Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện

Thứ: 2

Tập đọc- Kể chuyện: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

 I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức và kĩ năng :

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Hd hs yếu đọc trơn và trả lơi câu hỏi

 HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc ca câu chuyện theo lời một bạn nhỏ

- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau, (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2. Thái độ : Biết kính trọng người già và yêu thương em nhỏ.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:8 Ngày soạn: 14/10/2011
 Ngày giảng: 17/10/2011
Thứ: 2
Tập đọc- Kể chuyện: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Hd hs yếu đọc trơn và trả lơi câu hỏi
	HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc ca câu chuyện theo lời một bạn nhỏ 
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau, (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
2. Thái độ : Biết kính trọng người già và yêu thương em nhỏ.
* Giáo dục KNS : 
- Xác định giá trị ( nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ )
- Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
II/ Chuẩn bị : 
 - GV: Tranh minh họa bài đọc (SGK), tranh ảnh chụp một đàn sếu.
 - HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi ba em đọc thuộc lòng bài thơ: “Bận“ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: Tập đọc:
 Hoạt động1:Phần giới thiệu. 
Hoạt động2:Luyện dọc kết hợp giải 
nghĩa từ: 
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
+ Theo dõi sửa chữa những từ HS phát âm sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cho 5 nhóm nối tiếp đọc 5 đoạn.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
Hoạt động3: HD tìm hiểu bài. 
KNS : Xác định giá trị và thể hiện sự cảm thông. 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn vàTLCH:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
*Giáo viên chốt ý. 
Hoạt động4:Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Hướng dẫn đọc đúng câu khó trong đoạn.
-Mời 4 em nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2 , 3 ,4 , 5.
- Mời 1 tốp (6 em) thi đọc truyện theo vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Kể chuyện : 
 * Giáo viên nêu nhiệm vụ.
* H/dẫn HS kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- Gọi 1HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. 
- Theo dõi nhận xét lời kể mẫu của học sinh.
- Cho từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi 2HS thi kể trước lớp.
3.Củng cố dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 em lên bảng đọc và TLCH theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ ở mục A.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, tìm hiếu nghĩa các từ mới ở mục chú giải SGK.
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 5 em).
- 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Một học sinh đọc lại cả câu truyện.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 của bài. 
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện , rất khó qua khỏi .
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi tìm tên khác cho câu chuyện: Ví dụ Những ñöùa trẻ tốt bụng 
- Cả lớp đọc thầm đoạn, trả lời.
- HS trả lời.
- HS Nhắc lại.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc. 
- 4 em nối tiếp thi đọc.
- Học sinh tự phân vai và đọc truyện.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Một em lên kể mẫu 1đoạn của câu chuyện.
- HS tập kể chuyện theo cặp.
- 2 em thi kể trước lớp.
- HS lên kể
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
Toán: 	LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- BT cần làm bài 1 bài 2 ( cột 1 , 2, 3) , bài 3 , bài 4 . Em Sơn, Tâm làm được bài 1
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học : Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 em lên bảng đọc bảng nhân 7. Tính 
 7 x 3= ?; 7 x 5 = ?; 7 x 7 = ?
- Gọi 1 em đọc bảng chia 7. Tính :
 28 : 7 = ?; 42 : 7 = ?; 56 : 7 = ?
- Nhận xét 
B.Luyện tập
Bài 1: Bài tập yêu cầu gì ?
- Tính nhẩm là tính thế nào ?
- Đưa bài 1a lên bảng:
7 x 8 = ? 7 x 9 = ?
56 : 7 = ? 63 : 7 = ?
7 x 6 = ? 7 x 7 = ?
42 : 7 = ? 49 : 7 = ?
- Qua các phép tính của bài 1a em có nhận xét gì ?
- Cho HS nhẩm, nêu kết quả.
Bài 2: Gọi 3 em HS lên bảng mỗi em làm 2 phép tính.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét – GV sửa bài.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Có 35 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học sinh. Em tìm số nhóm thế nào ?
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt
- 1 em lên bảng giải
- Cả lớp làm bài vào vở
- Chấm 10 vở em, nhận xét, sửa bài
Bài 4: 
- Yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV treo hình a, b/ 36 lên bảng
+ Cách 1: Nhận xét số cột và số con ở mỗi cột trong 1 hình.
- Vậy số con mèo trong hình nào ?
- con mèo có mấy con mèo ?
+ Cách 2: GV gợi ý thêm cho HS giỏi
- Tìm tổng số mèo ở mỗi hình rồi chia thành 7 phần bằng nhau, số mèo ở hình nào có số phần bằng nhau?
- 1 em lên bảng khoanh vào số con mèo.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS xung phong đọc bảng đọc bảng nhân, chia 7.
- Về nhà học thuộc các bảng nhân, chia 7 đã học
- Bài sau: Giảm đi một số lần.
- 2 em lên bảng đọc bảng nhân, chia 7
- Học sinh mở SGK/36.
 - Tính nhẩm
- Nhẩm kết quả ghi vào phép tính
- Từ phép nhân ta chuyển thành phép chia. Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- 3 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 phép tính 
- Cả lớp làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- 1 em đọc đề - cả lớp đọc thầm
- Chia 35 học sinh thành các nhóm mỗi nhóm có 7 học sinh.
- Chia được bao nhiêu nhóm?
- Lấy 35 : 7
- 1 em lên bảng tóm tắt:
 7 học sinh: 1 nhóm
 35 học sinh:...? nhóm
- 1em lên bảng giải:
35 học sinh xếp được số nhóm là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm
- Tìm số con mèo trong mỗi hình
- Hình a có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo.
+ Hình b có 4 cột, số con mèo ở mỗi cột không giống nhau.
- số con mèo trong hình a
- số con mèo có 3 con mèo
- HS trả lời
- 1 em lên bảng khoanh vào số con mèo - cả lớp khoanh bằng bút chì vào SGK.
- 1 em đọc bảng nhân 7 
- 1 em đọc bảng chia 7
**********
Thứ 3 : Ngày soạn :14 /10/2011
 Ngày dạy : 18 /10/ 2011
Toán: GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN 
I.Mục tiêu :
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng để giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Bài tập cần làm : bài 1, 2,3 . Em Sơn, Tâm làm được bài 1
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học :
- Hình minh hoạ bài giảng ( hình con gà) . 
- Bảng phụ viết bài tập 1/37; vở làm bài tập
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng đọc bảng nhân chia 7
- GV hỏi thêm một số phép tính ở bảng nhân chia 7:
 3 x 5 = ? 21 : 3 = ? 4 x 6 = ?
18 : 6 = ? 5 x 7 = ? 28 : 7 = ?
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần
1) GV dán hình minh hoạ 1
- Hàng trên có mấy con gà ?
- Hàng dưới có mấy con gà ?
- Số con gà ở hàng trên được chia thành mấy phần bằng nhau ?
- Từ số con gà ở hàng trên em làm thế nào để tìm ra 2 con gà ở hàng dưới.
- So sánh số con gà hàng dưới với số con gà hàng trên em thấy thế nào ?
- Giảm đi 3 lần em làm thế nào ?
* Chốt ý: Như vậy số con gà hàng trên khi giảm đi 3 lần thì được số con gà hàng dưới.
2) Giáo viên dán hình minh hoạ 2 .
- Nhìn vào sơ đồ em cho biết: 
+ Đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm ? Chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm ?
- Đoạn thẳng AB dài 8 cm để có đoạn thẳng CD dài 2 cm ta làm thế nào ?
- Vậy đoạn thẳng AB giảm đi mấy lần ta được đoạn thẳng CD ?
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm thế nào ?
* Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- GV ghi lên bảng. Gọi HS nhắc lại
C. Thực hành:
Bài 1: viết (theo mẫu):
- Số đã cho là số mấy ?
- Muốn giảm đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Muốn giảm đi 6 lần ta làm thế nào ?
- Gọi HS lên B làm các bài còn lại.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2:
 - Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Có 40 quả bưởi muốn số bưởi giảm đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Vậy số bưởi còn lại là bao nhiêu ?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề
- GV hướng dẫn cho HS về nhà làm
* Lưu ý: Giảm đi 4 lần và giảm đi 4 cm có gì khác nhau ?
D. Củng cố - dặn dò:
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ?
-Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập.
- 2 em đọc bảng nhân chia 7
- 1 số em trả lời
- HS mở SGK/37
- HS quan sát.
- Hàng trên có 6 con gà
- Hàng dưới có 2 con gà
- 3 phần bằng nhau
- Lấy 6 : 3 = 2 (con gà)
- Số con gà hàng trên giảm đi 3 lần thì có số con gà hàng dưới.
- Chia cho 3
- Đoạn thẳng AB dài 8cm chia thành 4 phần bằng nhau
- Đoạn thẳng CD dài 2cm
- Lấy 8 cm chia cho 4
 8 : 4 = 2 (cm)
- Đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta chia 
8 cm cho 4.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- 1 số HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu.
- Số 12
- Lấy 12 : 4 = 3
- Lấy 12 : 6 = 2
- HS xung phong lên B làm bài.
- HS đọc đề 
- Có 40 quả bưởi sau khi bán thì số bưởi giảm đi 4 lần.
- Mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi?
- Lấy 40 : 4 = 10 (quả)
- Còn lại là 10 quả
 Số giờ làm công việc bằng máy là:
30 : 5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- Giảm đi 4 lần ta chia cho 4 
+ Giảm đi 4 cm ta thực hiện phép trừ
- 3 HS nhắc lại
+ Cả lớp đồng thanh
Chính tả: (nghe vieát ): CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I.Mục tiêu :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện dưới hình thức văn xuôi .
- Làm đúng bài tập chính tả BT (2) a/b .( Em Tâm nhìn sách viết)
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học :
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng ... ộ cao mấy dòng ?
- Chữ C gồm có 1 nét cong dưới 1 nét cong trái.
- Chữ K (tương tự)
- Chữ K có độ cao mấy dòng li ?
- Chữ K gồm có dưới và 1 nét móc ngược trái 1 nét móc xuôi phải và 1 nét móc ngược phải tạo thành vòng xoắn ở giữa thân chữ rồi nối với chữ h.
* Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng
- GV treo từ ứng dụng: Gò Công. 
- Giới thiệu: Gò Công. là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Nêu ý nghĩa : Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
* Hướng dẫn viết vở tập viết
- GV nêu yêu cầu tập viết
- Cho HS quan sát vở tập viết của GV
- Cho HS viết vào vở
* Chấm chữ bài
- Giáo viên chấm 5 - 7 bài
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc nhở những em chưa viết xong về nhà viết tiếp. Luyện viết thêm bài ở nhà
- 3 HS lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con. 
- G,C,K.
- 2 ô li rưỡi
- 2 ô li rưỡi
- HS viết bảng con.
- 1- 2 HS đọc 
- HS viết bảng con 
- 2 HS đọc câu ứng dụng
-Lắng nghe.
( GV giúp đỡ em Tâm, Sơn)
+ Viết chữ G,C,K 1 dòng
+ Viết tên riêng Gò Công 2 dòng
+ Viết câu tục ngữ: 2 lần
- Học sinh quan sát 
- Học sinh mở vở viết
HS phát biểu.
Chính tả: (Nhớ - viết ) 	TIẾNG RU 
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Nhớ viết đúng bài CT - Trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.( Em Tâm, Sơn nhìn sách viết )
 - Làm đúng BT (2b) 
2. Thái độ : Có ý thức rèn viết chữ đẹp và luôn giữ vở sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị : Bảng lớp viết sẵn 2 lần ND bài tập 2b.
 III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
 Hoạt động1:Giới thiệu bài
Hoạt động2;HD HS nhớ – viết.
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Đọc khổ thơ 1 và 2 của bài thơ Tiếng ru 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Sau đó mở sách, TLCH :
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý?
- Cho HS nhìn sách, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó, nhẩm HTL lại 2 khổ thơ.
Hoạt động3: HS viết bài.
* Chấm, chữa bài.
Hoạt động4:HD làm bài tập 
*Bài 2b : - Gọi 1HS đọc ND bài tập
- Cho HS làm bài vào VBT.
- GV và cả lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại kết quả trên bảng. Cả lớp sửa bài.
3.Củng cố - Dặn dò:(3’)
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng viết các từ : buồn bã , buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi. 
 - Cả lớp viết vào bảng con.
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. 
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát trong vơ. 
 - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp.
- HS nhớ lại hai khổ thơ 1 và 2 của bài thơ và viết bài vào vở. 
-Tự soát và sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để GV chấm điểm.
- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Lớp tiến hành làm bài vào VBT
Bài 2b: Tìm các từ:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+ Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi
+ Trái nghĩa với khó.
+ Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới
- Nhận xét 
**********
Thứ 6 : Ngày soạn :14 /10/2011
 Ngày dạy : 21 /10/ 2011
Tập làm văn: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM 
I. Mục tiêu :
- Biết kể về một người hàng xóm theo gọi ý (bài tập 1)
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) BT2.
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết 4 câu gợi ý kể về một người hàng xóm
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn. 
+ Nêu nội dung của câu chuyện.
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý ( Kể về một người hàng xóm mà em quý mến)
- Nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể 5,7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của ngừơi đó, tình cảm của em với gia đình người đó, tình cảm của người đó với gia đình em không cần lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý.
- Nhận xét rút kinh nghiệm
- Cho HS xung phong thi kể.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn 5, 7 câu
- Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. Có thể viết 5-7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò:
- HS xung phong kể lại bài văn của mình cho cả lớp nghe.
- Bài sau: Ôn tập.
- 2 HS kể lại câu chuyện và nêu nội dung. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý . Cả lớp đọc thầm theo
- HS khá, giỏi kể mẫu, VD: 
 Gần cạnh nhà em có nhà Bác Tư. Năm nay Bác trạc độ 50 tuổi, thân hình Bác đẫy đà khoẻ mạnh. Lúc nào gặp em Bác cũng nở một nụ cười tươi tắn. Ngày chủ nhật được nghỉ việc ở nhà máy dệt Bác thường qua nhà em nói chuyện với bố. Cả nhà em ai cũng quý mến Bác.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe. 
- HS viết vào vở những điều em vừa kể.
- HS đọc lại bài viết của mình.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn viết tốt, rút kinh nghiệm cách viết văn.
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :Giúp HS củng cố về:
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.( bài tập 1, 2 (cột 1,2 ), bài 3 . HSKT làm được bài 1
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học :
GV: Phiếu học tập bài 4 để tổ chức trò chơi
	HS: Bảng con vở làm bài tập
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT:
* Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập (HS yếu, TB).
- Yêu cầu lớp cùng làm mẫu một bài. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở.
- Mời 4HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
* Bài 2: Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT (HS khá_
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi 2 học sinh đọc bài 3 (HS giỏi).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu .
- Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Học sinh làm mẫu một bài và giải thích 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 4 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 x + 12 = 36 x x 6 = 30
 x = 36 -12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5
 80 - x = 30 42 : x = 7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7 
 x = 50 x = 6 
- Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a) 35 32 26 20
 x 2 x 6 x 4 x 7
 70 192 104 140
b) 64 4 80 4 77 7 
 24 16 00 20 07 11
 0 0 0
- Học sinh nêu đề bài. Cả lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải : Số lít dầu còn lại trong thùng :
 36 : 3 = 12 (lít)
 Đ/S :12 lít dầu 
- Về nhà học bài và làm bài tập. 
Luyện Tiếng Việt: ÔN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ ? 
I. Môc tiªu
	- HS «n tËp kiÓu c©u Ai lµm g× ?
	- VËn dông lµm BT
II. §å dïng
	GV : B¶ng phô viÕt s½n c©u BT1
	HS : Vë
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc chñ yÕu:
 Ho¹t ®éng cña thÇy
 Ho¹t ®éng cña trß
A. KiÓm tra bµi cò
- KÕt hîp trong bµi míi
B. Bµi míi
* Bµi tËp 1
- GV treo b¶ng phô viÕt s½n c©u 
- Nªu yªu cÇu BT
- GV chÊm bµi
* Bµi tËp 2
- Nªu yªu cÇu BT
- GV nhËn xÐt cho ®iÓm
IV. Cñng cè, dÆn dß
	- GV nhËn xÐt tiÕt häc
	- VÒ nhµ «n bµi
+ T×m c¸c bé phËn cña c©u
- Tr¶ lêi c©u hái : Ai ( c¸i g×, con g× ) ?
- Tr¶ lêi c©u hái : lµm g× ?
- HS ®äc tõng c©u
- Lµm bµi vµo vë
- 1 HS lªn b¶ng lµm
+ Lêi gi¶i ®óng
- §µn chim ®ang bay l­în
 con g× ? lµm g× ?
- C¸c em häc sinh tËp thÓ dôc
 Ai ? lµm g× ?
- Chó c«ng nh©n ®ang lµm viÖc
 Ai ? lµm g× ?
+ §Æt c©u hái cho c¸c bé phËn c©u in ®Ëm
- HS lµm bµi vµo vë
- 3, 4 HS ®äc bµi lµm cña m×nh
+ Lêi gi¶i ®óng
- Ai ch¹y tung t¨ng trªn s©n tr­êng ?
- Bµ lµm g× ?
- BÐ lµm g× ?
Sinh hoạt: SAO 
 BÀI 4:KỸ NĂNG ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN 
A. Mục tiêu: - HS nắm được quy trình sinh hoạt sao.
HS nhận biết được các đặc điểm an toàn và khôn an toàn của đường bộ.
Thực hành tốt kỹ năng đi và qua đường an toàn.
Chấp hành tốt luật ATGT..
B/ Chuẩn bị: - Một số bài hát, bài múa về sao.Tranh vẽ nơi qua đường an toàn và không an toàn, Tranh ảnh.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: - Cả lớp tập họp theo sao.
- Sao trưởng điểm số báo cáo.
- T phổ biến nội dung sinh hoạt và hoạt động của H theo các bước 
- Tiến hành sinh hoạt sao.
- T hướng dẫn các sao luyện tập theo các bước trên.
2, ATGT: HĐ1: Kỹ năng đi bộ:
a-Mục tiêu:Nắm được kỹ năng đi bộ.
Biết xử lý các tình huống khi gặp trở ngại.
b- Cách tiến hành: Treo tranh.
Ai đI đúng luật GTĐB? vì sao?
Khi đi bộ cần đi như thế nào?
*KL: Đi trên vỉa hè, Không chạy nghịch, đùa nghịch. Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.
HĐ2: Kỹ năng qua đường an toàn
a-Mục tiêu:Biết cách đi, chọn nơi và thời điểm qua đường an toàn.
b- Cách tiến hành:Chia nhóm.Giao việc:
Treo biển báo.
QS tranh thảo luận tình huống nào qua đường an toàn, không an toàn? vì sao?
*KL:Khi có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường....
HĐ3: Thực hành.
a-Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đi bộ an toàn.
b- Cách tiến hành: Cho HS ra sân.
V- Củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.Thực hiện tốt luật GT. 
+ Các sao điểm danh báo cáo.
+ Sao trưởng khám vệ sinh
+ Nhận xét hoạt động của sao trong tuần qua.
+ Đọc lời hứa của sao.
+ Hát bài hát " Nhanh bước nhanh Nhi đồng".
- HS nêu.
- Đi trên vỉa hè, Không chạy nghịch, đùa nghịch. Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.
Cử nhóm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện báo cáo kết quả.
- Thực hành ngoài sân lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 3 tuan8 co chieu LHoa.doc