Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 9 Bài: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: BÀI CA ĐI HỌC - ĐẾM SAO - GÀ GÁY

 I – MỤC TIÊU

· Học sinh thuộc 3 bài hát, hát đúng nhạc và lời.

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát .

- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

- Tập biểu diễn các bài hát.

- Học sinh yêu thích ca hát.

 II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

 · Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.

- Thanh phách, trống, mõ

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 12 / 10 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 14 / 10 / 2009
TUẦN 9
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập ba bài hát : Bài ca đi học – Đếm sao – Gà gáy.
2
Luyện từ và câu
Ôn tập tiết 5 + 6 + Mùa thu của em.
3
Toán
Đề ca mét – Héc tô mét.
4
TN - XH
Ôn tập và kiểm tra con người và sức khỏe.
5
Thủ công
Ôn tập chương I – Phối hợp gấp cắt dán hình.
Môn: Âm nhạc
Tiết 9 Bài: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: BÀI CA ĐI HỌC - ĐẾM SAO - GÀ GÁY 
TUẦN 9
I – MỤC TIÊU
 Học sinh thuộc 3 bài hát, hát đúng nhạc và lời.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát .
Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Tập biểu diễn các bài hát.
Học sinh yêu thích ca hát.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
 Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
Thanh phách, trống, mõ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Ổn định : Hát + điểm danh
Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát bài Gà gáy và vận động phụ hoạ.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bài ca đi học.
Cả lớp hát kết hợp lần lượt gõ đệm theo 3 kiểu: đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Đếm sao.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi kết hợp bài hát.
Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Gà gáy.
Yêu cầu học sinh chia nhóm hát nối tiếp.
Học sinh hát kết hợp gõ đệm.
Học sinh hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.
Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
Cả lớp ôn bài hát Đếm sao và gõ đệm theo nhịp 
Trò chơi.
-2 học sinh quay mặt vào nhau, miệng đếm 1 – 2 - 3 nhịp nhàng. Bàn tay chạm vào bàn tay người đối diện lần lượt tay phải rồi tay trái.
Nhóm 1: Hát câu 1.
Nhóm 2: Hát câu 2.
Nhóm 3: Hát câu 3.
Cả 3 nhóm cùng hát câu 4.
Lần 2 vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
4. Củng cố: Học sinh lên hát và vỗ tay theo phách.
5. Dặn dò: Về ôn các bài hát đã học + Gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
--------------------------0--------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 9 Bài: ÔN TẬP (TIẾT 5 + 6 )+ MÙA THU CỦA EM
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn tập đọc các bài từ tuần 1 đến tuần 8
Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật. (BT2)
Đặt được 2 -3 câu theo mẫu Ai làm gì? (BT3).
Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3)
Học sinh có ý thức ôn tập tốt.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy cả bài, chú ý đọc đúng các từ : lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở	
Biết ngắt nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa khổ thơ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Nắm được nghĩa các tư øngữ trong bài ( cốm, chị Hằng ).
Hiểu tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu- mùa bắt đầu năm học mới.
Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài thơ. Một bông cúc vàng tươi.
Bảng lớp chép đoạn văn của bài tập 2.
3 tờ giấy khổ A4 cho 3 học sinh làm bài tập 3.
2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
Mấy bông hoa huệ trắng, hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ, vi ô lét tím nhạt.
Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh lên học thuộc lòng bài: Mẹ vắng nhà ngày bão.
Giáo viên nhận xét.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ÔN TẬP TIẾT 5
Ôn luyện đọc, học thuộc 
lòng .
GV cho học sinh đọc yêu
cầu bài tập 1.
Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài 
đọc.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: - Giáo viên chỉ bảng lớp đã chép đoạn văn. Yêu cầu học sinh đọc kĩ, suy nghĩ, chọn từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm đứng trước.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Bài này yêu cầu các em làm gì?
Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu làm bài.
Giáo viên nhận xét - Hoàn thiện câu đã đặt của học sinh.
ÔN TẬP TIẾT 6 
-Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 2 
Giáo viên cho học sinh xem hoa.
Giáo viên nhận xét sửa bài.
Bài tập 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài và làm bài.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Đọc thêm các bài tập đọc trong SGK: Mùa thu của em,
 ( Tuần 5 )
*Luyện đọc
+ Giáo viên đọc bài thơ
+ Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
Giáo viên theo dõi nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng.
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới : cốm , chị Hằng.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu ?
Giáo viên đưa 1 bông hoa cúc các nhà thơ tả hoa cúc: những cánh hoa cúc nhỏ bé như nghìn con mắt mở nhìn trời.
Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu ?
Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và cho biết các em thích nhất hình ảnh nào?
Học thuộc lòng bài thơ
Giáo viên xoá dần bảng để học sinh học thuộc lòng bài thơ.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị 
khoảng 2 phút. 
HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh đọc thầm đoạn văn và trao đổi theo cặp - Làm bài vào vở.
3 học sinh lên bảng làm bài. Đọc kết quả và giải thích vì sao mình chọn từ này.
Lớp nhận xét.
Giải:
Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng (chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy).
Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ tinh tế đến vậy.( chọn từ tinh xảo , vì tinh xảo là “ khéo léo” còn tinh khôn là khôn ngoan”. Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ tinh tế, không thể là một công trình đẹp đẽ, to lớn .
Bài 3: 
Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Học sinh suy nghĩ làm bài vào vở.
3 học sinh ghi vào giấy khổ to và dán kết quả lên bảng.
Lớp nhận xét.
Ví dụ: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng./ Mẹ dẫn tôi đến trường.
Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh quan sát nhận biết từng loại hoa.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, viết từ cần điền vào vở.
2 học sinh lên bảng thi làm bài trên phiếu.
Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Lời giải:: Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi–ô-lét tím nhạt, mảnh mai.
Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
Bài tập 3:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài-Lớp theo dõi trong SGK.
Học sinh làm bài vào vở.
3 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét, chữa bài cho bạn.
Giải: Hàng năm cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
Học sinh đọc thêm bài : Mùa thu của em, ( Tuần 5 )
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ.(2 lượt)
Học sinh đọc từ mới , giải nghĩa từ theo SGK.
4 nhóm tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.
1 học sinh đọc thành tiếng 2 khổ thơđầu cả lớp đọc thầm ,trả lời câu hỏi.
Màu vàng của hoa cúc , màu xanh của cốm mới.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh đọc thành tiếng 2 khổ thơ cuối. Cả lớp đọc thầm lại trả lời.
Hình ảnh rước đèn họp bạn gợi ra hoạt động vui chơi của học sinh vào ngày Tết Trung thu.
Hình ảnh có bạn thầy mong đợi , quyển vở lật sang trang mới gợi ra hoạt động khai giảng vào cuối mùa thu.
Học sinh đọc thầm cả bài tìm hình ảnh thích 
Bài thơ có 2 hình ảnh so sánh trong bài:
Hoa cúc như nghìn con mắt mở nhìn trời /.
Mùi hương như gợi từ máu lá sen.
Mỗi học sinh có thể thích 1 hình ảnh hoặc cả 2 hình ảnh trên.
Học sinh học thuộc lòng bài thơ bằng cách xóa dần bảng.
Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Học sinh thi đọc tiếp sức.
2 học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
 Học sinh nhận xét bình chọn bạn đọc đúng và hay
Củng cố: Học sinh nhắc lại cách đặt mẫu câu Ai làm gì? 
Nội dung bài thơ muốn nói lên điều gì? - Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu- mùa bắt đầu năm học mới.
Dặn dò: Về ôn các bài tập đọc - học thuộc lòng đã học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
------------------------------0---------------------------
Môn: Toán
Tiết 43 Bài: ĐỀ-CA-MÉT. HÉC-TÔ-MÉT
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh:
Biết tên gọi, kí hiệu của đề-ca-mét và héc-tô-mét.
 Biết quan hệ giữa héc-tô-mét và đề-ca-mét.
Biết đổi từ đề-ca-mét , héc-tô-mét ra mét.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : bảng phụ, bảng nhóm ghi nội dung bài 1, 2,3.
HS: SGK, Vở.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: Nêu tác dụ ...  sắt.
Học sinh biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt sắt ngang đường bộ (có rào chắn và không có rào chắn)
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất, đá hay vật cứng lên tàu.
SƠ KẾT TUẦN 9
Học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
 Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hoả.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta?- Hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm có: đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng xã, đường đô thị.
- Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào? -Phải đi chậm, quan sát kĩ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường quốc lộ chạy qua mới được vượt qua đường hoặc đi cùng chiều.
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào? - Đi bộ phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đường. Không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất.
Nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
1.An toàn giao thông
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt 
Để vận chuyển người và hàng hoá ngoài các phương tiện giao thông : ô tô, xe máy còn có loại phương tiện nào ?
Tàu hoả đi trên loại đường nào?
Em hiểu thế nào là đường sắt?
Hãy nói về sự khác biệt giữa ô tô và tàu hoả ?
Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu có thể dừng ngay được không? Vì sao?
Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
Nước ta có những đường sắt đi tới những đâu? Từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ?
- Giáo viên : Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện vì : Chở được nhiều người và hàng hoá .
- Người đi tàu không mệt, có thể đi lại trên tàu. Đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu
Tàu hoả . 
Đường sắt .
Là loại đường dành riêng cho tàu hoả có 2 thanh sắt nối dài.
Ô tô chỉ có 1 buồng lái cùng chỗ ngồi với hành khách, hoặc thùng chở hàng. Ngắn, chỉ bằng 1 toa tàu.
Tàu hoả gồm có đầu máy, toa chở hàng toa chở khách. Dài, nhiều toa.
Tàu hoả dài, chở nặng tàu chạy nhanh , các phương tiện giao thông khác phải nhường đường .
Không. Vì tàu dài, chở nặng ,phải có thời gian để tàu đi chậm dần rồi mới dừng.
Hà Nội –Hải Phòng . Hà Nội –thành phố Hồ Chí Minh.Hà Nội –Lào Cai. Hà Nội –Lạng Sơn. Hà Nội – Thái Nguyên. Kép –Hạ Long.
2. Sơ kết tuần 9.
Từng tổ nhận xét về tổ mình.	
Lớp trưởng nhận xét chung, chung, xếp loại theo tổ.
Giáo viên nhận xét - Chốt lại.
Ưu điểm: - Các em đi học tương đối đầy đủ, nghỉ học có giấy xin phép.
Trong lớp có chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Khuyết điểm: Vẫn còn một số bạn quên sách vở trước khi đến lớp.
Nêu phương hướng tuần 10
Duy trì nề nếp, học tập. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20/10.
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tham gia tốt các hoạt động của trường.
Nhắc ba mẹ đóng các khoản tiền về cho nhà trường.
Ý kiến cá nhân.
Ý kiến cá nhân.
Học sinh theo dõi.
Học sinh nhận xét 
Tuyên dương: 
Vy , Ni, Ân, Thương, Hương, Phê bình: 
Vinh.
 Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
---------------------------0-----------------------
Môn: Tập làm văn + Luyện tập tiếng việt.
Tiết 9 + Tiết 9 Bài: : KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG.
.
TUẦN 9
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Phiếu viết tên các bài tập đọc .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 phút ). 
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 3 GIỮA KÌ I
Năm học : 2009- 2010
4. Củng cố: Công bố kết quả kiểm tra.
5. Dặn dò: Về ôn bài chuẩn bị kiểm tra giữa kì đọc hiểu, luyện từ và câu + kiểm tra viết.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở.
------------------------------0------------------------- 
Môn: Tự nhiên và xã hội
Tiết 18 Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ.
 TUẦN 9
I – MỤC TIÊU
Giúp học sinh 
Tiếp tục củng cố, kiểm tra các kiến thức đã học trong phần con người và sức khoẻ.
Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: Cấu tạo ngoài, chức năng , giữ vệ sinh.
Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy rượu.
HS biết bảo vệ và giữ vệ sinh cơ thể.
Rèn thói quen nhớ lại các kiến thức đã học để vận dụng tốt trong việc làm bài.
 Học sinh có ý thức tự học bài, làm bài.
II - CHUẨN BỊ:
Nội dung kiểm tra.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Giáo viên ghi đề bài ôn tập lên bảng
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và làm bài ôn tập.
 Giáo viên quan sát-theo dõi.
Bài 1: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng; chữ S 
vào trước câu trả lời sai.
a. Bệnh nào dưới đây thuộc bệnh đường hô hấp?
Đ Viêm họng S Đau mắt
Đ Viêm mũi Đ Viêm phế quản.
S Viêm tai Đ Viêm khí quản.
b. Khi bị bệnh đường hô hấp, cơ thể thường có những biểu hiện gì?
Đ Ho S Đau bụng.
Đ Sốt Đ Đau họng.
Đ Thở khò khè hoặc khó thở.
Bài 2: Chọn các từ trong ngoặc để điền vào chỗcho phù hợp.
(trung ương thần kinh, phản xạ, tự động, bất ngờ.)
 Khi gặp một kích thích bất ngờ, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. Những phản ứng như vậy được gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động của loại phản xạ này.
3. Củng cố: Thu bài về chấm.
4. Dặn dò: Về ôn bài
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
------------------------------0--------------------------
Môn: Toán
Tiết 45 Bài: LUYỆN TẬP
 TUẦN 9
I – MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài.
Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
HS đọc, viết, đổi số đo độ dài và thực hiện phép tính chính xác.
 Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi nội dung bài 2,4.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bảng đơn vị đo độ dài.
Gọi 2 HS lên bảng làm .
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm  
1 dam = 10 m 	9 hm = 900 m 	
6 m = 600 cm 	8 cm =  80 mm
Bài 2: Tính:
 36 hm x 4 = 144 hm 70 km : 7 = 10 km
Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 :(Dòng 1,2,3) - GV vẽ hình đoạn thẳng AB như SGK. 
Yêu cầu HS quan sát – 2 em lên thực hành đo. 
GV nhận xét – chốt: 
+ Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9cm, viết tắt là 1m 9cm, đọc là một mét chín xăng –ti-mét.
Yêu cầu HS nhắc lại.
HD HS làm bài 1b: :(Dòng 1,2,3)
Yêu cầu HS đọc đề. 
HD HS làm bài theo mẫu: 
Cho học sinh làm miệng.
GV chốt: đổi ra cùng 1 đơn vị đo rồi cộng kết quả lại. 
Bài 2 : (Dòng 1,2,3) 
Gọi HS nêu yêu cầu của đề .
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vào bảng con.
Giáo viên nhận xét - chữa bài.
Bài 3: (Dòng 1,2) 
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách làm và nêu cách làm của mình.
Giáo viên nhận xét chữa bài.
HS quan sát trên bảng 
2 HS lên bảng đo – lớp theo dõi nhận xét.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại. 
Bài 1b/46:
1 HS đọc – nêu yêu cầu.
Học sinh làm miệng.
3m 2cm = 300cm + 2cm = 302cm
3m 2cm = 302 cm
4m 7dm = 47 dm
4m 7cm = 407 cm
Dành cho học sinh khá giỏi.
9m 3cm = 903 cm
9m 3dm = 93 dm.
Bài 2//46: 
2 HS lên bảng làm .
Cả lớp làm vào bảng con.
Tính
a) 8dam + 5dam = 13dam b) 720m + 43m = 763m
 57hm - 28hm = 29hm 403cm - 52cm = 351cm
 12km x 4 = 48km 27mm : 3 = 9mm
Bài 3/46:
 2 HS lên bảng làm .
 Cả lớp làm vào vở.
 6m 3cm 5m
 6m 3cm > 6m 5m 6cm < 6m
 Dành cho học sinh khá giỏi.
 6m 3cm < 630cm 5m 6cm = 506cm
 6m 3cm = 603cm 5m 6cm < 560cm
3. Củng cố: Chấm bài - Nhận xét. - Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò: Mỗi em chuẩn bị 1 thước thẳng 20 ; mỗi tổ 1 thước mét.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
----------------------------0-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9, thu 4,5,6.doc