Giáo án Lớp 3 - Tuần 7-9 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7-9 - Năm học 2005-2006

I - Mục tiêu.

 - Đọc đúng: lao đao, nổi nóng, giây lát, . Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy, biết phân biệt lời n/v.

 - Cần phải thực hiện đúng luật lệ giao thông không được chơi bóng dưới lòng đường.

 - Kể lại một đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

 - Rèn kĩ năng diễn đạt rành mạch, phân biệt lời các nhân vật trong truyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

II - Đồ dùng.

 Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.

III - Các hoạt động dạy và học.

1 - Kiểm tra bài cũ.

 ? + Đọc thuộc lòng một đoạn của bài "Nhớ lại buổi đầu đi học" và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa đọc.

 

doc 75 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7-9 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2005
tập đọc - kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường - 54
I - Mục tiêu.	
	- Đọc đúng: lao đao, nổi nóng, giây lát, ... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy, biết phân biệt lời n/v. 
	- Cần phải thực hiện đúng luật lệ giao thông không được chơi bóng dưới lòng đường.
	- Kể lại một đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
	- Rèn kĩ năng diễn đạt rành mạch, phân biệt lời các nhân vật trong truyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II - Đồ dùng.
	Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
	? + Đọc thuộc lòng một đoạn của bài "Nhớ lại buổi đầu đi học" và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn vừa đọc.
2 - Bài mới.
a - Luyện đọc.
- Y/c HS luyện đọc theo QT.
+ Giải nghĩa từ: cánh phải, đối phương, húi cua, ...
c - Tìm hiểu bàì
 + Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 2?
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
 + Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
 + Đọc và trả lời câu hỏi 4?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Đọc phần giải nghĩa từ.
- ... ở dưới lòng đường.
- Vì Long mải đá bóng. 
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già.
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Đoạn 4...
- Không được đá bóng dưới lòng đường.
1- Luyện đọc lại.
- Hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
2- Kể chuyện.
 + Câu chuyện được kể theo lời của ai.
 + Khi đóng vai nhân vật để kể, cần xưng hô như thế nào?
3. Củng cố:
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
- Luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc.
- Người dẫn truyện.
- ... tôi, mình, em,...
 toán
Bảng nhân 7
I - Mục tiêu.
	- Tự lập bảng nhân 7 và học thuộc bảng nhân này.
	- áp dụng bảng nhân 7 để làm bài tập. Thực hành đếm thêm 7.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II - Đồ dùng : Các tấm bìa, 7 chấm tròn / tấm bìa.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
	? + Tự đặt 1 đề toán "gấp 1 số lên nhiều lần"
	- Làm bài vào bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Hướng dẫn thành lập bảng nhân 7.
 - Giáo viên gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
 ? + Tấm bìa có mấy chấm tròn?
 + 7 chấm tròn được lấy mấy lần ?
 + Viết phép nhân tương ứng với 7 được lấy 1 lần?
 + 7 nhân 1 bằng mấy? Vì sao ?
 - Giáo viên lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
 ? + 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
 + Viết phép nhân tương ứng với 7 được lấy 2 lần ?
 + 7 nhân 2 bằng bao nhiêu?
 Vì sao tính được kết quả đó ?
 - Giáo viên hướng dẫn tương tự với phép nhân. 7 x 3 = 21.
 - Yêu cầu cả lợp tự tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7.
c - Hướng dẫn học thuộc bảng nhân 7.
d - Luyện tập.
Bài 1.
 - Tính nhẩm là tính như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 ? + Có nhận xét gì về các phép tính trên?
Bài 2.
 - Hướng dẫn học sinh chữa bài, nhận xét.
Bài 4.
 ? + Nêu yêu cầu của bài?
 + Đếm thêm 7 là như thế nào?
 - Yêu cầu cả lớp làm bài.
 ? + Có nhận xét gì về dãy số này?
 + 42 là tích của thừa số nào?
 + 28 là tích của thừa số nào?
- Học sinh lấy tương tự .
- ... 7 chấm tròn.
- ... 1 lần.
- 7 x 1
- .... bằng 7 vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Học sinh lấy tương tự.
- ... 2 lần.
- 7 x 2.
- 7 x 2 = 14
ã Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14
ã Vì đếm tổng số chấm tròn trên 2 tấm bìa.
ã Vì lấy tích của 7 x 1 là 7 cộng thêm 7 bằng 14.
- Học sinh suy nghĩ làm vào bảng con và giải thích cách tìm.
- Học sinh học thuộc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đọc yêu cầu của bài.
- ...Tính nhẩm trong đầu rồi nêu kết quả.
- Học sinh làm bài và nêu miệng kết quả.
ã Đều là các phép tính trong bảng nhân 7.
ã Số lẻ nhân số lẻ tích sẽ là số lẻ.
ã Số lẻ nhân số chẵn tích sẽ là số chẵn.
ã 0 nhân số nào cũng bằng 0 số nào nhân 0 cũng bằng 0.
ã Số nào nhân số tròn chục tích sẽ là số tròn chục.
- Đọc bài.
- 2 học sinh phân tích đề toán (1học sinh hỏi -1 học sinh trả lời)
- Học sinh làm bài.
..................
- ... cộng số đó với 7.
- Học sinh làm bài.
* ... là tích của bảng nhân 7.
* Là dãy số cách đều 7.
- ... 7 x 6
- ... 7 x 4
3 - Củng cố - Dặn dò.
 	- Đọc thuộc bảng nhân 7.
	- Nhận xét giờ học.
chiều: 
chính tả
Trận bóng dưới lòng đường
I - Mục tiêu.
	- Chép lại chính xác đoạn "Một chiếc xích lô ... xin lỗi cụ" trong bài làm đúng các bài tập chính tả.
	- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có câu đối thoại. Học thuộc 11 tên chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
	- Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II - Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, sóng biển.
2- Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Hướng dẫn viết chính tả.
 - Đọc bài chính tả.
 ? + Vì sao Quang ân hận sau sự việc mình gây ra?
 + Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa?
 + Đoạn văn có lời của nhân vật nào? Khi viết đến lời của nhân vật cần chú ý gì?
 - Yêu cầu hoc sinh tìm những từ dễ viết sai và hướng dẫn luyện viết.
 - Đọc bài chính tả.
 - Đọc soát lỗi.
 - Chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
 c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 - Hướng dẫn làm bài 2a và bài 3.
 - Chốt lại lời giải đúng.
- 2 học sinh đọc lại.
- ... vì cậu thấy ông cụ giống như ông nội mình.
- ...Vì đó là những chữ đầu câu.
- ... bác xích lô; Quang.
- ... 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
- Học sinh tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở bài tập tiếng việt - 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- Đọc thuộc 11 chữ cái từ chữ q đến y.
3 - Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
tiếng việt +
Luyện đọc: Trận bóng dưới lòng đường
I- Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ khó; nhấn giọng ở một số từ trong bài.
	- Rèn kĩ năng đọc, phân biệt được lời của các nhân vật trong bài.
	- Cần thực hiện đúng luật lệ giao thông.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tồ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc - kể chuyện.
a- Luyện đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn học sinh nhận xét về cách ngắt giọng; nhấn giọng, lời của nhân vật trong mỗi đoạn.
b- Kể chuyện.
? + Hãy chọn 1 nhân vật trong truyện mà mình yêu quý và kể lại 1 trong 3 đoạn theo lời của nhân vật đó?
 + Khi đóng vai các nhân vật trong truyện cần chú ý điều gì trong cách xưng hô?
- Tổ chức kể theo vai đoạn 3.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
* Đọc cá nhân.
* Đọc nối tiếp.
* Nhận xét về cách nhấn giọng một số từ ngữ, phân biệt lời của nhân vật.
- Học sinh chọn một trong các nhân vật: Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy, bác đứng tuổi, cụ già, bác đạp xích lô để kể lại câu chuyện. 
-... tôi, mình, em và xưng hô nhất quán.
- Học sinh lên kể 1 trong 3 đoạn mà mình thích.
- Học sinh kể phân vai: Người dẫn truyện; bác xích lô, Quang.
3- Củng cố - Dặn dò.
	? + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì.
	 + Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn phép chia hết và phép chia có dư
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư.
	- Rèn kĩ năng đặt tính và tính phép chia hết và phép chia có dư.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
? + Tự nghĩ 1 phép chia hết hoặc phép chia có dư?
	Đặt tính và tính?
Bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 36 : 5 48 : 6
 42 : 7 28 : 4
 55 : 5 93 : 3
? + So sánh số dư và số chia trong các phép tính?
Bài 2.
a- Tìm của: 69 cm; 33 kg; 30 lít.
b- của: 48 m; 24 kg ; 30 lít.
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số làm như thế nào?
Bài 3:
Anh có 35 hòn bi, anh cho em số bi đó. Hỏi anh đã chi em mấy hòn bi?
Bài 4 : Phép chia có số chia là 8 thì số dư lớn nhất là bao nhiêu?
? + So sánh số dư và số chia trong mọi phép chia có dư?
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách thực hiện.
- Số dư < số chia.
* Đọc yêu cầu của bài.
* Nêu dạng toán.
* Làm bài vào vở.
- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- ... số đó chia số phần.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Nêu dạng toán.
- Làm bài vào vở.
- Tìm hiểu đề toán.
- Học sinh làm miệng.
- ... số dư < số chia.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2005
tập đọc
Lừa và ngựa
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: khẩn khoản; kiệt lực; rên lên;... Hiểu nghĩa 1 số từ mới và nội dung, ý nghĩa của truyện.
	- Đọc lưu loát toàn bài, biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.
	- Giáo dục học sinh biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
II - Đồ dùng: Bảng phụ ghi câu văn dài.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ: 
	Đọc bài "Trận bóng dưới lòng đường" và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài.
 + Giải nghĩa từ kiệt lực, kiệt sức.
c - Tìm hiểu bài.
? + Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1?
 + Vì sao ngựa không giúp lừa?
 + Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
d - Luyện đọc lại.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1 và hướng dẫn đọc hay.
? + Để đọc hay được đoạn này cần nhấn giọng ở những từ nào?
 + Giọng của lừa cần đọc như thế nào? Giọng của ngựa ra sao?
- Tổ chức luyện đọc theo vai.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Đặt câu với từ kiệt lực; kiệt sức.
- ... mang bớt đồ dù chỉ chút ít.
- ... ngựa không muốn chở nặng.
-...ngựa ích kỉ chỉ nghĩ đến mình.
- Lừa kiệt sức chết còn ngựa phải chở tất đồ.
- Đọc lời than cuối bài của ngựa.
- Phải giúp bạn những lúc bạn khó khăn.
- Học sinh đọc lại.
- ... mang đồ; chút ít; kiệt sức; không giúp; ...
- ... mệt mỏi, van nài.
- ... khô khan , lạnh lùng.
- Học sinh đọc phân vai.
3 - Củng cố - Dặn dò: Câu chuyện muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?
	- Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập
I - Mục tiêu.
	- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân để làm tính, giải bài toán.
	- Rèn kĩ năng tính nhẩm; nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Tự tin, hứng thú trong họ ... 
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3- Ôn luyện, củng cố vốn từ.
- Giáo viên treo bảng phụ
- Hướng dẫn và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Vì sao chọn từ "xinh xắn"
- Tương tự với phần còn lại.
4 - Đặt câu theo mẫu Ai làm gì
- Giáo viên nêu yêu cầu bài 3.
- Giáo viên hướng dẫn và nhận xét hoàn thiện câu đã đặt.
- Học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng - trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh đọc kĩ đoạn văn, bổ sung từ thích hợp vào vở bài tập.
- Học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh VD: Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng .
- Vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy.
- Học sinh nhắc lại mẫu câu cần đặt Ai làm gì?
- Học sinh suy nghĩ viết câu văn mới đặt ra giấy.
VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng.
- Mẹ dẫn tôi đến trường.
5- Củng cố - Dặn dò: 
	- Ôn lại các bài học thuộc lòng.
	- Nhận xét giờ học.
tiếng việt
Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 6)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Ôn luyện củng cố vốn từ, cách dùng dấu phảy.
	- Rèn kĩ năng đọc, cách chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật, cách dùng dấu phảy.
	- Tự tin. Yêu thích môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu ghi tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 2.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Thực hiện tương tự các tiết trước.
3 - Củng cố vốn từ.
- Giáo viên treo tranh học sinh quan sát.
- Chốt lại lời giải đúng.
4- Ôn luyện về cách dùng dấu phảy.
? + Các câu văn thuộc mẫu câu nào?
- Nhận xét, chữa bài.
? + Dấu phảy trong những câu văn trên có tác dụng gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đúng các câu văn trên.
? + Khi đọc có dấu phảy cần ngắt giọng như thế nào?
- Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời nội dung liên quan đến bài tập đọc đó.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát - Đọc thầm đoạn văn.
- Viết từ cần điền vào vở bài tập.
- 2 học sinh lên bảng điền, học sinh đọc kết quả nhận xét.
- Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi - ô - lét tím nhạt, mảnh mai tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Ai (cái gì, con gì) làm gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Ngăn cách giữ cụm từ chỉ thời gian với mẫu câu Ai (cái gì con gì) làm gì.
- Học sinh đọc lại 3 câu văn.
- ...ngắt giọng bằng thời gian đọc một tiếng.
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.
toán
Bảng đơn vị đo độ dài
I- Mục tiêu.
	- Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài.
	- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. Thực hiện các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	1 dam = ....m.
	1 hm =.....m. Học sinh lên bảng làm.
	1 hm = ....dam.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
? + Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học? Đơn vị nào được coi là đơn vị cơ bản?
 + Lớn hơn m có những đơn vị nào? Nhỏ hơn đơn vị m có những đơn vị nào?
 ? + Đơn vị nào gấp m 10 lần.
 + Đơn vị nào gấp m 100 lần.
 + 1 hm = ? dam.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài?
?+ Giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau gấp (kém) nhau bao nhiêu lần?
c- Luyện tập.
Bài 1 - 2: 
?+ Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng đơn vị đo độ dài để hoàn thành bài số 1, bài số 2.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3.
- Giáo viên hướng dẫn làm mẫu phép tính đầu:
32 dam x 3 = .....
?+ Muốn tính 32 dam x 3 làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở các phép tính còn lại.
- mm, cm, dm m dam, hm, km.
dam ; hm ; km.
dm ; cm ; mm.
-... dam.
-... hm.
- 1 hm = 10 dam.
-...10 lần.
- Điền số vào chỗ trống
- Học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng điền.
- Lấy 32 x 3 được 96 viết 96 sau đó viết kí hiệu đơn vị là dam vào sau kết quả.
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 1)
I- Mục tiêu.
	- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn có chuyện buồn. Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. Thấy được trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
	- Biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
	- Quý trọng các bạn biết quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II- Đò dùng:
	- Vở bài tập đạo đức lớp 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Khởi động.
	- Cả lớp hát bài " Lớp chúng ta đoàn kết".
2- Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.
	- Giáo viên giới thiệu các tình huống - Sách bài tập đạo đức.
	- Yêu cầu học sinh thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống => báo cáo kết quả.
Kết luận: Khi bạn có chuyện buồn cần động viên, an ủi hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
3- Hoạt động 3: Đóng vai.
	- Yêu cầu các nhóm để xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống trong vở bài tập đạo đức.
Kết luận: Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng bạn; bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên.
4- Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ.
	- Giáo viên đọc từng ý kiến. Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành.
Kết luận: Các ý kiến a; c; d; e; đ là đúng, ý kiến b là sai.
5- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 04 tháng 11 năm 2005
tập làm văn
Kiểm tra đọc hiểu và luyện từ - câu
(Đề bài trường ra)
tập đọc
Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 7)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
	- Đọc lưu loát các bài tập đọc. Mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
	- Trau dồi vốn Tiếng VIệt.
II- Đồ dùng:
	- Phiếu ghi tên các bài thơ, đoạn văn cần học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 8.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra học thuộc lòng: 
	- Thực hiện như các tiết trước.
2- Giải ô chữ.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Giáo viên hướng dẫn làm bài.
 + Dựa theo gợi ý - phán đoán đó là từ gì?
 + Ghi từ ngữ vào các ô trống, mỗi ô ghi một chữ cái.
 + Đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, dựa vào gợi ý của bài, tự tìm những từ ngữ tương ứng với gợi ý.
? + Từ nào xuất hiện ở ô chữ in màu?
- Học sinh nêu. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh phát biểu => điền lên bảng.
- Học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
-... trung thu.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập
I- Mục tiêu.
	- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo. Làm quen với việc đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
	- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài và so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng:
	- Thước dây.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện tập.
Bài 1:
a- Giáo viên vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 m 9 cm.
	- Yêu cầu học sinh lên bảng đo.
	1 m 9 cm: viết. Đọc: một mét chín xăng ti mét.
b- Giáo viên hướng dẫn.
	3 m 4 dm = .... dm. (3m 4 dm = 30 dm + 4 dm = 34 dm).
	3 m 4 cm = .... cm. (3m 4 cm = 300 cm + 4 cm = 304 cm).
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Nêu cách làm.
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị đo.
Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn : 6 m 3 cm ...7 m.
 6 m 3 cm = 603 cm 6 m 3 cm < 7 m
 7 m = 700 cm
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Tính.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài => đọc kết quả bài làm.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét giờ học.
chính tả
Kiểm tra viết (Tập làm văn - Chính tả)
(Đề bài do trường ra)
Chiều
tiếng việt +
Chữa bài kiểm tra
Thể dục +
Hoàn thiện 2 động tác thể dục
I- Mục tiêu.
	- Hoàn thiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Chim về tổ". 
	- Thực hiện các động tác tương đối đúng và tham gia chơi một cách chủ động.
	- Có ý thức rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm, phương tiện.
	- Sân trường sạch sẽ, còi.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu cả lớp chạy theo một hàng dọc xung quanh sân trường.
2- Phần cơ bản.
- Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
* Giáo viên nêu động tác và tập mẫu, giải thích động tác.
* Lưu ý ở nhịp 4 và 5 của động tác tay, bước chân sang ngang rộng bằng vai, 2 tay duỗi thẳng về phía trước, cánh tay ngang vai.
- Chơi trò chơi "Chim về tổ".
* Nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
3- Phần kết thúc.
- Hệ thống lại toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy chậm xung quanh sân trường.
- Khởi động các khớp trong thời gian 2 phút.
- Tập 3 đến 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
* Học sinh thực hiện cả lớp.
* Thực hiện tập theo tổ.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
- Tập lại 2 động tác vươn thở và tay.
sinh hoạt lớp
Tuần 9
I- Kiểm điểm công tác tuần 9.
a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần.
b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần.
c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách.
d- Giáo viên:
	+ Thực hiện tốt qui định của nhà trường về vấn đề mặc đồng phục tất cả các buổi trong tuần.
	+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông khi đi trên đường.
	+ Một số học sinh còn quên khăn quàng ở nhà khi múa hát tập thể: Nam Sơn, Ngọc ánh, Huế.
	+ Chưa có ý thức tự giác học bài khi giáo viên không có trong lớp: Tuấn Anh, Tuyền, Hải. 
	+ Một số học sinh ý thức kém trong quá trình xếp hàng ra về: Tiến, Tuyền, Tuấn Anh.
II- Phương hướng phấn đấu.
	+ Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 7-9.doc