Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lý

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lý

. Mục tiêu:

1. Kiến Thức: + Làm tính cộng trừ các số có ba chữ số, nhân, chia trong bảng đã học

 + Giải bài toán có lời văn (liên quan đến hai số hơn kém nhau một số đơn vị).

2. Kỹ năng: Thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia qua việc thựchiện các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK – Trang 18

3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán

II. Đồ dùng dạy - học

1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.

2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, .

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Dương Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 24/9/2011
Ngày giảng: T2: 26/9/2011
 	Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
==================================
Toán
Tiết 16: LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết cộng, trừ trong phạm vi 100
- Biết nhân chia trong bảng 2, 3, 4, 5.
- Cộng, trừ các số có ba chữ số, nhân, chia trong bảng đã học
- Giải bài toán về hơn, kém nhau một số đơn vị
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 	+ Làm tính cộng trừ các số có ba chữ số, nhân, chia trong bảng đã học
	 	+ Giải bài toán có lời văn (liên quan đến hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
2. Kỹ năng: Thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia qua việc thựchiện các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK – Trang 18
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện BT vào bảng con,bảng lớp
- Nhận xét, đánh giá
+ 415
415
830
- 356
156
200
+ 234
432
656
- 652
126
526
+ 162
370
532
- 728
245
483
- HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện BT vào vở ô ly
- Chữa lên bảng - Nhận xét, đánh giá
a. x x 4 = 32
 x = 32 : 4
 x = 8
b. x : 8 = 4
 x = 4 x 8
x = 32
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện vở ô ly
- Chữa lên bảng - Nhận xét, đánh giá
a. 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
b. 80 : 2 – 13 = 40 – 13
 = 27 
- HS phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc bài
- Thực hiện vào vở ô ly
- Chữa lên bảng - Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là
 160 – 125 = 35 (l)
 Đáp số: 35l dầu
- Nêu yêu cầu - Thực hiện vở ô ly
- Tự kiểm tra và nhận xét
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: - KT sĩ số
* Kiểm tra bài cũ
- Tự xoay kim đồng hồ em có. Nêu cách đọc số giờ
 - Nhận xét
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Qua sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Tìm x
- Quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Tính
+ Biểu thức có hai phép tính ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: .
- Nhận xét
Bài 5: Vẽ hình theo mẫu
- Dành cho HSKG
3. Kết luận
- Củng cố: + Đặt và thực hiện tính viết ta cần lưu ý gì?
- Dặn dò: + Xem lại các bài tập
+ Làm lại các bài tập trong VBT Toán 3, tập 1 
- Nhận xét, giờ học
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 10 + 11: NGƯỜI MẸ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc trơn, đọc đúng tốc độ quy định theo CKTKN. Bước đầu biết ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Biết kể chuyện theo nội dung từng tranh
- ND bài đọc: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã
- Trình bày bảng
Luyện đọc
Tìm hiểu bài
 băng tuyết
lạnh lẽo
sưởi ấm
mấy đêm ròng
thiếp đi
khẩn khoản
lã chã
 Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa của câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
2. Kỹ năng: * Tập đọc: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu ý nghĩa các từ ngữ, nắm bắt được diễn biến câu chuyện và hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Trả lời được các câu hỏi trong SGK
	* Kể chuyện: - Rèn kỹ năng nói (đối thoại, hợp tác): Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
 - Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện
biết nhận xét, đánh giá được lời kể của bạn. 
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, biết yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những khó khăn với mẹ.
Ø Giáo dục KNS:
- Các KNS cơ bản được giáo dục:
+ Tự nhận thức để hiểu được giá trị của người con là phải biết ơn công lao và sự hy sinh của cha mẹ cho con cái
+ Tìm kiếm và lựa chọn, giải quyết vấn đề để chấp nhận gian khổ, hy sinh thân mình của người mẹ để cứu con.
- Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
+ Chúng em biết 3
+ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
+ Hỏi và trả lời.
+ Nhóm nhỏ.
+ Biểu đạt sáng tạo: Kể chuyện theo vai.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn, tranh minh hoạ bài tập đọc.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly.
III. Hoạt động dạy - học
TIẾT 1
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Hát 
- 2 HS đọc TL bài: Quạt cho bà ngủ
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc nối tiếp từng câu (1 lượt)
- Luyện đọc CN, lớp
- 4 đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Đọc thầm chú giải
- Luyện đọc từng đoạn
- 1 HS đọc lại đoạn 1
- Mấy êm liền
- Chợp mắt ngủ do quá mệt
- Khẩn khoản
- 1 HS đọc lại đoạn 2
- 1 HS đọc lại đoạn 3
- Lã chã
- 1 HS đọc lại đoạn 4
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc từng đoạn, nối tiếp từng đoạn giữa các nhóm
- Nhận xét, đánh giá
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
a. Tập đọc
* Luyện đọc 
- Đọc diễn cảm bài
- Ghi lần lượt: băng tuyết, lạnh lẽo, sưởi ấm
- Nhận xét, sửa cách phát âm
+ Bài có mấy đoạn?
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
+ Đoạn 1: Hồi hộp, dồn dập thể hiện tâm trạng hốt hoảng của người mẹ khi bị mất con
+ Đoạn 2 và 3: Giọng thiết tha, thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ trên đường tìm con
+ Đoạn 4: Chậm, rõ ràng từng câu. Giọng thần chết ngạc nhiên
+ Em hiểu “mấy đêm ròng” ở câu Suốt mấy đêm ròng .... nó đi là như thế nào?
- Ghi: mấy đêm ròng
+ thiếp đi nghĩa là như thế nào?
- Ghi: thiếp đi
+ Cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình ta nói là như thế nào?
- ghi: khẩn khoản
+ Để tả nước mắt của mẹ chảy nhiều và dài tác giả đã dùng từ ngữ nào?
- ghi: là chã
TIẾT 2
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- 1 HS đọc các câu hỏi SGK
- Lớp đọc thầm và thảo luận theo cặp các câu hỏi trong thời gian 2 phút
- 1 HS đọc lại đoạn 1– Chúng em biết 3
- HS kể - Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc lại đoạn 2 
- Chấp nhận yêu cầu của bụi gai: Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm cho nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
- 1 HS đọc lại đoạn 3
- Làm theo yêu cầu của hồ nước: Khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hoá thành hai hòn ngọc.
- Đọc thầm đoạn 4
- Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm được đến đây
- Vì bà là người mẹ - Người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi thần chết trả con cho mình
- Đọc câu hỏi 4
- Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
- Nối tiếp nêu - Nhận xét
- HS phát biểu - Nhận xét
- Thi đọc cả bài - Nhận xét, đánh giá
- Vai người mẹ, bụi gai, hồ nước, thần chết, người dẫn chuyện
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét
- Nêu yêu cầu 
- HS kể phân vai dựng lại câu chuyện theo nhóm
- Thi dựng lại câu chuyện trước lớp 
- HS phát biểu - Nhận xét
* Tìm hiểu bài 
+ Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1?
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? 
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào?
- KL: Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là dũng cảm, rất yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ có thể làm tất cả vì con
- Ghi: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương lẫn nhau.
+ Hằng ngày mẹ đã làm những gì cho em?
+ Em phải làm gì để đáp lại công lao đó?
* Luyện đọc lại – Đóng vai
- Hướng dẫn đọc bài theo vai.
+ Bài có những vai nào?
+ Vai người mẹ nói những gì?
+ Vai bụi gai nói những gì?
+ Vai anh hồ nước nói những gì?
+ Vai Thần chết nói những gì?
b. Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo
- Hướng dẫn: 
- Quan sát, giúp đỡ
- HD học sinh nhận xét:
+ Nội dung: Có đúng ý, đúng trình tự không?
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Có tính sáng tạo chưa?
+ Thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiện không? Đã biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: + Qua câu chuyện em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ?
- Dặn dò: + Đọc lại bài ở nhà 
+ Đọc trước bài: Ông ngoại
- Nhận xét, giờ học
==========================================================
Ngày soạn: 25/9/2011
Ngày giảng: T3: 27/9/2011
- Đ/c Hương soạn giảng	
==========================================================
Ngày soạn: 26/9/2011
Ngày giảng: T4: 28/9/2011
	- Đ/c Hương soạn giảng
===========================================================
Ngày soạn: 27/9/2011
Ngày giảng: T5: 29/9/2011
	Toán
Tiết 19: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Lập bảng nhân 6.
- Thuộc bảng nhân 6. Vận dụng vào tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, nhận định qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK – Trang 20
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 6
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện nhẩm và ghi kết quả vào SGK
- Nối tiếp nêu kết quả 
- Nhận xét, đánh giá
- Kết quả không thay đổi. Hai thừa số đổi chỗ cho nhau
- Nêu yêu cầu 
- Thực hiện vở ô ly
- Chữa lên bảng - Nhận xét, đánh giá
a. 6 x 9 + 6 = 54 + 6
 = 60
b. 6 x 5 + 29 = 30 + 29 
 = 59
c. 6 x 6 + 6 = 36 + 6
 = 42
- Thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc bài
- Mỗi học sinh mua 6 quyển vở
- 4 học sinh mua bao nhiêu quyển vở?
- Thực hiện vở ô ly
- Chữa lên bảng - Nhận xé ... n em vừa viết?
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hường dẫn thực hiện phép nhân.
- Viết bảng: 12 x 3 =
+ Với phép tính này em hiểu 12 được lấy mấy lần?
+ Để tính kết quả của phép nhân này em làm như thế nào?
+ 12 x 3 = ...?
+ Vì sao em biết?
- Hướng dẫn đặt và thực hiện phép tính dưới dạng tính viết
* Đặt tính
+ Viết thừa số thứ nhất dòng 1
+ Viết thừa số thứa hai dòng 2 sao cho thẳng hàng với nhau
+ Dấu phép nhân viết bên trái ở giữa hai số
+ Kẻ vạch ngang dưới thừa số thứ hai
* Thực hiện
• 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 (thẳng cột với 3 và 2)
• 3 nhân 1 bằng 3, viết 1 (thẳng cột với 1)
* Thực hành
Bài 1: Tính:
x 24
 2
48
x 22
 4
48
x 11
 5
55
x 33
 3
99
x 20
 4
80
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
x 32
 3
96
x 11
 6
66
x 42
 2
84
x 13
 3
39
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: + Em có nhận xét gì về các phép nhân trong giờ học hôm nay? (Các thừa số)
- Dặn dò: .
+ Làm lại các bài tập trong VBT Toán 3, tập 1 
- Nhận xét, giờ học
================================
Tập làm văn
Tiết 4: NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết các phần của một lá đơn.
- Biết điền vào một mẫu đơn cho sẵn
- Nghe - kể lại được câu chuyện.
- Điền đúng nội dung vào loại giây tờ được in sẵn
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: + Nghe - kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1)
	 + Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT2)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. 
3. Thái độ: Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa.
Ø Giáo dục KNS:
- Các KNS cơ bản được giáo dục:
+ Giao tiếp.
+ Tìm kiếm, xử lý thông tin.
- Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
+ Thảo luận – Chia sẻ
+ Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TV3 tập 1, 
2. Học sinh: SGK TV3 tập 1, vở ô ly, phấn, bút, thước kẻ, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- 1 HS kể
- 1 học sinh đọc bài viết giờ học trước
- Nhận xét, đánh giá
- 2 học sinh đọc yêu cầu – Các gợi ý
- Quan sát tranh – Phát biểu
- Vì cậu rất nghịch
- Mẹ chẳng đổi được đâu
- Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm
- HS kể theo thứ tự: HS giỏi, khá, TB,..
- Thi kể giữa các tổ
- Nhận xét, đánh giá
- Cậu bé mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy mọt đứa con nghịch ngợm
- Nêu yêu cầu - Đọc thầm mẫu điện báo, lớp đọc thầm theo
- Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm
- Điền đúng nội dung vào mẫu
- 3 HS làm miệng
- Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành viết điện báo theo tình huống cụ thể.
- Điền vào SGK
- Nối tiếp đọc bài đã điền
- Nhận xét, đánh giá
- Gửi điện báo
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Hãy kể về gia đình mình với một người bạn em mới quen
+ Đọc đơn xin phép nghỉ học
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
- Quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Kể lần 1: (Vui, chậm rãi)
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Kể lần 2
- Nhận xét, đánh giá
+ Truyện buồn cười ở điểm nào?
Dại gì mà đổi
 Có một cậu bé 4 tuổi rât nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói:
- Mẹ chẳng đổi được đâu!
 Mẹ ngạc nhiên
- Vì sao thế?
 Cậu bé trả lời:
- Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ.
Bài 2: Em được đi chơi xa. Đến nơi, em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết. Hãy chép vào vở họ, tên, điạn chỉ người gửi, người nhân và nội dung bức điện - Thảo luận – Chia sẻ
+ Tình huống cần viết điện báo là gì?
+ Yêu cầu của bài là gì?
- Hướng dẫn:
+ Phần Họ, tên, địa chỉ người nhận: Cần viết chính xác, cụ thể. Đay là phần bắt buộc nếu không thì bưu điện không biết cần chuyển tin cho ai
+ Phần Nội dung: Ghi vắn tắt nhưng đủ ý để người nhận điện hiểu. Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền, ghi dài sẽ phải trả nhiều tiền
+ Phần Họ, tên, địa chỉ người gửi (Cần chuyển thì ghi, khôngi thì thôi): Phần này cũng phải trả tiền nếu không cần thì không ghi, nếu ghi cần ngắn gọn
+ Phần Họ, tên, địa chỉ người gửi (Cần chuyển thì ghi, khôngi thì thôi): Phần bên dưới không mất tiền cước nhưng người gửi vẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi gửi điện báo gặp khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: + Khi cần báo tin nhanh cho một ai ở xa em có thể làm gì?
- Dặn dò: + Viết lại bài ở nhà trong VBT
- Nhận xét, giờ học
================================
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết được tên, chức năng các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
- Biết những việc nên và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn
- Biết tự nhận thức, đánh giá những việc làm của bản thân với những việc làm có lợi hoặc có hại cho cơ quan tuần hoàn.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 
+ Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ HSKG: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Có hiểu biết giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Ø Giáo dục KNS:
- Các KNS cơ bản được giáo dục:
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh và đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động
+ Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
- Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
+ Trò chơi
+ Thảo luận nhóm
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có 
liên quan đến bài học
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Hát
- HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện theo nhịp hô
+ Ăn cỏ: Để hai tay lên đầu và vẫy vẫy tượng trưng cho tai thỏ
+ Uống nước: Chụm các ngón bàn tay phải để vào lòng bàn tay trái đưa lên gần miệng
+ Vào hang: các ngón tay chụm lại vào tai
- Mạnh và nhanh hơn
- Lần lượt 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên bảng thực hiện
- Rất nhanh và mạnh
+ Đập nhanh và mạnh
- Quan sát hình vẽ 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 19 - Đọc các thông tin trong hình vẽ
- Thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi 
- Đọc thầm thông tin trong SGK
- Đại diện nhóm phát biểu
 - Nhận xét, bổ sung
- Mở VBT TN & XH trang 12
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Thực hiện VBT
- Hỏi và đáp theo cặp 
- Nhận xét, đánh giá
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ HS1: Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
+ HS2: Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Trò chơi vận động.
- Mục tiêu: So sánh và đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.
 - Tiến hành: 
+ Bước 1: Chơi trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”
- Hô nhanh dần 
+ Em cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình so với lúc trước như thế nào?
+ Bước 2: Thực hiện động tác nhảy của bài thể dục tay không
+ Lúc này em cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình so với lúc thực hiện trò chơi trước như thế nào
+ Khi vận động ta thấy nhịp tim và mạch như thế nào so với lúc không vận động?
- KL: + Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mục tiêu: + Biết được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
+ HSKG: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
- Tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình vẽ SGK trang 19 và thảo luận
+ Những hoạt động trong từng hình là gì?
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch?
+ Những hoạt động nào không có lợi cho tim, mạch? Vì sao?
+ Bước 2: Hoạt động lớp
+ Chúng ta nên làm những gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
+ Không nên làm những gì ?
- KL: + Tập thể dục, thể thao, đi bộ,... có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch
+ Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co, thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Các loại thức ăn: rau, các loại quả, thịt, cá,... đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý,.. làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
3. Kết luận
- Củng cố: 
- Dặn dò: Thực hiện những điều nên và không nên để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Nhận xét, giờ học
=================================
SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích
- Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các nề nếp, các hoạt động học tập của học sinh trong tuần
- Có biện pháp, hướng khắc phục cho việc thực hiện các hoạt động tuần tiếp theo
II. Tiến hành
1. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng báo cáo việc thực hiện các hoạt động trong tuần
- GVCN nhận xét việc thực hiện của học sinh
+ Thực hiện tốt các nề nếp, các hoạt động của Đội: Đi học đều tương đối đều, đúng giờ. Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ, hoạt động giữa giờ, phát huy được tính tự quản của các tổ. 
+ Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, thực hiện trang trí lớp học tốt
+ Học tập: Sách vở đầy đủ, đồ dùng học tập vẫn còn một số bạn thiếu. Cụ thể Thứ hai: Thiện, Tuyến
2. Kế hoạch hoạt động của tuần tới
- Phát huy tích cực các hoạt động, các nề nếp đã thực hiện tốt
- Luyện viết chữ đẹp. Gặp gỡ trao đổi cùng phụ huynh Tuyến, Thiện
- Tham gia giải toán qua mạng, luyện viết chữ đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_4_duong_thi_ly.doc