Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI MẸ

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.

- Trả lời các câu hỏi trong SGK.

B. Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

*KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Tập đọc – Kể chuyện
người mẹ
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
*KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. 
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Bài cũ: 5’ 
 - HS đọc bài Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. 
- Hỏi : Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào ?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài – HS theo dõi.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó: 
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
+ Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Các nhóm tiếp nối đọc các đoạn trong bài.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’
- Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm: 2 HS kể vắn tắt đoạn 1.
- Một HS đọc đoạn 2; Cả lớp đọc thầm, trao đổi: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3,TLCH: Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
- HS đọc thầm đoạn 4, TL: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? Người mẹ trả lời như thế nào?
+ Chọn ý đúng nhất cho nội dung câu chuyện?
- HS phát biểu, GV chốt lại.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 5’
- GV đọc lại đoạn 4, hỏi: Câu chuyện này có mấy nhân vật?
- HS đọc phân vai theo nhóm 4.
- Gọi 2 nhóm HS thi theo cách phân vai. 
Kể chuyện. 18’
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựng lại câu chuyện "Người mẹ".
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân các vai trong câu chuyện (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết).
- Mỗi nhóm 6 HS tập đóng vai.
- HS các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Bình chọn nhóm dựng chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, giúp các em hiểu được điều gì về tấm lòng người mẹ? 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
Toán
luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số; tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. Dành cho HS khá, giỏi: Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- GV cho HS cầm mô hình đồng hồ lên bảng kiểm tra.
- GV đọc HS thực hành quay kim đồng hồ: 6 giờ 15 phút, 9 giờ kếm 5 phút..
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 25’
Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính
- Đặt tính cần lưu ý điều gì? 1 HS nêu cách tính.
 a) 415 + 415 b) 234 + 432
 356 - 156 652 - 126
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tìm kết quả phép tính. Gọi 1 số HS nêu miệng 1 số phép tính.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài. Tìm X. 
 a) X x 4 = 32 b) X : 8 = 4
GV ghi 1 ví dụ lên bảng rồi hỏi: Muốn tìm x ta làm như thế nào?
 - Củng cố cách tìm thừa số,số bị chia, chưa biết.
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài 3: Bài tập y/c chúng ta làm gì? 
	- HS nêu cách làm và làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài.
 - Củng cố cho HS cách thực hiện dãy tính = 2 bước tính.
 Ví dụ: a) 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72.
Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu; GVgợi ý: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải. Gọi HS lên bảng chữa bài.
Giải: Thùng thứ 2 nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
 160 - 125 = 35 ( lít).
 Đáp số : 35 Lít.
Bài 5 (Dành cho HS khá giỏi): Cho HS vẽ lại hình.
C. Cũng cố, dặn dò:5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
Đạo đức
Giữ lời hứa (Tiết2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- HS khá giỏi: Nêu được thế nào là giữ lời hứa; Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: BT4 Thảo luận theo nhóm 2 người. 10’
 Mục tiêu: Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
	- Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh (những tình huống trong bài tập 4).
	- Gọi một số cặp trao đổi trước lớp.
	- GV kết luận. + Các việc làm a , d là giữ lời hứa.
 + Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Đóng vai. 10’
	- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung các tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai (đi tắm sông; hái trộm quả .). Khi đó em sẽ làm gì?
	- HS thảo luận về nội dung chuẩn bị đóng vai.
	- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
 + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao?
 + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 3: BT6 Bày tỏ ý kiến. 10’
	Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
 GV nêu những ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa cho HS bày tỏ ý kiến và giải thích lí do.
a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì?
b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được.
c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng.
d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy tôn trọng.
g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện được lời hứa.
Kết luận chung: 5’
 Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
 Cho nhiều HS nhắc lại.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Âm nhạc
Cô Loan dạy
Toán
kiểm tra
I. Yêu cầu cần đạt: Đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II. Đề kiểm tra:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
327 + 416 561 - 244 462 + 354 728 - 456
Bài 2: Đã tô màu vào 1/3 số ô vuông ở hình nào?
a) b) 
Bài 3: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 4: a, Tính độ dài đường gấp khúc ABCD ( có kích thước trên hình vẽ)
 B D
 35 cm 25 cm 
 40 cm
 A C
 b, Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét?
III. Cách đánh giá:
Bài 1: 4 điểm Bài 3: 2,5 điểm 
Bài 2: 1 điểm Bài 4: 2,5 điểm
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
Tự nhiên và xã hội
Hoạt động tuần hoàn
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
	- HS khá giỏi: Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ SGK; Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thực hành.
	- GV hướng dẫn học sinh:
 Mục tiêu: Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ bị chết.
+ áp tai vào ngực của bạn để nghe nhịp đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
	+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của bạn và đếm số nhịp đập của mạch trong 1 phút.
	- HS lên làm mẫu. Sau đó từng cặp thực hành như HD và trả lời:
	+ Em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn?
	+ Khi đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của bạn, em cảm thấy gì?
	- GV kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nếu tim ngừng đập thì cơ thể sẽ chết.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ. 
	- Làm việc theo nhóm : quan sát sơ đồ rồi chỉ và trả lời:
	+ Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ?
	+ Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
	+ Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
	- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- GV giải thích thêm và kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn.
Hoạt động 3: Ghép chữ vào hình.
	- HS quan sát sơ đồ câm và ghép chữ vào hình.
	- Gọi đại diện từng nhóm tham gia. Nhận xét thi đua nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Cũng cố, dặn dò: 5’
 HS nhắc lại nội dung bài học.
 Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
- Các bài tập cần làm: 1,2,3,4. Dành cho HS khá,giỏi: Bài 5.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 - Gọi HS đọc bảng nhân 6 nối tiếp. 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp phép tính sau:
6 x 6 + 64 6 x 7 - 19
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài(Tính nhẩm)
- Nêu kết quả dựa vào bảng nhân. Cả lớp làm vào vở b1. 
- GV ghi bảng lớp gọi HS đọc kết quả, GV ghi kết quả vào sau dấu bằng. 
- HS nhận xét được từng cột phép tính để thấy. VD:
 6 x 5 = 30 : 6 x 10 = 60
 6 x 7 = 42 : 6 x 8 = 48.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài(Tính)
- GV giới thiệu tính nhân trước cộng sau.
- Củng cố cho HS tính GTBT bằng 2 bước tính: (có liên quan đến phép nhân 6).
Ví dụ: 6 x 9 + 6 = 54 + 6
 = 60.
- Cả lớp làm vào vở. HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 
Bài 3: HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn HS thực hiện tóm tắt,rồi giải bài toán.
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
 Giải: 4 học sinh mua được số vở là:
 6 x 4 = 24 ( quyển vở).
 Đáp số : 24 quyển vở.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài, rút ra được quy luật của dãy số.
- Chia lớp thành 2 nhóm chơi tiếp sức. - HS nhận xét đ ặc điểm của dãy số , rồi căn cứ vào đó tìm số thích hợp ở mỗi chổ chấm trong mỗi dãy số.
- ...  đọc lại
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn văn.
- Nhiều HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Một HS đọc lại toàn bài văn.
3.Củng cố , dặn dò: 5’
- Hỏi: Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn như thế nào?
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài. 
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
	- HS khá giỏi: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động. 15’
	Mục tiêu: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động.
	- HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....”
	+ Sau khi chơi xong, GV hỏi : Các em có thấy nhịp tim và mạch của các em có nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
 - GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều.
 Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ.
Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 15’
	Mục tiêu:Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. 
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận.
 - Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức?
- Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn:
 + Khi quá vui.
 + Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
 + Lúc tức giận.
 + Lúc thư giản.	
- Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung.
 - Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh tim mạch?
	- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời.
	- GV kết luận. 
Hoạt động 3: Cũng côc, dặn dò:5’
	- Như vậy làm sạch vệ sinh môi trường cũng chính là góp phần bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
	- Dặn HS về cần bảo vệ cơ quan tuần hoàn bằng những việc làm cụ thể.
Chính tả
Nghe – viết: Người mẹ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b; BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Mời 3 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp: ngắc ngứ, ngoặc kép, trung thành, chúc tụng, mở cửa
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
	- Hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Trong đoạn vừa đọc có mấy câu? Tìm tên riêng trong bài chính tả?...
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a) các tiếng cần điền: ra, da, 
b) Là viên gạch.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) ru, dịu dàng, giải thưởng.
b) thân, vâng, cân.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Toán
bảng nhân 6
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- Các bài tập cần làm1,2,3
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Gọi HS lên bảng chữa bài 4 VBT; cả lớp và GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 6
- Hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 
+ GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 1 = 6. HS nêu lại. 
+ GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 2 = 12. 
+ Vì sao 6 x 2 = 12; HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 = 12.
(Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại)
+ Mỗi tích tiếp liền sau so với tích tiếp liền trước thì nó như thế nào?
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở. HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 
- HS đọc các phép tính rồi nêu miệng kết quả( bảng nhân 6).
 6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60
 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0
 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0
Bài 2: Gọi HS nêu đề bài. HS phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì?
 - HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Giải: Năm thùng như thế có tất cả số lít dầu là:
 5 x 6 = 30 (lít)
 Đáp số :30 Lít 
Bài 3: Gọi 1 HS trình bày cách làm.
 6
 12
 18
 36
 60
- Cả lớp làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về luyện thuộc bảng nhân 6.
Chính tả
Nghe – viết: ông ngoại
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần oay (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 GV đọc cho 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc, ngẩng lên.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào cần viết hoa?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: vắng lặng, lang thang, loang lỗ, trong trẻo
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giải thích mẫu. xoay.
- Cho HS tìm: loay hoay, hí hoáy
- Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài 3a.
- HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả. 
 - GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT
GV cùng cả lớp nhận xét.
 a) giúp, gian ác, ra.
 b) sân, nâng, cần cù.
- Cả lớp làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
 	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Tập làm văn
Nghe - kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu điện báo.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS kể về gia đình mình với người bạn em mới quen.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- Cả lớp quan sát tranh và nghe GV kể chuyện, sau đó TLCH:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như hế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- HS khá kể.
- HS thi kể trước lớp.
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- HS và GV bình chọn người kể đúng và hay nhất.
Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS làm miệng, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS tập kể lại câu chuyện và ghi nhớ cách điền nội dung điện báo.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân
- GV viết lên bảng: 12 x 3 = ? rồi yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân.
- HS nêu cách tìm tích: 12 + 12 + 12 = 36
 Vậy: 12 x 3 = 36
- Hướng dẫn HS đặt tính dọc: 12 
 3 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. 
 36 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. 
- Cho HS nêu lại cách nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (Tính)
- Cho HS làm và chữa 1 phép nhân sau đó tự làm.
Bài 2: a) HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính.
b) Dành cho HS khá giỏi: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Cả 4 hộp có số bút chì màu là:
12 x 4 = 48 (bút chì)
 Đáp số: 48 bút chì màu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện phép nhân cho thành thạo.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
	HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
II. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
	- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 	- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết.
- Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_4_tran_thi_tuyet.doc