I- MỤC TIÊU
-Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi .
-Có thái độ ,hành vi phù hợp khi gặp gỡ ,tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
- Khuyến khích HS :Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- HS vở BT.
- Các tranh minh hoạ trong SGK.
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011 Tiết 1 MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 10: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI ( Tiết 1 ) MỤC TIÊU -Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi . -Có thái độ ,hành vi phù hợp khi gặp gỡ ,tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản. - Khuyến khích HS :Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC HS vở BT. Các tranh minh hoạ trong SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi một số hs trả lời phần bài học của bài trước. Nhận xét , tuyên dương , nhắc nhở. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ hiểu như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. Vì sao phải tôn trọng họ. Khi gặp gỡ khách nước ngoài ta cần làm gì và có thái độ như thế nào khi tiếp xúc , gặp gỡ họ. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm *Mục tiêu:HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài. *Cách tiến hành: -Yêu cầu các nhóm quan sát tranh thảo luận nhận xét về cử chỉ , thái độ của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ , tiếp xúc với khách nước ngoài. -Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung. 3.Hoạt động2: Phân tích truyện *Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện , mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện lòng tôn trọng mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. *Cách tiến hành: -GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi ở phần b) BT2. - Gv nhận xét -Kết luận: Khi gặp khách nước ngoài , em có thể chào , cười thân thiện , chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết. Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có cảm tình với đất nước Việt Nam. 4.Hoạt động 3: Nhận xét hành vi *Mục tiêu: HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. *Cách tiến hành: -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 hình trên tr.34 và cho biết hành vi nào đúng , hành vi nào sai. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện các nhóm trình bày trước lớp , nhóm khác bổ sung. -GV kết luận: Tình huống 1: Chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều klhông nên. Mỗi dân tộc đều có quyền giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói , trang phục , văn hoá...của các dân tộc đều được tôn trọng như nhau. Hình huống 2: Trẻ em Việt Nam cần cởi mở , tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ thêm hiểu về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện , an toàn trên đất nước chúng ta. Hướng dẫn thực hành Các em về nhà sưu tầm những câu chuyện , tranh vẽ nói về việc: + Cư sử niềm nở , tôn trọng khách nước ngoài. + Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết. + Thực hiện cư sử niềm nở tiếp xúc khách nước ngoài. 2,3 hs nêu trước lớp , hs khác nhận xét. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Các nhóm nhận nhiệm vị và thực hiện. Đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung. Cả lớp lắng nghe theo dõi truyện. Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. Đại diện các nhĩm trình bày kết quả thảo luận Lắng nghe , ghi nhớ. Các nhóm lắng nghe nhận nhiệm vụ. Các nhóm thực hiện. Các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung. Lắng nghe , ghi nhớ. Lắng nghe và thực hiện. Tiết 2 MÔN : TOÁN LUYỆN TẬP MỤC TIÊU -Biết cộng nhẩm các số tròn trăm ,tròn nghìn ,có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính -Bài tập cần làm BT1,BT2,BT3,BT4 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính : 2634 + 4848 ; 1825 + 455. Nhận xét , chữa bài , ghi điểm. BÀI MỚI Giới thiệu bài:Bài học hôm nay các em sẽ luyện tập củng cố cách cộng nhẩm số tròn nghìn , tròn trăm có bốn chữ số và củng cố về giải toán bằng hai phép tính. Thực hành *Bài 1: GV phân tích bài học như trong SGK. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 2 hs lên bảng làm bài. Gọi hs nhận xét và nêu cách nhẩm. Nhận xét chốt lại ý đúng. *Bài 2: GV phân tích mẫu: 6000 + 400 = 6400. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 2 hs lên bảng làm bài Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 3: Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 4 hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chữa bài . *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài và trả lời câu hỏi: Bài toán cho ta biết gì? Bài toán hỏi ta tìm gì? Muốn tính được cả hai buổi bán được bao nhiêu l dầu ta làm như thế nào? Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs lên bảng làm bài. Nhận xét , chữa bài , ghi điểm. Củng cố , dặn dò Nhận xét tiết học Dặn hs về nhà luyện tập thêm trong VBT và chuẩn bị cho bài sau. 2 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào nháp. Nhận xét bài của bạn trên bảng. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Quan sát , lắng nghe GV hứng dẫn. Cả lớp almf bài vào vở. 2 hs lên bảng làm bài mỗi em làm 2 bài. 5000 + 1000 = 6000 ; 4000 + 5000 = 9000 6000 + 2000 = 8000 ; 8000 + 2000 = 10 000 Quan sát lắng nghe GV hướng dẫn. Cả lớp làm bài vào vở. 2 hs lên bảng làm bài 2000 + 400 = 2400 ; 300 + 4000 = 4300 9000 + 900 = 9900 ; 600 + 5000 = 5600 7000 + 800 = 7800 Cả lớp làm bài vảo vở. 4 hs lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 bài. 1 hs đọc đề bài , cả lớp đọc thầm SGK. Cho ta biết cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán gấp đôi. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu l dầu. Ta tìm số l dầu bàn buổi chiều. Sau đó tìm số l dầu bán cả hai buổi . Cả lớp làm bài vào vở. 1 hs lên bảng làm bài. Bài giải Số lít dầu cửa hàng bán trong buổi chiều là: x 2 = 864 ( l ) Số lít dầu của hàng bán cả hai buổi là: + 864 = 1296 ( l ) Đáp số: 1296l dầu. Lắng nghe , về nhà thực hiện. Tiết 3 MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 41 : THÂN CÂY MỤC TIÊU Phân biệt được các cây loại thân cây theo cách mọc (thân đứng , thân leo , thân bò) theo cấu tạo (;thân gỗ , thân thảo.) ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Các hình trong SGK tr. 78 , 79. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi hs nêu mục bạn cần biết của tiết học trước. Nhận xét , tuyên dương. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu , nhận dạng được một số cây có thân mọc đứng , thân leo , thân bò , thân gỗ , thân thảo. Phân loại một số cây theo cách mọc của thân. Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm *mục tiêu :Nhân dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng , thân leo ; thân gỗ, thân thảo. *Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp 2 hs ngồi cùng bàn quan sát hình tr. 78 , 79 và trả lời câu hỏi theo gợi ý. + Bước 2: Làm việc cả lớp Gọi hs trình bày kết quả làm việc theo cặp. GV hỏi : Câu su hào có gì đặt biệt *Kết luận: Các cây thường có thân mọc đứng ; một số cây thân leo , thân bò. Có loại cây thân gỗ , có loại cây thân thảo. Câu su hào có thân to thành củ. Hoạt động 2: Chơi trò chơi *Mục tiêu:Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng leo bò ) và theo cấu tạo của thân ( gỗ , thảo ) *Cách tiến hành: + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi Chia lớp thành 3 tổ. Yêu cầu các tổ suy nghĩ liệt kê , phân loại các cây mà tổ biết về cách mọc , cấu tạo của từng cây đó. + Bước 2: Các tổ tiến hành làm việc. + Bước 3: Đánh giá Gọi các nhóm trình bày GV ghi nhanh lên bảng Nhận xét , tuyên dương tổ học tốt. Củng cố , dặn dò Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK. Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị cho bị sau. 1 hs nêu trước lớp , cả lớp nhận xét, bổ sung. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. 2 hs ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu. Một số cặp báo cáo kết quả làm việc. Hình 1: Cây nhãn - mọc đứng - thân cứng Hình 2: Cây bí đỏ - mọc bò - thân mềm Hình 3: Cây dưa leo - mọc leo – thân mềm Hình 4: Cây rau muống – mọc bò – thâm mềm Hình 5: Cây lúa – mọc đứng – thân mềm. Hình 6: Câu su hào – mọc đứng – mềm Hình 7:Các câu gỗ trong rừng – mọc đứng – cứng. HS phát biểu theo ý hiểu của mình. Lắng nghe , ghi nhớ. Các tổ chơi trò trơi theo hướng dẫn của GV. Các tổ thực hiện. Đại diện các nhóm trình bày, nho,s khác bổ sung. Một số cây mọc đứng:bàng , đước , bắp,... Một số cây bò:bí , dưa hấu , rau má,... Một số cây leo:mướp , hồ tiêu , dưa leo,... 1 ,2 em đcọ trước lớp , cả lớp theo dõi SGK. Lắng nghe, rút kinh nghiệm. Về nhà thực hiện. Tiết 4 MÔN : THỂ DỤC BÀI 41: NHẢY DÂY MỤC TIÊU Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây ,chao dây ,quay dây Biết cách chơi và tham gia trò chơi :”lò cò tiếp sức” ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN. Địa điểm :Trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , bảo đảm an toàn tập luyện . Phương tiện :Chuẩn bị còi , dụng cụ, dây nhảy 13 sợi ( 2 em một dây ) NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG TG PHƯƠNG PHÁP PHẦN MỞ ĐẦU Tập hợp , điểm số , dóng hàng , báo cáo. Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. Đi đều , 1 - 3 hàng dọc PHẦN CƠ BẢN Học nhảy dây cá ... hôm nay các em phải nhớ – viết lại chính xác , đẹp , đúng bài thơ bàn tay cô giáo và điền đúng âm đầu dễ lần tr/ ch vào chỗ trống trong BT. Hướng dẫn hs nhớ – viết Hướng dẫn hs chuẩn bị. GV đọc bài thơ. Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp nhìn SGK và trả lời câu hỏi: Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? Yêu cầu cả lớp đọc SGK tự viết ra các chữ dễ lẫn khi viết bài chú ý các từ : thoắt , mềm mại , toả , dập dềnh , lượn,... Cả lớp nhớ và tự viết bài. Chấm , chữa bài. GV thu một số bài chấm , nhận xét , nhắc nhở , tuyên dương. Hướng dẫn hs làm bài tập.2a) Cả lớp đọc thầm đoạn văn a) và làm bài CN. Mời 3 nhóm hs lên bảng thi tiếp sức. Gọi đại diện các nhóm đọc kết quả. Nhận xét về chính tả , phát âm , tốc độ làm bài , kết luận nhóm thắng cuộc. Gọi hs đọc lại bài văn đã điền đủ , đúng. Củng cố , dặn dò. Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị cho bài sau. 4 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào nháp. Nhận xét bạn viết trên bảng. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Cả lớp theo dõi. 2 ,3 hs đọc thuộc lòng trước lớp. Cả lớp thực hiện và trả lời câu hỏi: 4 chữ. Viết hoa. Lùi vào 3 ô li so với lề vở. Cả lớp thực hiện. Cả lớp thực hiện viết bài CN. Lắng nghe , rút kinh nghiệm. Cả lớp thực hiện. Các tổ thi tiếp sức như đã hướng dẫn. Đại diện đọc các kết quả. trí thức – chuyên – trí óc – chữa bệnh – chế tạo – chân tay – trí thức – trí tuệ. Nhận xét bạn đọc trên bảng. 1 ,2 hs đọc lại cả bài văn trong VBT đã điền đúng. Lắng nghe về nhà thực hiện. Tiết 2 TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ TRÍ THỨC. Nghe- kể :NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG MỤC TIÊU Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1) Nghe kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2). ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh , ảnh minh hoạ trong SGK. Bảng lớp viết 3 câu hỏi trong SGK. HS vở BT. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 3 hs đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua ( tiết học trước ) Nhận xét , tuyên dương , ghi điểm. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ quan sát tranh , nói những điều em biết về những người trí thức được vẽ trong tranh để biết rõ thêm một số nghề lao động trí óc. Các em còn được nghe , ghi nhớ để kể lại được câu chuyện về ông Lương Định Của – một nhà khoa học nổi tiếng của nước ta. Hướng dẫn hs làm bài tập. Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu của bài. Gọi hs làm mẫu nói nội dung tranh 1. Yêu cầu cả lớp quan sát tranh theo cặp. Đại diện các cặp trình bày. Nhận xét , bổ sung , chốt lại ý đúng. Bài tập 2: Cả lớp nghe kể chuyện. Gọi hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý. GV kể 2,3 lần ( giọng chậm rãi ) GV kể song lần 1 hỏi : Viện nghiên cứu nhận được quà gì? Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống? Oâng Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? GV kể lần 2. Gọi hs tập kể lại nội dung câu chuyện. GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể hay nhất. Củng cố , dặn dò. Gọi hs nhắc lại nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau. 3 hs đại diện 3 tổ thực hiện đọc trước lớp , hs khác nhận xét. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. 1 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm. 1 hs nói trước lớp , cả lớp bổ sung: Tranh 1: Trong tranh là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho cậu bé , cậu bé nằm trên giương đắp mền, bắc sĩ đang sem nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của em. 2 hs ngồi cùng bàn thực hiện. Các cặp xung phong phát biểu, hs khác bổ sung. Tranh 2: ba người trí thức trong tranh là kĩ sư cầu đường họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ trao đổi bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi, hợp lí và tạo vẻ đẹp cho thành phố. Tranh 3: Người týi thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Trông cô dịu dàng, ân cần , các bạn hs đang chăm chú nghe cô giảng bài. Tranh 4: những trí thức trong tranh 4 là những nhà nghiên cứu. Họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm. Họ mặc trang phục của phòng thí nghiệm. Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghiệm. - 1 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm . Cả lớp chăm chú lắng nghe theo dõi GV kể chuyện và trả lời câu hỏi: Mười hạt giống quý. Vì lúc đó trời rất lạnh ( rét ). Nếu đem gieo những hạt giống nảy mần rồi sẽ bị chết rét. Oâng chia 10 hạt giống thành 2 phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, chúm nền để giữ hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nẩy mầm. Lắng nghe , theo dõi GV kể lần 2. HS sung phong kể trước lớp. Trả lời : Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Oâng đã nâng niu những hạt lúa ủ chúng trong người , bảo vệ chúng , cứu chúng khỏi chết vì giá rét. 1 ,2 hs nhắc lại trước lớp. Lắng nghe , về nhà thực hiện. Nội dung câu chuyện NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông 10 hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy trời rét đạm. Oâng Của bảo: “không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”ông chia 10 hạt thóc giống thành 2 phần. 5 hạt ông đen gieo trong phòng thí nghiệm. Còn 5 hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn , tối tối ủ trong người , chùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéu dài, chỉ có 5 hạt thóc ông Của trong người là giữ được mầm xanh. Tiết 3 MÔN : TOÁN THÁNG – NĂM MỤC TIÊU - :Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm . - Biết được một năm có 12 tháng.Biết tên gọi các tháng trong một năm.Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch - Dạng bài1 ,bài 2 (Sử dụng tờ lịch cùng năm học) ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tờ lịch năm 2011 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỈ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi một số hs trả lời nhanh tính nhẩm trong bài 1 của tiết học trước. Nhận xét , khen ngợi. BÀI MỚI Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ làm quen với đơn vị đo thời gian tháng , năm và biết xem lịch tờ tháng , năm. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm. Treo tờ lịch năm 2011 lên bảng và giới thiệu. Đây là tờ lịch năm 2011. Lịch ghi các tháng trong năm 2011; ghi các ngày trong từng tháng. Cho hs quan sát lờ lịch trong SGK và hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng? GV nói và ghi tên các tháng lên bảng: tháng Một , tháng Hai , tháng Ba... tháng Mười hai Gọi hs nhắc lại. Giới thiệu các ngày trong từng tháng. GV hướng dẫn quan sát phần lịch tháng 1 trong SGK và hỏi: Tháng 1 có bao nhiêu ngày? GV nói tháng 1 có 31 ngày và ghi lên bảng. Cứ như vậy hs quan sát và nêu GV ghi bảng cho đến thàng 12 có 31 ngày. GV giải thích riêng tháng 2 có năm 28 ngày , có năm có 29 ngày. Các tháng khác có 30 ngày hoặc 31 ngày các tháng từ tháng 1 đến tháng 7 tháng nào lẻ là có 31 ngày như tháng 1 ,3, 5, 7 và đến tháng 8 trở đi cứ tháng nào chẵn là có 31 ngày như tháng 8 , 10 , 12. Hoặc các em nắm tay trái lại và đếm từ tháng 1 lá nơi cục sương của ngón trỏ nhô lên cứ nhô lên là 31 ngày nơi lõm là 30 ngày riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Thực hành *Bài 1: Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi hs nêu kết quả. Nhận xét , chốt lại ý đúng. *Bài 2: Yêu cầu cả lớp quan sát lịch trong SGK và làm bài vào vở. Gọi hs nêu kết quả. Nhận xét , chốt lại ý đúng. Củng cố, dặn dò. Hỏi: Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày? Tháng 4 năm nay có bao nhiêu ngày? Tháng 8 năm nay có bao nhiêu ngày? Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà thường xuyên xem lịch để ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau. Một số hs xung phong trả lời trước lớp , hs khác theo dõi. Lắng nghe , nhắc lại tựa bài. Quan sát , theo dõi GV hướng dẫn. Cả lớp thực hiện và trả lời câu hỏi: Có 12 tháng. Quan sát , lắng nghe , ghi nhớ. 2 ,3 hs nhắc lại. Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn. Có 31 ngày. Quan sát , lắng nghe , trả lời . Lắng nghe , ghi nhớ. Cả lớp thực hành nắm tay và đếm theo GV. Cả lớp làm bài vào vở. 7 hs nối tiếp nhau nêu kết quả. Tháng này là tháng 1 tháng sau là tháng 2. Tháng 1 có 31 ngày. Tháng 3 có 31 ngày. Tháng 6 có 30 ngày. Tháng 7 có 31 ngày. Tháng 10 có 31 ngày. Tháng 11 có 30 ngày. Cả lớp thực hiện quan sát và làm bào vào vở. 4 hs trả lưòi trước lớp , hs bổ sung. ngày 19 / 8 / 2005 là thứ sáu. Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư. Tháng 8 có 4 ngày chủ nhật. Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28. 3 hs nối tiếp nhau trả lời: Tháng 2 năm nay có 28 ngày. Tháng 4 năm nay có 30 ngày. Tháng 8 năm nay có 31 ngày. Lắng nghe về nhà thực hiện. Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Ngày..tháng..năm 2011 TỔ TRƯỞNG Duyệt của BGH Ngày..tháng..năm 2011 Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: