Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 (Bản chia 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 (Bản chia 2 cột)

I. Mục tiêu:

A. TẬP ĐỌC

+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: Quang, chuyền bóng, chỉ đợi, phía, tán loạn, quyết định, vỉa hè, khuỵu xuống, xuýt xoa.

- Biết đọc giọng phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật trong chuyện khi đọc.

 + Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.

- Nắm được nội dung câu chuyện: Không đươc chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật lệ giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

B. KỂ CHUYỆN

- Rèn kỹ năng nói: HS biết nhập vai một nhân vật kể lại một đoạn của câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe:

Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện.

III. Các hoạt động DH:

A. TẬP ĐỌC

1. Bài cũ:

- 2 hs đọc bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.

- Trả lời câu hỏi thuộc nội dung từng đoạn.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài.

b. Bài giảng.

 

doc 18 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2008-2009 (Bản chia 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Tiết 1, 2: Tập đọc - Kể chuyện 
Trận bóng dưới lòng đường 
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Quang, chuyền bóng, chỉ đợi, phía, tán loạn, quyết định, vỉa hè, khuỵu xuống, xuýt xoa.
- Biết đọc giọng phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật trong chuyện khi đọc. 
 + Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương. 
- Nắm được nội dung câu chuyện: Không đươc chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật lệ giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
B. Kể chuyện
- Rèn kỹ năng nói: HS biết nhập vai một nhân vật kể lại một đoạn của câu chuyện. 
- Rèn kỹ năng nghe: 
Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện. 
III. Các hoạt động DH: 
A. Tập đọc
1. Bài cũ: 
- 2 hs đọc bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Trả lời câu hỏi thuộc nội dung từng đoạn.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài. 
b. Bài giảng.
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD luyện đọc đúng.
a. Giáo viên đọc toàn bài. 
- GV đọc bài: Đọc đoạn 1, 2 đọc nhanh dồn dập, đoạn 3 đọc chậm.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Sửa lỗi phát âm cho hs . 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV hướng dẫn hs ngắt nghỉ đúng các dấu câu. 
- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó: Cánh phải, khung thành, đối phương. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu 1 hs đọc cả bài.
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu? 
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? 
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+ Khi tai nạn sảy ra thái độ của các bạn nhỏ ntn?
 + Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn của mình gây ra?
 + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 
*HĐ3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu lại cả bài:
- GV cùng cả lớp n/x tuyên dương nhóm đọc hay, cá nhân đọc tốt. 
- Đọc thầm theo GV.
- Đọc nối tiếp theo từng câu.
- Đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- Đặt câu với từ cầu thủ.
- GV luyện đọc theo nhóm bàn các bạn trong bàn nghe, bổ sung cho nhau cách đọc.
- 1 hs đọc cả bài.
- 1 hs đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
- Dưới lòng đường. 
- Vì Long mãi đá bóng suýt tông vào xe máy ... Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
+ Đọc thầm đoạn 2.
- Quang sút bóng lên vỉa hè, đập vào đầu 1 cụ già qua đường làm cụ lảo đảo ôm đầu khuỵu xuống.
- Sợ và bỏ chạy.
+ 1 hs đọc đoạn 3, lớp đọc thầm. 
- Quang nấp sau gốc cây, lén nhìn Quang, sợ tái cả người ...
- Không được đá bóng dưới lòng đường.
- Hai nhóm thi đọc phân vai mỗi nhóm 4 em.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
B. Kể chuyện
*GV nêu nhiệm vụ: Nêu nội dung của tiết kể chuyện. 
*HĐ4: HD hs kể chuyện: 
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
+ Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
- GV hd để hs nhập vai và kể chuyện.
- GV và hs nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. 
- Lời người dẫn chuyện.
Đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long, Bác đi xe máy.
Đoạn 2: Theo lời Quang, Vũ, Long, Bác đứng tuổi và cụ già.
Đoạn 3: Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.
- 1 hs kể mẫu.
- Từng cặp tập kể. 4 hs thi kể trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang? (Quang là người giàu tình cảm, biết nhận ra lỗi của mình ... ân hận vì đã gây ra tai nạn).
- Nhớ lời khuyên của nhân vật trong truyện. Kể lại cho người thân nghe.
........................................................................................................
Tiết 3: Toán
Bảng nhân 7 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7. 
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
II. Chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu một số hs đọc bảng nhân 6. 
- GV đọc bảng chia 6. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Bảng nhân 7. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD hs lập bảng nhân 7: 
- GV hướng dẫn hs dùng đồ dùng để lập bảng nhân 7:
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ Ta được mấy chấm tròn?
- Ta có: 7 x 1 = 7
- 7 được lấy mấy lần? Ta viết phép nhân vào bảng tướng ứng?
- Vì sao biết kết quả là 14?
 7 được lấy mấy lần? Viết thành phép nhân nào?
- 7 x 3 = ?
- Vì sao biết kết quả là 21?
+ Còn cách nào để tìm tích của 7 x 3 không?
+ GV hd HS học thuộc bảng nhân 7 (xoá dần).
Hai tích liền nhau hơn kém nhau mấy đơn vị?
- Tìm tích của 7 x 5 bằng cách nào?
- Cách tính nào nhanh hơn?
*HĐ2: HD thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm: 
- Với bài tính nhẩm ta làm thế nào?
- Phép tính nào không có trong bảng nhân7
Bài 2: Giải toán. 
- GV nhận xét - Đánh giá.
Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số.
+ 14 là tích của phép nhân nào?
+ KQ của phép nhân 7 x 9 là bao nhiêu?
- Dùng đồ dùng để hình thành bảng nhân 7
- Lấy một tấm có 7 chấm tròn.
- 1 lần.
- 7 chấm tròn.
- Đọc phép nhân: 7 x 1 = 7 
- Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
- 7 được lấy hai lần. 7 x 2 = 14
Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14
- Viết vào vở: 7 x 2 =14, đọc lại.
- Lấy 3 tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn?
- 3 lần, phép nhân 7 x 3
- Bằng 21
- Vì 7 + 7 + 7 = 21
- Lấy tích của 7 x 2 + 7. 
- 7 đơn vị.
- 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 35
- 7 x 4 = 28 + 7 = 35
- 7 x 4 + 7
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào vở chuẩn bị cho chữa bài. 
- Điền kết quả vào phép tính. HS nêu miệng, dựa vào bảng nhân vừa học.
0 x 7; 7 x 0
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập, 1 hs lên bảng làm, các hs khác đọc bài làm của mình.
Bài giải
Bốn tuần lễ có tất cả số ngày là:
4 x7 = 28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập - Lớp làm bài vào vở.
- 1 hs lên bảng làm, hs khác đọc lại.
- 7 x 2
- 7 x 9 = 63
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò: Về ôn lại bảng nhân 7
....................................................................................
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: tự nhiên xã hội
Hoạt động thần kinh 
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng:
- Phân tích được các hoạt động phản xạ. 
- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Thực hành một số phản xạ.
II. Chuẩn bị: Các hình sgk trang 28, 29. 
III. Các HĐ DH:
1. Kiểm tra:
- Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của các bộ đó? (HS trả lời).
- GV cùng cả lớp theo dõi - nhận xét - cho điểm. 
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động thần kinh. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: Phân tích được hoạt động phản xạ và nêu được một vài ví dụ:
- Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm:
- GV chia lớp thành 4 nhóm gợi ý và hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- Điều gì sẽ sảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
Hiện tượng đó được gọi là gì?
B2:Trình bày kết quả thảo luận.
- Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống?
Kết luận: Khi gặp kích thích bất ngờ, cơ thể tự phản ứng lại rất nhanh gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương điều khiển hoạt động phản xạ. 
*HĐ2: Thực hành một số phản xạ: 
B1: GV hướng dẫn hs thực hiện trò chơi 
- 1 hs lên trước lớp ngồi trên ghế cao, chân buông lỏng. GV dùng tay đánh nhẹ vào đầu gối .
B2: Học sinh tự thực hành:
B3: Nhóm thực hành :
GV: Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống những người bị bại liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.
Trò chơi: Ai phản ứng nhanh:
B1: GV hướng dẫn cách chơi:
Người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, ngón trỏ của tay phải người này để lên bàn tay của người kia. Trưởng trò hô “chanh” lớp hô “chua” tay vẫn giữ nguyên. Ai rụt tay lại là thua. Trưởng trò hô “cua” lớp hô “cắp” Tay trái nắm lại. Nếu ai để bị cắp là thua.
B2: HS chơi.
B3: HS thua múa hát 1 bài 
- GV cùng cả lớp khen những hs có phản xạ nhanh.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b và đọc mục cần biết trang 28 sgk để thảo luận theo gợi ý của giáo viên 
- Tay rụt lại.
- Tuỷ sống
- Phản xạ.
- Đại diện các nhóm trình bàykết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
- Là khi gặp kích thích bất ngờ cơ thể tự phản ứng rất nhanh.
VD: Nghe tiếng động ta giật mình quay người về phía phát ra tiếng động.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Một số cặp lên thực hành trước lớp. 
- Lắng nghe.
- Chơi theo nhóm (5 hs )
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau (HS làm bài tập 2).
.....................................................................................
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- GV Củng cố việc học thuộc bảng và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải toán.
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu một số hs đọc bảng nhân 7. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Luyện tập bảng nhân 7. 
HĐ của GV
HĐ của HS
Bài 1: Tính nhẩm. 
- Y/c hs tự làm bài - Chữa bài. 
Bài 2: Tính. 
- GV n/x đánh giá.
Bài 3: Giải toán 
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm? 
- GV n/x đánh giá. 
Bài 5: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm: 
- GV đánh giá, n/x 
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Tự làm bài tập. 1 số HS lên bảng làm.
- Đổi chéo vở kiểm tra. 
- Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
- Nêu yêu cầu bài tập, lớp chú ý theo dõi.
- Làm bài rồi chữa bài.
- Đọc yêu cầu bài toán. Tự giải bài toán 
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
Bài giải
5 lọ hoa như thế có số bông hoa là:
7 x 5 = 35 (bông hoa)
Đáp số: 35 bông hoa 
- HS đọc y/c của bài rồi tự làm bài. 
- 1 Hs lên bảng làm, lớp n/x k/q
- HS nêu y/c, 2 em lên bảng làm. 
- Lớp n/x k/q 
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học, c/b bài sau.
.....................................................................................................
Tiết 3: Chính tả 
Bài 1 - Tuần 7 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác một đoạn trong truyện: Trận bóng dưới lòng đường. 
- Củng cố cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu đoạn viết lùi vào một chữ, chữ đầu đoạn, đầu câu viết hoa. Lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, iên/ iêng.
2. Ôn bả ... hi vô tình gây ra tai nạn cho cụ?
- Yêu cầu học sinh lên bảng ghi kết quả.
- Yêu cầu lớp nhận xét - Bổ sung.
+ GV chốt lại lời giải đúng: 
a. Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ: Cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.
b. Chỉ thái độ của Quang và các bạn vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: Hoảng sợ, sợ tái người.
Bài 3: Liên hệ các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn ở tuần trước.
- Yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình, tìm từ theo yêu cầu.
- Yêu cầu học đọc bài trước lớp. Đọc đến câu nào tìm từ trong câu đó - GV ghi bảng.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài (Đọc thầmVBT)
- Làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét chốt lại ý đúng.
- Ghi vào vở bài tập.
- Làm bài tập 2 và 3 (VBT)
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS thảo luận nhóm để tìm từ đoạn 1 và 2
- HS tự tìm ở đoạn 2 và 3.
- 2 hs thực hiện.
- Ghi vào vở bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm và tìm từ theo yêu cầu 
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học hôm nay chúng ta cần nhớ những gì? (HS, GV nhắc lại nội dung bài).
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu hs chuẩn bị bài sau.
.................................................................................
Tiết 2: Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố và vận dụng về gấp một số lên nhiều lần và về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia. 
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Kiểm tra và chữa bài tập về nhà cho hs.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Củng cố về gấp một số lên nhiều lần.
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: Củng cố bài toán gấp một số lên nhiều lần. 
24
4
Bài 1: Viết theo mẫu :
- GV hd mẫu: Gấp 6 lần 
- GVn/x dánh giá.
Bài 2: Tính. 
- GV n/x đánh giá.
Bài 3: Giải toán.
- Yêu cầu học sinh tự giải bài toán rồi chữa bài. 
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm
b) Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi(gấp 2 lần)
c) Vẽ đoạn thẳng MN dài bằng 1/3 đoạn thẳng AB.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Chú ý theo dõi.
- Tự làm bài - Chữa bài 
- Nêu yêu cầu bài tập, 1 số HS lên bảng làm - Lớp n/x k/q.
- Giải bài toán, 1 hs lên bảng chữa - lớp thống nhất k/q. 
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- HS tự làm bài.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Y/c hs nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập ở nhà VBT. 
..........................................................................................
Tiết 3: Chính tả
Bài 2 - tuần 7
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nghe - viết chính xác trình bày đúng các khổ thơ 2, 3 của bài thơ Bận.
- Ôn luyện vần en oen. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt, tiếng bắt đầu bằng ch/tr; vần iên/iêng.
Viết bài cẩn thận, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết 2 lần bài tập 1. 
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 hs viết bảng, lớp viết vở nháp theo GV đọc: Tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
- 1 hs đọc thuộc thứ tự 38 chữ đã làm trong vở bài tập. 
- GV nhận xét - Đánh giá.
2. Giới thiệu bài: Rèn kỹ năng viết chính tả, làm bài tập chính tả. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD hs nghe viết:
a. HD hs chuẩn bị:
- GV đọc lần 1 khổ thơ 2, 3. 
- Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài:
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? 
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa? Trình bày bài thơ này ntn cho đẹp? 
- GV đọc tiếng khó - HS viết ra bảng con. 
- Sửa sai cho hs.
b. HD hs viết bài.
- Nhắc nhở hs tư thế ngồi. 
- GV đọc và theo dõi uốn nắn.
c. Chấm chữa bài: Thu 1 số bài chấm. 
- GV nhận xét chữa lỗi hs mắc nhiều. 
*HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: Tìm từ có vần oay: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, Yêu cầu hs chơi trò chơi (tiếp sức), viết những từ có vần oay.
 - GV đọc điều kiện, hs làm bài.
- Chú ý theo dõi và đọc lại bài thơ.
- 3 câu.
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- HS thực hiện, chữa lỗi: Lớp trống, nhấc bổng, loang lổ.
- Viết bài chính tả theo yêu cầu. KT chữa lỗi cho nhau.
- Làm bài tập ở vở bài tập. 
- Thi nối tiếp nhau viết trên bảng những từ có vần oay (mỗi em chỉ được viết 1 từ).
- Nhận xét thống nhất kết quả 
- Thi giải nhanh, tìm kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Yêu cầu hs tìm các từ chứa r/d/gi. (HS thi nhau tìm).
	- Về nhà làm bài tập còn lại.
..................................................................................
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
	Bài tuần 7
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng nói: HS nghe kể câu chuyện: Không nỡ nhìn. Nhớ nội dung chuyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng.
- Tiếp tục rèn kỹ năng tổ chức cuộc họp: Biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp, trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện đọc sách giáo khoa. Câu hỏi gợi ý BT1, trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3 hs đọc bài viết của mình: Kể về buổi đầu đi học của mình.
- GV, H/s nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài : Nghe - kể câu chuyện: “Không nỡ nhìn” và tập tổ chức cuộc họp.
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ 1: Rèn kỹ năng nghe kể:
- GV yêu cầu hs nêu yêu cầu bài tập.
- GV kể câu chuyện lần 1 (kể giọng vui khôi hài).
- Yêu cầu hs quan sát tranh (SGK).
+ Anh thanh niên làm gì trên xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lần 2:
- Tổ chức cho hs kể.
- Yêu cầu 1 hs giỏi kể câu chuyện.
- Yêu cầu hs kể theo nhóm đôi.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên thi kể
- GV nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu cả lớp trả lời:
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
GVKL: Tính khôi hài của câu chuyện ...
*HĐ2: Tổ chức cuộc họp:
- Yêu cầu hs nêu yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý hs cách chon nội dung, nội dung cả lớp quan tâm: Tổ trưởng hôm nay là hs lần trước chưa làm.
- GV yêu cầu hs thảo luận theo tổ: GV chỉ định tổ trưởng và hướng dẫn hs tổ chức: (Treo bảng phụ ghi trình tự cuộc họp):
+ Mục đích cuộc họp. (Tổ trưởng nói).
+ Tình hình (Tổ trưởng nói).
+ Nguyên nhân (Tổ trưởng nói và các thành viên nói bổ sung).
+ Cách giải quyết (các thành viên trao đổi, thống nhất, tổ trưởng chốt lại).
- Yêu cầu các nhóm thi tổ chức.
- GV cùng cả lớp nhận xét - sửa chữa - bổ sung.
- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Chú ý theo dõi.
- HS quan sát.
- Anh ngồi hai tay ôm mặt.
- HS nêu.
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Chú ý theo dõi.
- HS tập kể.
- HS theo dõi - Nhận xét.
- HS tập kể theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên kể.
- HS suy nghĩ nêu ý kiến khác nhau.
- Nêu yêu cầu bài tập, gợi ý nội dung.
- HS thảo luận tổ chức cuộc họp trong nhóm. 
- Các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Bảng chia 7 
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Lập được bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. 
- Thực hành chia trong bảng. 
- áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Các hoạt động DH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
- Kiểm tra bài tập ở nhà của hs - Chữa bài. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Thành lập bảng chia 7. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD học sinh lập bảng chia 7: 
- GV yêu cầu hs lấy một tấm bìa có 7 chấm tròn 
- 7 lấy 1 lần được mấy? Viết phép tính tương ứng?
- Có 7 chấm tròn chia vào các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, có bao nhiêu tấm bìa như thế? Viết phép tính.
- Ghi bảng 7 : 7 = 1
- Yêu cầu hs đọc. 
- GV thực hiện tương tự với các công thức còn lại: 14 : 7 = 2; 21 : 7 = 3
- Yêu cầu hs nhận xét các thành phần của các phép chia trên: Số bị chia; Số chia; Thương. Từ đó lập tiếp các công thức còn lại của bảng chia 7.
- HD hs học thuộc lòng bảng chia: Lưu ý các đặc điểm của bảng chia.
- Thi đọc thuộc lòng bảng chia.
*HĐ2: HD thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm. 
- Yêu cầu hs tự làm - đọc kết quả. 
Bài 2: Tính nhẩm. 
- GV yêu cầu hs tự làm bài 
- GV n/x, đánh giá ghi bảng. 
Bài 3 Giải toán
- GV n/x đánh giá.
Bài 4: Giải toán 
- GV n/x đánh giá.
- 7 lấy một lần được 7.
- 7 x 1 = 7
- HS nêu và viết phép chia 
7 : 7 = 1.
- HS đọc
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thành lập công thức nhân - Chia
- HS đọc thuộc lòng bảng chia.
- Thi đọc cá nhân.
- HS nêu y/c rồi tự làm bài 
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Đọc kết quả - nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài, rồi nêu miệng k/q. 
- HS đọc đề bài, 1 em lên bảng giải- lớp n/x k/q. 
- HS đọc đề bài, 1 em lên bảng giải- lớp n/x k/q.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập ở nhà sgk.
.....................................................................................
Tiết 3: Luyện viết
Bài 7
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa E, ê viết đúng mẫu, đều nét ...) 
- Viết tên riêng ê-đi-sơn bằng chữ cỡ nhỏ (Chữ đứng, chữ nghiêng nét đều, nét thanh nét đậm).
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ (Chữ đứng, chữ nghiêng nét đều, nét thanh nét đậm). 
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa. Tên riêng và câu ca dao.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn lại cách viết chữ E, ê hoa và từ, câu ứng dụng. 
HĐ của GV
HĐ của HS
*HĐ1: HD hs viết trên bảng con: 
a. Luyện viết chữ viết hoa: 
- Yêu cầu hs mở vở tập viết, tìm các chữ viết hoa có trong bài.
- Yêu cầu hs nêu cấu tạo chữ.
- HS cho hd quan sát chữ mẫu, phân tích cấu tạo rồi hướng dẫn hs viết.
b. Luyện viết câu ứng dụng: 
- Luyện viết câu ứng dụng:
- Giúp hs hiểu nội dung câu tục ngữ.
- Yêu cầu hs viết trên bảng con.
- Nhận xét. 
*HĐ2: HD hs viết bài vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu tiết tập viết.
- Nhắc hs tư thế ngồi, viết đúng mẫu chữ. 
*HĐ3: Chấm chữa bài:
- GV thu vở chấm, nhận xét và sửa kỹ từng bài. Rút kinh nghiệm cho hs.
- HS tìm nêu chữ viết hoa. 
- HS nêu. 
- Theo dõi - viết bảng con theo yêu cầu.
- HS đọc câu ứng dụng.
- Viết trên bảng con - Nhận xét.
- HS viết vào vở tập viết theo yêu cầu của GV.
..............................................................................
Hết tuần 7

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 7 chuan KTKN.doc