Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

 I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng : Cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, luống, hoảng sợ, nhận lỗi.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với giọng các nhân vật.

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết, dứt khoát.

 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi phải dũng cảm nhận và sửa lỗi.

 B. Kể chuyện:

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

 - Biết tập trung theo dõi nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy- học:

 + Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc.

 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 + 1 thanh nứa tép, 1 số bông hoa mười giờ.

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Tập đọc kể chuyện
Người lính dũng cảm
 I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng : Cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, luống, hoảng sợ, nhận lỗi.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với giọng các nhân vật.
 2. Đọc- hiểu:
 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết, dứt khoát.
 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi phải dũng cảm nhận và sửa lỗi.
 B. Kể chuyện: 
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Biết tập trung theo dõi nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
 + Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc.
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
 + 1 thanh nứa tép, 1 số bông hoa mười giờ.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tập đọc
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát.
 - Báo cáo sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Ông ngoại
 - Trả lời câu hỏi của giáo viên.
 C. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
 - Giáo viên giới thiệu 
 - Nghe giới thiệu.
 2. Luyện đọc
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
 b. Hướng dẫn luyện đọc từng câu
 - Yêu cầu hs đọc từng câu 
 - HS tiếp nối đọc, mỗi em đọc một câu.
 - Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa.
 c. Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
 - 1 học sinh đọc đoạn 1 lớp đọc thầm
 - Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa cách ngắt giọng cho các em.
 - Học sinh luyện cách ngắt giọng đúng
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, 3 ,4.
 - Học sinh đọc đoạn 2, 3 ,4.
 - Học sinh đọc giải nghĩa:nghiêm giọng
 - 4 hs đọc 4 đoạn của bài trước lớp.
 - 4 học sinh đọc
 * Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
 - Các nhóm luyện đọc.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu 1 hsđọc lại cả bài trước lớp.
 - 1 học sinh đọc.
 * Đoạn 1:GV yêu cầu
 Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì?
 Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch ?
 - Lớp đọc thầm đoạn 1
 đánh trận giả
 .trèo qua hàng rào
 * Đoạn 2:Việc leo hàng rào của các bạn khác gây ra hậu quả gì ? 
 - Lớp đọc thầm đoạn2.
 * Đoạn 3:Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lính nhỏ cảm thấy thế nào?
 Theo em vì sao chú lính lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi ? 
 - Lớp đọc thầm đoạn 3.
 run lên vì sợ
 HS phát biểu theo ý hiểu
 * Đoạn 4:Chú lính nhỏ đã nói điều gì với viên tướng khi ra khỏi lớp học ?
 Thái độ của viên tướng và những người lính ntn ?
 - Lớp đọc thầm đoạn 4.
 -Mọi người sững lại
 4. Luyện đọc lại bài:
 - Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
 - Tổ chức 3 – 4 nhóm thi đọc trước lớp.
 - Tuyên dương nhóm đọc tốt.
 - Học sinh luyện đọc bài theo vai trong nhóm mình.
 - Học sinh nhận xét.
Kể chuyện
 1. Xác định yêu cầu:
 - Hai học sinh đọc yêu cầu của bài
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Kể mẫu đoạn 1:GV treo tranh
 - Mở bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý.Yêu cầu học sinh đọc gợi ý đoạn 1 
 - 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp.
 - Một hs dựa vào gợi ý kể trước lớp.
 3. Kể theo nhóm:
 - Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
 - HS nối tiếp nhau kể, mỗi hs kể 1 đoạn.
 4 Thi kể : GV yêu cầu 
 - Giáo viên tuyên dương học sinh kể tốt, có sáng tạo.
 - 2 nhóm học sinh kể trước lớp.
 - Học sinh theo dõi.
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Tổng kết giờ học
 - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 21. Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
(có nhớ)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
 - áp dụng phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan. 
 -Củng cố bài toán về tìm số bị chia chưa biết.
II. Đồ dùng dạy- học: - Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Một học sinh làm bài 2 của tiết trước.
- Hai hs lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
 - Giáo viên hỏi 1 phép tính bất kỳ
- Học sinh trả lời.
 - Nhận xét, cho điểm.
 B. Các hoạt động dạy, học chủ yếu
 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi bảng tên bài.
 - Nghe giới thiệu
 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ).
 a) Phép nhân: 26 x 3
 - Giáo viên ghi bảng: 26 x 3 =
 - Học sinh đọc
 - Một học sinh đặt tính theo cột dọc.
 - Khi thực hiện phép nhân này ta thực hiện tính từ đâu?
 - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị. Sau đó mới tính đến hàng chục.
 b) Phép nhân 54 x 6
 Tiến hành tương tự như phép nhân 26 x 3 = 
 3. Luyện tập – thực hành
 Bài 1: - Giáo viên yêu cầu
 + Bốn học sinh làm bảng.
 + Lớp làm vở 
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm
 Bài 2:
 - Một học sinh đọc đề toán
 -GV hướng dẫn HS làm bài
 - 1 HS lên bảmg làm bài
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài và cho điểm
 Bài 3:
 - Giáo viên yêu cầu
 - GV chấm , chữa bài
 - Cả lớp tự làm bài.
 C. Củng cố – dặn dò:
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
 - Nhận xét tiết học
Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình (tiết 1)
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu
 - Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
 - ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
 2. Kĩ năng: Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà...
 3. Học sinh có thái độ: tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
 II.Tài liệu và phương tiện:
 - Vở bài tập Đạo đức 3
 - Tranh minh hoạ tình huống (hoạt động 1, tiết 1)
 - Phiếu thảo luận nhóm (hoạt động 3, tiết 2
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt đông dạy Hoạt động học
 A.ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu một tình huống liên quan tới việc giữ lời hứa?
 - Hai học sinh nêu.
 - Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh bày tỏ quan điểm của mình về việc giữ lời hứa.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Các hoạt động dạy, học chủ yếu
 1. Giới thiệu bài: 
 - Học sinh nghe giới thiệu.
 2. Dạy học bài mới:
 a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
 - Nếu em là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 vài học sinh nêu cách giải quyết của mình: Đại tự làm bài không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
 - Giáo viên kết luận: Trong chúng ta ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm.
 b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
 - Học sinh đọc bài tập 2 để thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - Học sinh đọc: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng tự làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
 - Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
 - Giáo viên chốt ý.
 c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống:
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
 - 2 nhóm lên thực hiện việc xử lý.
 - Học sinh đưa ra cách xử lý.
 - Giáo viên kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
 D. Hướng dẫn thực hành:
 - Nhận xét giờ học.
 - Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương, ... về việc tự làm lấy việc của mình.
Toán
Tiết 22: Luyện tập
 I. Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: Hệ thống bài tập, chép bài tập 5 ra 2 tờ giấy rô ki.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
 Hoạt động học 
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 hs lên bảng làm bài 1, 2 (tiết 21).
 - 1 học sinh nêu cách trình bày, thực hiện phép tính 42 x 5.
 - Nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục tiêu của bài, ghi bảng tên bài.
 2. Luyện tập - thực hành:
Bài 1:
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Bài tập yêu cầu chúng ta tính.
 - 3 học sinh lên bảng, lớp làm vở toán.
 - Học sinh khác nhận xét.
 - Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
 - Y/c HS tự làm bài
- 1 học sinh đọc: Đặt tính rồi tính.
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm.
 Bài 3:
 - GV nhận xét, cho điểm
 - Học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm vở.
Bài 4: Trò chơi:
 - Giáo viên đọc giờ theo yêu cầu.
 - Lớp quay đồng hồ đến giờ đó.
 - Giáo viên nhận xét.
 - Giáo viên có thể minh hoạ lại bằng mô hình đồng hồ lớn.
Bài 5: Trò chơi:
 - Treo bảng 2 tờ giấy đã chép bài tập.
 - GV nêu luật chơi
 - Lớp chia làm 2 đội chơi. 
 - Học sinh tiến hành chơi.
 - Học sinh nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét, sửa sai.
 C. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập tiết 21.
Tự nhiên Xã hội
Tiết 9: Phòng bệnh tim mạch
I. Mục tiêu:
 - Kể tên được 1 vài bệnh về tim mạch.
 - Hiểu biết về bệnh thấp tim: nguyên nhân, sự nguy hiểm đối với học sinh.
 - Nêu được 1 số cách đề phòng bệnh thấp tim.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: - Giấy khổ to, bút dạ.
 - Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 - Hát.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên thu vở của 3 học sinh, chấm nhận xét.
 - Nên hay không nên làm gì để phòng bệnh tim mạch?
 - Học sinh thực hiện.
 - Học sinh phát biểu.
 - Nhận xét- cho điểm
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài. Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2.Hoạt động 1: Kể tên một số bệnh về tim mạch.
 - Hãy kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết?
 - Học sinh kể: Nhồi máu cơ tim, Thấp tim, hở van tim ...
 - Giáo viên ghi tên các bệnh.
 - Giáo viên giảng cho học sinh hiểu thêm về bệnh đó.
 - Học sinh đọc lại.
 - Nhồi máu cơ tim: Là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nếu không được chữa kịp thời sẽ bị chết?
 - Học sinh nghe.
 - Hở van tim: Bị bệnh này, tim sẽ không điều hoà được lượng máu đi nuôi cơ thể.
 - Học sinh nghe.
 - Thấp tim: Là b ... p án.
 4. Luyện đọc lại bài:
 - Học sinh luyện đọc lại bài theo hình thức phân vai.
 - 1 nhóm 4 học sinh đọc theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, dấu chấm.
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc theo vai.
 - 2 – 3 nhóm đọc thi.
 - Lớp bình chọn nhóm đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ trình tự của 1 cuộc họp thông thường
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu
So sánh
I. Mục tiêu:
 - Tìm và hiểu được các hình ảnh so sánh hơn, kém.
 - Tìm và hiểu được nghĩa các từ chỉ sự so sánh hơn, kém.
 - Thay hoặc thêm được từ so sánh vào các hình ảnh so sánh cho trước. 
 II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên: Viết sẵn các câu thơ, câu văn trong bài vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu 1 số từ chỉ gộp những người trong gia đình.
 - Đặt 1 câu bất kì theo mẫu:
Ai là gì?
 - Giáo viên kiểm tra vở 1 số học sinh.
 - Nhận xét, cho điểm.
 - Học sinh tìm.
 - Học sinh đặt.
 B. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 - Nghe giới thiệu.
 - Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Là chỉ cả ông và bà.
 - 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới các từ chỉ sự so sánh, mỗi học sinh làm 1 phần. Lớp làm nháp
 Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Học sinh lên bảng gạch 2 gạch dưới từ chỉ sự so sánh.
 - Học sinh nhận xét.
 - Giáo viên chốt: 
 * Phân biệt so sánh ngang bằng và so sánh hơn, kém.
 - So sánh hơn, kém: 2 sự vật không ngang bằng nhau mà hơn kém nhau, có sự chênh lệch hơn kém “cháu” hơn “ông”.
 - Câu “ông là buổi trời chiều”, 2 sự vật được so sánh có sự ngang bằng nhau.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Giáo viên chữa bài, cho điểm.
 - Học sinh xếp các hình ảh so sánh trong bài thành 2 nhóm:
 + So sánh ngang bằng
 + So sánh hơn, kém
 Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 2 học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm.
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
 - Học sinh làm bài:
 + Quả dừa - đàn lợn
 + Tàu dừa - chiếc lược
 - Các hình ảnh so sánh trong bài 3 khác gì các hình ảnh so sánh trong bài 1?
 - Các hình ảnh so sánh trong bài 3 không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bằng các gạch ngang (-).
Bài 4:
 - Học sinh đọc đề bài: Tìm các từ so sánh có thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
 - Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn, kém?
 - So sánh ngang bằng.
 - Học sinh tổ chức thi làm bài trong 5 phút. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng: như, là, tựa như là, tựa như, như thể, ví như.
 * Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 - Học sinh làm bài vào vở bài tập.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Tìm câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài “Người lính dũng cảm”.
 - Câu: Chiếc máy bay ... giật mình ... chỉ huy dũng cảm.
 - Đó là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém.
 - So sánh ngang bằng.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về ôn lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Tập làm văn
Tập tổ chức cuộc họp
 I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết tổ chức 1 cuộc họp tổ (lớp):
 - Xác định được nội dung cuộc họp.
 - Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc: Cuộc họp của chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên: Viết sẵn trên bảng trình tự của cuộc họp thông thường.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 vài hs nhắc lại trình tự của cuộc họp đã học trong bài: Cuộc họp của chữ viết.
 - Giáo viên nhận xét- đánh giá. 
 B. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Ghi bảng tên bài.
 2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp.
- 1 học sinh đọc yêu. Lớp theo dõi.
 - Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
 - HS tự nêu 1 nội dung mà tổ định làm.
 - Nêu lại trình tự của 1 cuộc họp thông thường.
 - Học sinh nêu lại trên bảng.
 - Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ?
 - Người chủ toạ cuộc họp.
 - Người chủ có thể là ai trong lớp?
 - Học sinh nêu.
 - Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
 - Chủ toạ nêu sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến xây dựng.
 - Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra?
 - Tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng( chủ toạ) tổng hợp ý kiến của các bạn.
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào? 
- Cả tổ bàn bạc để phân công sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
3. Tiến hành cuộc họp
- Giáo viên yêu cầu 
-Mỗi tổ chọn 1nội dung gợi ý trong SGK
- Học sinh tiến hành họp
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh 
- Học sinh ghi chép lại nếu cần.
4. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
- Giáo viên kết luận, tuyên dương tổ có cuộc họp tốt đạt hiệu quả.
C. Củng cố- dặn dò
 Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 25 : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
I Mục tiêu
 - Giúp HS biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - áp dụng để giải toán có lời văn.
II Đồ dùng dạy – học
 Phấn màu , hệ thống đáp án bài tập
III Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
1 Kiểm tra bài cũ
Gọi hs đọc thuộc bảng chia đã học.
Nhận xét, cho điểm
2 Dạy học bài mới
a Giới thiệu bài
b HD tìm một trong các phần bằng nhau của một số
 GV nêu bài toán
 Bài toán cho biết những gì ?
 Bài toán yêu cầu gì ?
 Làm thế nào để tìm 1/ 3 của 12 cái kẹo ?
 12 cái chia thì mỗi phần có mấy cái ?
 Làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo ? 
 * Kết luận : 4 cái kẹo là 1/3 của 12 cái .
 * Mở rộng : Với bài toán trên nếu chi cho em 1/2 cái thì em được mấy cái kẹo? 
 Tương tự với 1/4, 1/6 
 Vậy muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
 GV nhận xét , kết luận
 3 Luyện tập
 Bài 1 : gọi hs đọc yêu cầu
 GV hướng dẫn mẫu 
 Nhận xét , cho điểm
 Bài 2 : hs đọc yêu cầu, GV hướng dẫn 
 Nhận xét , chữa bài , cho điểm
4 Củng cố , dặn dò
 Muốn tìm 1 trong các phần = nhau của 1 số ta làm thế nào ?
 Nhận xét tiết học
 Về làm bài ở VBT
Hoạt động học
2 hs lên làm bài 2 3 của tiết trước
3-5 hs đọc thuộc
Nghe giới thiệu
HS nêu lại
HS trả lời
Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau
Có 4 cái
Thực hiện phép chia : 12 : 3 = 4
HS tự giải bài toán
HS trả lời
Muốn tìm 1 tronglấy số đó chia cho số phần.
1 hs đọc
3 hs lên bảng làm
1 hs lên tóm tắt và giải, lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số m vải xanh cửa hàng bán là
 40 : 5 = 8 (m)
 Đáp số : 8 m 
Tuần 5
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Luyện từ và câu (BS)
Từ ngữ về gia đình
I. Mục tiêu:
	- Củng cố và mở rộng hơn cho HS từ ngữ về gia đình.
	- Củng cố về kiểu câu: Ai là gì?
	II. Chuẩn bị:
	- Hệ thống bài tập.
	III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đầu bài, yêu cầu 1 HS đọc.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- GV làm mẫu:
+ Chọn tiếng “yêu” và tiếng “mến” ghép được từ “yêu mến”
- Yêu cầu HS làm tiếp.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 2:
- GV ghi đầu bài, yêu cầu 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
* Bài 3:
- GV ghi đầu bài, yêu cầu 1 HS đọc.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
Hoạt động học
 Dùng các tiếng: yêu, mến, quý, kính ghép với nhau để có 8 từ thường dùng để chỉ quan hệ tình cảm gia đình.
- Ghép 4 tiếng thành 8 từ.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- HS làm bài vào vở.
 Tìm một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về tình cảm tốt đẹp giữa những người thân.
- 6-7 em.
 Đặt câu theo mẫu “Ai là gì” để nói về bạn nhỏ trong bài “Khi mẹ vắng nhà”, bạn bé trong bài “Cô giáo tí hon”.
- Đặt câu theo mẫu: Ai - là gì.
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- HS làm bài vào vở.
Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2008
Toán (BS)
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số không nhớ và có nhớ.
	- HS làm tính, giải toán đúng với dạng phép nhân trên.
	II. Chuẩn bị:
	- Bài tập luyện tập.
	III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đầu bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu 4 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2:
- GV ghi đầu bài và yêu cầu HS đọc.
- x trong 2 phép chia này được gọi là gì?
- Muốn tìm số bị chia làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Bài 3:
- GV ghi đầu bài, HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Cho HS nhận xét để thấy đây là các phép nhân có nhớ.
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở.
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập về phép nhân.
Hoạt động học
 Đặt tính rồi tính tích biết các thừa số lần lượt là:
 33 và 2 22 và 3
 42 và 2 34 và 2
- Tìm x: x : 4 = 12 x : 2 = 24
- Số bị chia.
- Lấy thương x số chia
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
 Đặt tính rồi tính: 
 37 và 2; 42 và 5; 24 và 3; 36 và 8
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
- 1 thùng hàng: 55kg
 6 thùng hàng: kg?
- 1 HS giải trên bảng.
Thể dục (BS )
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố cho HS một số kỹ năng về ĐHĐN như: quay phải, quay trái.
	- Luyện kỹ hơn về cách chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”.
	II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường.
	- Phương tiện: Còi, kẻ vạch.
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Số lần
T.Gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Chơi TC “Thi xếp hàng”.
2’
1’
2’
- Theo 4 hàng dọc
- Theo 4 hàng dọc
Cơ bản
- Ôn quay phải, quay trái.
- Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”.
6-7’
10’
- Gọi một vài HS tập tốt lên tập mẫu.
+ Yêu cầu HS nhắc lại động tác quay.
+ Chia tổ để tập, tổ trưởng hô, điều khiển tổ mình.
 GV quan sát các tổ để uốn nắn những em tập chưa đúng.
+ Tập cả lớp.
- Yêu cầu HS nhắc lại luật chơi và cách chơi.
+ Cho cả lớp chơi.
Kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- Giao BTVN: Ôn quay phải, quay trái cho thành thạo.
1’
2’
- Tự ôn luyện ở nhà 15-20’.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan5 da sua.doc