Giáo án Lớp 3 Tuần 9 đến 11

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 đến 11

Tiết 1: Môn: TOÁN

 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG

 BẰNG Ê-KE.

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành

- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.

 - Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.

I. Mục tiêu :

1.KT: Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.

2. KN: Vẽ được góc vuông và làm được BT 1 , 2, 3.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 *GV: Miếng bìa chuẩn bị như hình của như bài tập 3

 *HS: Ê- ke, thước dài.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 711Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
NS: 29/ 10/ 2012
NG: Thứ ba ngày 30/ 10/ 2012
Tiết 1: Môn: TOÁN
 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG 
	BẰNG Ê-KE.	
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
I. Mục tiêu : 
1.KT: Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. 
2. KN: Vẽ được góc vuông và làm được BT 1 , 2, 3.
3. TĐ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	*GV: Miếng bìa chuẩn bị như hình của như bài tập 3
	*HS: Ê- ke, thước dài.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu bài
1. Ôn định.
2. Kiểm tra bài cũ :
 -Y/c HS nhận biết góc vuông, góc không vuông . 
Nhận xét.
3. Bài mới.
Nêu mục tiêu giờ học.
II. Phát triển bài
Hướng dẫn HS thực hành:
* Mục tiêu : HS biết cách dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông bằng ê ke
* Phương pháp : Thực hành.
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Hướng dẫn HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh O : đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với O và một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh còn lại của góc vuông ê ke. Ta được góc vuông đỉnh O. 
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn
 Nhận xét. 
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài vào vở và TL:
- Nhận xét. 
Bài 3 :
Gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hìnhA,B được ghép từ những hình nào?Sau đó dùng các miếng bìa để kiểm tra.
III. Kết luận:
*Củng cố
- Thực hiện tốt điều vừa học.
- Nhận xét tiết học.
*Dặn dò.Chuẩn bị bài : đề – ca – mét, héc - tô - mét 
Hát
- HS nhận biết góc vuông, góc không vuông .
- Lắng nghe.
- Dùng ê ke để vẽ góc vuông
- HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh O theo hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại
- Học sinh làm bài vào vở
- Lớp nhận xét .
-Dùng ê ke kiểm tra số góc vuông trong mỗi hình :
-Học sinh làm bài vào vở và TL:Hình thứ nhất có 4 góc vuông. Hình thứ hai có 2 góc vuông.
- Lớp nhận xét .
-Đọc : Nối hai miếng bìa để ghép lại được một góc vuông :
-Hình A được ghép từ hình 1&4.
- Hình B được ghép từ hình 2&3.
Dùng các miếng bìa để kiểm tra.
-Lớp nhận xét 
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC:
GV CHUYÊN
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP GIỮA HKI (tiết 3)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
Biết đọc một văn bản và TLCH.
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài 
I. Mục tiêu :
1. KT: - Đọc đúng rành mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút) được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài .
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai là gì ? (BT2)
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh họat câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3) 
2.KN: Rèn kĩ năng đọc lưu loát bài, TLCH bài, đặt được câu.
3. TĐ: Tích cực. Tự giác.
II. Đồ dùng dạyhọc : 
* GV:	- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).
	- 4, 5 tờ giấy trắng khổ A4 để làm BT 2.
* HS: SGK, VBTTV
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu bài
1.On định.
2.KTBC:
- Gọi 2HS lên bảng đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
+ Em là học sinh lớp 3.
+ Trường học là nơi chúng em học và vui chơi.
-Nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giớithiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
II. Phát triển bài
Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc: (1/4 số HS)
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- Cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT.
* Bài tập 2:
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT.
- Phát giấy cho 4, 5 HS làm bài
- Nhận xét, chốt lại những câu đúng.
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS làm bài, giải thích thêm như SGV tr 179 và giải đáp thắc mắc.
-Gọi 1 số HS đọc lá đơn của mình trước lớp.
- Nhận xét về nội dung điền đơn.
III. Kết luận
*Củng cố
- Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để biết viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết.
*Dặn dò: Nhắc những HS chưa kiểm tra TĐ hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
-Hát TT.
- 2HS lên bảng đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
 -Ai là học sinh lớp 3?
- Trường học là gì?
-Nhận xét.
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài TĐ.
HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi.
-1HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
HS làm việc cá nhân ở vở
4, 5 HS làm bài vào giấy dán nhanh lên bảng, đọc kết quả. Cả lớp nhận xét.
+ Chúng em là những học trò chăm ngoan.
+ Mẹ em là giáo viên tiểu học....
- 1HS đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân ở vở
-1 số HS đọc lá đơn của mình trước lớp.
HS ghi nhớ mẫu đơn để biết viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết.
-------------------------------------------------------------------
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn.
Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
I. Mục tiêu:
1.KT: Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
2.KN: Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui, buồn cùng bạn.
3.TĐ: Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn; kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
+ PPDHTC: Thảo luận nhóm; đóng vai; kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
* GV: Vở bài tập Đạo đức 3.
* HS: Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I. Giới thiệu bài
1. Ổn định
2. KTBC: 
-KT 2HS đọc nội dung bài học bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
-Nhận xét.
3. Bài mới( Tiết 1)
 Giới thiệu bài: 
- Cả lớp cùng hát bài:” Lớp chúng ta đoàn kết”
Hỏi: Bài hát nói về điều gì?
- Chốt ý bài hát, giới thiệu bài học: Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II. Phát triển bài
A.* HĐ1:Thảo luận phân tích tình huống- BT1
* MT: HS biết được một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
- GV giới thiệu tình huống BT1.
* KL: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp bạn bằng những việc làm cụ thể
B. Hoạt động 2: Đóng vai - BT2
-* MT: HS biết cách chia sẻ vui buồn cùng bạn trong các tình huống.
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm, Y/c các nhóm xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai:
- Chung vui với bạn.
- Chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn.
* Kết luận:
+ Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn.
+ Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
C.Hoạt động 4 : Bày tỏ thái độ - BT3.
* MT:HS biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
- Nêu y/c BT3
- GV lần lượt đọc từng ý kiến.
* Kết luận:
-Các ý kiến: a, c,d, đ, e là đúng.
-Ý kiến b là sai.
III, Kết luận:
* Củng cố
 - Gọi 2HS đọc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học
*Dặn dò. Chuẩn bị tiết 2 thực hành.
Hát 
- 2HS đọc nội dung bài học bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Hát.
- HS suy nghĩ và TL
- HS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
- HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm HS lên đóng vai.
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 2 hs đọc lại nội dung bài học
***********************************************************************
 NG: Thứ tư ngày 31/ 10/ 2012
Tiết 1: TOÁN
ĐỀ-CA-MÉT. HÉC- TÔ-MÉT.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
Biết đơn vị cm, dm, mm, ...
- Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét, héc-tô-mét.
- Biết quan hệ giữa đề-ca-mét, héc-tô-mét.
I. Mục tiêu:
 1.KT: Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét, héc-tô-mét.
- Biết quan hệ giữa đề-ca-mét, héc-tô-mét.
 - Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét. 
2.KN: Nắm vững mỗi quan hệ giữa đơn vị đo.
- BT 1( dòng 1, 2, 3), 2(dòng 1, 2), 3(dòng 1, 2).
3. TĐ: tích cực, tự giác.
II. Chuẩn bị:
*GV:	-Bảng nhóm kẻ sẵn bài mẫu cho hs
*HS: SGK, VBT
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Giới thiệu bài
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2HS lên bảng vẽ hình tam giác và hình chữ nhật có một góc vuông.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
-Nêu mục tiêu giờ học .
-Ghi tên bài : Đề- ca- mét, Héc- tô- mét.
II. Phát triển bài:
1.HĐ1: Giúp HS ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học .
- Các em đã học được học các đơn vị đo độ dài nào ?
2.HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề ca mét, héc tô mét 
- Đề ca mét là một đơn vị đo độ dài. Đề ca mét kí hiệu là dam.
- Độ dài của một dam bằng độ dài của 10m
- Hec tô mét cũng là một đơn vị đo độ dài. Hec tô mét kí hiệu là hm
Độ dài của 1 hm bằng đô dài của 100m và bằng độ dài của 10 dam
HĐ 3: Thực hành:
Bài 1: Viết lên bảng 1hm =m và hỏi 1hm bằng bao nhiêu mét?
- Vậy điền số 100 vào chỗ chấm . 
- Yêu cầu HS làm tiếp bài.
Bài 2: Viết lên bảng 4 dam =  m. HS suy nghĩ để tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm và giải thích tại sao mình lại điền số đó.
1dam bằng bao nhiêu mét 1 dam bằng 10m
- 4 dam gấp mấy lần so với 1 dam ?
- Vậy muốn biết 4 dam dài bằng bao nhiêu mét là lấy 10m x 4 = 40m
- Yêu cầu HS làm các nội dung còn lại của cột thứ nhất, sau đó chữa bài 
 Viết lên bảng : 8hm =m
1hm bằng bao nhiêu mét?
8hm gấp mấy lần so với 1 hm?
- Vậy để tìm 8hm bằng bao nhiêu mét ta lấy 100m x 8 = 800m
Ta điền 800 vào chỗ chấm 
Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại 
-Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc mẫu sau đó tự làm bài.
- Chữa bài – Lưu ý HS nhớ viết tên đơn vị sau kết quả 
III. Kết luận
 *C ... ết số cá ở bể thứ nhất . Phải tìm số cá ở be. thứ hai .
- Lớp và giáo viên nhận xét sửa sai.
GV : Đây là bài toán giải bằng hai phép tính .
b. Thực hành .
Bài 1 : Nêu yêu cầu: (HS yếu, TB)
Hướng dẫn tìm hiểu 
+ Bài cho ta biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Lớp và giáo viên nhận xét sửa sai.
Bài : Nêu yêu cầu: (HS khá, giỏi)
*Hướng dẫn tìm hiểu 
+ Bài cho ta biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Chữa bài nêu lời giải khác.
III. Kết luận
* Củng cố 
- Chấm một số vở nhận xét .
*Dặn dò Về làm bài trong vở bài tập. Chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
- Hát 
- HS mang vở kiểm tra chữa bài .
 - 2 HS đọc đề bài toán 
-Hàng trên có 3 cái kèn , hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cía kèn .
-Hỏi hàng dưới có mấy cái kèn ? 
- 3 + 2 = 5 kèn
- 3 + 5 = 8 kèn
-1 học sinh lên bảng trình bày bải giảng 
Giải
Số cái kèn ở hàng dưới có là :
3 + 2 = 5(cái kèn)
Số cái kèn cả hai hàng có là :
 3 + 5 = 8(cái kèn)
Đáp số : 8 cái kèn
- 2 học sinh đọc lại
Tổ 1: 
 3 con cá ? con cá
Tổ 2:
–1HS làm bảng làm- Lớp làm vở nháp .
Giải
Số cá ở bể thứ hai có là : 
4 + 3 = 7(con)
Số cá ở cả hai bể có là :
4 + 7 = 11 (con) 
Đáp số : 11con cá 
- 2 HS đọc đề toán .
- Anh có 15 tấm bưu ành , em có ít hơn anh 7 tấm .
- Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh . 
 Tóm tắt 
15 tấm bưu ảnh
Anh :
 7tấm 	?tấm
Em: 
- Học sinh làm vào vở – 1 học sinh lên bảng làm 
Giải 
Số tấm bưu ảnh của em có là :
15 – 7 = 8 (tấm)
Số tấm bưu ảnh của hái anh em có là :
15 + 8 = 23(tấm)
Đáp Số : 23 tấm bưu ảnh 
- Học sinh đọc đề theo tóm tắt.
Tóm tắt
 27 kg
Bao gạo :
 5kg ?kg
Bao ngô : 
Bài giải 
Bao ngô cân nặng :
27 + 5 = 32(kg)
Cả hai bao cân nặng 
27 + 32 = 59 (kg)
Đáp số: 57 kg 
- 1 HS lên bảng giải – Lớp làm vở 
-----------------------------------------------------------------
 Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG THƯ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
Đã học bài tập đọc Thư gửi bà.
- Biết viết một bức thư ngắn; biết cách ghi phong bì thư.
I. Mục tiêu:
1.KT: Biết viết một bức thư ngắn (khoảng 4 câu) để hỏi thăm , báo tin cho người thân dựa theo mẫu. (SGK) biết cách ghi phong bì thư.
2.KN: Rèn kĩ năng viết.
3.TĐ: Tích cực, tự giác.
II. Đồ dùng dạy học: 
*GV: Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
- Giấy rời và phong bì thư (HS tự chuẩn bị) để thực hành trên lớp.
*HS: SGK, vở...
III. Hoạt động dạy học:	
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
a.Ổn định: 
b.Bài cũ: Bài tập đọc Thư gửi bà 
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì? (HS yếu, TB)
+ Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai? (HS khá)
+ Nội dung thư ?
+ Cuối thư ghi những gì ? (HS giỏi)
GV nhận xét ghi điểm 
c.Bài mới: 
- GV nêu MĐYC của tiết học rồi viết đầu bài lên bảng
 2.Phát triển bài:
a .Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 : 
GV treo câu hỏi gợi ý 
- Em viết thư cho ai ?
- Dòng đầu thư, em viết như thế nào ?
- Em viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện lòng kính trọng ?
Trong phần nội dung, em sẽ thăm hỏi ông điều gì, báo tin gì cho ông ? 
- Ở phần cuối bức thư , em chúc ông điều gì , hứa hẹn điều gì ? 
 Kế thúc lá thư em viết những gì ? 
- GV nhắc nhở các em trước khi viết thư :
+ Trình bày thư đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng , lời xưng hô , lời chào )
+ Dùng từ , đặt câu đúng , lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư ( kính trọng người trên , thân ái với bạn bè ) 
- GV đi từng bàn giúp các em HS yếu , phát hiện những HS viết thư hay . 
- Lớp và GV nhận xét những điểm hay của từng lá thư , rút kinh nghiệm . 
Bài tập 2 : Nêu yêu cầu :
(?) Góc trái viết gì ?
(?) Góc phải viết gì ?
- Lơp và giáo viên nhận xét chốt ý đúng :
+ Góc bên trái (phía trên) viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư .
+ Góc bên phải (phía dưới) viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư ( viết không chính xác , thư sẽ không đến tay người nhận .
+ Góc bên phải (phía trên phong bì) dán tem thư của bưu điện . 
Nhận xét rút kinh nghiệm bình chọn người viết tốt.
3.Kết luận
* Củng cố: Chốt lại nội dung kiến thức đã học.
* Dặn dò: Về viết thư cho người thân Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học 
Hát
- HS nêu nhận xét và cách trình bày một bức thư .
- Địa điểm , thời gian gửi thư .
- Với người nhận thư - Bà 
- Thăm hỏi sức khoẻ của bà ; kể chuyện về mình và gia đình ; nhớ kỉ niệm những ngày ở quê . Lời chúc và hứa hẹn .
Lời chào , chữ kí và tên 
- 1 HS đọc thầm nội dung bài tập 1 
- HS đọc lại phần gợi ý trên bảng phụ 
- Em viết thư cho ông nội , quê ở miền Trung .
-Nơi gửi, ngày .. tháng ..năm ..
- Em viết Ông nội kính mến. 
- Em sẽ hỏi thăm sức khoẻ của ông , báo cho ông biết kết quả học tập giữa kì 1 của em ; Kể cho ông tin mừng cha mới được tuyển dụng làm công nhân xí nhiệp 
- Em chúc ông luôn vui vẻ , mạnh khoẻ thọ lâu đến trăm tuổi ,ông trồng thật nhiều cây ăn quả để cho các cháu vui vẻ .Cháu xin hứa với ông sẽ cố gắng học tập ,ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi Không phụ lòng mong đợi của ông, cha mẹ và thầy cô giáo . 
Em chào ông , chữ kí và tên của em 
- Học sinh làm bài vào vở .
- 3 HS đọc thư trước lớp 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
-HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK - HS trao đổi theo nhóm 2 về cách viết phong bì.
- Tên địa chỉ người người gửi.
- Tên địa chỉ người nhận thư
- Góc phải phía trên dán tem .
- HS ghi rõ nội dung cụ thể trên phong bì .
-Một số học sinh đọc phong bì.
-----------------------------------------------------------------
 Tiết 4: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HỌ NỘI, HỌ NGOẠI 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần hình thành
Biết về các thế hệ trong GĐ .
Nêu được các mối liên hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng
I. Mục tiêu:
1.KT: Nêu được các mối liên hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. 
HS khá, giỏi biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình.
2.KN: Phân tích mỗi quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể.
3. TĐ; Thể hiện tình cảm giữa hai họ.
KNS: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuối khi giới thiệu về gia đình của mình; Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
PPDHTC: hoạt động nhóm, thảo luận; thuyết trình
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: tranh ảnh; Bảng từ, 
*HS: Hs sưu tầm trước ảnh họ hàng đến lớp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I. Giới thiệu bài
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
(?)Trong gia đình em ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
(?) Gia đình em có mấy thế hệ cùng chung sống ?
-Lớp và giáo viên nhận xét 
3.Bài mới: Ghi bảng
II. Phát triển bài.
a. HĐ 1: Tìm hiểu về họ nội, họ ngoại.
Hướng dẫn học sinh thảo luận .
 -Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
 -Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
 -Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
 -Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ?
- Lớp và giáo viên nhận xét .
* GV nêu : Để biết được :
 ? Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai 
- Lớp và giáo viên nhận xét .
GV kết luận :
- Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của ho là những người thuộc họ nội.
- Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của ho là những người thuộc họ ngoại.
b.HĐ 2: Kể về họ hàng nội, ngoại.
- Họ nội gồm những ai?
- Họ ngoại gồm có những ai?
- Lớp và giáo viên nhận xét 
 GV NX chung và nói thêm: Mỗi người ngoài bố, mẹ và anh, chị em ruột của mình, còn có những người học hàng thân thích khác đó là họ nội,họ ngoại.
c.HĐ 2: Sắm vai .
-Chia nhóm thảo luận đóng vai
+ Em và anh của mẹ đến chơi nhà khi bốmẹ đi vắng .
+ Em và anh của bố ở quê ra chơi nhà khi bố mẹ đi vắng .
Em sẽ ứng xử như thế nào ?.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp và giáo viên nhận xét .
 KẾT LUẬN :
* Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họl à những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đở những người họ hàng thân thích của mình.
III. Kết luận
Củng cố 
 Qua bài học này các em cần phải đối xử như thế nào với những người họ hàng? 
- Gọi vài em xung phong lên hát bài hát về gia đình.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Chuẩn bị tiết sau : Thực hành 
- Nhận xét tiết học.
-Hát 
-2 HS lên trả lời.
- Học sinh quan sát trang trang 40 thảo luận theo cặp.
- HS nêu kết quả thảo luận. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
HS lên trình bày.
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh Ông bà ngoại chụp chung với mẹ và Bác ruột của Hương.
+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra bác và mẹ Hương.
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh Ông bà Nôi chụp chung với bố và cô ruột của Quang.
+ Ông bà nội của Quang sinh ra bố Quang và cô.
- Vài HS nhắc lại .
-Học sinh trả lời 
- Họ nội gồm : Bố , cô, chú ,ôngbà nội, bác .
- Họ ngoại gồm: Ông bà ngoại, mẹ, cậu, dì ,bác .
- Học sinh thảo luận nhóm 4 
 Vài HS nhắc lại.
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT
I. Mục tiêu: 
- HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
 - Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị: Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III. Hoạt động trên lớp.
- Ổn định. Lớp phó văn thể cho cả lớp hát bài: Gà gáy
- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm ngồi vào ghế chủ tọa.
- Lớp trưởng mời các tổ báo cáo.
+ Tổ 1: Các bạn đi học đều, vệ sinh sạch, đồng phục tốt, các bạn đều thuộc bài và làm bài đủ, trật tự trong giờ học. Các bạn tham gia đóng góp và phát biểu đóng góp bài rất sôi nổi
+ Tổ 2: Sỉ số đủ, vệ sinh sạch, đồng phục áo trắng, lễ phép tốt, các bạn thuộc bài và làm bài đầy đủ. Bạn.....................viết chính tả còn sai nhiều. Các bạn học tốt....
+ Tổ 3: Sỉ số đủ, đồng phục áo trắng, vệ sinh sạch, xếp hàng ngay, vào lớp trật tự nghe giảng. Các bạn thuộc bài và làm bài đầy đủ. Các bạn học có tiến bộ: ..........
4. Giáo viên nghe 3 tổ báo cáo, có nhận xét như sau:
- Cả 3 tổ đều hoàn thành nhiệm vụ tốt, 3 tổ được khen trước lớp
- Tuyên dương các em học tốt như:
5. Kế hoạch tuần 11:
Đi học đều, vệ sinh sạch, đồng phục, xếp hàng ngay, trật tự trong giờ học, kiểm tra chất lượng đạt điểm cao.
6. Hát kết thúc: Gà gáy.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 11 lop 3 CKTKN.doc