Giáo án Lớp 3 Tuần 4 và 5

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 và 5

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Người mẹ

I. Mục tiêu

1. Tập đọc

- Giúp HS:

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,.và các từ ngữ khác do GV tự chọn.

+ Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.

- Rèn cho HS kĩ năng:

+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,.

+ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.

 

doc 68 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 và 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Sáng
CHÀO CỜ
Nhà trường tổ chức
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Người mẹ
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
- Giúp HS:
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã,...và các từ ngữ khác do GV tự chọn.
+ Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- Rèn cho HS kĩ năng:
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,...
+ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của truyện.
2. Kể chuyện
- Giúp HS :
+ Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
+ Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuyện theo từng vai : người dẫn chuyện, bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết.
+ Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện, làm việc theo nhóm
- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng mẹ.
GDKNS: Rèn kĩ năng ra quyết định giẩi quyết vẫn đề, tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (GTB)
- Bảng phụ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc bài: “Quạt cho bà ngủ” và hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự chăm sóc mà mẹ dành cho em.
- Giới thiệu (dựa vào tranh minh hoạ): chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hy sinh cho con. Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen. Đó là chuyện người mẹ.
- Ghi tên bài lên bảng.
b. Nội dung
HĐ1 : Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý :
+ Đoạn 1 : giọng đọc cần thể hiện sự hốt hoảng khi mất con.
+ Đoạn 2, 3 :đọc với giọng tha thiết khẩn khoản thể hiện quyết tâm tìm con của người mẹ cho dù phải hi sinh.
+ Đoạn 4 :lời của thần chết đọc với giọng ngạc nhiên. Lời của mẹ khi trả lời vì tôi là mẹđọc với giọng khảng khái. Khi đòi con hãy trả con cho tôi! Đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn 
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: Gv treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc
- Giải nghĩa các từ khó :
+ Em hiểu từ hớt hải trong câu: bà mẹ hớt gọi con như thế nào ?
+ Thế nào là thiếp đi ?
+ Khẩn khoản có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ khẩn khoản.
+ Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào ?
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS dọc một đoạn. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
HĐ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Hãy kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn1.
- GV: Khi biết thần chết đã cướp đi đứa con của mình, bà mẹ quyết tâm đi tìm con. Thần đêm tối đã chỉ đường cho bà. Trên đường đi, bà đã gặp những khó khăn gì ? Bà có vượt qua những khó khăn đó không? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, đoạn 3.
- Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?
- Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình ?
- Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của thần chết. Thần chết có thái độ như thế nào khi thấy bà mẹ ?
- Bà mẹ trả lời thần chết như thế nào ?
- Theo em, câu trả lời của bà mẹ “vì tôi là mẹ” có nghĩa là gì ? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài suy nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện .
- GV kết luận : cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng đi đòi thần chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của thần chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể hi sinh tất cả.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của chuyện
HĐ3 : Luyện đọc lại
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho điểm HS.
- 1-2 HS đọc và trả lời
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy bàn ngồi học. Đọc lại những tiếng đọc sai theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV :
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :
Thần chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấp tôi.//
Tôi sẽ giúp bà,/ nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây.//
Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi!//
+ Bà mẹ hốt hoảng, vội vàng gọi con. 
+ Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
+ Khẩn khoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình.
*HS đặt câu
+ Nước mắt bà mẹ rơi nhiều liên tục không dứt.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
*1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm.
- 2 đến 3 HS kể, các HS khác theo dõi và nhận xét.
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. 
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước. Bà đã khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã cho đến khi nước mắt rơi xuống và biến thành 2 hòn ngọc.
- Thần chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ : “Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?”
- Bà mẹ trả lời : “vì tôi là mẹ” và đòi Thần Chết “hãy trả con cho tôi!”
* “Vì tôi là mẹ” ý muốn nói người mẹ có thể làm tất cả vì con của mình. 
- HS thảo luận và trả lời. 
*HS nêu: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong các vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần chết.
- Các nhóm thi đọc cả lớp theo dõi để tìm nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
HĐ4 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS (có thể giữ nguyên nhóm như phần luyện đọc lại bài) và yêu cầu HS thực hành kể theo nhóm. GV theo dõi và giúp đỡ từng nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi : Theo em, chi tiết bụi gai đâm chồi, nảy lộc, nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà mẹ biến thành 2 viên ngọc có ý nghĩa gì?
- GV : Những chi tiết này cho ta thấy sự cao quý của đức hi sinh của người mẹ.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: “ Ông ngoại”
- HS đọc
- Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong nhóm.
- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS tự do phát biểu ý kiến
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Giúp HS: 
+ Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học
+ Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị)
- Rèn cho HS kĩ năng tính toán, giải toán có lời văn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT4)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu một HS nêu một phép trừ hai số có ba chữ số, yêu cầu một HS khác lên bảng đặt tính và thực hiện 
- Trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- GV và HS nhận xét, cho điểm.	
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS đọc đề
- Yêu cầu HS tự làm
- Yêu cầu HS vừa lên bảng trình bày bài làm của mình
- GV nhận xét
- Củng cố cách đặt và thực hiện phép cộng trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần.
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Nêu cách tìm thừa số? 
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV và HS chữa bài trên bảng lớp.
- Củng cố cách tìm thừa số và số bị chia chưa biết liên quan đến nhân chia trong bảng.
Bài 3: Tính
- Yêu cầu HS đọc đề
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét.
- Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính
 Bài 4: (bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Gọi HS làm tóm tắt
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV yêu cầu làm bài
- Gv chấm, chữa bài trên bảng lớp.
- Chốt cách giải dạng toán có lời văn liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài “ Bảng nhân 6”
- HS lên thực hiện theo yêu cầu
- HS đọc đề
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
- HS trình bày
*HS làm nhanh và đúng
- HS đọc đề
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Ta lấy thương nhân với số chia
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:
a. x x 4 = 32 b. x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 x 8
 x = 8 x = 32
- HS đọc
- HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án
a. 5 x 9 + 27 = 45 + 27
 = 72
b. 80 : 2 - 13 = 40 - 13
 = 27 
- HS đọc đề
- Thuộc dạng tìm phần nhiều hơn
- HS tóm tắt
Thùng thứ nhất: 125l dầu
Thùng thứ hai : 160 l dầu
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất: ...lít dầu?
*HS nêu cách làm
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít dầu là:
160 - 125 = 35 (l)
Đáp số: 35 l dầu
Chiều
ĐẠO ĐỨC
Giữ lời hứa (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là giữ lời hứa, vì sao phải giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Tôn trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
GDKNS:
+ Kĩ năng tự tim mình có khả năng thực hiện lời hứa
+ Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện lời hứa của mình
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. Đồ dùng ... .
B3: GDHS: Các em hãy chơi đùa ở những nơi an toàn như sân chơi,công viên...Không chơi đùa ở những nơi nguy hiểm như: lòng đường, hè phố hay gần đường sắt.
HĐ3:Làm phần góc vui học tập
- Yêu cầu HS xem tranh và trả lời
B1:Xem tranh để tìm hiểu
B2: HS trả lời
B3: GV kiểm tra,nhận xét và giải thích các câu trả lời của học sinh
B4.GV nhấn mạnh lại
HĐ4: Tóm lược,dặn dò
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- GDHS: Các em hãy chơi đùa ở những nơi an toàn như sân chơi,công viên...Không chơi đùa rnh]ngx nơi nguy hiểm như:lòng đường ,hè phố hay gần đường sắt.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS xem tranh
*Đại diện các nhóm trình bày
+ Các bạn nữ đang nhảy dây trong sân chơi, các bạn nam đá bóng ở lòng đường
+ Các bạn nam đang gặp nguy hiểm
+ các bạn nên chơi ở những nơi dành riêng cho các em nhỏ chơi.
- HS thực hiện
*HS trả lời
Đáp án:
- Nơi có thể chơi đùa; Công viên (Tranh 2)
- Nơi không nên chơi đùa: Trên lòng đường (T1), khu vực gần đường sắt (T3), bãi đỗ xe ô tô (T4)
- HS đọc
TIẾNG VIỆT (TĂNG)
Luyện tập về so sánh
I. Mục tiêu
- HS nắm chắc được một kiểu so sánh mới là kiểu so sánh hơn, kém và các từ có ý nghĩa so sánh hơn, kém; biết cách thêm từ so sánh mang ý nghĩa ngang bằng vào những câu chưa có từ so sánh.
- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng câu so sánh khi viết văn
- Có ý thức vận dụng trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Củng cố kiến thức 
- Nêu các kiểu so sánh đã học. Lấy ví dụ.
- Muốn nhận biết hai kiểu so sánh này ta cần dựa vào đâu?
- Nhận xét, ghi điểm
- KL: Hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
+ Muốn nhận biết hai kiểu so sánh này cần nhận ra từ chỉ sự so sánh.
HĐ2: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau:
a. Tấc đất quý như tấc vàng.
b. Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
c. Thần Chết chạy nhanh hơn gió
d. Ông ấy khoẻ hơn voi
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
- Củng cố về các hình ảnh so sánh
Bài 2: Điền vầo chỗ trống để hoàn thành các câu so sánh sau:
a. Trắng như.
b. Cô ấy có nụ cười tươi như.
c. . hơn đèn
d. Tình yêu của cha mẹ dành cho em lớn hơn.
- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài
- Nhận xét
- Củng cố về các dạng so sánh
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý trong đó có sử dụng các hình ảnh so sánh
- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài
- Nhận xét
- Củng cố cách sử dụng hình ảnh so sánh khi viết văn
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập
- Hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
*HS lấy được nhiều ví dụ hay
- Dựa vào từ so sánh
-HS tự hoàn thành VBT và kiểm tra chộo nhau
- HS đọc đề và làm bài
*HS nêu được câu đó thuộc kiểu so sánh nào
Đáp án:
a. Tấc đất quý như tấc vàng.
b. Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
c. Thần Chết chạy nhanh hơn gió
d. Ông ấy khoẻ hơn voi
- HS tự làm bài
*HS điền được nhiều đáp án
Đáp án:
a. Trắng như bông
b. Cô ấy có nụ cười tươi như hoa
c. Ánh trăng sáng hơn đèn
d. Tình yêu của cha mẹ dành cho em lớn hơn trời biển
- HS tự làm bài
*HS viết đoạn văn hay, sử dụng hình ảnh so sánh sinh động
Ví dụ: Em yêu quý nhất là bà Còng, người hàng xóm của em. Lưng bà cong gập xuống, lúc nào cũng vậy dù đi hay đứng nên mọi người trong xóm thường gọi bà là bà Còng. Bà có mái tóc trắng như mây, hàm răng đen láy như hạt na - nét đẹp của phụ nữ thời xưa. Bà rất quý em, có cái gì bà cũng phần em. Bà sống một mình nên rất cô đơn, vì vậy những khi rảnh rỗi, em thường sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm. Em rất yêu quý bà.
THỂ DỤC
GVC
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Sáng
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập kể về gia đình
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách kể về gia đình
- Rèn cho HS kĩ năng viết văn
- Giáo dục HS biết yêu thương gia đình của mình
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Ôn tập kiến thức
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn kể về gia đình và yêu cầu HS đọc:
Gia đình em gồm có 4 người: bố,mẹ,anh Hiếu và em. Bố em là công nhân,bố là người vui tính. Mỗi ngày đi làm về bố lại giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình. Mẹ em ở nhà nội chợ. Thường ngày mẹ nấu cơm và chăm sóc chúng em. Mẹ em rất hiền và dịu dàng đối với em và anh Hiếu. Anh Hiếu là sinh viên trường đại học Thương Mại, anh là sinh viên đại học năm thứ tư. Anh em rất thương yêu và nhường nhịn em. Hàng ngày anh giúp đỡ bố mẹ. Còn em là con gái út trong gia đình. Em học lớp 3c trường tiểu học Phượng Hoàng. Em chăm học nên bố mẹ hài lòng. Gia đình em sống rất hòa thuận hạnh phúc. Em rất yêu gia đình của mình.
- Bài văn trên kể về điều gì?
- Chốt: Khi viết văn kể về gia đình, em cần chú ý thể hiện được tình cảm của mình đối với gia đình.
HĐ2: Luyện tập, thực hành
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em trong đó có sử dụng những hình ảnh so sánh.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự viết
- Gọi HS trình bày bài làm của mình
- Chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
- Chấm, đọc một số bài hay cho HS nghe
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn
- HS đọc
- Bài văn trên kể về gia đình một bạn nhỏ. Bạn kể về bố, mẹ, anh trai
- Bạn nói lên tình cảm của bạn đối với gia đình
- HS đọc
- HS tự viết vào vở
* HS viết đoạn văn khoảng 5 câu trở nên, từ ngữ giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của mình đối với người thân trong gia đình, sử dụng các hình ảnh so sánh chính xác
Ví dụ: Mái ấm của em gồm 4 thành viên: bố, mẹ, em và bé Linh. Bố em là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Tuy nhiên bố vẫn luôn quan tâm, chăm sóc cho gia đình. Mẹ em là giáo viên. Hằng ngày mẹ lên lớp, tối về lại dạy em học bài. Mẹ có mái tóc mượt như tơ, đôi mắt bồ câu ẩn dưới đôi lông mày lá liễu. Mẹ rất hiền dịu và đảm đang. Bé Linh vừa tròn một tuổi. Bé rất đáng yêu với đôi má phúng phính, đôi mắt to, tròn đen láy như hai hạt nhãn. Còn em đang học lớp 3. Mỗi khi đi học về, em đều dành thời gian chơi với bé và giúp mẹ những công việc nhỏ. Em rất yêu gia đình, em mong gia đình em mãi hạnh phúc như vậy.
TOÁN
Tìm một trong các phần bằng nahu của một số
I. Mục tiêu
- Giúp HS:
+ Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+ Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
- Rèn cho HS kĩ năng tính toán, trình bày bài làm
II. Đồ dùng dạy học
- 12 cái kẹo (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS hỏi đáp nhau về bảng chia 6
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị cho em số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn lấy được của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Em đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
- 4 cái kẹo chính là của 12 cái kẹo.
+ Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hãy trình bày lời giải của bài toán này.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em được mấy cái kẹo? Giải thích bằng phép tính.
+ Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại
HĐ2: Luyện tập - thực hành
Bài 1:
+ Nêu yêu cầu bài toán?
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị; Chuẩn bị bài “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
- HS hỏi đáp nhau
- Đọc lại đề toán.
+ Chị có tất cả 12 cái kẹo.
+ Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
+ Mỗi phần được 4 cái kẹo
+ Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
*Ta lấy 12 chia cho 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là của 12 cái kẹo.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải.
Chị cho em số kẹo là.
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo.
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
+ Nếu chị cho em số kẹo thì em nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
* Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
* HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính.
Đáp án:
+ của 8 kg kẹo là 4 Kg.
+ của 35 m là 7 m.
+ của 24 l là 6 l.
+ của 54 phút là 9 phút.
- 2 HS đọc.
+ Cửa hàng có 40 mét vải.
+ Đã bán được 1/5 số vải đó.
+ Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
+ Ta tìm của 40 mét vải.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp làm vào vở.
Bài giải.
Số mét vải xanh cửa hàng đã bán được là.
40 : 5 = 8 (m)
Đáp số: 8 m.
ÂM NHẠC
GVC
LUYỆN CHỮ
Đ/C Lý soạn giảng
Chiều
TIẾNG VIỆT (TĂNG)
Bài kiểm tra số 2
(Đề lưu ở tổ)
SINH HOẠT
Kiểm điểm nề nếp Đội
I. Mục tiêu:
- Hs thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và các bạn về học tập, ý thức trong tuần.
- Đề ra được phương hướng phấn đấu cho tuần 6.
II. Định hướng nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét tình hình nề nếp trong tuần:
- Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên tong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung: + ý thức trong giờ truy bài.
 + ý thức trong lớp.
 + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
- Giáo viên tổng kết:
+ Ưu điểm: + Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt 15 phút truy bài đầu giờ.
 + ý thức học tập của một số em rất tốt:..
 + Vệ sinh tốt
 + Nhược: + Một số em còn nói chuyện riêng.
 + Hay quên sách vở: 
2. Phương hướng tuần 6:
- Thực hiện tốt nền nếp lớp.
- Khắc phục những nhược điểm
- HSG tích cực giúp đỡ các bạn HS trong lớp ôn tập thuộc các bảng nhân, chia.
- Tham gia tháng “an toàn giao thông”
3. Vui văn nghệ cuối tuần.
- Cá nhân, các nhóm tham gia văn nghệ cuối tuần.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI (TĂNG)
Đ/c Lý soạn giảng
Nhận xét giáo án
Phượng Hoàng, ngày 24 tháng 9 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 45 nam hoc 20122013.doc