Giáo án Lớp 3 - Tuần 5-8 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5-8 - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:

 + Hiểu từ: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

 + Nội dung: Trong trò chơi đánh trận giả, chú lính nhỏ bị coi là “hèn” vì không leo lên mà lại chui qua hàng rào. Thế nhưng khi thầy giáo nhắc nhở, cậu lại là người dũng cảm sửa lỗi. Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

 + Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm.

 + Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Phát âm đúng các từ khó, dễ lẫn: Thủ lĩnh, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm.

 3. Thái độ: Qua bài giáo dục học sinh học tập gương dũng cảm của chú lính nhỏ.

B. Kể chuyện:

· Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.

· Biết tập trong theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

+ Giáo án.

+ Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong Sách giáo khoa.

 + Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 + Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.

2. Học sinh: Coi bài trước khi đến lớp.

 

doc 123 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1097Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5-8 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 5
Thứ 
Tiết
Phân môn
Tên bài dạy
Hai
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Người lính dũng cảm
Người lính dũng cảm
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
Ôn chữ hoa C (tiếp theo)
Ba 
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Chính tả
TN - XH
Tập đọc
(GV chuyên phụ trách)
Luyện tập
Nghe – viết: Người lính dũng cảm.
Phòng bệnh tim mạch
Mùa thu của em
Tư 
1
2
3
4
Mỹ thuật
Âm nhạc
Toán
Lt và câu
(GV chuyên phụ trách)
(GV chuyên phụ trách)
Bảng chia 6
So sánh
Năm 
1
2
3
4
5
Thể dục
Tập đọc
Toán
TN - XH
Thủ công
(GV chuyên phụ trách)
Cuộc họp của chữ viết 
Luyện tập
Hoạt động bài tiết nước tiểu
Gấp con ếch (tiết 2)
Sáu 
1
2
3
4
5
Toán
Chính tả
Đạo đức
Tập làm văn
Sinh hoạt tt 
Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số
Tập chép: Mùa thu của em
Tự làm lấy việc của mình
Tập tổ chức cuộc họp
Nhận xét tuần 5. Kế hoạch tuần 6
Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ hai, ngày tháng năm 200 
Tiết 2+3 Tập đọc – Kể chuyện
 Người lính dũng cảm (Trang 38)
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:
 + Hiểu từ: Nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết..
 + Nội dung: Trong trò chơi đánh trận giả, chú lính nhỏ bị coi là “hèn” vì không leo lên mà lại chui qua hàng rào. Thế nhưng khi thầy giáo nhắc nhở, cậu lại là người dũng cảm sửa lỗi. Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:
 + Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm.
 + Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Phát âm đúng các từ khó, dễ lẫn: Thủ lĩnh, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm.
 3. Thái độ: Qua bài giáo dục học sinh học tập gương dũng cảm của chú lính nhỏ.
B. Kể chuyện:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
Biết tập trong theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn. 
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: 
+ Giáo án.
+ Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong Sách giáo khoa.
 + Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 + Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.
Học sinh: Coi bài trước khi đến lớp.
III. Các hoạt động dạy – học.
Tập đọc
(Khoảng 1,5 tiết)
 Ổn định: Cho học sinh hát đầu giờ.
Kiểm tra bài cũ: Ông ngoại. 
Vì sao em nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
Em nghĩ gì về tình cảm của hai ông cháu trong câu chuyện này?
Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài mới.
 a) Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu bài Chú lính dũng cảm.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Luyện đọc:
 * Đọc mẫu: Đọc toàn bài.
 * Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. Theo dõi học sinh đọc để uốn nắn sửa chữa (nếu các em đọc sai)
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ. 
Theo dõi học sinh đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
Cho học sinh xem một đoạn nứa tép.
Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.
Hoa mười giờ là loại hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng.
Thế nào là nghiêm giọng?
Thế nào là quả quyết? Đặt câu với từ quả quyết.
- Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm.
Chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 em. 
Theo dõi và chỉnh sửa cho từng nhóm.
-------------------Hết tiết 1------------------
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì?Ở đâu?
+ Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi, các bạn cũng phân cấp tướng, chỉ huy, lính như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
+ Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?
+ Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?
+ Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
+ Như vậy chú đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.
+ Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
+ “Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?”
+ Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lính nhỏ cảm thấy thế nào?
+ Theo em, vì sao chú lính nhỏ lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
+ Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
+ Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?
+ Chú đã làm gì khi viên tướng khoát tay và ra lệnh: “ Về thôi!”
+ Lúc đó thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào?
 + Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
 + Em học tập được gì từ chú lính nhỏ trong bài? 
d) Luyện đọc lại: 
 - Chia nhóm học sinh, mỗi nhóm 3 em. Theo dõi, nhắc các em đọc phân biệt lời kể với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp.
 - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Hát đầu giờ.
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Vì ông là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên, người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường để nghe tiếng trống đầu tiên trong đời đi học.
- Tình cảm của hai ông cháu thật sâu nặng. Ông hết lòng yêu thương cháu. Cháu luôn yêu kính và nhớ ơn ông.
- Theo dõi giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
- Theo dõi bài (tai nghe, mắt theo dõi Sgk).
 - Lần lượt từng học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu. Mỗi học sinh chỉ đọc một câu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Cả lớp đọc thầm, 1 học sinh đọc thành tiếng.
+ Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu.
 Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
 Chỉ những thằng hèn mới chui.//
 Về thôi.//
 Chui vào à?//-Ra vườn đi!//-nhưng như vậy là hèn.
Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào/ và luống hoa.//
- Quan sát thanh nứa tép.
- Quan sát hình minh hoạ để hiểu nghĩa của từ.
Quan sát hoa và nghe giới thiệu.
Thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
Dứt khoát, không do dự. “Cậu bé đã quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó).
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Từng nhóm đọc(HS này đọc HS khác nghe, góp ý).
- Một học sinh đọc lại đoạn 1.
- Một học sinh đọc lại đoạn 2.
- Một học sinh đọc lại đoạn 3.
- Một học sinh đọc lại đoạn 4.
[ Cả lớp đọc đồng thanh.
***************************
+ 1 học sinh đọc cả bài.
- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
+ Đọc thầm đoạn 1, trả lời: 
Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
Vì chú sợ hỏng hàng rào của vườn trường.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời.
Hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trả lời.
- Thầy giáo mong học sinh của mình dũng cảm nhận lỗi.
- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.
- Vì chú lính quá hối hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./
- 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo dõi bài trong Sgk.
Chú lính nói khẽ: “ Ra vườn đi!”
Chú nói: “ Nhưng như vậy là hèn!”rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bước nhanh theo chú như theo một người chỉ huy dũng cảm.
Chú lính chú chui ra hàng rào là người lính dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Luyện đọc bài theo nhóm, sau đó thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
(Khoảng 0,5 tiết)
a) Nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
b) Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
 - Theo dõi học sinh nhận xét, sau đó bổ sung, khen ngợi những em có lời kể sáng tạo.
 - Nếu học sinh lúng túng, có thể đặt câu hỏi gợi ý.
 + Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính định làm gì?
 + Tranh 2: Cả nhóm đã vượt rào bằng cách nào? Chú lính vượt rào bằng cách nào?Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
 + Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn? Khi nghe thầy nói chú lính cảm thấy thế nào?Thầy mong muốn điều gì ở các bạn học sinh?
 + Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi người có thái độ như thế nào trước lời nói và việc làm của chú lính nhỏ? 
- Đọc lại yêu cầu của bài(Sgk-tr:5)
- Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.
- 4 học sinh tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 1 học sinh kể lại toàn bộ truyện.
ĩ Sau mỗi lần 1 bạn kể, cả lớp nhận xét theo một số yêu cầu sau: 
 j Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không?
 k Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp khong? Đã biết kể bằng lời của mìn ... ính tả theo một hình thức mới, đó là nhớ lại để viết khổ thơ đầu trong bài Tiếng ru và tìm các từ chứa tiếng có âm đầu r/d/gi.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
+ Đọc thuộc lòng khổ thơ.
+ Theo như lời khuyên của đoạn thơ, con người muốn sống phải làm gì?
+ Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì?
Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
+Trình bày thể thơ này như thế nào cho đẹp?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than?
+ Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
Hướng dẫn viết từ khó.
Nhớ – viết. Đọc mẫu lần 2. HS nhớ lại và viết bài. Kết hợp GDHS nhẩm trước khi viết để hạn chế tối đa sai lỗi chính tả.
Soát lỗi: Đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho học sinh chữa.
Chấm bài: Chấm 7 bài, nhận xét (nội dung, chữ viết, cách trình bày)
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2(treo bảng phụ).
 Nhận xét, chữa lỗi và ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò học sinh viết xấu về nhà luyện viết. Giáo dục học sinh cẩn thận khi viết bài.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp các từ: buông tay, giặt giũ, nhàn rỗi, rét run, diễn tuồng muôn tuổi.
- Chú ý lắng nghe.
1HS nhắc lại tên bài.
Theo dõi bài. 4HS đọc thuộc lòng lại đoạn thơ.
Con người muốn sống phải yêu thương đồng loại.
Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đồng và yêu thương nhau.
Mở SGK trang 64, 65.
Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
Dòng 6 chữ viết lùi vào 1ô li, dòng 8 chữ viết sát lề.
Dòng thơ thứ 2.
Dòng thơ thứ 7.
Dòng thơ thứ 7.
Dòng thơ thứ 8.
Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
Nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả: làm mật, mùa vàng, nhân gian,
3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
Đọc các từ vừa khó vừa viết.
Nhớ – viết bài.
Đổi vở, dùng bút chì sửa lỗi cho bạn.
Theo dõi để rút kinh nghiệm.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
3 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào nháp. Nhận xét, bổ sung bài của các bạn trên bảng. 
Cả lớp làm vào vở: rán – dễ – giao thừa.
1 học sinh nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài: Ôn tập 
Tiết 3 Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
(Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu và khắc sâu những hiểu biết.
Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện thói quen biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
 3.Hành vi: Yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu trong gia đình.
Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án.
- Phiếu giao việc cho HĐ1, HĐ3 và các tấm bìa xanh, đỏ, trắng, bút loong.
 2. Học sinh: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện về gia đình. Xem trước bài.
Các hoạt động dạy – học:
Tiết 2
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em?
 Em cần phải làm gì khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi?
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập thực hành bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Giao việc cho các nhóm:
+ Nhóm 1 và 3: tình huống 1
+ Nhóm 2 và 4: tình huống 2.
Các tình huống:
+ Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
+ Ngày mai, em của Nam sẽ làm bài kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam cần hành động như thế nào?
Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
c)Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
- Kể lại một lần ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau(hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ mọi người?
- Tuyên dương HS biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹKhuyên nhủ những HS còn chưa biết chăm sóc người thân trong gia đình.
d)Hoạt động 3: Trò chơi “Phản ứng nhanh”
Phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm sẽ được phát thẻ màu “ xanh” và “đỏ” để ra dấu hiệu xin được trả lời “đúng” hay “sai”. Các nhóm khác sẽ nghe câu hỏi, các tình huống từ cô. Nếu đội nào muốn trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ trước được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn được quyền trả lời.
Điểm thi: Mỗi câu trả lời đúng ghi được 3điểm
Đội chiến thắng là đội ghi nhiều điểm.
Câu hỏi tình huống:
+ Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn. Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi.
+ Ông bị đau mắt, Thuý đọc báo giúp ông.
+ Bố vừa đi làm về, Hoà đã nài nỉ bố gấp đồ chơi cho mình.
+Em bé ốm, bố mẹ phải quan tâm, chăm sóc em. Thấy bố mẹ không để ý, Hoa dằn dỗi để bố mẹ chú ý hơn.
+ Nam hướng dẫn em giải được bài toán khó.
+ Hai chi em Linh cùng giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa.
+ Loan cố gắng học chăm để giành nhiều điểm 10 tặng mẹ.
+ Buổi trưa cả nhà đang ngủ, anh Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ĩ.
+ Ông bà đang xem thời sự, Việt đòi ông bà bật qua kênh khác để xem hoạt hình.
+ Được bác hàng xóm cho quả cam ngon, Đạt để dành chờ em về cùng ăn.
 - Tổng kết trò chơi. Tuyên dương đội thắng cuộc
4. Củng cố, dặn dò(4’):
- Bổ sung nhận xét của HS.
- Dặn dò
- Hát đầu giờ.
- 3HS lên bảng trả lời. Cả lớp nhận xét.
Em rất sung sướng và hạnh phúc khi được mọi người thân trong gia đình quan tâm chăm sóc.
Cần giữ yên lặng, không làm ồn khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Thảo luận nhóm, trao đổi với nhau về nội dung yêu cầu của cô giáo.Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bà bị mệt, Ngân nên ở nhà chăm sóc bà. Có như thế bà mới yên tâm và mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi không dự sinh nhật bạn. Chắc chắn rằng người bạn ấy sẽ thông cảm cho Ngân.
Phim Nam không xem ngày hôm nay thì có thể xem ngày mai và nếu không xem được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam giúp, em Nam khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em của Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và chắc chắn cả cha mẹ Nam cũng rất vui.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2HS nhắc lại kết luận.
3HS kể về việc làm của mình.
3HS kể về việc làm của mình.
Nghe phổ biến để nắm rõ luật chơi.
Sai.
Đúng.
Sai.
Sai.
Đúng.
Đúng.
Đúng.
Sai.
Sai.
Đúng.
- 1 học sinh nhận xét tiết học.
 - Học bài. Chuẩn bị bài Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Tiết 4 Tập làm văn
 Kể về người hàng xóm (Trang )
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: Kể lại một cách chân thực và tự nhiên về một người hàng xóm.
 2. Kỹ năng: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu. Diễn đạt thành câu, rõ ràng.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý và tôn trong tình cảm láng giềng.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Giáo án.
Các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp(Bảng phụ).
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(2’) 
Gọi 2HS lên kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn.
Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ tập làm văn này, các con sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý.
 Ghi tên bài lên bảng.
Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
- Theo dõi, bổ sung bài cho từng HS.
Bài 2:
 - Chấm bài.
 - Nhận xét bài viết của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Giáo dục học sinh kiên nhẫn trong học tập. 
- Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 1HS kể chuyện và nêu nội dung câu chuyện.
- Nghe nhận xét để rút kinh nghiệm.
Lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
1HS đọc tên bài: Kể về người hàng xóm.
 1HS đọc yêu cầu của bài.
Suy nghĩ về người hàng xóm.
Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì?Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào?
1HS khá kể trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Hai bạn ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý.
5 – 6 HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Thực hành viết bài.
Nộp bài.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm bài sau.
- 1HS nhận xét giờ học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau: Kể về người hàng xóm.
Tiết 5 Sinh hoạt tập thể
Nhận xét tuần 8. Kế hoạch tuần 9
(Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 5 - 6 - 7 - 8.doc