; em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi ; gió ngủ ở tận thung xa ; con chim ngủ la đà ngọn cây ; núi ngủ giữa chân mây, quả sim ngủ ngay vệ đường ; bắp ngô vàng ngủ trên nương ; tiếng sáo ngủ ở vườn trúc xanh.
- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo – cối lợi dụng sức nước ở miền núi.
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
- Chữ đầu của câu 6 tiếng lùi vào lề vở 2 ô li ; chữ đầu của câu 8 tiếng lùi vào lề vở 1 ô li.
- HS đọc thầm bài viết và tập viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK và tự chấm bài.
- Là từ : vũ trụ.
- Là từ : chân trời.
- Là từ : vũ trụ.
- Là từ : tên lửa.
- 2 HS đọc.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thi làm bài :
- Các từ cần điền :
Đỏ trời, mưa trong mắt mẹ, hẳn trong, chớ vơi, chân cứng, trăng khuyết, trăng tròn.
Cũng, cũng, cả, điểm, cả,điểm, thể, điểm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 & - Rút kinh nghiệm:
 Tiết 5: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 34
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Tiếp tục ổn định tổ chức, nề nếp lớp ở vào cuối học kỳ II.
 - HS có ý thức tôn trọng và tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học.
 - Nhận xét các mặt ưu khuyết điểm trong tuần.
 - Tổng kết tuần 34 Đề ra kế hoạch tuần 35.
 - HS phát huy tinh thần phê và tự phê. 
 - Phụ đạo HS yếu.
 - Giáo dục HS thực hiện theo chủ điểm tháng 5: Hòa bình hữu nghị.
 - Giáo dục an toàn giao thông cho HS.
 II/ NỘI DUNG:	
 * Hoạt động tập thể :
	1.cho cả lớp sinh hoạt văn nghệ.
	2.Tổng kết các mặt hoạt động tuần 34.
 -Tổ trưởng 4 tổ lần lượt nhận xét các mặt hoạt động của tổ trong tuần 34.
 - Cán sự các mặt nhận xét hoạt động của tuần 34.
 -Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp.
 - GV nhận xét:
 + Ưu điểm: Qua ba mươi ba tuần thực học HS đi học chuyên cần, đi học đúng giờ, đầu tóc gọn gàng, ăn mặc đồng phục. ngồi học nghiêm túc, sách vở đầy đủ, có phát biểu xây dựng bài sôi nổi, Có ý thức học tập như em: Cẩm Ly, Tuyết Nhi, Aùnh Linh, Kiều My, Hàng Ny, Uyên My, Trà My, Khánh Linh, Tâm Nhi,. 
 - vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp. Tổ 4 trực nhật tốt.
 + Tồn tại : Một số em học chưa chăm, còn nói chuyện chưa tập trung nghe giảng bài, chuẩn bị bài chưa chu đáo, còn lơ là ham chơi như em: Duy Lâm, Hoàng Anh, Việt Lãm, Thảo Nhi, . . . . 
3.Kế hoạch tuần 35:
 - HS thực hiện theo chủ điểm tháng 5: Hòa bình hữu nghị.
 - HS tiếp tục duy trì nề nếp học tập, thực hiện “ vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài”, phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
 - Giáo dục HS chăm học, chăm làm, ngoan ngoãn, biết vâng lời ông, bà; cha, mẹ; anh chị; thầy cô. 
 - HS có ý thức thi đua trong học tập.
 - HS có ý thức về hòa bình hữu nghị với các dân tộc và các nước trên thế giới. 
 - thực hiện truy bài 10’ đầu buổi, thực hiện có kết quả “ Đôi bạn học tập”
 - Xếp hàng ra vào lớp nhanh,trật tự. HS ra về hàng một.
 - HS tập thể dục buổi sáng đều đẹp. 
 - Trực nhật sạch sẽ, tổ 1 trực nhật.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông
 - Sinh hoạt văn nghệ: HS xung phong hát cá nhân.
 III/ DẶN DÒ: 
 - Các em về nhà học bài,làm bài, coi bài của tuần 35.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc