Giáo án lớp 3 Tuần học 3 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 3 năm 2011

I- MỤC TIÊU

- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.

- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.

- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.

- HS khá, giỏi

+ Nêu được thế nào là biết giữ lời hứa.

+ Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.

- Giáo dục HS biết giữ đúng lời hứa khi hứa và không để thất hứa.

II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/09/2011 Thứ hai, ngày 05 tháng 09 năm 2011
Ngày dạy: 05/09/2011
TUẦN 3 ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
MỤC TIÊU
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
HS khá, giỏi
+ Nêu được thế nào là biết giữ lời hứa.
+ Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Giáo dục HS biết giữ đúng lời hứa khi hứa và không để thất hứa.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Nội dung câu truyện trong SGK.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hỏi: em đã làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Nhận xét , nhắc nhở hs cố gắng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống lời hứa quan trọng như thế nào , nó có ảnh hưởng gì đến người khác và chính mình hay không , chúng em tìm hiểu qua bài đạo đức này nhé.
Hoạt động 1: Thảo luận “ Chiếc vòng bạc”
*Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
*Tiến hành: 
GV kể chuyện.
Gọi hs kể lại hoặc đọc lại chuyện trong VBT.
Yêu cầu hs thảo luận theo câu hỏi phần b trong VBT.
Gọi hs trình bày ý kiến.
Nhận xét , kết luận;
Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn với người khác. Người giữ được lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và noi theo.
c. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
*Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
*Tiến hành:
Yêu cầu lớp thảo luận theo tổ với nội dung VBT đạo đức.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét , kết luận.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*Mục tiêu: HS tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
*Tiến hành:
GV nêu yêu cầu liên hệ.
Yêu cầu hs bám vào SGK để liên hệ trả lời câu hỏi.
Gọi hs trả lời.
Nhận xét.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Hướng dẫn hs thực hành .
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Về nhà sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà chuẩn bị các bài tập cho tiết sau.
2 hs trả lời , cả lớp nhận xét bổ sung.
Lắng nghe.
Lắng nghe kể chuyện.
1 hs đọc lại chuyện trong SGK , cả lớp theo dõi đọc theo.
Thảo luận cặp đôi.
3,4 hs trình bày.
Lắng nghe
Tiến hành thảo luận theo tổ.
Các nhóm trình bày.
1.Nếu là tâm em giữ lời hứa và đi cho dù phim hay đến đâu.
2 .Thanh dán quyển truyện lại và đem xin lỗi Hằng , nói rõ lý do.
Lắng nghe
HS đọc thầm BT3 VBT đạo đức trao đổi trả lời câu hỏi.
Mỗi tổ 3 em trả lời.
Lắng nghe.
 MÔN : TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
MỤC TIÊU
 -Tính đdược độ dài đường gấp khúc ,chu vi hình tam giác ,chu vi hình tứ giác .
 - HS có thái độ thích học toán, rèn cho các em tính cẩn thận.
 - BT cần làm: BT1; BT2; BT3.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV + HS các hình trong bộ đồ dùng học toán.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 2 hs lên bảng làm bài: 32 : 4 + 106 ;
x 3 : 2.
Hỏi : Trong một biểu thức có phép tính cộng , trà , nhận , chia thì ta làm như thế nào?
Nhận xét , ghi điểm hs.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về các hình học và giải một số bài toán có liên quan.
Hướng dẫn thực hành
*Bài 1: a.Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
Yêu cầu hs đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.
Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng? Đó là những đoạn nào?
Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
Gọi 1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
Nhận xét , chữa bài.
b.Tính chu vi hình tam giác MNP:
Hỏi: Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
Gọi 1 hs lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở.
Nhận xét , ghi điểm hs.
*Bài 2 : Đo độ dài của mỗi cạnh rồi tính chu vi hình chữ nhật ABCD:
Gọi đọc yêu cầu bài toán.
Yêu cầu hs lấy thước đo hình trong SGK và tính chu vi.
Gọi 1 hs lên bảng làm bài,cảlớp làmvào vở.
Nhận xét , ghi điểm.
*Bài 3: Đếm hình.
Gọi hs đọc yêu cầu của bài toán.
Gợi ý cho hs đếm : Trước khgi muốn đếm hình cho chính xác các em nên đặt tên cho các hình sau đó mới đếm và ghi ra từng hình một.
Gọi hs nêu kết quả đếm được.
Nhận xét , bổ sung.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Hỏi : Muốn tính đường gấp khúc , ta làm như thế nào?
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà làm bài tập vào VBT và chuẩn bị cho bài sau.
2 hs lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở nháp.
Ta thực hiện phép tính nhận , chia trước , cộng , trừ sau.
Lắng nghe
Đọc đề bài trong SGK . 1 hs đọc thành tiếng.
Ta tính tổng độ dài đường gấp khúc.
Có 3 đoạn thẳng là đoạn AB ; BC ; CD.
AB = 34 cm ; BC = 12 cm ; CD = 40 cm.
1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
Ta tính tổng độ dài của các cạnh.
1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
Giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
+ 12 + 40 = 86 ( cm )
Đáp số : 86 cm
1 hs đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm .
thực hành đo bằng thước và tính chu vi.
1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
Giải
Chu vi hình tam giác ABC là :
+ 12 + 40 = 86 ( cm )
Đáp số : 86 cm
1 hs đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
Thực hiện đặt tên và đếm.
 MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 5 : BỆNH LAO PHỔI
MỤC TIÊU
- Biết cần tiêm phịng lao ,thở khơng khí trong lành ,ăn đủ chất để phịng bệnh lao phổi 
- HS khá giỏi biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh viêm phổi .
- Kĩ năng làm chủ bản thân
- HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình minh hoạ trong SGK trang 12 , 13.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
ỔN ĐỊNH LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs trả lời : Nêu các biện pháp phòng bệnh đường hô hấp.
Nhận xét , ghi điểm.
BÀI MỚI
Khởi động : Giới thiệu bài. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một loại bệnh dễ lây qua đường hô hấp đó là bênh lao phổi.
Hoạt động 1: Làm việc theo SGK.
*Mục tiêu: Nêu nguyên nhân con đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
*Tiến hành:
Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm 2 em.
Yêu cầu hs quan sát hình 1,2,3,4,5 trang 12 và đọc lời thoại giữa bác sĩ với bệnh nhân.
Yêu cầu hs thảo luận tìm ra nguyên nhân gây bệnh theo câu hỏi trong SGK.
Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét , bổ sung.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi.
*Tiến hành: 
Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 , quan sát hình minh hoạ SGK trang 13 và tìm ra những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi.
Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Liên hệ: Em về nhà cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
+ Kết luận: Lao là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Ngày nay đã có thuốc chữa khỏi bệnh và thuốc phòng lao. trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này suốt đời.
Hoạt động 3: 
*Mục tiêu: Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh đường hô hấp để được đi khám và chữa trị kịp thời , biết tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu có bệnh.
*Tiến hành:
Yêu cầu làm việc nhóm.
Nếu em bị bệnh về các đường hô hấp , em sẽ nói gì với bố mẹ, để mẹ đưa đi khám bệnh?
Khi được đưa đi khám bệnh em sẽ nói gì với bác sĩ ?
Các nhóm xung phong trình bày trước lớp.
Nhận xét , bổ sung.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Gọi hs nhắc lại phần bài học SGK.
Nhận xét tiét học.
Dặn hs về nhà học thuộc phần bóng đèn chiéu sáng và chuẩn bị cho bài sau.
Hát 1 bài.
1 hs lên bảng trả lời , cả lớp theo dõi nhận xét.
Lắng nghe
Thực hiện theo hướng dẫn.
Quan sát hình và đàm thoại theo yêu cầu của GV.
Tiếp tục thảo luận tìm ra nguyên nhận gây bệnh theo câu hỏi.
Đại diện trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Thực hiện theo yêu cầu.
Đại diện trình bày.
Trả lời theo ý của mình.
Lắng nghe.
3 , 4 hs nhắc lại phần bài học SGK.
Tiến hành thảo luận nhóm.
HS trả lời.
Em sẽ nói đúng sự thật và nói rõ ràng.
Các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
2 hs nhắc lại bài học.
Lắng nghe.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI 5: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
 I . MỤC TIÊU:
 - Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 - Biết cách đi thường 1-4 hàng dọc theo nhịp.
 - Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 II . ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm : Trên sân trường
Phương tiện: còi
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1/ Phần mở đầu:
HS báo cáo cho GV.
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 2/ Phần cơ bản:
GV cho HS ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
GV đi đến các hàng uốn nắn các em thực hiện tập chưa đúng và nhắc nhở khuyến khích động viên các em.
GV hướng dẫn HS học tập hợp dóng hàng, GV hướng dẫn và làm mẫu 1 lần sau đó các em làm theo
GV quan sát nhắc nhở và giúp đỡ những em tập chưa đúng và lúng túng khi tập, GV cho HS tập theo tổ.
GV cho HS các tổ báo cáo nhận xét, tuyên dương. HDHS chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”
GV cho HS báo cáo nhận xét, tuyên dương, khuyến khích.
 3/ Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
H ... ùc thời điểm ở đồng hồ còn lại bằng hai cách.
Lưu ý cho hs: Thông thường ta chỉ nói giờ theo hai cách : Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 ( theo chiều thuận ) thì nói theo cách chẳng hạn: 7h 20 ; Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chièu thuận ) thì nói theo cách , chẳng hạn: 9h kém 5...
Thực hành
*Bài 1: 
Yêu cầu hs quan sát SGK để hiểu.
Gọi hs đọc theo hai cách.
Nhận xét , chữa bài.
*Bài 2:
Yêu cầu hs thực hành trên mặt đồng hồ.
Gọi hs nêu vị trí của kim phút trong từng trường hợp tương ứng.
Cả lớp so sánh bài của mình với bạn.
Nhận xét , sửa bài.
*Bài 4:
Yêu cầu hs quan sát kĩ hình vẽ a.
Gọi hs nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ và trả lời câu hỏi tương ứng trong phần a.
Yêu cầu hs tự làm các câu còn lại.
Gọi hs nêu tất cả nội dung bài 4.
Nhận xét .
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Khi xem đồng hồ để nói giờ ta có mấy cách nói?
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà xem lại bài , thực hành bằng dồng hồ nhựa tự quay kim để nhận biết và chuẩn bị cho bài sau.
cả lớp thự hiện theo yêu cầu.
Lắng nghe
Quan sát theo yêu cầu của GV.
HS nhẩm 5 , 10 , 15 , 20 , 25.
Lắng nghe.
quan sát SGK đọc thầm.
Lắng nghe , theo dõi , ghi nhớ.
Quan sát SGK.
5 hs nêu trước lớp , cả lớp nhận xét.
Thực hành trên mặt đồng hồ.
3 hs nêu theo SGK.
So sánh bài với bạn , nhận xét.
Quan sát các hình trong SGK.
1 hs nêu Minh thức sạy lúc 6h 15.
Tiếp nối nhau nêu các hình còn lại tương ứng với đồng hồ.
1 hs nêu tất cả thời điểm tương ứng với bài 4.
Ta có hai cách nói.
Nhận xét.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI 6: ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
 I . MỤC TIÊU:
 - Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 - Biết cách đi thường 1-4 hàng dọc theo nhịp.
 - Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 II . ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm : Trên sân trường
Phương tiện: còi
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1/ Phần mở đầu:
HS báo cáo cho GV.
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 2/ Phần cơ bản:
GV cho HS ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
GV đi đến các hàng uốn nắn các em thực hiện tập chưa đúng và nhắc nhở khuyến khích động viên các em.
GV hướng dẫn HS học tập hợp dóng hàng, GV hướng dẫn và làm mẫu 1 lần sau đó các em làm theo
GV quan sát nhắc nhở và giúp đỡ những em tập chưa đúng và lúng túng khi tập, GV cho HS tập theo tổ.
GV cho HS các tổ báo cáo nhận xét, tuyên dương. HDHS chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”
GV cho HS báo cáo nhận xét, tuyên dương, khuyến khích.
 3/ Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
HS: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
Chạy 1 vòng xung quanh sân.
HS chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”
HS cán sự hô cho lớp tập.
- HS tập dóng hàng, cán sự điều khiển.
- HS tập theo tổ và thi đua giữa các tổ.
- HS chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy” chơi thi giữa các tổ.
Ngày soạn: 01/09/2011 Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2011
Ngày dạy: 09/09/2011
 CHÍNH TẢ (NHÌN-VIẾT)
CHỊ EM
MỤC TIÊU
Chép và trình bày đúng bài chính tả.
Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT3b
Bài viết không mắc quá 5 lỗi; HS viết khoảng 55 chữ/ 15 phút
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết sẵn bài thơ Chị em.
Nội dung BT 2 viết sẵn trên bảng lớp.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs lên viết bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con: học vẽ , vẻ đẹp , thi đỗ.
Nhận xét , tuyên dương.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ tập chép lại một bài thơ lục bát và làm các bài tập chính tả phân biệt ch / tr , ăc / oăc.
Hướng dẫn hs viết.
GV đọc bài thơ trên bảng phụ.
Gọi 3 hs đọc lại , cả lớp đọc thầm SGK.
Hướng dẫn hs nắm nội dung bài.
Người chị trong bài thơ làm những công việc gì?
Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
Những chữ nào trong bài viết hoa?
Gọi hs trả lời , hs khác bổ sung.
Cho hs nhìn SGK chép bài vào vở.
Chấm chữa bài.
Thu vở chấm bài.
Hướng dẫn hs làm bài tập.
*Bài tập 2: 
Nêu yêu cầu của bài.
Cả lớp làm vào bảng con.
Nhận xét bảng con,
Chốt lại ý đúng , cả lớp chữa bài vào vở.
*Bài 3: chọn BT 3b.
Yêu cầu hs làm vào bảng con.
Kiểm tra bảng con.
Nhận xét , chốt lại ý đúng.
Cả lớp chép bài vào vở.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Gọi hs đọc lại bài tập 3b.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị cho bài sau.
3 hs lên bảng thực hiện , cả lớp viết vào bảng con.
Lắng nghe
Lắng nghe , theo dõi đọc nhẩm theo.
3 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK.
Chị trải chiếu , bỏ màn , ru em ngủ , chị quét sạch thềm , chị đuổi gà không cho gà phá vườn rau , chị ngủ cùng em.
Thơ lục bát dòng trên 6 , dòng dưới 8 chữ.
Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô , dòng 8 viết cách lề 1 ô.
Những chữ đầu dòng.
HS trả lời hs khác bổ sung.
Nhìn SGK chép bài vào vở.
Đọc thầm yêu cầu SGK.
Thực hiện trên bảng con.
đọc ngắc ngứ , ngoắc tay nhau , dấu ngoặc đơn.
Thực hiện vào bảng con.
Mở – bể – mũi.
2 hs đọc lại .
lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
MỤC TIÊU:
Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1)
Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
Giáo dục tình cảm đẹp trong gia đình.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
*HS Vở bài tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi hs đọc lại đơn xin vào đội .
Nhận xét , tuyên dương.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ làm quen với bạn mới , nhưng các em hãy kể về gia đình mình cho bạn nghe và tập viết một lá đơn xin nghỉ học nhé.
Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài 1: HS làm miệng
Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu hs làm việc theo cặp , hai hs ngồi cùng bàn kể gia đình mình cho nhau nghe.
Gọi đại diện các nhóm thi kể , cả lớp , GV nhận xét.
*Bài tập 2: Làm vào vở BT.
Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
Gọi hs đọc mẫu lá đơn. Sau đó nói về trình tự lá đơn.
Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn.
Tên của đơn.
Tên của người nhận đơn.
Họ , tên người viết đơn ; người viết là hs lớp nào.
Lí do viết đơn.
Lí do nghỉ học.
Lời hứa của người viết đơn.
Yù kiến và chữ kí của gia đình HS.
Chữ kí của hs.
Gọi hs làm miệng bài tập.
Yêu cầu hs làm bài vào VBT.
Gọi hs đọc bài làm của mình.
Nhận xét , chấm bài.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ.
Gọi hs nêu trình tự viết một lá đơn xin nghỉ học.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà tập viết đơn vào vở nháp và chuẩn bị cho bài sau.
3 hs đọc đơn xin vào đội , cả lớp theo dõi nhận xét.
Lắng nghe.
1 hs đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm SGK.
Làm việc theo cặp.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét , bổ sung.
1 hs đọc thành tiếng trước lớp.
1 hs đọc mẫu lá đơn trước lớp.
Lắng nghe , quan sát mẫu đơn trong SGK.
3 hs trả lời miệng.
Làm bài vào vở BT.
6 hs nối tiếp nhau lần lượt đọc bài của mình, cả lớp theo dõi nhận xét.
1 hs nêu như đã hướng dẫn.
Lắng nghe.
 MÔN : TOÁN 
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Biết xem giờ (Chính xác đến 5 phút)
Biết xác định ½, 1/3 của một nhóm đồ vật.
BT cần làm: BT1, BT2, BT3.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
*GV + HS bộ đồ dùng học toán.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ
GV dùng mô hình đồng hồ vặn kim chỉ 1h 25 ; 5h 35 ; 4h 5 và gọi hs đứng lên đọc .
Nhận xét , ghi điểm.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn lại những kiến thức đã học ở các bài trước.
Thực hành làm bài tập
*Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ
Yêu cầu hs xem đồng hồ rồi nêu mấy giờ.
Gọi hs phát biểu.
Nhận xét , tuyên dương.
*Bài 2: Giải bài toán 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập. Sau đó trả lời câu hỏi:
Bài toàn cho ta biết gì?
Bài toán hỏi ta tìm gì?
Ta muốn tìm được tất cả có bao nhiêu người thì ta phải làm như thế nào?
Em dựa vào đâu để làm phép tính nhân?
Gọi hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở nháp.
Nhận xét , chữa bài.
*Bài 3:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
Gọi hs trả lời.
Nhận xét , tuyên dương.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ
Hỏi: Trong một phép tính khi ta thay đổi thừa số thì két quả như thế nào.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà làm vài tập trong VBT và chuẩn bị cho bài sau.
3 hs đứng tại chỗ đọc , cả lớp nhận xét.
Lắng nghe.
Quan sát đồng hồ trong SGK.
4 hs phát biểu: A – 6h 15 ; B- 2h 30 ; C- 8h 55 hay là 9h kém 5 ; D- 8h đúng.
1 hs đọc bài yêu cầu bài toán , cả lớp đọc thầm SGK.
Cho ta biết có 4 chiếc thuyền và mỗi thuyền có 5 người.
Hỏi tất cả có bao nhiêu người trên 5 chiếc thuyền.
Chúng ta làm phép tính nhận ( 4 x 5 )
Vì 4 chiếc thuyền mỗi chiếc có 5 người nên em lấy 4 x 5.
1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở nháp.
So sánh tự nhận xét ,chép bài vào vở
1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK.
a. HS chỉ vào H1 vì có 3 hàng bằng nhau và đã khoanh vào một hàng.
b hs chỉ vào H3 vì có hai hàng bằng nhau đã khoanh vào 1 hàng.
Lắng nghe.
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
 Ngàytháng.năm 2011
Duyệt của Phó Hiệu trưởng
 Ngàytháng.năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc