Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường TH Hoài Hải

Tập đọc:

ÔN TẬP TIẾT 1

I- MỤC TIÊU

+ Kiểm tra đọc (lấy điểm).

- Nội dung: Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút, biết

ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Ôn luyện về phép so sánh.

- Tìm đúng những từ chỉ sự vật so sánh trên ngữ điệu cho trước.

- Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 9 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Từ ngày 18 – 10 đến ngày 22 – 10.
Nhật tụng: 
“ Cô giáo như mẹ hiền”
***
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
Thứ ngày
Môn học
Tên bài học
ĐT
2 – 18
Tập đọc
Kể chuyện
Mĩ thuật
 Toán
Ôn tập – KT Tập đọc và học thuộc lòng (T1)
Ôn tập – KT Tập đọc và Học thuộc lòng (T2)
Có giáo viên chuyên
Góc vuông, góc không vuông
Mô hình
3 – 19
Chính tả
 Toán
Mĩ thuật
Đạo đức
Thủ công
Ôn tập – KT Tập đọc và Học thuộc lòng (T3)
Thực hành nhận biết bằng Ê ke
Có giáo viên chuyên
Chia sẻ vui buồn cùng bạn (Tiết 1)
Ôn tập chương I
Ê ke
Tranh
4 – 20
Tập đọc
Thể dục
 Toán
TN-XH
Ôn tập – KT tập đọc và Học thuộc lòng (T6)
Có giáo viên chuyên
Đề-ca-mét, Héc-tô-mét
Ôn tập “ Con người và sức khỏe”
5 – 21
LT và Câu
 Toán
Tiếng Anh
Chính tả
 Tập viết
Ôn tập – KT Tập đọc và Học thuộc lòng (T5)
Bảng đơn vị đo độ dài
Có giáo viên chuyên
Ôn tập – KT Tập đọc và Học thuộc lòng (T7)
Ôn tập – KT Tập đọc và Học thuộc lòng (T4)
Mô hình
6 – 22
Thể dục
Toán
Tập làm văn
TN-XH
Sinh hoạt
Có giáo viên chuyên
Luyện tập
Kiểm tra giữa kì I
Kiểm tra
Sinh hoạt tuần 9
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc:
ÔN TẬP TIẾT 1
I- MỤC TIÊU
+ Kiểm tra đọc (lấy điểm).
- Nội dung: Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ/phút, biết 
ngắt, nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Ôn luyện về phép so sánh.
- Tìm đúng những từ chỉ sự vật so sánh trên ngữ điệu cho trước.
- Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.Bảng phụ viết sẵn 
nội dung bài tập 2.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
1’
10’
20’
 1- Ổn định lớp:
2- KTBC
3- Bài mới
 a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
 b- Vào bài
* Kiểm tra tập đọc.
- Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh cho nhận xét bài vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng học sinh.
* Ôn luyện và phép so sánh.
BT2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Mở bảng phụ.
- Gọi học sinh đọc câu mẫu.
H: Trong câu văn trên, những sự vật nào được so sánh với nhau?
- Giáo viên dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ như, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau.
H: Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình, gọi học sinh nhận xét.
- Lần lượt từng học sinh bốc thăm bài (khoảng 7-8 học sinh), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- Đọc và trả lời câu hỏi; theo dõi, nhận xét.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh đọc: từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như 1 chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Sự vật hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ.
 - Đó là từ như.
- Học sinh tự làm.
- 2 học sinh đọc phần lời giải, 2 học sinh nhận xét.
- Học sinh làm bài vào vở
Sự vật 1
Hình ảnh so sánh
Hồ
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ
Cầu Thê Húc
- Cầu Thê Húc màu son; cong cong như con tôm
Đầu con rùa
- Con rùa đầu to như trái bưởi
Trái bưởi
4’
BT3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp sức.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
 4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc các câu văn ở bài tập đọc 2 và 3, đọc lại các câu chuyện đã học trong tuần 1-7
- Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
- Các đội cử đại diện học sinh lên thi mỗi học sinh điền vào 1 chỗ trống.
- 1 học sinh đọc lại bài làm của mình.
- Học sinh làm bài vào vở.
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như 1 cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vu vi như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh tưạ như hạt ngọc.
 . 
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾT 2
I- MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8).
- Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu của kiểu câu Ai (cái gì, con gì)
 là gì?
- Nhớ và kể lại trôi chảy, đúng diễn biến một trong các câu chuyện đã học tư
ø tuần 1 đến tuần 8.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8. Bảng lớp ghi sẵn 
bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
2’
1’
12’
18’
2’
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Kiểm tra tập đọc.
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
.* Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai là gì?
BT2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
H: Các em đã được học những mẫu câu nào?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
H: Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
H: Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm phần b.
- Gọi học sinh đọc lời giải.
BT3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi học sinh nhắc lại tên câu chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn.
- Khen những học sinh đã nhớ tên truyện và mở bảng phụ để học sinh đọc lại.
- Gọi học sinh lên thi kể. Sau khi 1 học sinh kể, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm học sinh
4- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà luyện đọc.
- Hát
- Cả lớp
- Lần lượt từng học sinh gắp thăm bài (7-8 học sinh).
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh đọc.
- Mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì?
- Đọc: Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
- Câu hỏi: Ai?
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Học sinh tự làm bài tập.
- 3 học sinh đọc lời giải sau đó cả lớp làm vào vở.
- Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta kể lại câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
- Học sinh nhắc lại tên các truyện
“Cậu bé thông minh, Ai có lỗi? Chiếc áo len, Chú sẻ và bông hoa”
- Thi kể câu chuyện mình thích.
- Học sinh khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện.
RÚT KINH NGHIỆM
Toán 
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I- MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Làm quen với các khái niệm: Góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
1- GV: Êke, thước dài, phấn màu.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
5’
5’
2’
4’
15’
2’
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con các bài tập sau;
x : 4 = 28; x : 7 = 8; 63 : x = 9.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề
b-Vào bài
* Làm quen với góc.
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất trong phần bài học.
- Hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc.
- Yêu cầu học sinh quan sát tiếp đồng hồ thứ 2.
- Làm tương tự với đồng hồ thứ 3.
- Vẽ lên bảng các hình vẽ về góc gần như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ.
- GV giới thiệu
- Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc. Góc thứ nhất có đỉnh là O, góc thứ 2 có đỉnh là D, góc thứ 3 có đỉnh là P.
- Hướng dẫn học sinh đọc tên các góc. Góc đỉnh O: cạnh OA, OB.
* Giới thiệu góc vuông và góc không vuông.
- Vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài học và giới thiệu: Đây là góc vuông.
- Yêu cầu học sinh nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành của góc vuông AOB.
- Vẽ 2 góc MPN; CED lên bảng và giới thiệu: 
- Yêu cầu học sinh nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc.
* Giới thiệu êke.
giới thiệu: Thước êke dùng để kiểm tra 1 góc vuông và để vẽ góc vuông.
H: Thước êke có mấy cạnh và mấy góc?
- Tìm góc vuông trong thước êke.
H: Hai góc còn lại có vuông không?
* Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông.
+ Tìm góc vuông của thước êke.
+ Đặt 1 cạnh của góc vuông trong thức êke cần với 1 cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc vuông cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB).
Nếu không trù thì góc này là góc không vuông (CDE, MPN).
* Luyện tập - thực hành.
TB1: 
- Hướng dẫn học sinh dùng êke để kiểm tra các góc của HCN. Có thể làm mẫu 1 góc.
H: HCN có mấy góc vuông?
- Hướng dẫn học sinh dùng êke để vẽ góc vuông có đỉnh O, hai cạnh OA, OB.
+ Chấm 1 điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ.
+ Đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm vừa chọn.
+ Vẽ hai cạnh OV và OB theo 2 cạnh góc vuông của êke.
Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ góc vuông CMD.
BT2:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
+ Hướng dẫn: Dùng êke để kiểm tra xem góc nào là góc vuông, đanh  ... dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết kiển tra
- Chuẩn bị bài sau
 - Hát
- Cả lớp
- HS thực hành gấp
Môn: Tập đọc
ÔN TÂP TIẾT 6
I- MỤC TIÊU
- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Ôn luyện, củng cố vốn từ: chọn từ thích hợp, bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ
 sự vật.
- Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1 GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK. Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ giấy to và bút dạ. Bài tập 3 viết trên bảng lớp. Giấy có màu trắng tinh, đỏ thắm, vàng tươi.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
1’
11’
10’
15’
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
3- Bài mới
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Kiểm tra học thuộc lòng
- Cho học sinh lên bốc thăm.
- Gọi học sinh đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
* Ôn luyện, củng cố vốn từ.
BT2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh phân biệt màu sắc: trắng tinh, đỏ thắm, vàng tươi bằng trực quan.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
 * Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
BT3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
-Chốt lại lời giải đúng.
 4- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà đọc trước các tiết ôn tập tiếp theo và chuẩn bị kiểm tra.
- Học sinh thực hiện yêu cầu kiểm tra học thuộc lòng.
- HS nhận xét
 - 1 học sinh đọc.
- Nhận dụng cụ học tập.
- Học sinh tự làm trong nhóm.
- Dán bài lên bảng, nhóm trưởng đọc lại đoạn văn đã điền từ vào chỗ trống.
- Làm bài vào vở.
+ Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh,chị hoa cúc vàng tươi
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 câu, học sinh dưới lớp có thể dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- 3 học sinh nhận xét.
- Viết bài vào vở.
+ Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
+ Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
RÚT KINH NGHIỆM
Toán.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I- MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
- Làm quen với bảng đơn vị đo độ dài.
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Thực hiện các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 1- GV: 
 2- HS: VBT
	IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
12’
15’
2’
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Giải các bài tập sau:
1 hm =  m; 1 m = cm; 1 hm =dm;
1 dm = cm; 1 dam = m; 1 km = m;
- GV nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề
b- Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.
* Bảng đơn vị đo độ dài. 
- Vẽ bảng đơn vị đo độ dài như phần bài học của SGK (lên bảng) (chưa có thông tin).
- Yêu cầu học sinh nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì mét được coi là đơn vị cơ bản. 
H: Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào?
- Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần.
H: Đơn vị nào gấp mét 100 lần?
H: 1 hm bằng bao nhiêu dam?
- Viết vào bảng 1hm = 10 dam =100m
- Tiến hành tương tự với các đơn vị còn lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Yêu cầu học sinh đọc các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
* Luyện tập - thực hành.
BT1:
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- GV nhận xét ghi điểm.
BT2:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài tập 1.
BT3:
- Viết lên bảng: 32 dam x 3 = và hỏi: muốn tính 32 dam nhân 3 ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn tương tự với phép tính 96 cm : 3 = 32 cm.
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài.
4- Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tâp thêm về chuyển đổi các đơn vị đo độ dài
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp giải vào giấy nháp.
- 1 số học sinh trả lời.
 - Trả lời: 3 đơn vị lớn hơn mét.
 - Đó là đề-ca-mét.
 - Đọc 1 dam bằng 10 m.
 - Hét-tô-mét.
- 1 hm bằng 10 dam.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Ta lấy 32 x 3 được 96, viết 96 sau đó viết kí hiệu đơn vị là dam vào sau kết quả.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Chính tả 
ÔN TẬP TIẾT 7
I- MỤC TÊU
- Kiểm tra học thuộc lòng.
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn thơ có yêu cầu học thuộc lòng
 trong SGK. Phô tô ô chữ vào giấy khổ lớn 4 tờ và bút dạ.
2- HS: SGK, VBT.
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
1’
18’
15’
Cả lớp
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
3- Bài mới
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Kiểm tra HTL từ tuần 1 đến tuần 8 như các tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
* Củng cố và mở rộng vốn từ.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng nhóm như SGK, 1 bút dạ, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào ô chữ. Mỗi từ tìm đúng tính 10 điểm, sai trừ 5 điểm. Tìm đúng từ ở ô chữ in màu được 20 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm. Nhóm xong thứ hai được cộng 2 điểm. Nhóm xong thứ ba được cộng 1 điểm. Nhóm xong cuối cùng không cộng điểm. Thời gian là 10’. Tổng kết nhóm nào đạt được số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.
- Cho HS tiến hành chơi
- Khi mỗi nhóm đọc từ trong ô, giáo viên kết hợp hỏi lại nghĩa của từ.
4- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tiết 8 luyện tập.
 - Học sinh đọc toàn bài hay khổ thơ theo chỉ định trong phiếu.
- Các nhóm cùng thảo luận để tìm từ, 1 học sinh viết vào ô chữ theo gợi ý từng bước của giáo viên.
+ Bước 1: Ghi chữ vào tất cả các ô trống bắt đầu mỗi từ.
+ Bước 2: Dựa vào nghĩa cho trước ở từng dòng tìm từ thích hợp ghi vào từng ô.
+ Bước 3: Sau khi tìm 8 từ, tìm từ hàng dọc.
- HS thực hiện
- Học sinh điền vào ô chữ trong vở:
Dòng 1: TRẺ EM
Dòng 2: TRẢ LỜI
Dòng 3: THỦY THỦ
Dòng 4: TRƯNG NHỊ.
Dòng 5: TƯƠNG LAI
Dòng 6: TƯƠI TỐT
Dòng 7: TRẺ THƠ
Dòng 8: TÔ MÀU
Từ ở ô chữ in màu: TRUNG THU
RÚT KINH NGHIỆM
 Toán: 
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Giúp học sinh.
- Làm quen với cách viết số đo độ dài là ghép của 2 đơn vị.
- Làm quem với việc đổi số đo độ dài có hai đơn vị sang số đo độ dài có một
 đơn vị.
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
- Củng cố kĩ năng so sánh các số đo độ dài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1- GV: Ghi sẵn BT3.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
27’
2’
1- Ổn định lớp:
2- KTBC:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1hm = dam ; 1 dam = m; 3hm =.m
6dam =m; 7dm = mm; 5m = cm.
-GV nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b. Vào bài
+ Giới thiệu về số đo có 2 đơn vị đo:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9cm và yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước mét.
- Đoạn thẳng AB dài 1 m và 9cm ta có thể viết tắt là 1mét 9 xăng-ti-mét.
- Viết lên bảng 3m2dm = dm và yêu cầu học sinh đọc.
- Muốn đổi 3m2dm thành dm ta thực hiện như sau:
H: 3 m bằng bao nhiêu dm?
- Vậy 3m2dm bằng 30 dm cộng 2dm bằng 32dm.
- Vậy khi muốn đổi số đo có 2 đơn vị thành số đo có 1 đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có 2 đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm các phần còn lại của bài, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh.
c. Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2, sau đó chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị đo.
d. So sánh các số đo độ dài.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3.
- Viết lên bảng 6m3cm.7m, yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho kết quả so sánh.
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
4- Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về các số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học
- 3 học sinh lên bảng giải, cả lớp giải vào vở nháp.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm.
- Đọc: 1 mét 9 xăng-ti-mét.
- Đọc: 3 mét 2 đề-xi-mét bằng....đề-xi-mét.
- 3m bằng 30 dm
- Thực hiện phép cộng 30dm + 2 dm = 32dm.
 - Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị đo ta cũng thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
- 1 học sinh nêu:
- 6m3cm < 7m vì 6m và 3cm không đủ để thành 7m.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh cả lớp đọc lại bài làm sau khi đã chữa.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiêùng Việt
KIỂM TRA GIỮA KÌ I.
Môn: TN-XH
KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc