Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI MẸ.

I/ Mục đích , yêu cầu.

A/ Tập đọc: Đọc đúng: áo choàng, lả chã.

- Bưới đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con .Vì con người mẹ có thể làm tất cả(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B/ Kể chuyện:

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.

- Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2010.
Tập đọc - Kể chuyện
Người mẹ.
I/ Mục đích , yêu cầu.
A/ Tập đọc: Đọc đúng: áo choàng, lả chã....
- Bưới đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con .Vì con người mẹ có thể làm tất cả(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B/ Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.
- Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện.
III/ Hoạt động dạy và học.
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS đọc: Quạt cho bà ngủ.
- Hỏi : Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào ?
- GV nhận xét cho điểm.
 B/ Bài mới: 30’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc:
a- Gv đọc toàn bài.
b- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
 Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hểu bài. 15’
 - Hỏi : - Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
 - Người mẹ đã làm gì để bụi nước chỉ đường cho bà? 
` - Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy bà mẹ.
 Người mẹ trả lời như thế nào?
 - HS đọc thầm toàn bài , chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện ( người mẹ có thể làm tất cả vì con).
4/ Luyện đọc lại.
- GV đọc lại đoạn 4.
- Hướng dẫn 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai để đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời của nhân vật.
- Một nhóm HS ( 6 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, bà mẹ. Thần chết, bụi gai, hồ nước, thần đêm tối) đọc lại chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 Kể chuyện. 20’
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ.
2/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- Lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ. Có thể kèm động tác, cử chỉ , điệu bộ như là đang đóng 1 màn kịch nhỏ.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS chỉ dựng lại câu chuyện theo phân vai.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
 IV/ Củng cố, dặn dò.2’
- Hỏi: Qua truyện này , em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
- Giáo viên yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện cho người thân.
 ----------------------------------------------------------
 Mĩ thuật:
 Vẽ tranh :Đề tài trường em.
------------------------------------------------------
Toán.
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng , trừ các số có ba chữ số , tính nhân , tính chia trong bảng đã học .
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn ,kém nhau một số đơn vị ).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
- Dành cho HS khá, giỏi: Bài 5.
II/ Hoạt động dạy và học.
A/ Bài cũ: 5’.
- GV cho HS cầm mô hình đồng hồ lên bảng kiểm tra.
- GV đọc HS thực hành quay kim đồng hồ: 6 giờ 15 phút, 9 giờ kếm 5 phút..
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: HS làm BT 1,2,3,4 ,5.
 GV theo dõi , hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài.
* Hoạt động2: Chữa bài.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 a) 415 + 415 b) 234 + 432
 356 - 156 652 - 126
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tìm kết quả phép tính. Gọi 1 số HS nêu miệng 1 số phép tính.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm X.
 a) X x 4 = 32 b) X : 8 = 4
- Củng cố cách tìm thừa số,số bị chia, chưa biết.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
- Củng cố cho HS cách thực hiện dãy tính = 2 bước tính.
 Ví dụ: a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72.
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài . 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Củng cố cho HS về giải toán: ( nhiều hơn số đơn vị).
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài:
 Giải:
 Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
 160 - 125 = 35 ( lít).
 Đáp số : 35 Lít.
đ- Bài 5: Dành cho HS khá,giỏi.
- Cho Hs quan sát hình trong SGk rồi hướng dẫn HS vẽ hình theo mẫu.
 III/ Củng cố, dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010.
Thể dục.
 Ôn đội hình đội ngũ - Trò chơi: Thi xếp hàng.
 -----------------------------------------------------
 Toán
Kiểm tra.
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2 : 1/3 : 1/4 : 1/5 ).
- Giải bài toán có một phép tính .
- Biết tính độ dài đường gấp khúc( trong phạm vi các số đã học).
II/ Đề kiểm tra: Sử dụng đề kiểm tra ở SGV
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 327 + 416 561 - 244 462 + 354 728 – 456
Bài 2:
- Có 24 cái bánh được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ?
Bài 3:
- Mỗi hộp có 4 cái cốc . Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc ?
Bài 4 :
- Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
 a ) AB dài 35 cm . BC dài 25 cm. CD dài 40 cm.
 b ) Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét ?
III/ Đánh giá:
 - Bài 1: (4 điểm) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
 - Bài 2: (1 điểm) khoanh đúng vào mỗi câu được 1/2 điểm.
 - Bài 3: ( 2,5 điểm) + Viết câu lời giải đúng được 1 điểm.
 + Viết phép tính đúng được 1 điểm.
 + Viết đáp số đúng được 1/2 điểm.
 - Bài 4: ( 2,5 điểm) + Câu lời giải đúng 1 điểm.
 + Viết phép tính đúng 1 điểm.
 + Đổi độ dài ra mét được 1/2 điểm.
 -----------------------------------------------------
Luyện từ và câu.
Từ ngữ về gia đình - Ôn tập câu: Ai là gì?
I/ Mục tiêu:
-Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình (BT1).
-Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp (BT2).
-Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? (BT3 a,b,c).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn BT2.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’. 
- Kiểm tra miệng 2 HS làm BT1.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
a- Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Một HS đọc nội dung của bài và mẫu: Ông bà, chú cháu....
- GV chỉ vào từ mẫu , giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người)
- Mời 1- 2 HS tìm thêm từ mới.
- HS trao đổi theo cặp , viết nhanh ra nháp các từ ngữ tìm được.
- HS phát biểu ý kiến , GV viết nhanh lên bảng , cả lớp nhận xét.
- HS đọc lại kết quả đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
b- Bài tập 2: 
- 1- 2 HS đọc nội dung bài.
- 1 HS làm mẫu: Xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng.
- HS làm việc theo cặp.
- Một vài HS trình bày kết quả trên bảng lớp, nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c- Bài tập 3: Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài.
* Chữa bài: HS phát biểu ý kiến ( mỗi trường hợp a,b,c,d gọi nhiều em đặt câu).
Ví dụ: Câu b bạn nhỏ là cô bé rất ngoan./ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo.
IV/ Củng cố dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------
 Tự nhiên xã hội.
Hoạt động tuần hoàn.
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể . Nừu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu , cơ thể sẽ chết .
- Dành cho HS khá,giỏi: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn , vòng tuần hoàn nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sách GK trang 16,17.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: 10’. Thực hành.
- Bước 1: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS.
 + áp tai vào ngực bạn dể nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong vòng 1 phút.
 + Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái , đếm số mạch đập trong 1 phút.
- Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên.
- Bước 3: Làm viêc cả lớp.
 + Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình.
 + khi đặt mấy ngón tay lên cổ tay mình, em cảm thấy gì không?
 + Một số nhóm trình bày kết quả.
Kết luân: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể.
* Hoạt động 2: 10’.Làm việc với SGK
- Làm việc theo nhóm.
 + Chỉ động mạch, tỉnh mạch, mao mạch trên sơ đồ.
 + Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ. Nêu chức năng?
 + Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn lớn. Nêu chức năng?
Kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn...
* Hoạt động 3: 10’.Chơi trò chơi: ghép chữ vào hình.
Treo sơ đồ câm , cho các nhóm thi ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước ,nhóm đó thắng cuộc.
 IV/ Củng cố , dặn dò. 2’
- GVnhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------- 
 Thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm 2010.
 Âm nhạc:
 Học bài ca đi học ( lời 2)
 -----------------------------------------------------
Toán:
Bảng nhân 6.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- Các bài tập cần làm1,2,3
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 5.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Lập bảng nhân 6:
a/ GV hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1; 6 x 2; 6 x 3.
- GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn , nêu câu hỏi để HS trả lời được.
 + 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn.
 + GV nêu: 6 được lấy 1 lần bằng 6.
- GV tiếp tục lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn : 6 x2 = 12.
 Hỏi: Làm thế nào để tìm được 6 x 3 = ?
- HS tự tìm ra : 6 x 3 = 6 + 6 + 6.
 Vậy : 6 x 3 = 18.
b/ GV hướng dẫn HS lập các công thức :
- GV cho lập bảng nhân theo nhóm.
- HS học thuộc bảng nhân 6.
3/ Thực hành: HS làm BT 1, 2, 3 ở SGK.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. Chấm 1 số bài.
* Chữa bài:
a- bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm.
- HS đọc các phép tính rồi nêu ngay kết quả( bảng nhân 6).
 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60
 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0
 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho cả lớp làm vào vở, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Củng cố về giải toán ( có phép nhân 6).
 Giải:
 Năm thùng như thế có tất cả số lít dầu là:
 5 x 6 = 30 (lít)
 Đáp số :30 Lít.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô 
trống.
 6
 12
 18
 36
 60
- HS điền số còn thiếủ vào ô trống ( đếm thêm 6). ... tôi “
 - 3- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
 - 2 HS thi đọc cả bài.
V/ Củng cố, dặn dò: 2’
 - Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này thế nào?
 - GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 16 tháng 9 năm 2010.
 Toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức ,trong giải toán
 - Các bài tập cần làm: 1,2,3,4.
 - Dành cho HS khá,giỏi: Bài 5.
II/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- Gọi 1 số HS đọc bảng nhân 6. Hỏi 1 số phép tính bất kỳ trong bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: HS làm BT 1,2,3,4 ,5.
- GV theo dõi , hướng dẫn HS làm bài. Chấm bài.
* Chữa bài: 
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm: Củng cố bảng nhân 6.
- GV ghi bảng lớp gọi HS đọc kết quả, GV ghi kết quả vào sau dấu bằng. 
- HS nhận xét được từng cột phép tính để thấy. VD:
 6 x 5 = 30 : 6 x 10 = 60
 6 x 7 = 42 : 6 x 8 = 48.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính.
- Củng cố cho HS tính GTBT bằng 2 bước tính: (có liên quan đến phép nhân 6).
Ví dụ: 6 x 9 + 6 = 54 + 6
 = 60.
 + HS lên bảng chữa bài.
 + HS nhận xét kết quả.
 + Lưu ý thứ tự thực hiện.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hoit gì?
- Củng cố về giải toán: 1 HS lên bảng chữa bài.
 Giải:
 4 học sinh mua được số vở là:
 6 x 4 = 24 ( quyển vở).
 Đáp số : 24 quyển vở.
d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nhận xét đ ặc điểm của dãy số , rồi căn cứ vào đó tìm số thích hợp ở mỗi chổ chấm trong mỗi dãy số.
 - Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
- Cho HS quan sát hình ở SGK và cho HS cắt giấy xếp thành hình như ở SGK.
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa sai (nếu có)
III/ Củng cố, dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------
Thủ công :
Gấp con ếch ( tiết 2 )
 -----------------------------------------------------
Chính tả ( nghe viết ) :
Ông ngoại
I/ Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Tìm và viết đúng 2 - 3 tíêng có vần oay( BT2).
 - Làm đúng BT (3)a/b 
II/Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ 
III/ Hoạt động dạy và học:
 A/Bài cũ : 5’
 - 2 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào nháp :
 thửa ruộng, dạy bảo, giao việc .
 - GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
 1/ Giới thiệu bài :
 2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị :
 - 2- 3 HS đọc đoạn văn .
 Hỏi: + Đoạn văn gồm mấy câu ?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa ?
 - HS đọc đoạn văn, ghi các tiếng khó vào bảng con.
 Ví dụ: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, gõ thử.
 b) GV đọc cho HS viết bài vào vở .
 c) Chấm , chữa bài .
 3/ Hướng dẫn HS làm BT chính tả: 
 - Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tìm 3 tíng có vần oay.
 - GV giải thích mẫu. xoay.
 - Cho HS tìm: loay hoay, hí hoáy
 - Bài 3 : HS làm BT a/b . 
 - GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
 - Gọi một số HS đọc bài làm của mình GV cùng cả lớp nhận xét.
 a) giúp, gian ác, ra.
 b) sân, nâng, cần cù.
 IV/ Củng cố - dặn dò : 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
Đạo đức.
Giữ lời hứa.(T2
I: Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- Dành cho HS khá, giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II: Các hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: 10’. Thảo luận theo nhóm 2 người.
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu.
Nội dung phiếu: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng , chữ S trước những hành vi sai.
- Thảo luận: Một số nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: + Các việc làm a , d là giữ lời hứa.
 + Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
* Hoạt động 2: 10’.Đóng vai.
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó , nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì?
- Các nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận:
 + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao?
 + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và không nên làm điều sai trái.
* Hoạt động 3: 10’. Bày tỏ ý kiến.
- GV nêu từng ý kiến , HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ tay.
a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì?
b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng.
d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy tôn trọng.
g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện được lời hứa.
* Kết luận : 5’.
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẻ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
 ---------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Tập làm văn :
Nghe kể : Dại gì mà đổi . Điền vào giấy tờ in sẵn.
I/ Mục tiêu:
- Nghe- kể lại được câu chuyện : Dại gì mà đổi(BT1) .
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo(BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’. 
- GV kiểm tra 2 HS :
 - HS 1 kể về gia đình của mình với một ngời bạn mới quen
 - HS 2 đọc đơn xin nghỉ học.
 - GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng đẫn HS làm bài tập :
 a) Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý .
 - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc thầm .
 - GV kể chuyện . Nêu câu hỏi :
 + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ?
 + Cậu bé trả lời mẹ thế nào ?
 + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
 - Gọi một HS khá, giỏi kể , GV cùng cả lớp nhận xét.
 - Kể theo cặp trong nhóm.
 - Đại diện nhóm đứng kể, cả lớp theo dõi nhận xét.
 - Bình chọn bạn kể hay nhất
 + Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
 b) Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo .
 - Một HS đọc yêu cầu bài và mẫu điện báo.
 Hỏi : + Tình huống cần viết điện báo là gì ?
 + Yêu cầu của bài là gì ?
 - GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo . Chú ý :
 + Họ tên , địa chỉ người nhận.
 + Nội dung điện báo .
 + Họ tên , địa chỉ người gửi .
 - HS viết bài vào vở .
 - Yêu cầu một số HS đọc nội dung bức điện báo của mình . 
 - Cả lớp nhận xét.
IV/ Củng cố - dặn dò : 2’. 
 - GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
Toán :
Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số(không nhớ).
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- Các bài tập cần làm:1,2a,3
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 2(b). 
II/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : 5’.
- Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng nhân 6.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu nhân số 2 chữ số có 1 chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng:
 12 x 3 = ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính: ( viết phép nhân theo cột dọc)
 12
 x 3
- Lưu ý HS viết 2 thẳng cột với 3, dấu x ở giữa 2 dòng có 12 và 3.
- Hướng dẫn HS tính: Nhân từ phải sang trái. (3 nhân 2 bằng 6 viết 6, 3 nhân 1 bằng 3, viết 3)
 Vậy : 12 x 3 = 36
- Cho vài HS nêu lại cách nhân.
2/ Thực hành: HS làm bài tập 1, 2, 3.
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
 24 22 11 33 20
 x 2 x 4 x 5 x 3 x 4
- HS nêu miệng kết quả tính, GV ghi bảng, nhận xét.
 Ví dụ: 24 2 x 4 = 8, viết 8.
 x 2 2 x 2 = 4, viết 4.
b- Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi bài( b).
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
 a) 32 x 3 b) 42 x 2
 11 x 6 13 x 3
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
( Lưu ý HS đặt tính rồi tính).
c- Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán . 
-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải bài toán.
 Giải:
 4 hộp bút như thế có số bút chì màu là:
 4 x 12 = 48 (bút chì)
 Đáp số: 48 bút chì.
IV/ Củng cố, dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Biết được không nên luyện tập và lao động quá sức.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: 15’.Chơi trò chơi vận động.
- GV lưu ý HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi.
- Lúc đầu GV cho HS chơi 1 trò chơi vận động ít . Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....”
- Sau khi chơi xong, GV hỏi: các em có thấy nhịp tim đập nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều.
Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ.
Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch.
 * Hoạt động 2: 15’.Thảo luận nhóm.
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận.
 - Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức?
- Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn:
 + Khi quá vui.
 + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
 + Lúc tức giận.
 + Lúc thư giản.
- Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung.
 IV/Củng cố dặn dò. 5’ 
- GV nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
 I/ Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong tuần :
 * Ưu điểm :
 - Đi học chuyên cần , học bài và làm bài đầy đủ.
 - Sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ đã đi vào nề nếp.
 - Đồng phục đúng qui định.
* Tồn tại :
 - Một số em vẫn còn hay quên sách vở như :Thảo, Vân , Thắng, Trung,Đức. 
- Một số em còn nói chuyện riêng, làm việc riêng :Hà Giang, Hiếu, Khuyên, Tươi.
 - Tổ 3 trực nhật chưa sạch.
II/ Kế hoạch tuần tới : 
 - Đi học đúng giờ.
 - Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
 - Mặc đồng phục đúng quy định.
 - Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường
 --------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 buoi sang.doc