Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Cả ngày

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Cả ngày

BUỔI SÁNG Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 16 + 17

 BÀI TẬP LÀM VĂN

A/ Mục tiêu

 - Rèn đọc các từ ở địa phương hay đọc sai: ngắn ngủn, rửa bát đĩa, vất vả, khăn mùi soa.liu - xi - a ,Cô- li-a.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” và lời người mẹ.

 - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của hs phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

 - KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

B / Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa ,

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Cả ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Ngày soạn: 24/9/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
BUỔI SÁNG	 Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 16 + 17 
 BÀI TẬP LÀM VĂN
A/ Mục tiêu 
 - Rèn đọc các từ ở địa phương hay đọc sai: ngắn ngủn, rửa bát đĩa, vất vả, khăn mùi soa...liu - xi - a ,Cô- li-a.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” và lời người mẹ.
 - Hiểu ý nghĩa: Lời nói của hs phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
 - KC: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
B / Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa , 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc bài : Cuộc họp của các chữ viết 
-Nêu nội dung bài đọc ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu :
*Giới thiệu chủ điểm và bài đọc ghi tựa bài lên bảng .
 b) Luyện dọc: 
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Giới thiệu về nội dung bức tranh .
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu ,
 - Luyện đọc tiếng, từ HS phát âm sai. 
-Viết từ Liu - xi - a , Cô - li - a 
- Gọi học sinh đọc tiếp nối các đoạn trong bài.
Lắng nghe nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
 Giúp HS hiểu từ: ngắn ngủn.
-Yêu cầu đặt câu với từ Ngắn ngủn 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu các tổ đọc đồng thanh 4 đoạn của truyện.
-Gọi một học sinh đọc cả bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2, TLCH 
+ Nhân vật xưng “ Tôi “ trong truyện này là ai?
+ Cô giáo ra cho lớp đề tập làm văn như thế nào? 
+ Vì sao Cô – li – a thấy khó viết bài TLV này?
- Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi va
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a làm cách gì để bài viết dài ra ?
- Yêu cầu 1HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm. 
+ Vì sao lúc đầu mẹ sai đi giặt quần áo Cô – li – a lại ngạc nhiên na
+Do đâu mà sau đó bạn lại vui vẻ làm theo lời mẹ 
+ Qua bài học giúp em hiểu thêm điều gì ?
 d) Luyện đọc lại : 
- GV đọc mẫu đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn .
- Mời 1 số em thi đọc diễn cảm bài văn.
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn .
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
­) Kể chuyện : 
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Sau đó chọn kể 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
* Hướng dẫn học sinh sắp xếp các bức tranh theo thứ tự .
- Gọi học sinh xung phong nêu trật tự của 4 bức tranh của câu chuyện.
- Mời một em đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu .
- Mời học sinh kể mẫu từ 2 – 3 câu .
- Gọi từng cặp kể.
- Yêu cầu ba , bốn học sinh tiếp nối nhau kể lại 1đoạn bất kì câu chuyện. 
- Theo dõi bình chọn học sinh kể tốt nhất ..
 đ) Củng cố dặn dò : 
* Qua câu chuyện em hiểu được điều gì 
- 3 em đọc bài , mỗi em đọc một đoạn .
- 1 em đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc 
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
-Lớp quan sát tranh.
HS đọc nối tiếp câu.
.-Lớp luyện đọc từ chỉ tên người nước ngoài: liu - xi - a ,Cô- li-a.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Học sinh tự đặt câu với từ ngắn ngủn (Chiếc áo của em đã ngắn ngủn) .
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. 
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. 
- Một học sinh đọc lại cả câu chuyện .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1và 2 một lượt .
- Nhân vật xưng “ tôi “ trong truyện có tên là Cô – li – a 
- Kể lại những việc làm đã giúp mẹ. 
- Vì Cô – li – a chẳng phải làm việc gì giúp mẹ cả, mẹ dành thời gian cho bạn ấy học.
- 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm. 
+ Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và đã kể ra những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. Cô-li-a viết “ muốn giúp mẹ nhiều hơn...”. 
- Một học sinh đọc to đoạn 4, lớp đọc thầm.
+ Vì Cô-li-a chưa bao giờ phải giặt quần áo, đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn làm việc này 
+ Vì nhớ ra đó là việc bạn đã viết trong bài tập làm văn .
+ Lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 em đọc diễn cảm bài văn.
- 4 em tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
-Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Học sinh quan sát lần lượt dựa vào gợi ý để xếp đúng trật tự của 4 bức tranh .
- Học sinh xung phong lên bảng xếp lại thứ tự 4 bức tranh theo câu chuyện (Thứ tự các bức tranh là : 3 – 4 – 2 -1).
.- 1HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu. 
- Một học sinh kể mẫu 2-3 câu.
- Lần lượt từng cặp học sinh kể.
- Ba, bốn em nối tiếp nhau kể một đoạn câu chuyện .
- Mỗi chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm.
 Toán Tiết: 26
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : 
-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giảicác bài toán có lời văn.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở bài tập 
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 3, mỗi em làm câu.
- Nhận xét chung. .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập .
- GV làm mẫu câu 1.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Gọi 2 học sinh lên tính mỗi em một phép tính .
 a, Tìm 1 của: 12 cm, 18 kg, 10 lít
 2
 b, Tìm 1 của: 24m, 30 giờ, 54 ngày,
 6
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- H/dẫn HS phân tích bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để chấm và chữa bài .
- GV chấm một số bài.
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 3: -Gọi em đọc bài tập 3(nếu còn thờigian).
- Gọi một em giải bài trên bảng .
- Yêu cầu lớp giải bài vào vở .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4:Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1 số ô vuông
 5
 - GV giải thích câu trả lời của các em. 
 c) Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học và làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Hai học sinh khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 2 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
a, ......là: 6cm, 9 kg, 5 lít
b,......là: 4m, 5 giờ, 9 ngày.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở kết hợp tự sửa bài cho bạn.
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Một học sinh nêu yêu cầu bài.
- Nêu những điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Một học sinh lên bảng thực hiện . 
Giải
Số bông hoa Vân tặng bạn là :
30 : 6 = 5 ( bông )
 Đáp số: 5 bông hoa 
- Lớp chữa bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện vào vở 
- Một học sinh lên bảng giải bài . 
Giải :
Số học sinh lớp 3A tập bơi là :
28 : 4 = 7 ( bạn )
Đáp số: 7 bạn
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- HS quan sát trả lời
 - Hình 2 và 4 có 1 số ô vuông đã được tô màu 5
-Về nhà học bài và làm bài tập .
.............................................................................
	Đạo đức Tiết: 5 
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2).
A/ Mục tiêu: 
- HS biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
- Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
- Hiểu được ích lợi cuả việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. 
B /Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu minh họa dành cho hoạt động 2; VBT.
C/ Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Bài cũ:
- Gọi HS nêu công việc tự làm lấy của mình.
- Nhận xét tuyên dương.
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài học (tiết 2)
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ 
+ Các em đã từng tự làm những việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện được điều đó như thế nào? 
+ Em cảm thấy thế nào khi làm hoàn thành công việc của mình ?.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả trước lớp .
- Giáo viên kết luận .
* Hoạt động 2: Đóng vai 
- GV chia lớp thành 4 nhóm; giao nhiệm vụ 2 nhóm xử lí tình huống 1(BT4 ở VBT), 2 nhóm xử lí tình huống2(BT5 ở VBT),rồi thể hiện qua TC đóng vai.
- Mời từng nhóm lên trình bày TC đóng vai trước lớp. 
* Giáo viên kết luận: SGV. 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
- Cho HS trao đổi và làm BT6 ở VBT.
- GV nêu từng ND, HS nêu kết quả của mình trước lớp, những HS khác bổ sung.
(Đồng ý ở các câu a, b, đ, e)
* Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác.
3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà chuẩn bị bài 4
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn trả lời
- HS theo dõi giáo viên và tiến hành suy nghĩ và nêu kết quả về những công việc mà bản than tự làm lấy. Qua đó bày tỏ cảm giác của mình khi hoàn thành công việc. 
- Lần lượt từng học sinh trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét .
- Các nhóm thảo luận các tình huống theo 
yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt từng nhóm trình diễn trước lớp.
- Lớp trao đổi nhận xét .
- Từng cặp trao đổi và làm BT6.
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước lớp. 
- Lớp theo dõi và nhận xét ý kiến bạn .
* Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
..........................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU Tự nhiên xã hội Tiết: 11 
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
A/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu được cách phòng tránh các bệnh kể trên.
- GDHS biết được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. 
B/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình liên quan bài học ( trang 24 và 25 sách giáo khoa),
C/ Các hoạt đọng dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “cơ quan bài tiết nước tiểu”
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
Bước 1 : -Yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi :
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ?
Bước 2 :- Yêu cầu các cặp lên trình bày kết quả thảo luận .
-Theo dõi bìn ... .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp. 
- Học sinh thực hành chia trên vật thật hạn: 
+ Lấy 8 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau mỗi nhóm được 4 que ( không thừa )
+ Lấy 9 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau được mỗi nhóm 4 cây thừa 1 que tính.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- 3HS lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.
a/20 4 15 3 19 4 
 20 5 15 5 16 4
 0 0 3 
20 : 4 = 5 15 : 3 = 5 19 : 3 = 4 (dư3) 
b,.............................
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- 4 em lần lượt nêu kết quả làm bài, cả lớp nhận xét.
- Đổi vở KT chéo bài nhau.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng.
+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô ở hình a
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà xem lại các làm bài tập đã làm.
...............................................................................................
	Luyện từ và câu Tiết: 5 
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
 A/ Mục tiêu : 
- Tìm được một số từ về trường học qua bài giải ô chữ. Biết điền đúng dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu văn. 
B/ Đồ dùng dạy học: 
- 2 tờ giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ ở bài tập 1.
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT2.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh làm bài tập 1.
- Một học sinh làm bài tập 3.
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: - Gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập 1 .
-Yêu cầu lớp đọc thầm và theo dõi ô chữ và chữ cần điền (LÊN LỚP).
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm rồi làm bài tập vào nháp .
- Dán 2 tờ giấy lên bảng mời 3 nhóm HS(mỗi nhóm 10 em) thi tiếp sức điền vào ô trống để được các từ hoàn chỉnh. Sau đó đại diện mỗi nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, đọc từ mới xuất hiện .
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Cho cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
 Bài 2 : - Gọi 1em đọc yêu cầu bài tập 2(Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh làm vào VBT.
- Mời ba học sinh lên bảng làm bài. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng.
3) Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học về so sánh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu 
- Hai em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách giáo khoa.
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm 
- 2 nhóm mỗi nhóm 10 em lên chơi tiếp sức mỗi em điền nhanh một từ vào ô trống. Đọc kết quả các từ đã hoàn chỉnh. 
- Lớp theo dõi nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
- 1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- 3 em lên bảng lên bảng làm bài.
a, Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
.............................................
- Lớp theo dõi nhận xét, chữa bài.
- Hai em nhắc lại các từ thường dùng nói về nhà trường 
- Về nhà học bài, xem lại các BT đã làm..
...........................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục được rèn kĩ năng đọc thành tiếng, hiểu từ ngữ, nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1. Luyện đọc.
a.Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài
-GV chốt ý kiến về phát âm, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy; về giọng đọc, ngữ điệu nhân vật,
-GV bổ sung
b.Chia nhóm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và nêu câu hỏi tương ứng
-Nêu ND của bài?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tìm hả so sánh:
a.Bản em trên chóp núi
 Sớm bồng bềnh trong mây (Sương rơi -mưa giội)
 Sương rơi như mưa giội
 Trưa mới thấy mặt trời
b.Cam xã Đoài mọng nước(nước cam vàng ngọt -mật ong)
 Giọt vàng như mật ong
c.Nắng vườn trưa mênh mông	
 Bướm bay như lời hát (bướm bay -lời hát)
d. Con tàu là đất nước (con tàu -đất nước)
 Đưa ta tới bến xa.
Bài 2: Tìm các bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì là gì?
Nắng ghé vào cửa lớp. 
(Cái gì ghé vào cửa lớp? Nắng làm g ×)
Chúng em trực nhật. 
 (Ai trực nhật? Chúng em làm g ×?)
Bài 3: Viết tiếp thành câu văn có hình ảnh so sánh
-Đường mềm như.
-Thần Chết chạy nhanh ..
-Cái Thanh đôi má núng nính ngồi tròn như .
*Tập làm văn;
Viết một đoạn văn kể về gia đình của mình trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh. Gạch dưới hình ảnh so sánh.
* Hoạt động 3- Nhận xét tiết học
- Giáo viên chữa bài và nhận xét 
- Hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà
-Chú ý lắng nghe
-CL chú ý theo dõi lắng nghe và nhận xét
-CL chú ý theo dõi lắng nghe
-Từng nhóm 4 luyện đọc
-Đọc trình diễn.; CL nh.xét, bình chọn CN đọc hay nhất
-HS trả lời
-Chú ý lắng nghe và thực hiện ở nhà.
 Học sinh làm bài vào vở ôn luyện
Toán
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 - Củng cố các chia số c hai chữ số cho số có 1 chữ số.
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
- Hướng dẫn học sinh làm thêm một bài tập tập có liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động day
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT - VBT.
- GV lần lượt cho HS nêu YC các BT
- Yêu cầu học sinh tự làn bài vào vở
- GV kết hợp cho điểm HS
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thêm một số bài tập
Bài 1: Một chiếc đò chỉ chở được 5 người. Hỏi có 37 người thì cần mấy chiếc đß?
Bài 2: Một phép chia có thương là 25; số chia là 5; số dư là số dư lớn nhất . Tìm số bị chia.
Bài 3: Hai số có tích bằng 156; biết rằng nếu thêm vào thừa số thứ nhất 3 đơn vị thì được tích mới là 174. Tìm hai số đó.
Bài 4 : Tìm y, biết: y:2<4 6<y:2<8
Bài 5: Tìm số bị chia và số chia bé nhất sao cho phép chia có thương là 26 và số dư là 6 
* Hoạt động 3- Nhận xét tiết học
- Giáo viên chữa bài và nhận xét 
- Hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà
- Học sinh nêu yêu cầu các bài tập
- Học sinh làm bài vào vở bài tập 
- Học sinh làm bài vào vở
Ngày soạn: 25/9/2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
	 Toán Tiết: 30 
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : 
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư .
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B/ Đồ dùng dạy học: 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 3 em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện 1 phép tính chia.
-Chấm vở tổ 3 .
-Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Yêu cầu tự đặt tính rồi tính vào vở nháp .
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp giải vào bảng con.
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài 3 - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán trả lời theo yêu cầu của gv rồi tự giải vào vở.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
Bài 4 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, tự làm bài, sau đó trả lời miệng.
d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- Lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Một em đọc lại yêu cầu bài tập 1.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp. 
- 4 học sinh lên bảng đặt tính và tính 
 17 2 35 4
 16 8 32 8 
 1 3 
 42 5 58 6 
 40 8 54 9 
 2 4
- Một em nêu đề bài (Đặt tính rồi tính).
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Cả lớp đọc thầm bài toán, trả lời theo sự hướng dẫn của gv rồi tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở KT chéo bài nhau.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Giải: Số HS giỏi có là:
 27 : 3 = 9 (HS )
 Đáp số: 9 (HS )
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miêng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
 (Khoanh vào đáp án B)
-Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm. 
...................................................................................
	Tập làm văn Tiết: 6
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kỹ năng nói: HS biết kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu) diễn đạt rõ ràng . Rèn tính cẩn thận, sạch sẽ. 
B/ Đồ dùng dạy học:: 
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý điều gì?
- Người điều khiển cuộc họp cần phải làm gì?
- GV nhận xét - ghi điểm 
2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài 
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 - Gọi 2 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý), cả lớp đọc thầm theo 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh :
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết ra sao ? Ai dẫn em tới? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu một học sinh khá kể mẫu. 
- Yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. 
- Ba – bốn học sinh kể trước lớp .
- Giáo viên nhận xét bình chọn em kể hay nhất.
 Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài (Viết lại những điều em vừa kể).
- Cho cả lớp viết bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em viết tốt nhất.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. 
- Hai học sinh nhắc lại đầu bài .
-Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý .
- Phải xác định nội dung , thời gian ngày đầu được đến trường để kể lại theo trình tự .
- 1HS khá kể mẫu, cả lớp chú ý nhận xét.
- HS ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đến trường của mình .
- ba - bốn học sinh kể trước lớp. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp viết bài.
- Đọc bài trước lớp (5 - 7 em), cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 6 hai buoi.doc