Giáo án Lớp 3 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

Giáo án Lớp 3 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

Tập đọc

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKII (tiết1)

I - MỤC TIÊU.

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoan văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/1 phút); trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. , thuộc được 2- 3 đoạn (bài)thơ đã học ở HKII.

- Biết viết 1 văn bản thông báo ngắn về 1 buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.

II- CHUẨN BỊ:

 GV:- Phiếu ghi tên bài tập đọc.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 35 - Nguyễn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012
 Chào cờ 
Dặn dò đầu tuần
-----------------------------------------------
Toán
Ôn tập về giải toán (tiếp)
I- Mục tiêu.
- Biết giải toán có 2 phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị biểu thức.
- Bài tập cần làm: b1, b2, b3, b4(a)
II.chuẩn bị.:
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
 Bài 1:
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán
- Nêu dạng toán và nêu các bước giải.
Yêu cầu hs làm bài vào vở.
- Nhận xét
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? 
Nêu các bước giải?
- nhận xét
Bài 3:
- Học sinh tự tóm tắt, làm bài.
+ Bài 2 và bài 3 giống và khác nhau ở điểm nào?
 Bài 4:
- Yêu cầu học sinh tính giá trị mỗi biểu thức ở giấy nháp rồi khoanh vào chỗ thích hợp.
4- Củng cố: 
- Nêu các bước giải bài toán liên quan rút về đơn vị
5.Dặn dò: -VN ôn bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu dạng toán và nêu các bước giải.
- Học sinh làm bài vào vở.
Bài giải
Độ dài của đoạn dây thứ nhất:
9135 : 7 = 1305 (cm)
Độ dài của đoạn dây thứ hai:
9135 - 1305 = 7830 (cm)
Đáp số: 7830 cm
- Đọc đề toán.
-...bài toán liên quan rút về đơn vị...
Bài giải
Mỗi xe tải chở được số muối là:
15700 : 5 = 3140 (kg)
Đợt đầu đã chuyển được số muối là:
3140 x 2 = 6280 (kg)
 Đáp số : 6280 kg
Bài giải
Số cốc đưng trong mỗi hộp là:
42 : 7 = 6 (cốc)
Số hộp đựng hết 4572 cốc là:
4572 : 6 = 762 (hộp)
Đáp số : 762 hộp
Lời giải: Khoanh vào B
- hs nêu
 ----------------------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập và Kiểm tra cuối hkii (tiết1)
I - Mục tiêu.
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoan văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/1 phút); trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. , thuộc được 2- 3 đoạn (bài)thơ đã học ở HKII.
- Biết viết 1 văn bản thông báo ngắn về 1 buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.
II- Chuẩn bị:
	GV:- Phiếu ghi tên bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
 3.1- Kiểm tra tập đọc: 
Gọi 1/4 số học sinh trong lớp.
- Giáo viên làm phiếu ghi tên bài tập đọc.	
3.2- Bài tập 2:
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Nôi dung chính bảng thông báo yêu cầu viết gì?
- Bảng thông báo cần viết theo kiểu nào?
- Hình thức của bảng thông báo ra sao?
* Yêu cầu học sinh viết thông báo.
4- Củng cố:
 - Bảng thông báo cần viết theo kiểu nào?
5.Dặn dò 
 -VN ôn bài
Hoạt động của trò
- Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Chuẩn bị trong 2 phút.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp nghe nhận xét cho điểm.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Đọc lại bài: Chương trình xiếc đặc sắc (TV tập 2 - 46).
- Thông báo về buổi liên hoan văn nghệ.
-...quảng cáo.
-...trình bày đẹp, có trang trí...
- Viết thông báo trên tờ lịch cũ, trang trí thông báo.
Chương trình liên hoan văn nghệ
Liên đội: Nguyễn Du
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Các tiết mục đặc sắc 
Địa điểm:
Thời gian:
Lời mời:
- Học sinh dán thông báo lên bảng và đọc nội dung.
- học sinh nhận xét
- hs nêu
 --------------------------------------------------------------
 Kể chuyện
Ôn tập và Kiểm tra cuối hkii (tiết 2)
I - Mục tiêu.
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoan văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/1 phút); trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. , thuộc được 2- 3 đoạn (bài)thơ đã học ở HKII.
- Tìm được một số từ ngữ về chủ điểm: Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
- II- Chuẩn bị: 
GV:- Bút dạ, giấy khổ to.
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức	
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
 3.1- Kiểm tra tập đọc:
- Gọi 1/4 số học sinh trong lớp.
+ Giáo viên cho điểm và nhận xét.
3.2- Bài tập 2:
Giáo viên phát phiếu bút dạ cho các nhóm
- giáo viên nhận xét.
4- Củng cố: 
- Nêu bài tập đọc thuộc chủ điểm sáng tạo
5.Dặn dò:
+ Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
+ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc yêu cầu của bài. . 
Làm bài theo nhóm. .
Đại diện lên dán bài lên bảng. . Đọc kết quả. 
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: Đất nước, non sông, nước nhà...
- Từ chỉ hoạt động của Tổ quốc: Canh gác, kiểm soát, bầu trời, tuần tra trên biển... 
- Từ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư...
- Từ chỉ hoạt động trí thức: Nghiên cứu khoa học, lập đồ án, khám bệnh, dạy học ...
- Từ chỉ những người hoạt động Nghệ thuật: Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn...
- Từ ngữ chỉ hoạt động Nghệ thuật: Ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, năng tượng, quay phim...
Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: Âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc ...
- hs nêu 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2012
Chính tả
Ôn tập và Kiểm tra cuối hkii (tiết 3)
I - Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoan văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/1 phút); trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. , thuộc được 2- 3 đoạn (bài)thơ đã học ở HKII.
- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (Tốc độ viết khoảng 70 chữ/ 15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; Biết trình bày bài thơ theo thể lục bát (BT2).
II.Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
 3.1- Kiểm tra tập đọc:
- Gọi 1/4 số học sinh trong lớp.
+ Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
+ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên cho điểm và nhận xét.
3.2- Bài tập 2:
- Nghe viết: Nghệ nhân Bát Tràng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc các từ phần chú giải.
- Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
- Yêu cầu hs nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
- Đầu các dòng thơ viết như thế nào?
- Giáo đọc bài chính tả.
- Gv chấm 7 bài, chữa chính tả.
4- Củng cố: 
- nêu nội dung bài chính tả
5.Dặn dò:
 VN ôn bài.
+ Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc.
+ Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc lại.
-...sắc hoa, cánh cò, luỹ tre, cây đa, con cò, lá trúc,...
- hs nêu
- Dòng 6 chữ cách lề 2 ô.
- Dòng 8 chữ cách lề 1 ô.
- ...viết hoa.
- Học sinh viết vào vở, đổi chéo vở soát lỗi.
- hs nêu
 ----------------------------------------------------------------
 Toán
Luyện tập chung.
I- Mục tiêu.
- Biết đọc, viết các số có đến 5 chữ số. 
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; Tính giá trị biểu thức.
- Biết giải toán có 2 phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Bài tập cần làm: b1(abc), b2, b3, b4, b5
II.Chuẩn bị:
HS: Bảng con
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới:
 Bài 1: 
Giáo viên đọc, học sinh viết từng số vào vở. 
 Bài 2: 
Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000.
 	Bài 3: 
Học sinh xem đồng hồ, trả lời các câu hỏi:
a) 10 giờ 18 phút.
b) 2 giờ kém 10' hoặc 1 giờ 50 phút.
c) 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 36 phút.
Bài 4: Củng cố về tính giá trị biểu thức.
- gọi hs lên bảng
- Gv củng cố.
Bài 5: 
Củng cố giải toán có lời văn dưới dạng rút về đơn vị giải bằng 1 phép nhân và 1 phép chia.
- Giáo viên chấm, chữa bài.
4- Củng cố: 
- Gv củng cố bài.
5.Dặn dò:
 VN học bài.
a) 76245;	b) 51807;
 c) 90900;	d) 22002;
- Đổi vở kiểm tra, đọc kết quả.
- Học sinh làm bảng con.
- Nêu cách thực hiện.
A. 10 giờ 18 phút
B. 1 giờ 50 phút hoặc 2 giờ kém 10 phút
C. 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 26 phút
Tính 
a, (9 + 6) x 4 = 15 x 4 = 60
9 + 6 x 4 = 9 + 24 = 33
b, 28 + 21 : 7 = 28 + 3 = 31
(28 + 21) : 7 = 49 : 7 = 7
Học sinh làm bảng con.
- Nêu quá trình thực hiện.
Học sinh tóm tắt..
5 đôi dép: 92500 đồng.
3 đôi dép: ? đồng.
Giải
 Giá tiền mỗi đôi dép là:
 92500 : 5 = 18500 (đồng)
3 đôi dép phải trả số tiền là:
 18500 x 3 = 55500 (đồng)
 Đáp số: 55500 đồng.
 -------------------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Tổng kết năm học
Gv chuyên dạy
--------------------------------------------------------
đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kỳ II và cuối năm học
I- Mục tiêu.
- Hệ thống hoá chương trình đã học về các hành vi đạo đức ở lớp 3.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để biết ứng xử và có hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục học sinh thành người con ngoan.
II.Chuẩn bị:Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra đồ dùng của HS.
 3.Bài mới:
 3.1- Hoạt động 1: Hệ thống các bài học.
- Yêu cầu học sinh kể tên các bài đạo đức đã học.
3.2- Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Giáo viên đưa ra 1 vài tình huống.
- Em mượn quyển truyện mới của bạn về nhà xem, không may bị giây mực bẩn và ộ 
- Hoạt động theo nhóm.
- Học sinh viết vào giấy.
- Báo cáo trước lớp.
B1: Kính yêu Bác Hồ
B2: Giữ lời hứa
B3: Tự làm lấy việc của mình
B4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
B5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn 
B6: Tích cực tham gia việc lớp việc trường 
B7: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng 
B8: Biết ơn các thương binh liệt sĩ 
- Lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh tìm cách ứng xử và nêu tình huống mình sẽ làm.
rách bìa. Em làm như thế nào?
- Hàng ngày em đã tự làm những việc gì?
- Không may bố mẹ em bị ốm, em sẽ làm gì?
- Em đã chia sẻ vui buồn cùng bạn trong lớp như thế nào?
- Khi đi đường, gặp đám tang, em sẽ làm gì?
- Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp, dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi một lúc, 1 số
bạn đùa nghịch, làm ồn. Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì?
4- Củng cố:
- nêu các bài đã học
5.Dặn dò:
-VN ôn bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo kết quả thảo luận
- hs nêu
--------------------------------------------------------------------
Tiếng anh
Gv chuyên dạy
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2012
Toán
Luyện tập chung.
I - Mục tiêu.
- Biết tìm số liền trước của 1 số, xác định số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm c0s 4 chữ số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, ... được 2- 3 đoạn (bài)thơ đã học ở HKII.
- Nghe - viết chính xác, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài “Sao Mai”.
II.Chuẩn bị::SGK
IIi- Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đồ dùng của HS.
 3.Bài mới:
 3.1- Kiểm tra học thuộc lòng (1/4 số học sinh trong lớp).
3.2- Bài tập 2: Nghe viết bài Sao Mai.
a- Hướng dẫn chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài Sao Mai.
- Em biết gì về Sao Mai?
+ Ngôi Sao Mai trong bài chăm chỉ như thế nào?
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng?
+ Mỗi dòng có mấy chữ?
+ Khi viết em trình bày thế nào?
+ Các chữ đầu dòng thơ viết ra sao?
- Giáo viên đọc từng dòng thơ.
b- Chấm, chữa
 4- Củng cố:
+ Các chữ đầu dòng thơ viết ra sao?
5.Dặn dò: -Vn ôn bài.
- 3 học sinh đọc lại.
- Nó là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy lúc sáng sớm.
- bé ngủ dậy đã thấy sao Mai học bài.
- 4 chữ.
- Lùi vào 3ô.
- Viết hoa.
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ.
- Học sinh viết bài?
- hs nêu
 	 -------------------------------------------------------------- 
Thể dục
Tổng kết năm học
I Mục tiêu : 
-Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong năm học và thực hiện cơ bản đúng một số bài tập theo yêu cầu của GV. 
II. Địa điểm, phương tiện: 
-Trên sân trường
 -Chuẩn bị 1 còi , bóng, kẻ sẵn vạch .
III.Nội dung, phương pháp lên lớp 
Hoạt động của thày:
SL-TG
Hoạt động của trò
A-Phần mở đầu:
-Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
+Khởi động.
B-Phần cơ bản:
*GV tổng kết môn học với HS.
*Trò chơi :Chuyển đồ vật.
-G/v nêu tên trò chơi 
-G/v hướng dẫn luật chơi.
-Yêu cầu HS chơi trò chơi
-Giáo viên theo dõi ,uốn nắn.
C-Phần kết thúc :
G/v tập trung h/s
-Giáo viên hệ thống bài ,nhận xét giờ học.
-Vn tập các ĐTTD.
5-6 phút
10-15
phút
5 phút
7-8 phút
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, báo cáo sĩ số .
+Xoay các khớp tay chân
.-HS chơi trò chơi.
-H/s xếp 4 hàng dọc.
Thả lỏng.
----------------------------------------------------------------
Tiếng anh
Gv chuyên dạy
-------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra HKII: Tự nhiên.
I- Mục tiêu:
- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên:
 + Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
 + Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa...
II.Chuẩn bị:tranh
 III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
 3.1- Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật ở quê hương.
3.2- Hoạt đông 2: Vẽ tranh theo nhóm.
+ Các em sống ở miền nào?
+ Kể những cảnh vật có ở nơi em sống?
+ Vẽ về cảnh vật quê em.
3.3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu làm bài tập vào vở BT TNXH, đổi vở kiểm tra chéo, 3 hs trình bày trước lớp.
.
*Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm.
- Chia bảng làm 3 phần.
- Nhóm nào tìm được nhiều nhóm đó thắng.
4.Củng cố:
 + Các em sống ở miền nào?
5.Dặn dò: VN học bài.
- Học sinh quan sát tranh ảnh.
- Học sinh vẽ tranh.
- Trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của bạn.
- Học sinh làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nghe, bổ sung.
- 3 nhóm.
- Học sinh mỗi nhóm ghi tên các loại cây có:
+ Thân thảo, thân leo, thân gỗ,...
+ Rễ đứng, rễ chùm,...
- hs nêu
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
chính tả
kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (Đọc) theo yêu cầu cần đạt ở Tiâu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng việt lớp 3, HKII (Bộ GD & ĐT - Để kiểm trahọc kì cấp Tiểu học, lớp 3, NXB Giáo dục 2008).
II.Chuẩn bị::
Bảng phụ
III. Các hoạt đông dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
3. 1.Giới thiệu bài.
Kiểm tra đọc:
I.Đọc thành tiếng: 
 Đọc bài: Buổi học thể dục (Sgk Tiếng Việt 3-Tập 2 Trang 89, 90) (5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: 
 Đọc thầm bài văn: cây gạo
Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên cả một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
Theo Băng Sơn
Trả lời các câu hỏi sau:
1.Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào? ( 0,5 điểm) .....................................................................................................................................
2.Hoa gạo có đặc điểm gì? ( 0,5 điểm)
..........................................................................................................................
3. Tác giả so sánh tiếng đàn sáo trong vòm cây với những gì? (1 điểm)
.....................................................................................................................................
4. Trong bài, đàn chim được nhân hoá bằng cách nào ? (1 điểm)
...................................................................................................................................
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
a. Bộ phận nào trong câu: “Chúng chuyện trò râm ran”. Trả lời câu hỏi như thế nào? 
 (1 điểm) A. chúng
 B. chuyện trò
 C. râm ran
b. Nội dung chính của bài văn là gì?(1 điểm)
A. Chợ quê buổi sớm
B. Cây gạo khi xuân về
C. Buổi liên hoan trong vòm cây.
4. Củng cố :
NX bài viết của HS.
5.Dặn dò: 
- hs nghe
Chuẩn bị bài sau 
_____________________________________
Toán
kiểm tra định kì (cuối hkii)
i. mục tiêu:
- So sánh các số có 4 hoặc 5 chữ số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ , nhân, chia các số có 4, 5 chữ số 
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Tính chu vi của hìng chữ nhật.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
ii. chuẩn bị:
- Đề thi....
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới:
a. GV nêu yêu cầu.(Thời gian làm bài thi là 40 phút).
b. Phát đề cho HS làm bài. 
- HS làm bài cá nhân.
Câu 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính.
62 826 + 2 647 69 473 – 7 736 5 807 x 7 7 182 : 9
Câu 2: (1 điểm) Tìm x
4 x X = 5216 4752 : X = 6
Câu 3: (1 điểm) Viết các số 6942, 4962, 9642, 9462, 2946 theo thứ tự:
a) Từ lớn đến bé:.......................................................................................
b) Từ bé đến lớn:.......................................................................................
Câu 4: (1 điểm) Tính giá trị củabiểu thức:
78236 – 45723 : 3 =....................... (6332 - 2616) : 4 =..........................
Câu 5: (1,5 điểm) 
Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 75 dm và chiều rộng 2 m.
Câu 6: (2,5 điểm) 
Cứ 6 thùng dầu như nhau thì đựng được 54 lít dầu. Hỏi có 126 lít dầu thì cần bao nhiêu thùng như thế để đựng?
Câu 7: (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Hình bên có: ........... hình vuông
 -----------------------------------------------------------------
Tập làm văn 
kiểm tra
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra (VIết ) theo yêu cầu cần đạt ở Tiâu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng việt lớp 3, HKII (Bộ GD & ĐT - Để kiểm trahọc kì cấp Tiểu học, lớp 3, NXB Giáo dục 2008).
II.Chuẩn bị:
 GV:Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - Đọc sổ tay của mình ( 3 HS ) 
	 - > GV nhận xét 
3.Bài mới:
 3.1. GTB : Ghi đầu bài 
- HS chuẩn bị 
I. Viết chính tả: (4,5 điểm)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
 Bác sĩ Y-éc-xanh (Tiếng Việt 3-Tập 2 Trang 106) Viết đoạn: (Tuy nhiên, tôi..bình yên.)
 Bài tập: ( 0,5 điểm) Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm tr hay ch
	Lan học bài ..ưa ?	leo èo
II. Tập làm văn: (5 điểm)
 Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt của em (hoặc bạn em) để góp phần bảo vệ môi trường.
s
4. Củng cố : 
- Nhận xét ý thức làm bài
- HS nghe 
5.Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau 
----------------------------------------------------------
Tiếng anh
Gv chuyên dạy
-----------------------------------------------------
tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên (tiếp)
I- Mục tiêu.
- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên:
 + Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
 + Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa...
II.Chuẩn bị:Tranh
III- Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra đồ dùng của HS.
3.Bài mới:
 3.1- Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
Mục tiêu: Nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương.
Học sinh biết 1 số cây cối và con vật ở địa phương.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, cây cối, con vật ở quê hương.
3.2- Hoạt đông 2: Vẽ tranh theo nhóm.
Mục tiêu: Giúp học sinh tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
+ Các em sống ở miền nào?
+ Kể những cảnh vật có ở nơi em sống?
+ Vẽ về cảnh vật quê em.
3.3- Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về động vật.
- Yêu cầu làm bài tập vào vở BT TNXH.
*Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về thực vật.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm.
- Chia bảng làm 3 phần.
- Nhóm nào tìm được nhiều nhóm đó thắng.
4.Củng cố:
+ Kể những cảnh vật có ở nơi em sống?
5.Dặn dò:
 VN học bài.
- Học sinh quan sát tranh ảnh.
- Học sinh vẽ tranh.
- Trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của bạn.
- Học sinh làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nghe, bổ sung.
- 3 nhóm.
- Học sinh mỗi nhóm ghi tên các loại cây có:
+ Thân thảo, thân leo, thân gỗ,...
+ Rễ đứng, rễ chùm,...
- hs nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_35_nguyen_thi_thanh_tam.doc