Giáo án Lớp 3 - Tuần 4, Thứ 6 - Nguyễn Đức Duy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4, Thứ 6 - Nguyễn Đức Duy

MÔN: TOÁN

BÀI: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I.Mục tiêu:

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ )

- Vận dụng đựoc để giải bài toán có một phép tính nhân

 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán .

II.Chuẩn bị:

 -Bảng phụ, phấn màu .

 -SGK, Vở toán tập .

 Bài 1, Bài 2(a) Bài 3

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)

2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

 - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6.

 - Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng.

 

doc 6 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4, Thứ 6 - Nguyễn Đức Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14 /9/2010
Ngày dạy Thứ sáu ngày 17/9/2010
MÔN: TOÁN 
BÀI: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ) 
- Vận dụng đựoc để giải bài toán có một phép tính nhân
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán .
II.Chuẩn bị:
 -Bảng phụ, phấn màu .
 	-SGK, Vở toán tập .
	Bài 1, Bài 2(a) Bài 3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
 - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
 - Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10ph
8ph
6ph
6ph
Hoạt động 1*Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân .
-GV viết lên bảng 12 x 3 = ?
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân .
-Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc .
Gv lưu ý : Viết thừa số 3 dưới thừa số 12 sao cho 3 thẳng cột với 2 .
+Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
-GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK.
Hoạt động 2*Luyện tập - Thực hành :
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài .
-Yêu cầu từng HS lên bảng trình bày cách tính mà mình đã thực hiện 
Bài tập 2:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính , sau đó tự làm bài .
Bài tập 3:
-Gọi HS đọc đề toán.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Đọc phép nhân.
-Chuyển phép nhân thành tổng:
12 + 12 + 12 = 36
Vậy 12 x 3 = 36
-Một HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
-Lấy 3 nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số 12, kể từ phải sang trái.
-5 HS lên bảng làm bài ( mỗi HS thực hiện một phép tính) HS cả lớp làm vào vở bài tập.
-Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. Tính từ phải sang trái.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Có 4 hộp, mỗi hộp có 12 bút màu.
-Số bút màu trong 4 hộp.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp 
làm vào vở
Bài giải:
 Số bút màu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 ( bút)
 Đáp số: 48 bút màu
4-Củng cố: ( 3 phút)
-Cho HS nêu lại cách thực hiện tính 12 x 3
5-Dặn dò: (1 phút)
-Về nhà luyện tập thêm về nhân số có hai chữ số cho một chữ số
------------------------------------------- 
MÔN: TẬP LÀM VĂN 
BÀI: DẠI GÌ MÀ ĐỔI – ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I.Mục tiêu:
 *Rèn kỹ năng nói :
- Nghe kể lại được công chuyện Dại gì mà đổi ( BT 2 ) 
- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo ( BT 2 ).
 *Rèn kỹ năng viết : 
 Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo .
II.Chuẩn bị:
 -Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như SGK. Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi .
 -SGK, Vở tập làm văn .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 Một HS kể về gia đình mình với một người bạn em mới quen .
 Một HS đọc đơn xin phép nghỉ học .
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14ph
17ph
Hoạt động 1*Hướng dẫn HS làm bài tập :
a-Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý .
-GV kể chuyện giọng vui, chậm rãi.
Kể xong lần 1, hỏi HS :
+Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé ?
+Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ?
+Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
-GV kể chuyện lần 2.
-Gọi 1 HS khá kể lại nội dung câu chuyện .
-Yêu cầu HS thi kể trước lớp .
GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt .
b-Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo .
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
+Tình huống cần viết điện báo là gì ?
+Yêu cầu của bài là ai ?
-GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo .
-Gọi một số HS nhìn mẫu điện báo trong SGK làm miệng trước lớp .
-Yêu cầu HS viết vào vở những nội dung theo yêu cầu của bài tập .
-Chấm điểm một số bài, thu các bài còn lại để chấm sau .
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Chú ý lắng nghe .
-Vì cậu rất nghịch .
-Mẹ chẳng đổi được đâu .
-Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm 
-Chú ý lắng nghe .
-Thực hiện .
-Thực hiện .
-Chú ý lắng nghe .
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Em được đi chơi xa. Đến nơi, em điện báo tin cho gia đình biết để gia đình yên tâm .
-Điền đúng nội dung vào mẫu.
-Chú ý theo dõi thực hiện .
-Thực hiện .
-HS làm bài vào vở.
4-Củng cố: ( 3 phút)
 Một HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi .
 Một HS đọc điện báo đã điền hoàn chỉnh .
5-Dặn dò: (1 phút)
 Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo .
-------------------------------
MÔN: TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
BÀI: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I.Mục tiêu:
 * Sau bài học HS biết :
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn bảo vệ cơ quan tuần hoàn
-Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn .
II.Chuẩn bị:
 -Các hình trong SGK trang 18, 19. 
 -SGK, Tìm hiểu trước nội dung bài học .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) 
 -Nêu chức năng của tim và từng loại mạch máu .
 -Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10ph
16ph
Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động .
Bước 1: 
-GV nhắc HS lưu ý nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi .
-Cho HS chơi trò chơi ít vận động: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vào hang .
-Sau khi HS chơi xong GV hỏi :
+Các em thấy tim và mạch của tim như thế nào ?
Bước 2:
-GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều .
-Sau khi HS chơi xong, cho HS thảo luận :
+So sánh hịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi .
*Kết luận :
Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
Bước 1:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý :
+Hoạt động nào có lợi cho tim mạch ? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức ?
+Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ?
Khi vui quá - Lúc hồi hộp, xúc động mạnh – Lúc tức giận – Thư giãn.
+Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo ,đi giày dép quá chật ?
+Kể tên một số đồ ăn , thức uốnggiúp bảo vệ tim mạchvà tên những đồ ăn , thức uống làm tăng huyết áp ,gây xơ vữa động mạch.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 *Kết luận:
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, học tập, làm việc , vui chơi vừa sức.
Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận.
Ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá 
-HS cả lớp tham gia chơi
-Mạch đập và tim nhanh hơn một chút.
-Khi vân động mạnh nhịp đập của tim nhanh hơn bình thường.
Tập thể dục thể thao ,lao động vừa sức .. Vì làm tim chóng mệt.
-Khi quá vui .Lúc hồi hộp, xúc động mạnh .Lúc tức giận.
-Làm máu khó lưu thông.
-HS kể .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .Cả lớp nhận xét bổ sung.
4-Củng cố: ( 3 phút)
-Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch .
5-Dặn dò: (1 phút)
-Ghi nhớ và thực hiện vệ sinh tuần hoàn trong cuộc sống hằng ngày .
----------------------------------------- 
MÔN: THỦ CÔNG 
BÀI: GẤP CON ẾCH (TIẾT 2 )
I.Mục tiêu ( Tiết 1)
II.Chuẩn bị:
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 -Cho 2 HS nhắc lại các bước gấp con ếch .
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4ph
16ph
3ph
4ph
Hoạt động 1: HS thực hành gấp con ếch .
-Yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình gấp con ếch .
-GV hệ thống lại các bước gấp con ếch .
-Tổ chức cho HS thực hành gấp con ếch theo nhóm .
Trong khi HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm .
-Tổ chức cho HS trong nhóm thi xem ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn .
-GV chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. GV nhận xét khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật .
-GV đánh giá sản phẩm HS .
+Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước .
+Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân con ếch .
-Chú ý lắng nghe .
-Thực hiện .
-HS dùng ngón tay trỏ miết nhẹ liên tục cho con ếch nhảy nhiều bước .
-Chú ý nghe GV nhận xét .
4-Củng cố: ( 2 phút)
 Cho vài HS nhắc lại các bước gấp con ếch .
5-Dặn dò: (1 phút)
 Chuẩn bị giấy để gấp cắt ngôi sao năm cách và lá cờ đỏ sao vàng .
----------------------------------- 
MÔN HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
BÀI: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG TUẦN
I.Mục tiêu:
 	 -HS nắm được những ưu, khuyết điểm trong tuần và hướng khắc phục .
 	 -HS biết được kế hoạch tuần tới .
 -Rèn luyện tính tự giác, yêu nếp sống tập thể.
II.Chuẩn bị:
 -GV tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần.
 -Lên kế hoạch tuần tới .
 -Sổ liên lạc, sổ theo dõi thi đua.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 -Gọi 1 số HS nhắc lại nội dung công tác trong tuần .
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8ph
5ph
5ph
8ph
*Kiểm điểm sinh hoạt tuần qua :
-GV yêu cầu các tổ báo cáo tình hình của tổ 
-Yêu cầu lớp trưởng báo cáo thi đua trong tuần .
-Cho lớp góp ý rút ra ưu khuyết điểm .
-GV nhận xét :
+Đảm bảo sĩ số .
+Đi học đúng giờ.
+Học bài và làm bài đầy đủ .
+Vệ sinh lớp sạch sẽ.
+Không ăn quà vặt .
*Khen thưởng, phê bình:
-Tuyên dương cả lớp .
*Hướng phấn đấu :
+Cố gắng giữ gìn nền nếp, thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp . 
+Chuẩn bị bài vở đầy đủ.
+Giữ vệ sinh sạch sẽ, không ăn quà vặt, không uống nước lã.
*Học sinh vui chơi, ca hát :
-Hướng dẫn HS vui chơi văn nghệ.
-Các tổ trưởng báo cáo .
-Lớp trưởng báo cáo .
-Lớp góp ý .
-Chú ý lắng nghe.
-Ghi nội dung vào sổ tay để thực hiện .
-Tham gia vui chơi, ca hát .
4-Củng cố: ( 2 phút)
 Cho HS nhắc lại các công việc trong tuần 5.
5-Dặn dò: (1 phút)
 Về nhà giúp đỡ bố mẹ , hoàn thành tốt nhiệm vụ.
===============

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_4_thu_6_nguyen_duc_duy.doc