Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.TẬP ĐỌC:

1.Rèn kn đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã.

 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.

 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.

2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

 -Nắm được diễn biến của câu chuyện.

 -ND bài :Người mẹ rất thương con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

B.KỂ CHUYỆN :

1. Rèn KN nói: Biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động.

2. Rèn KN nghe: Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên:-Tranh minh hoạ SGK.

-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

-Vài đạo cụ để học sinh dựng lại câu chuyện theo cách phân vai

2. Học sinh : SGK

III. HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP :

 Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân

 Phương pháp: Thảo luận, luyện tập thực hành, kể chuyện.

TẬP ĐỌC

A - KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 học sinh đọc bài: Chiếc áo len

B - DẠY BÀI MỚI:

1 - Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.

2 - Luyện đọc:

a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:

b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

 - Đọc câu:

 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.

 + Đọc đoạn : (4 đoạn)

 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB nhắclại. )

 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.).Học sinh khá đặt câu với từ khẩn khoản.Học sinh TB đọc chú giải sau bài

 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi và sửa lỗi phát âm cho nhau.

 - 1HS giỏi đọc cả bài.

3 - HD tìm hiểu bài:

 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK

 Câu hỏi 1 SGK: (Học sinh kể: Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông con )

 Câu hỏi 2 SGK: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai )

 Câu hỏi 3: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước )

 Câu hỏi 4 : ( Ngạc nhiên, )

 Câu hỏi 5 : ( Người mẹ trả lời vì bà là mẹ )

HDHS rút ra nội dung của bài: Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

4 - Luyện đọc lại:

 - Giáo viên đọc mẫu đoạn 4, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.

 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai nhóm 3.

 - HS thi đọc phân vai trước lớp.

 -Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN

5 - Nêu nhiệm vụ.

 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS : T. Bình)

 - Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Lời kể tự nhiên, sinh động. .

6 - HD HS kể chuyện

a) Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ.

 -1Học sinh đọc đề bài ( học sinh TB).Cả lớp đọc thầm

 -Học sinh tự lập nhóm, phân vai.

 -Học sinh thi kể dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trước lớp.

 - Cả lớp bình chọn nhóm kể hay.

C - CỦNG CỐ DẶN DÒ:

- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện
Người mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Rèn kn đọc thành tiếng: 
 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã...
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã...
 -Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 -ND bài :Người mẹ rất thương con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 
B.Kể Chuyện :
1. Rèn KN nói: Biết cùng bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động. 
2. Rèn KN nghe: Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên:-Tranh minh hoạ SGK. 
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
-Vài đạo cụ để học sinh dựng lại câu chuyện theo cách phân vai 
2. Học sinh : SGK 
III. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
 Phương pháp: Thảo luận, luyện tập thực hành, kể chuyện.
Tập đọc
A - Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc bài: Chiếc áo len
B - Dạy bài mới: 
1 - Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.
2 - Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 - Đọc câu: 
 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
 + Đọc đoạn : (4 đoạn)
 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB nhắclại. )
 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.).Học sinh khá đặt câu với từ khẩn khoản.Học sinh TB đọc chú giải sau bài
 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi và sửa lỗi phát âm cho nhau.
 - 1HS giỏi đọc cả bài.
3 - HD tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
 Câu hỏi 1 SGK: (Học sinh kể: Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông con)
 Câu hỏi 2 SGK: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai)
 Câu hỏi 3: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước)
 Câu hỏi 4 : ( Ngạc nhiên, )
 Câu hỏi 5 : ( Người mẹ trả lời vì bà là mẹ)
HDHS rút ra nội dung của bài: Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 
4 - Luyện đọc lại: 
 - Giáo viên đọc mẫu đoạn 4, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai nhóm 3.
 - HS thi đọc phân vai trước lớp.
 -Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
5 - Nêu nhiệm vụ.
 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS : T. Bình)
 - Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Lời kể tự nhiên, sinh động. .
6 - HD HS kể chuyện 
Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ.
 -1Học sinh đọc đề bài ( học sinh TB).Cả lớp đọc thầm
 -Học sinh tự lập nhóm, phân vai. 
 -Học sinh thi kể dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn nhóm kể hay.
C - Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Toán :
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
-Củng cố cách giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Giáo viên : SGK, SGV, VBT.
 Học sinh : SGK, VBT.
III. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, nhóm, cá nhân
 Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học 
a - Bài cũ:
 2 HS làm trên bảng: 4x74x6 ; 4x5...5x4.(học sinh TB)
 Học sinh –Giáo viên nhận xét 
B - Bài mới: 
1 - Giới thiệu bài : Trực tiếp
2 - Thực hành:
Bài 1: Đặt tính và tính: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nhắc lại cách tính( Học sinh TB ).
 - HS làm bài cá nhân. 3 HS lên bảng thực hiện. ( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Tìm x: -1 HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa thành phần và kết quả.( Học sinh khá ).
 - HS làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng thực hiện. ( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 3:- Học sinh đọc yêu cầu.
 - Học sinh khá, giỏi nêu cách tính giá trị biểu thức. Học sinh TB nhắc lại.
 - Học sinh làm bài vào vở bài tập. 
 - 3 Học sinh lên bảng làm ( học sinh khá, TB ).Cả lớp làm vào vở bài tập 
 - Học sinh đổi vở, chữa bài.
 Bài 4: SGK: Bài toán.
 - Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên HD HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Học sinh khá, giỏi nêu cách làm. Học sinh TB nhắc lại.
 - 1 Học sinh lên bảng làm ( học sinh TB ).Cả lớp làm vào vở bài tập 
 - ( Đáp số: 25m) 
 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: 
 -Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau. 
 Tự nhiên –xã hội : Hoạt động tuần hoàn
I. Mục tiêu :Sau bài học, học sinh biết:
 -Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập. 
 -Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. 
II. Đồ dùng dạy học : 
1.Giáo viên : -Các hình trong SGK trang 16, 17.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn(sơ đồ câm) và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu.
 III. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ:
 - KT 2 học sinh: -Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. Giáo viên nhận xét.
B - Bài mới: 
1 - Giới thiệu bài: trực tiếp.
2 - Thực hành:
 Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc cả lớp
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.(SGV trang34).
 -Vài học sinh thực hành mẫu trước lớp. 
Bước2: Làm việc theo cặp.
 -Học sinh thực hành nhóm đôi. 
Bước3: Làm việc cả lớp.
 -Vài học sinh thực hành trước lớp. Học sinh khác bổ sung.
 *Kết luận (SGV trang 34) 
3 - Làm việc với SGK. 
*Cách tiến hành
Bươc 1: Làm việc theo nhóm
 -Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 trang 13: 
 -Nêu chức năng của từng loại mạch máu.
 -Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? 
 -Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp
Giáo viên yêu cầu đại diên mỗi nhóm lên trình bày.
*Kết luận (SGV trang 35)
4 - Chơi trò chơi Ghép chữ vào hình. 
*Cách tiến hành
Bước 1: GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 35)
Bước 2:-Tổ chức cho học sinh chơi.
 -Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
5 - Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học -giao bài về nhà . Chuẩn bị tiết sau.
Chính tả ( Nghe-viết ) :
Người mẹ
I. Mục đích yêu cầu :
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Nghe- viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung của bài Người mẹ (62 tiếng). 
-Làm BT phân biệt d/gi/r. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 Giáo viên : Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2a. 
 Học sinh : VBT
III. Các Hoạt động dạy học :
A - Bài cũ : GV đọc, 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngắc ngứ,ngoặc kép, trung thành, chúc, tong.( học sinh TB). Giáo viên –Học sinh, nhận xét.
B - Bài mới :
1- Giới thiệu bài :
2 - HD học sinh nghe- viết:
 a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn viết.
 - 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
 - Giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết.
 -Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai.
 - 1 học sinh lên bảng viết những tiếng dễ viết sai.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b. Đọc cho học sinh viết bài:
 -Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
 c. Chấm, chữa bài.
 -Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
 -Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3 - HD HS làm bài tập.
 a) Bài tập 2a: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV mời 2 học sinh lên thi làm ( Học sinh khá). Cả lớp làm vào giấy nháp.
 -Cả lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm.
 -Cả lớp làm vào VBT.
 b) BT 3a: -Giáo viên mở bảng phụ.
 -1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 -1 Học sinh làm mẫu. 
 -3 học sinh làm trên bảng. -Cả lớp làm vào giấy nháp.
 -Học sinh làm vào VBT. Cả lớp- Gv nhận xét
4 - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
 Tập đọc : Ông ngoại
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kn đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng các từ: nhường chỗ, loang lổ, trống trường
 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới: loang lổ.
 -Nắm được ND bài :Tình cảm ông cháu rất sâu nặng: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông-người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. 
II. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: - Tranh minh hoạ SGK. 
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
. Dạy bài mới:
1 - Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.
2 -Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 - Đọc câu: 
 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
 + Đọc đoạn : (4 đoạn)
 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB nhắclại. )
 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (loang lổ.).Học sinh khá đặt câu với từ loang lổ.Học sinh TB đọc chú giải sau bài
 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi và sửa lỗi phát âm cho nhau.
-1HS giỏi đọc cả bài.
-Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3 - HD tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
 Câu hỏi 1: ( Không khí mát dịu mỗi sáng; trời xanh ngắt trên cao)
 Câu hỏi 2: ( Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút)
 Câu hỏi 3: ( Học sinh phát biểu tự do những hình ảnh mình thích)
 Câu hỏi 4 : ( Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên )
HDHS rút ra nội dung của bài: Tình cảm ông cháu rất sâu lặng: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông-người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học. 
4 - Luyện đọc lại: 
 - Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN đọc hay nhất.
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Toán
Đề kiểm tra
 I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả ôn tập về:
 -Kĩ năng thực hiện phép cộng,trừ ( có nhớ 1 lần) các số có 3 chữ số.
 -Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( d ...  giỏi nêu số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 GV cho HS viết các tiếng khó vào bảng con và cho 2 học sinh lên bảng viết từ khó. 
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 HS nhìn SGK chép bài và soát lỗi.
 - GV theo giõi nhắc nhở HS.
3 - Chấm chữa một số bài và nhận xét.
4 - HD làm BT 
Bài 2:
- HS đọc yêu câu của bài tập.
 - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải.như SGV trang 86.
 b) Bài tập 3a:- HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV giúp học sinh hiểu nội dung BT
 -Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 - 1 học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm. 
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải.như SGV trang 86.
 -Cả lớp chữa bài vào VBT.
5 - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS:
-Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
-Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Giáo viên : SGK, VBT, SGV.
 Học sinh : SGK, VBT.
IIi. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân.
 Phương pháp : Đàm thoại, quan sát , luyện tập, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ : 2 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. Giáo viên nhận xét. 
B - Bài mới: 
1 - Giới thiệu bài : (Trực tiếp) .
2 - Thực hành :
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân. Sau đó nêu miệng bảng nhân 6.HS và GV nhận xét chữa bài.
 Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 -Học sinh khá giỏi nêu cách làm và 3 học sinh TB , yếu lên bảng làm bài 
 - Dưới lớp làm bài vào vở . - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
 -Học sinh khá , giỏi nêu cách làm , học sinh TB , yếu lên bảng làm bài 
 - Dưới lớp làm bài vào vở . - HS và GV nhận xét chữa bài. 
-HS và GV nhận xét chữa bài.( ĐS: 24 quyển vở). 
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
 - Học sinh khá nêu cách điền tiếp vào dãy số. 
 -2 học sinh yếu lên bảng làm bài GV giúp đỡ các em hoàn thanh bài tập 
 - HS và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà - chuẩn bị bài sau.
Thể dục :
đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
 Trò chơi “chạy đổi chổ vổ tay nhau”
I : mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự ly đội hình.
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chổ, vổ tay nhau”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình, chủ động.
 Ii : địa điểm-phương tiện :	
 + Sân tập vệ sinh và an toàn sạch.
Iii - phương pháp tổ chức dạy học:
A . Phần mở đầu : 4-6 phút
Giáo viên học sinh tập hơp thành 2 hàng dọc khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Trò chơi làm theo hiệu lệnh.
B – Phần cơ bản :
1 - Ôn đi đều vòng trái , vòng phải , đứng lại 
- GV nhắc lại kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe . Tổ chức cho HS tập luyện.
- Lần 1 GV HD điều hành.
- Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
HS khá , giỏi thực hiện động tác .GV và HS nhận xét bổ sung . HS TB , yếu thực hiên lại động tác .
2 - Trò chơi : “Chạy đổi chổ, vổ tay nhau”.
 - GV nhắc lại cách chơi cho Hs . Gv tổ chức cho HS chơi.
C – Phần kết thúc : 
- GV nhận xét đánh giá tiết học và đông viên những HS còn thực hiên chưa tốt .
- Về nhà chuản bị bài 8
Tự nhiên –xã hội
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết:
 -So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
 -Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 -Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 .Giáo viên: - Các hình vẽ SGK trang 18,19.
 Học sinh : SGK và đồ dung học tập
II. Hình thức – Phương pháp
 Hình thức : Đồng loạt, nhóm, cá nhân
 Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, thảo luận, trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ : 
 Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Giáo viên - Học sinh nhận xét .
B - Bài mới :
1 - Giới thiệu bài: trực tiếp.
2 - Chơi trò chơi vận động.
 -Mục tiêu: -So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
 - Cách tiến hành:
 -Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 36)
 -Bước 2:
 -Tổ chức cho học sinh chơi.
 -Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
 *Kết luận: (SGV trang 37). 
3 - Thảo luận vè cách giữ vệ sinh hệ tuần hoàn
 - Biết được các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 - Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. .
 - Học sinh quan sát hình trang 19, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGV trang 38).
 - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận , HS và gv nhận xét bổ sung và kết luận .
 - Bước 2:Gvcho HS làm việc các nhân .Gv quan sát giúp đỡ HS TB , yếu .
 *Kết luận : (SGV trang 38).
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học – nhăc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
 (không nhớ)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 -Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ)
 -Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học : 
 Giáo viên : SGV, SGK và đồ dùng dạy học cần thiết
 Học sinh : SGK,VBT.
iII. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân
 Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát.
iv. Các hoạt động dạy học :
a - Bài cũ : 3 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. Giáo viên nhận xét. 
b- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài : (Trực tiếp)
2 - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân :
 - Giáo viên viết bảng : 12 x 3 = ? rồi yêu cầu học sinh HS khá , giỏi cách làm và kết quả. TB , yếu nhắc lại .
 - Giáo viên hướng dẫn :
 12 	- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
 x 	- 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
 3
 36
 -Cho vài học sinh nêu lại.(học sinh TB)
3 - Thực hành- Luyện tập :
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 4 Học sinh Tb lên bảng làm bài lớp làm bài vào vở . 
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: - HS khá , giỏi đọc đề bai và yêu cầu , cách làm bài lớp theo dõi . 
 - 2 học sinh lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở 
- HS và GV nhận xét chữa bài 
Bài 3: - HS Khá , giỏi nêu cách làm đó là tìm số bị chia 
 -1 học sinh khá trình bày bài làm : 
 Số bút chì : 12 x 4 = 48 (bút chì)
 ĐS: 48(bút chì).
 - HS và GV nhận xét, 
4 - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập. 
Tập làm văn
 Nghe kể : Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn 
I. Mục đích yêu cầu :
1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, sinh động. 
2.Rèn kĩ năng viết: Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi.
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK)
2. Học sinh : VBT, SGK,
III. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân.
 Phương pháp : thảo luận, luyện tập thực hành ,quan sát, kể chuyện.
IV. Các HĐ dạy học:
A - Bài cũ : Giáo viên KT vở 4-5 học sinh 
2 -Bài mớ i:
1 - Giới thiệu bài trực tiếp.
2 - Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1:
-1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
 -Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
 -Học sinh quan sát tranh, đọc gợi ý. 
 -Giáo viên kể chuyện. Kể xong lần 1, hỏi học sinh câu hỏi gợi ý (SGK)
 -Giáo viên kể chuyện lần 2.
 -Học sinh nhìn bảng tập kể:
 +Lần 1:Học sinh khá, giỏi kể. Giáo viên nhận xét.
 + Lần 2: Học sinh TB kể. Giáo viên nhận xét.
 -Cuối cùng giáo viên hỏi: Truyện buồn cười ở điểm nào? 
 -Giáo viên-học sinh nhận xét, đánh giá, bình chọn một số bạn kể hay nhất.
Bài tập 2:
 -1 HS đọc yêu cầu bài.
 -1 học sinh đọc mẫu điện báo.Sau đó nói trình tự của điện báo.
 -Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài và tình huống cần viết điện báo.
 -2 học sinh đọc mẫu điện báo, làm miệng. -Giáo viên-học sinh nhận xét.
 -Học sinh viết vào VBT.Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài .
3 . Củng cố dặn dò:
 -Nhận xét tiết học - giao bài về nhà
 -Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
Thể dục : bài 8
ôn đội hình đội ngũ – trò chơi “thi xếp hàng”
i- mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng.
- Học đi vượt chướng ngại vật (thấp). Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”. Yêu cầu HS tham gia chơi tương đối chủ động.
 ii- địa điểm -phương tiện :	
+ Sân tập vệ sinh an toàn sạch . Còi GV. Kẻ sân trò chơi.	
Iii - phương pháp tổ chức dạy học :
1 - Phần mở đầu : 4- 6 phút
- Giáo viên nhận lớp , học sinh khởi động : Xoay các khớp . Chạy nhẹ .
GV cho HS nhắc lại khẩu lậnh , kỹ thuật động tác rồi cho HS giậm chân theo nhịp.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
2 – Phần cơ bản : 2l phút
a - Học đi vượt chướng ngại vật thấp :
- GV Kẻ vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m . Cách vạch xuất pát 10 – 20 m kẻ 1 vạch đích. Trên đường đi để các chướng ngại vật cao 0 ,2 - 0,3 m.
 - GV: tơ thế chuẩn bị (Đứng tự nhiên trức vạch XP)
+ Động tác: Khi có lệnh từng em đi theo đường quy định , khi gặp chướng ngại vật thì bước hoặc nhảy qua, sau đó đi thường về đích , vòng về tập hợp cuối hàng
- GV nêu tên , làm mẫu và phân tích kĩ thuật động tác . Hs khá giỏi nêu và làm mẫu lại kĩ thuật động tác . 
- Tổ chức tập luyện theo lớp , tổ , cá nhân .
- GV cùng HS quan sát nhận xét và bổ sung . 
b - Chơi trò chơi “Thi xếp hàng”
+ Cách chơi: (Bài 7) . GVtổ chức cho HS chơi trò chơi .
3 – Phần kết thúc :
- Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học
sinh hoạt lớp
Tuần 4
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 4 của lớp .
- Triển khai hoạt động tuần 5 .
II/ Các hoạt động chủ yếu :
1/ Đánh giá hoạt động tuần 4 :
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ xung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- Bình chon tổ xuất sắc , cá nhân tiêu biểu .
- GV nhận xét và kết luận.
2/ Triển khai công tác tuần 5 :
GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop3 tuan09 010.doc