Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Tuần 7

Tập đọc – Kể chuyện

Trận bóng dưới lòng đường

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc:

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường, dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luận lệ qui tắc chung của cộng đồng.

b) Kỹ năng: Rèn cho HS:

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Chú ý các từ ngữ cc từ dễ phát âm sai: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, xuýt xoam, xịch tới.

- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

c) Thái độ:

- Giáo dục HS tuân theo luật giao thông, biết nhận lỗi.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 983Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tập đọc – Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:
Kiến thức: 
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường, dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luận lệ qui tắc chung của cộng đồng.
Kỹ năng: Rèn cho HS:
 Đọc trôi chảy cả bài.
 Chú ý các từ ngữ cc từ dễ phát âm sai: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, xuýt xoam, xịch tới.
 Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
Thái độ: 
- Giáo dục HS tuân theo luật giao thông, biết nhận lỗi.
B. Kể Chuyện.
Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa để kể lại được câu chuyện.
Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Khởi động: (1’) 
Bài cũ: (5’) Nhớ lại buổi đầu đi học.
- GV mời 2 HS đọc bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” và hỏi.
+ Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
- GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài:
Phát triển các hoạt động. (22’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.	(6’)
- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- Giọng đọc nhanh, dồn dập ở đoạn 1, 2.
- Nhịp chậm hơn ở đoạn 3.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: cánh phải, cầu thủ, khung thành.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.	(6’)
- Mục tiu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv đưa ra câu hỏi:
- Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
 + Vì sao trận bóng phải dừng lần đầu?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 2. 
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+ Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi thấy tai nạn xảy ra?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- GV cho HS thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+Tìm những chi tiết cho thấy quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
+ Bài học giúp em hiểu điều gì?
- Gv chốt lại: Câu chuyện khuyên các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình, cho người đi đường.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.	(6’)
- Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài.
- GV chia Hs thành 4 nhóm. Hs sẽ phân vai (người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang).
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 4: Kể chuyện. 	(4’)
- Mục tiêu: Mỗi Hs sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gv gợi ý:
+ Câu chuyện vốn được kể theo lời ai?
+ Có thể kể từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật nào?
- Kể đoạn 1: theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
- Kể đoạn 2: theo lời quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi.
- Kể lần 3: theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.
- Gv nhắc Hs thực hiện đúng yêu cầu: chọn vai, cách xưng hô, nhập vai.
- Gv mời 1 Hs kể mẫu.
- Từng cặp hs kể chuyện.
- Gv mời 3Hs thi kể một đoạn bất kì của câu chuyện.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HTTC: lớp
- Học sinh đọc thầm theo GV.
- HS xem tranh minh họa.
- HS nối tiếp nhau đọc 11 câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS giải thích và đặt câu với từ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Một HS đọc lại toàn bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
HTTC: lớp
- Cả lớp đọc thầm.
 + Chơi bóng ở lòng lề đường.
 + Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy.
- HS đọc đoạn 2.
 + Quang sút bóng chệnh lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường.
 + Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
- Học sinh đọc đoạn 3.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS đứng lên trả lới.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: cá nhân.
- Hs thi đọc toàn truyện theo vai.
- Hs nhận xt.
PP: Kể chuyện, thực hnh, trị chơi.
HT: cá nhân.
- Hs lắng nghe.
- Một Hs kể mẫu.
- Từng cặp Hs kể.
- Ba Hs thi kể chuyện.
- Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò: (2’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bi: Lừa và ngựa.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Đạo đức
QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs biết:
Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà, cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
Kỹ năng: 
Biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
Thái độ: 
- Yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, che mẹ, anh chị trong gia đình.
 II. Chuẩn bị:
* GV: Nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm”. Phiếu thảo luận nhóm. 
	* HS: VBT Đạo đức.
 III. Các hoạt động:
Khởi động: (1’) Ht.
Bi cũ: (5’) Tự làm lấy việc của mình.
- Gọi 2 Hs làm bài tập 6 VBT.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài: 
Phát triển các hoạt động. (21’)
* Hoạt động 1: Phân tích truyện : Khi mẹ ốm.	(8’)
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
 - Gv đọc truyện “ Khi mẹ ốm”
 - Gv chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra câu hỏi thảo luận:
Bà mẹ trong truyện này là một người thế nào?
Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó.
Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì?
Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.	(8’)
- Mục tiêu: Gip Hs thể hiện ý kiến của mình.
- GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận.
Theo em các bạn, trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao?
Mẹ bị ốm, bố đi công tác xa. Ở nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều so sãnh lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn.
Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay di dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình.
Thư giúp mẹ nấu cơm cho bà và em đang bị ốm.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.	(5’)
- Mục tiêu: Giúp cho cc em củng cố lại bi học.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm. 
- Gv phát cho Hs mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn.
- Gv nhận xét.
=> Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lần đau ốm bệnh tật.
PP: Thảo luận, quan st, giảng giải.
HT: nhĩm
Hs đọc lại.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận, giảng giải.
HT: nhóm đôi
Hs thảo luận.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
PP: Thảo luận.
HT: nhóm
Hs thảo luận.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (2’)
Về nhà làm tiếp bài tập.
Chuẩn bị bi sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: ...........
Toán
Bảng nhân 7
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Áp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 7.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Một Hs đọc bảng nhân 6.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng nhân 7.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu thành lập được bảng nhân 7.
- Gv gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
- 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7.
- Gv gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 7được lấy 2 lần.
- Gv viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu Hs đọc phép nhân này.
- Gv hướng dẫn Hs lập phép nhân 7 x 3.
- Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết vào phần bài học.
- Sau đó Gv yêu cầu Hs đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính nhẩm, giải toán có lời văn.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Gv nhận xét.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Một tuần lễ có mấy ngày?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để tính bốn tuần lễ có 7 ngày ta làm sao?
- Gv yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết điền các chữ số thích hợp vào ô trống.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
+ Số đầu tiên trong dãy là số nào?
+ Tiếp sau số 7 là số naò?
+ 7 cộng mấy thì bằng 14?
+ Tiếp theo số 14 là số naò?
+ Em làm như thế nào để tìm được số 21?
- Gv chia Hs thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống.
- Tương tự Hs làm các bài còn lại vào VBT.
- Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: Các số thứ tự cần điền là:
 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
- Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: Có 7 hình tròn.
- 7 được lấy 1 lần.
- Hs đọc phép nhân: 7 x 1 = 7.
- 7 hình tròn được lấy 2 lần.
- Đó là: 7 x 2 = 14.
- Hs đọc phép nhân.
- Hs tìm kết quả các phép còn lại.
- Hs đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng.
- Hs thi đua học thuộc lòng.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- ... riển các hoạt động: (22’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. (10’)
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết kể lại câu chuyện “Không nỡ nhìn”.
Gv giúp Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa.
- Gv kể chuyện lần 1.
- Gv hướng dẫn: 
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+ Anh trả lời thế nào?
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên.
- Gv kể lần hai.
- Gv mời 1 Hs khá kể lại.
- Gv mời từng cặp Hs kể. 
- Gv mời 3– 4 hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
* Hoạt động 2: Từng Hs làm việc. (12’)
Mục tiêu: Giúp các em biết tổ chức một cuộc họp.
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv mời 1 Hs đọc 5 bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng.
- Sau đó Gv cho từng tổ làm việc theo trình tự.
+ Chỉ định người đóng vai tổ trưởng.
+ Tổ trưởng chọn nội dung họp.
+ Họp tổ.
- Gv mời hai, ba tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp.
- Gv nhận xét, chọn những người viết tốt.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT: lớp
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs lắng nghe.
- Anh ngồi hai tay ôm mặt.
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe.
1 Hs kể lại.
Từng cặp Hs kể.
3– 4 Hs thi kể trước lớp.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: cá nhân, lớp
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc.
Từng tiến hành cuộc họp.
Hai tổ lên thi.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.(2’)
Về nhà bài viết nào chua đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Tự nhiên xã hội
Hoạt động thần kinh (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
- Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
Kỹ năng: 
- Nêu được một vài ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
c) Thái độ: 
 - Giaó dục Hs bảo vệ cơ quan thần kinh.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 30, 31.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Hoạt động thần kinh. (5’) 
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ vài những phản xạ thường gặp trong đời sống.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động. (22’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (10’)
- Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 30 SGK. Và trả lời câu hỏi:
+ Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay do tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Theo bạn, não hya tủy sống đã điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định và không vứt đinh ra đường?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
=> Khi bất ngờ giẫm phải đinh, chân ta co lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi rút đinh ra khỏi dép, nam vứt đinh vao thùng rác. Hoạt động này do não điều khiển.
* Hoạt động 2: Thảo luận.	(12’)
- Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ hình 2 trang 31 SGK.
- Sau đó Hs suy nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Hai Hs quay mặt lại với nhau lần lượt nói về kết quả làm việc cá nhân, góp ý để cùng hoàn thiện những ví dụ của nhóm mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs xung phong trình bày trước lớp.
- Gv đặt thêm câu hỏi:
+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- Gv chốt lại.
=> Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
PP: Thảo luận nhóm.
HT: nhóm
Hs quan sát hình. Hs thảo luận nhóm.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: nhóm đôi
Hs mỗi em suy nghĩ một ví dụ và phân tích.
Hs làm việc theo cặp.
Hs xung phong trình bày kết quả thảo luận.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò. (2’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Toán
Bảng chia 7
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
- Thực hành chia cho 7.
- Áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Một Hs đọc bảng nhân 7.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 7.
- Mục tiêu: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 7 dựa trên bảng nhân 7.
- Gv gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 7 lấy một lần được mấy?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “7 được lấy 1 lần bằng 7”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa.
- Gv viết lên bảng 7: 7 = 1 và yêu cầu Hs đọc phép lại phép chia.
- Gv viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu Hs đọc phép nhân này.
- Gv gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”
- Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
-Hãy lập phép tính. 
- Vậy 14 : 7 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính: 14 : 7 = 2.
- Tương tự Hs tìm các phép chia còn lại
- Gv yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 7. Hs tự học thuộc bảng chia 7
- Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách tính nhẩm đúng, chính xác.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Gv nhận xét.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải.
- Gv hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể nghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 không? Vì sao?
- Gv nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và giải bài toán.
- Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại.
Bài 4:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Yêu cầu Hs tự làm bài. Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 4: 
- Gv chia Hs thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò “ Ai tính nhanh”
Bài toán: Đặt rồi tính:
3 x 2 x 7 2 x 2 x 7 4 x 2 x 7 
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 7 lấy một lần được 7.
Phép tính: 7 x 1 = 7.
Có 1 tấm bìa.
Phép tính: 7 : 7= 1.
Hs đọc phép chia.
Có 14 chấm tròn.
Có 2 tấm bìa.
Phép tính : 14 : 7 = 2
Bằng 2.
Hs đọc lại.
Hs tìm các phép chia.
Hs đọc bảng chia 7 và học thuộc lòng.
Hs thi đua học thuộc lòng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải.
12 Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
4 Hs lên bảng làm. Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
Hs nhận xét bài làm của bạn.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Có 56 học sinh xếp thành 7 hàng.
Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh.
Hs tự làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs sửa vào VBT.
Mỗi hàng có số học sinh là:
 56 : 7 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
Hs đọc đề bài.
Hs tự giải. Một em lên bảng làm.
Hs nhận xét.
 Số hàng xếp được là:
 56 : 7 = 8 (hàng)
 Đáp số : 8 hàng.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Đại diện hai bạn lên tham gia.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Học thuộc bảng chia 7.
Làm bài3, 5.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
	Rút kinh nghiệm: 
Học hát
Bài Gà Gáy
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
Kỹ năng: 
Hát đúng điệu và đúng lới ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
Thái độ: 
Giáo dục Hs lòng yêu quý đối với dân ca.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Thuộc bài hát.
	- Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Ôn bài Đếm sao.
- Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài Đếm sao. Và hỏi:
+ Ai là tác giả bài này?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Học hát Đếm sao.
a) Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát.
- Gv giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu trên bảng đồ.
- Gv cho Hs nghe băng Gà gáy.
Dạy hát.
- Gv cho Hs đọc lời ca.
- Gv dạy hát từng câu:
- Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát đều.
* Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp.
- Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa gõ đệm theo theo phách.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, hát nối tiếp nhau. Nhóm 1 hát câu 1, nhóm 2 hát câu 2. Nối tiếp và liên tục nhịp nhàng. Từng nhóm vừa hát vừa gõ theo nhịp 2.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm cho các em thi hát.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs đọc lời ca.
Hs hát từng câu.
Hs luyện tập lại bài hát.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Các nhóm tiến hành làm.
Hs thi hát với nhau bài Gà gáy.
Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài Gà gáy.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan7.doc