Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn

- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật

- Hiểu nội dung văn bản: nói phải đi đôi với làm

- Biết cách tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,. về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phần Đọc mở rộng

- Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình

- Phát triển ngôn ngữ

 

docx 64 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
ĐỌC: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT
 NÓI VÀ NGHE: KÊ CHUYỆN ĐỘI VIÊN TƯƠNG LAI
Ngày dạy:
10/10/2022
Tiết: 36 - 37
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.
- Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ
- Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai
- Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô
- Phat triển năng lực ngôn ngữ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em thấy bài toán dưới đây có gì đặc biệt
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thảo luận và tìm ra đáp án
- HS phát biểu ý kiến trước lớp: Đề bài toán được viết dưới dạng thơ
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lời giải toán đặc biệt”.
+ Bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc: giọng kể, có nhấn nhá, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
+ Hiểu nội dung bài: Câu chuyện kể về một buổi thi toán của Vích-to Huy-gô: Huy-gô đã làm bài rất chậm, khiến thầy giáo vô cùng lo lắng. Nhưng cuối cùng, thầy phát hiện ra Huy-gô đã giải toán bằng thơ. Câu chuyện cho thấy tài năng văn chương của Vích-to Huy-gô từ khi còn rất nhỏ
+ Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai
+ Có thêm hiểu biết về đại văn hào nước Pháp Vich-to Huy-gô
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, đọc nhấn nhá theo nội dung câu chuyện
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên của thầy giáo: À, ra thế!
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giỏi đều các môn
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lo lắng thay cho Huy-gô
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến À, ra thế!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Vích-to Huy-gô, mải miết, mười lăm phút
- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vích-to Huy-gô đã bộc lộ năng khiếu gì từ rất sớm?
+ Câu 2: Trong giờ kiểm tra Toán, vì sao thầy giáo lại rất lo lắng cho Vích-to Huy-gô?
+ Câu 3: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?
+ Câu 4: Qua giờ kiểm tra Toán, em thấy Huy-gô là người như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Từ rất sớm, Vích-to Huy-gô đã bộc lộ tài năng thơ ca của mình
+ Trong giờ kiểm tra Toán, thầy giáo lo lắng cho Huy-gô vì Huy-gô cứ ngồi cắn bút, dù chỉ còn 20 phút nữa là hết giờ.
+ HS chọn đáp án C
+ Em thấy Huy-gô là người thông minh/ Em thấy Huy-gô là người thích thử thách bản thân,...
- HS đọc
3. Nói và nghe: Kể chuyện Đội viên tương lai
- Mục tiêu:
+ Nghe và kể lại được câu chuyện Đôi viên tương lai
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 3: Nghe câu chuyện 
- GV YC HS quan sát các bức tranh, dựa vào tên truyện và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh và cho biết:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu câu chuyện, kể chuyện lần 1
- Gv kể chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại hỏi sự việc tiếp theo là gì để HS tập kể theo, khích lệ các em nhớ chi tiết câu chuyện
- GV nêu câu hỏi dưới tranh và mời một số em trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét,tuyên dương
3.2. Hoạt động 4: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tưởng lai
- GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp.
- GV cho HS làm việc nhóm 2, thực hiện yêu cầu
- Mời các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.3. Hoạt động 5: Nếu là Linh, khi phát hiện ra tờ đơn bị bẩn, em sẽ làm thế nào?
- Gv hướng dẫn HS nêu suy nghĩ về cách làm của bạn Linh trong câu chuyện. YC HS đưa ra cách giải quyết
- YC 2,3 nhóm trình bày trươc lớp
- Gv khen ngợi, động viên HS
- HS quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi, trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi dưới tranh
- 1 HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Đội viên tương lai
- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.
- HS trao đôi trong nhóm suy nghĩ của mình
- Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
- YC HS tìm hiểu thông tin về Đội TNTP HCM (ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 Điều BH dạy thiếu niên nhi đồng,...)
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS tìm hiểu và trao đổi với người thân về những thông tin mình tìm được
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 6
Nghe – Viết: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT
Ngày dạy:
11/10/2022
Tiết: 38
Môn: Tiếng việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút
- Viết chính tả các tiếng chứa r/d/gi hoặc an/ang 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học
- Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe bài Dàn đồng ca mùa hạ để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Viết đúng chính tả một đoạn trong bài Lời giải toán đặc biệt trong khoảng 15 phút.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)
- GV giới thiệu nội dung
- GV đọc lại một đoạn trong câu chuyện Lời giải toán đặc biệt, từ Huy-gô mải miết viết đến À, ra thế!
- Mời 1 HS đọc lại cả đoạn
- GV hướng dẫn cách viết bài:
+ Cách đặt dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói của nhân vật
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi câu
+ Đặt dấu chấm câu và dấu chấm than cuối câu.
+ Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: Huy-gô, mải miết,....
- GV đọc từng cụm từ hoặc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại đạn văn cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
2.2. Hoạt động 2: Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- YCHS làm việc nhóm để thực hiện 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
2.3. Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả (chọn a hoặc b)
a. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi
- GV mời HS nêu yêu cầu.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động bắt đầu bằng r, d hoặc gi
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b. Trò chơi: Thỏ về nhà
- Gv tổ chức cuộc thi Đưa thỏ về nhà sớm nhất.
- GV HD cách chơi:
+ HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án
+ Từng nhóm phải tìm đáp án càng nhanh càng tốt rồi viết ra một tờ giấy và nhanh chóng dán lên bảng
+ Nhóm nào dán được giấy lên bảng là nhóm hoàn thành nhiệm vụ. GV sẽ ghi lại thứ tự các nhóm đã hoàn thành. Nếu trong lớp có quá nhiều nhóm thì GV dừng trò chơi sau khi 3 nhóm đầu tiên hoàn thành.
+ GV cùng HS kiểm tra đáp án. Nhóm nào viết đúng đáp án, đúng chính tả và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc.
- GV chốt đáp án trên bảng lớp (1. Màu vàng; 2. Buổi sáng; 3. Quả nhãn; 4. Cái đàn)
- Gv khen ngợi HS tích cực tham gia bài học và chơi trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại – cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe.
- HS viết bài.
- ...  trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Ngoài những công việc hàng ngày, chúng ta thường có nhiều việc trong tuần. Cả lớp có quyết tâm dùng cuốn sổ hàng ngày, hàng tuần và xem như bạn thân thiết của mình không?
- HS ghi việc cần làm: Ví dự:
Thứ hai kiểm tra môn Toán
Thứ tư làm thiếp chúc mừng sinh nhật Bố 
- HS chia nhóm và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét
4. Cam kết hành động(3-5’)
- Mục tiêu;
+ Làm và thực hiện theo cuốn sổ nhắc việc
- Cách tiến hành:
- GV đề nghị HS về nhà làm cuốn sổ và thực hiện theo những công việc đã ghi trong sổ
? Bài học ngày hôm nay giúp em hiểu thêm điều gì?
? Hãy thảo luận với người thân về việc nên làm cùng gia đình và bổ sung ghi vào sổ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
- HS về nhà thực hiện
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS thực hiện
- HS lắng nghe 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC
****************************************
Tuần: 6
Sinh hoạt theo chủ đề: LÀM THEO KẾ HOẠCH
Ngày dạy:
15/10/2022
Tiết: 18
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo :TUẦN 7
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người.
* Hoạt động trải nghiệm: 
- HS chia sẻ với bạn kết quả ban đầu của việc dùng sổ nhắc việc
- Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi chiếu bài, sổ nhắc việc đã làm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 5:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 6:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Làm việc theo kế hoạch
- GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả trao đổi cá nhân về những thành công do dùng sổ nhắc việc của mình đem lại.
- GV đưa câu hỏi cho HS trả lời
? Em có thường xuyên dùng số không?
+Em thấy cuón sổ có thực sự nhắc mình nhớ những việc cần làm không?
+ Em có dự định sẽ tiếp tục sử dụng cuốn sổ này ghi lại những việc cần làm và thực hiện nó trong tuần sau và các tuần tiếp theo không?
? Kể lại kết quả việc mình dùng sổ nhắc việc đem lại?
Kết luận: Thói quen dùng sổ nhắc việc rất tốt , nó sẽ giúp mình làm việc có kế hoạch và hắc nhỏ mình không bị quên hay bỏ sót các việc cần làm
b. Hoạt động nhóm: 
dóng vai vở diễn tiểu phẩm chú khỉ đãng trí:
Mục tiêu: HS được nhắc nhở rèn thói quen làm việc có kế hoạch không quên hay bỏ sót công việc.
Tổ chức hoạt động:
- Khỉ mẹ giao việc cho khỉ con hái Táo, Chuối, Hồng.
- GV hướng dẫn HS khi chỉ tới vừơn nào HS đóng vai vườn đó lắc lư rung rung
- GV mời học sinh thực hiện
Gia đình nhà khỉ rất yêu thích hoa quả nên mọi người đều chung tay hái dự trữ sắn hoa quả trong nhà. Buổi sáng trước khi mẹ đi làm nhức khỉ con ra hái táo- mẹ chỉ vào vườn táo= táo rung rung, vườn hồng- hồng riung rung, vườn chuối- chuối rung rung.
Khỉ con mải chơi quên không hái táo- Mẹ phê bình nhắc nhỏ khỉ con, mẹ buồn, nhỉ con buồn
. hôm sau và hôm sau nữa mẹ phân công khỉ con hái chuối và hồng, các em dự đoán khỉ con có quên nữa không, giúp bạn nhắc bạn cách dùng sổ nhắc việc để hoàn thành công việc mẹ giao.
Theo em khỉ con hoàn thành không?có quên nữa không,nẹ và khỉ con có tâm trạng thế nào?
Học sinh thể hiện theo ý mình
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: Cuốn sổ là bạn quý
Nhắc việc em hàng ngày
Thời gian không lãng phí
Ghi vào – và làm ngay
3. Cam kết hành động.
- GV khuyến khích HS về nhà thực huện theo sổ nhắc việc , người thân cần có thể làm giúp để tặng người thân
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũ cho bài học tuần sau ứng xủ với đồ dùng cũ.
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò: về chuẩn bị bải 7
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 6.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
+ HS trả lời theo ý hiểu của HS
- HS ngồi theo nhóm.
- HS cùng kiểm tra
- HS thực hiện theo nhóm lớn hay theo tổ: gồm khỉ mẹ, khỉ con, vườn chuối, vườn hồng, vườn táo(do 2,3 học sinh chụm lại)
- HS thực hiện vở diễn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
- HS đọc ,ghi nhớ và thực hiện.
- HS lắng nghe
Tuần: 6
 BÀI 03: QUAN TÂM HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1)
Ngày dạy:
11/10/2022
Tiết: 6
Môn: Đạo đức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm hàng xóm láng giềng.
- Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu “Hãy kể về một người hàng xóm mà em yêu quý” theo gợi ý:
? Người hàng xóm đó tên là gì?
? Vì sao em yêu quý người hàng xóm đó?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng
- Mục tiêu: 
+ Học sinh nêu được một số biểu hiện của quan tâm hàng xóm láng giềng.
- Cách tiến hành:
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
?Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong những bức tranh sau?
- GV mời đại diện HS lên chia sẻ
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV đặt tiếp câu hỏi 
? Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
- GV yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.
=> Kết luận: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với lứa tuổi để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng như: chào hỏi khi gặp hàng xóm, hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn, giúp đỡ hàng xóm khi cần thiết,.....
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Tranh1: Khi gặp bác hàng xóm, bạn nữ đã chào hỏi lễ phép và hỏi thăm bác. Điều đó thể hiện sự quan tâm, lễ phép với bác hàng xóm.
+ Tranh 2: mẹ bảo bạn mang rau biếu cô hàng xóm. Việc làm đó thể hiện bạn nữ và mẹ biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm.
+ Tranh 3: Bạn nam cùng mẹ snag hỏi thăm sức khỏe ông hàng xóm. Thể hiện bạn nam và mẹ quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của ông hàng xóm.
+ Tranh 4: Bạn nam cùng bố snag chúc tết bác hàng xóm. Việc làm đó thể hiện việc quan tâm, tạo dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.
- HS lên chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS nêu câu trả lời theo ý kiến của mình
VD: Em giúp đỡ bà cụ hàng xóm quét nhà, giúp cô T trông em,.....
- 2-3 HS nêu ý kiến chia sẻ
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng (Hoạt động nhóm)
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những việc làm cụ thể qua câu chuyện: Hàng xóm của cô chồn..
- Cách tiến hành:
a. Đọc truyện và trả lời câu hỏi
- GV kể câu chuyện Hàng xóm nhà chồn trong SGK
- Gọi 2-3 HS đọc câu chuyện 
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi thảo luận sgk
- Hướng dẫn HS thảo luận
? Biết tin chồn mẹ bị ốm, những người hàng xóm đã làm gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV tiếp tục đưa câu hỏi
? Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Kết luận: Khi chúng ta thấy hàng xóm láng giềng có chuyện vui ta cùng chúc mừng, có chuyện buồn ta lên chia sẻ, khi gặp hoạn nạn ta lên giúp đỡ lẫn nhau.
- HS lắng nghe câu chuyện
- 3 HS đọc nối tiếp lại câu chuyện
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS thảo luận theo nhóm 2 (3’)
+ Biết tin chồn mẹ bị ốm những người hàng xóm đã sãn sàng giúp đỡ: Voi giúp tưới nước cho cây; sóc rửa bát đĩa và lau dọn nhà cửa; chuột túi dỗ dành, chăm sóc hai chú chồn con.
- HS nhận xét 
- 2-3 HS chia sẻ câu hỏi này.
+ Chồn mẹ cảm thấy rất là vui vẻ, hạnh phúc,..
- HS nhận xét và tuyên dương
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức về biểu hiện của quan tâm hàng xóm láng giềng
+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
- Cách tiến hành:
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
? Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 2
- HS lắng nghe.
Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần quan tâm hàng xóm láng giềng.
VD: Nhà bác hàng xóm có chuyện buồn, em và bố mẹ đã sang an ủi gia đình bác.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
/

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx