Giáo án lớp 3 Tuần học 27 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học 27 năm 2012

/. Yêu cầu cần đạt:

 - Đọc đúng,rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút ); trả lời được 1CH về nội dung đọc.

 - Kể lại đươc từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.

 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút) kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II/phương tiện dạy học:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 27 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày...12.. tháng..03.... năm 2012
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 1). 
I/. Yêu cầu cần đạt: 
 - Đọc đúng,rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/ phút ); trả lời được 1CH về nội dung đọc.
 - Kể lại đươc từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK); biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động. 
 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút) kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II/phương tiện dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
III/. Các hoạt động Dạy- Học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
 Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1/3 lớp)
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc thêm để kiểm tra vào tiết sau.
c. Bài tập 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Gv nhắc lại yêu cầu: Bài tập cho trước 6 bức tranh. Mỗi tranh đều có lời của nhân vật. Các em có nhiệm vụ dựa vào tranh để kể lại câu chuyện. Khi kể dùng phép nhân hoá để lời kể sinh động.
-Cho HS quan sát tranh + đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung.
-Cho HS trao đổi.
-Cho HS thi kể.
-Cho HS kể cả câu chuyện: Quả táo.
-GV nhận xét và chốt lại nội dung từng tranh.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
 Chuẩn bị bài sau
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét. 
-Lắng nghe và ghi nhận.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS quan sát tranh và đọc kĩ phần chữ trong tranh.
-HS trao đổi theo nhóm đôi, tập kể theo nội dung 1 hoặc 2 tranh.
-Đại diện các nhóm thi kể theo từng tranh.
-Hai HS kể toàn diện.
-Lớp nhận xét.
-Tranh 3, 4, 5, 6. GV hướng dẫn kể tương tự.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
ÔN TẬP
KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 2).
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (BT2a/b).
II. phương tiện dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Bảng chép bài thơ Em thương.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
 Kiểm tra tập đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1. (KT 1/3 lớp).
-Số lượng thăm chuẩn bị (10 – 15 phiếu thăm).
-Cho HS kiểm tra.
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS lên đọc và trả lời câu hỏi.
 Ôn luyện về nhân hoá:
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho bài thơ Em thương. Nhiệm vụ của các em là: đọc kĩ bài thơ và chỉ ra được sự vật được nhân hoá trong bài thơ là những sự vật nào? Từ nào trong bài thơ chỉ đặc điểm của con người? Từ nào chỉ hoạt động của con người?
-Cho HS đọc bài thơ Em thương trên bảng lớp.
-Cho HS làm bài theo nhóm.
-Cho HS làm bài trên giấy khổ to GV đã chuẩn bị trước.
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
-Chuẩn bị bài sau: 
-HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút.
-HS làm việc theo thăm mình đã bốc được.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS trao đổi theo từng cặp.
-Đại diện 3 đến 4 nhóm lên bảng làm bài.
Ý a: Sự vật được nhân hoá là: Làn gió, Sợi nắng.
-Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
-Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
Ý b: 
Làn gió 
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
Sợi nắng
Giống một người gầy yếu.
Giống một bạn nhỏ mồ côi.
Ý c: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi cô đơn; những người ốm yếu không nơi nương tựa.
-Lắng nghe và ghi nhận.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TOÁN :
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
	- Biết viết và đọc các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3.
II/ phương tiện dạy học:
 Bảng các hàng của số có 5 chữ số.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu số 42316:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về số có 5 chữ số.
-GV treo bảng có gắn các số như phần học của SGK.
-GV giới thiệu: Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn?
-Có bao nhiêu nghìn?
-Có bao nhiêu trăm?
-Có bao nhiêu chục?
-Có bao nhiêu đơn vị?
-GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số ngìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
- Giới thiệu cách viết số 42316:
-Giới thiệu cách đọc số 42316:
-GV viết lên bảng các số 2357 và 32357; 8759 và 38759; 3876 và 63876 yêu cầu HS đọc các số trên.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1
-Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
-GV yêu cầu HS tự làm phần b.
-GV hỏi: Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
-Kiểm tra vở của một số HS.
Bài 2:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị.
-Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
-GV viết các số 2316; 12427; 3116; 82427 và chỉ số bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần HS đọc, GV hỏi lại: Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
4 Củng cố – Dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 3 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. (hoặc bảng con): 42316.
-Số 42316 có 5 chữ số.
-1 đến 2 HS dọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 42316.
-Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết, khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 42316 có bốn mươi hai nghìn, còn số 2316 chỉ có hai nghìn.
-HS đọc từng cặp số.
-2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số: ba mươi nghìn hai trăm mười bốn- 33214
-HS làm bài vào VBT, sau đó có 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Số 24312 – Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
-Số 24312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
-Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số và viết số.
-HS viết 68352 và đọc: Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
-1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm bài vào VBT.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 3). 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác).
II. phương tiện dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
 Kiểm tra tập đọc:
-Tiến hành tương tự như tiết 1. Kiểm tra số HS còn lại.
-Số lượng thăm chuẩn bị (10 – 15 phiếu thăm).
-Cho HS kiểm tra.
-Gọi từng HS lên bốc thăm.
-Cho HS lên đọc và trả lời câu hỏi.
 Luyện tập viết giấy mời theo mẫu:
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời.
-GV yêu cầu các em đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy cô Tổng phụ trách kết quả tháng thi đua: “Xây dựng đội vững mạnh”.
-Cho 2 HS đọc lại mẫu báo cáo đãhọc tuần 20 trang 20. GV có thể cho HS đọc thêm mẫu báo cáo ở tiết 5 trang 75.
+Yêu cầu của báo cáo trang 75 có gì khác với yêu cầu của báo cáo ở trang 20.
-GV: Đây là báo cáo bằng miệng, nên khi trình bày các em thay từ “Kính gửi ” bằng từ “Kính thưa”.
-Cho HS làm việc theo tổ.
-Cho HS thi trước lớp.
-GV nhận xét:
+Báo cáo có đủ thông tin về các mặt học tập, lao động và các công tác khác không?
+Người trình bày báo cáo có tự tin trước lớp không? Nói có to, rõ ráng, rành mạch không?
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
-Số HS còn lại lên bốc thăm.
-HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút.
-HS làm việc theo thăm mình đã bốc được.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
-HS đọc mẫu báo cáo trang 20 và trang 75.
-Những điểm khác là:
+Người báo cáo là chi đội trưởng.
+Người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách.
+Nội dung thi đua: “Xây dựng đội vững mạnh”.
-Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
-HS làm việc theo tổ. Cả tổ thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua: về học tập, về lao động và các công tác khác. HS tự ghi nhanh ý tổ đã thống nhất. Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý.
-Đại diện các tổ thi trình bày.
-Lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày.13....tháng..03....năm 2012
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 4). 
I. Y ...  bài
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị tiết sau
-Nghe giới thiệu.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-BT cho cách viết số, yêu cầu chúng ta đọc số.
-HS cả lớp làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
-HS trả lời theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
- BT cho cách đọc số, yêu cầu chúng ta viết số.
-HS cả lớp làm bài vào VBT.
-2 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 10 000.
-Vạch đầu tiên trên tia số là vạch B tương ứng với số 11 000.
-Hai vật liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu 1000 đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-Bài tập YC chúng ta tính nhẩm.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần của bài, lớp làm VBT.
-Theo dõi GV chữa bài để kiếm tra bài của mình, sau đó một số em nêu cách nhẩm.
+Nhẩm: 2000 nhân 2 bằng 4000, 300 cộng 4000 bằng 4300.
-HS nêu các phép tính khác tượng tự.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Môn : Thể dục
Tiết 54 : Bài thể dục - Trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
I. Yêu cầu cần đạt : 
 - Thực hiện cơ bản đúng bài thể duc với hoa hoặc cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Phương tiện dạy học: 
III. Hoạt động lên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học: Ôn bài thể dục, trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
- Cho hs khởi động.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra, nhận xét.
3. Bài mới:
 HĐ 1: - Cho hs ôn lai bài thể dục, sửa sai.
 HĐ 2: - Nhắc lại cách chơi và cho hs chơi.
- Cho HS đi nhẹ nhàng thả lỏng.
4. Củng cố:
- Cho học sinh tập lại bài thể dục, quan sát sửa sai.
5.Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung trên.
- Tập hợp lớp, báo cáo, lắng nghe.
- Khởi động xoay các khớp tay, chân.
- Cá nhân tập bài thể dục, nhận xét.
 - Cả lớp, tổ tập luyện.
- Chơi trò chơi.
- Thả lỏng
- Cá nhân tập lại.
- Về tập luyện.
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày.16....tháng.03.....năm 2012
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 7). 
I.Yêu cầu cần đạt:
	Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở tiết 1 Ôn tập). 
II.phương tiện dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài.
Kiểm tra học thuộc lòng:
-Tiến hành tương tự như tiết 5
 Hướng dẫn chơi trò chơi: Ô chữ.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và đọc cả mẫu.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT cho trước một số ô chữ và chữ điền mẫu: PHÁ CỖ. Nhiệm vụ của các em là phải điền những từ ngữ vào ô trống sao cho đúng (theo gợi ý SGK/76)
-Cho HS quan sát ô chữ trong SGK.
-Cho HS làm bài (GV nhắc HS phải viết bằng chữ in hoa. Mỗi ô chỉ viết được một chữ cái. Các từ ngữ các em điền phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng. Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, các em đọc từ mới xuất hiện ở ô chữ in màu).
-Cho HS làm bài theo nhóm trên các tờ giấy to GV đã chuẩn bị trước ô chữ (cũng có thể cho HS làm bài theo kiểu tiếp sức).
-Cho HS trình bày bài của nhóm mình.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Yêu cầu cả lớp chép bài vào vở BT.
4.Củng cố, dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị tiết sau
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp quan sát ô chữ và chữ điền mẫu.
-HS quan sát ô chữ và chữ điền mẫu.
-HS dựa theo lời gợi ý phán đoán từ ngữ đó là gì.
-Các nhóm trao đổi, tìm ra từ ngữ đúng và điền vào tờ giấy to có ô chữ GV đã phát.
-Các nhóm dán bài đã làm trên bảng lớp.
-Dòng 1: Phá cỗ.
-Dòng 2: Nhạc sĩ.
-Dòng 3: Pháo hoa.
-Dòng 4: Mặt trăng.
-Dòng 5:Tham quan.
-Dòng 6: Chơi đàn
-Dòng 7: Tiến sĩ.
-Dòng 8: Bé nhỏ.
-Từ mới xuất hiện ở đây ô chữ in màu: Phát minh.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
ÔN TẬP
KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TIẾT 8).
I. Yêu cầu cần đạt:
	Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII: 
	- Nhớ - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi).
	- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
II phương tiện dạy học:
- GV: Đề kiểm tra.
- HS: Giấy bút.
- Tranh ảnh về dòng suối.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra giấy bút.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài thơ Suối của tác giả Vũ Duy Thông. Sau đó, dựa vào nội dung bài thơ, trả lời câu hỏi đúng theo yêu cầu bài tập về phép nhân hoá. HS quan sát tranh.
b. Hướng dẫn HS đọc thầm bài thơ:
-Cho HS đọc thầm bài thơ Suối.
-Cho HS đọc chú giải.
c. Làm bài kiểm tra:
-GV phát đề cho HS nhắc các em phài đọc thật kĩ nội dung bài thơ, sau đó làm bài.
Câu 1: Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.
-GV nhắc lại yêu cầu BT: BT yêu cầu các em dựa vào nội dung bài thơ Suối để chọn một trong 3 ý trả lời của câu hỏi 1.
-Cho HS làm bài.
Câu 2, 3, 4, 5: HD tương tự như câu 1.
-Thu bài làm của HS.
4/ Củng cố – Dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị tiết sau
-Báo cáo.
-Lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm vài lượt.
-1 HS đọc: thung, hợp đồng. Cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Lắng nghe và thực hiện.
-HS làm bài cá nhân vào giấy kiểm tra.
-Lớp nhận xét.
*Trả lời: 
Câu 1: Suối do mưa của các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
Câu 2: Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
Câu 3: Trong câu: Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây, sự vật được nhân hoá là mưa bụi.
Câu 4: Trong khổ thơ 2 những sự vật được nhân hoá là: suối, sông.
Câu 5: Suối được nhân hoá bằng cách: Tác giả nói với suối như nói với người “suối ơi”.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TOÁN
SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP 
I/ Yêu cầu cần đạt:
	- Biết số 100000.
	- Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
	- Biết số liền sau của số 99999 là số 100000.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3 (dòng 1, 2, 3), 4.
II/ phương tiện dạy học:
- Các thẻ ghi số 10 000.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu ghi tên bài
Giới thiệu số 100 000.
c.Luyện tập thực hành:
Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS đọc dãy số a.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?
-Vậy số nào đứng sau số 20 000?
-Yêu cầu HS điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình.
-GV nhận xét cho cả lớp đồng thanh đọc dãy số trên, sau đó yêu cầu HS tự làm phần b, c, d.
-GV chữa bài và hỏi:
Bài 2:
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
-Vạch đầu tiên trên tia số là số nào?
-Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?
-Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?
-Vậy hai vật biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS đọc các số trên tia số.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số?
-Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
-GV 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 Có : 7000 chỗ
Đã ngổi : 5000 chỗ
 Chưa ngồi: chỗ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
GV nhắc lại nội dung bài
chuẩn bị tiết sau
-Nghe giới thiệu.
-HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS đọc thầm.
-Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (hay một chục nghìn) đơn vị.
-Số 30 000.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT: 10 000; 20 000; 30 000; 40 000; 50 000; 60 000; 70 000; 80000; 90 000; 100 000.
-3 HS lên bảng làm BT, lớp làm VBT.
-Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số. 
-Số 40 000.
-Tất cả có 7 vạch.
-Số 100 000.
-Hơn kém nhau 10 000.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-HS đọc: 
40 000; 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Tìm số liền trước, số liền sau của một số có 5 chữ số.
-Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị.
-Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12 533
12 534
12 535
43 904
43 905
43 906
62 369
62 370
62 371
39 998
39 999
40 000
99 998
99 999
100 000
-1 HS đọc đề bài SGK.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.
Bài giải:
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 (chỗ)
 Đáp số: 2000 chỗ.
-Lắng nghe và ghi nhận.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 28.doc