Giáo án lớp 3 Tuần học 30 - GV: Nguyễn Đình Sửu

Giáo án lớp 3 Tuần học 30 - GV: Nguyễn Đình Sửu

a. Tập đọc

- Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài

- Lúc Xăm - Bua, Mô ni ca, Giét ti ca, In ter net

- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời NV

- Hiểu các từ ngữ: Lúc Xăm -Bua, lớp 6, đàn tơ rưng tuyết, hoa lệ.

- Hiểu ND câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS ở 1 trường tiểu học ở Lúc Xăm -Bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước.

*GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo.

b. Kể chuyện.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 30 - GV: Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
________________________________________
Tập đọc – kể chuyện
ở lại với chiến khu 
I.Mục đích yêu cầu
a. Tập đọc
- Chú ý các từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài
- Lúc Xăm - Bua, Mô ni ca, Giét ti ca, In ter net
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời NV
- Hiểu các từ ngữ: Lúc Xăm -Bua, lớp 6, đàn tơ rưng tuyết, hoa lệ.
- Hiểu ND câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS ở 1 trường tiểu học ở Lúc Xăm -Bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước.
*GDKNS:	- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo.
b. Kể chuyện.
 Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK) 
II. Chuẩn bị Tranh ảnh minh họa trong SGK
 - Tranh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý để HS kể 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Tập đọc 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trả lời câu hỏi trong SGK
- Nhận xét, chấm điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học 
2. Luyện đọc. 
GV đọc diễn cảm toàn bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc như các tiết trước
- GV nhắc HS đọc đúng câu ở đoạn 2
- HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ chú giải. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc ĐT
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị ?
+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ? 
+ Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? 
+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
4. Luyện đọc lại: 
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3: ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng một số từ: bay mù mịt, vẫy tay, lưu luyến, khuất hẳn, hoa lệ, mến khách..
Tiết 2
Kể chuyện:
a GV nêu nhiệm vụ
b Hướng dẫn HS kể chuyện
? Câu chuyện trên được kể bằng lời của ai 
? Kể bằng lời của em là thế nào?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
D. Củng cố
? Câu chuyện nói lên ý nghĩa gì ?
- Chuẩn bị bài sau: “ Một mái nhà chung”. 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- HS luyện phát âm : Lúc Xăm -Bua, M” ni ca, Gét ti ca, In ter net...
- HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ chú giải. Tâp đặt câu với từ: Sưu tâm, hoa lệ...
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc ĐT
Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc Kì Việt Nam. Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh .
+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam cô rất thích Việt Nam. Cô dạy các em tiếng Việt Nam và các em còn tìm hiểu Việt Nam trên mạng in- tơ-nét  
+ Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn học gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
+ HS phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS ở 1 trường tiểu học ở Lúc Xăm -Bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước.
- 3 HS thi đọc 3 đoạn. 
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
- 1 HS đọc cả bài.
Dựa vào trí nhớ và gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. 
- Theo lời của một thành viên trong đoàn.
- Kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- HS đọc các gợi ý.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn.
- 1 HS kể cả câu chuyện.
- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
__________________________________________
Đạo đức
Bài 30: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình nhà trường. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* GDMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôI là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
II.Chuẩn bị 
Vở bài tập đạo đức 3. 
Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động day hoc:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi
+ Kể tên những việclàm để tiết kiệm nước ?
+ Kể tên những làm để bảo vệ nước
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học 
b. Hoạt động 1 : Trò chơi ai đoán
- Giáo viên chia học sinh theo số chẵn và số lẻ.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
* Giáo viên kết luận : Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
c. hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh và yêu cầu học sinh đặt các câu hỏi về các bức tranh.
- Giáo viên mời 1 số học sinh đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
* Giáo viên kết luận :
- ảnh 1 : Bạn đang tỉa cành bắt sâu cho lá.
- ảnh 2 : Bạn đang cho gà ăn.
- Tranh 3 :Các bạn đang cùng với ông trồng cây.
- Tranh 4 : Bạn đang tắm cho lợn
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích phù hợp với khả năng.
d. Hoạt động 3 : Đóng vai.
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để thảo luận đóng vai.
- Giáo viên đi kiểm tra theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc
- Gv cùng lớp bình chọn nhóm cb dự án khả thi và có thể có hiệu quả kt cao.
3. Củng cố 
?Em đã làm gì để trăm sóc cây trồng ở trường
- HD thực hành: 
+ Tìm hiểu các hđ chăm sóc cây trông, vật nuôi ở trường và nơi em đang sg.
+ Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi.
+ Tham gia các hđ chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gđ, nhà trường.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Hs lắng nghe.
- Học sinh làm việc cá nhân : Học sinh số chẵn có nhiều việc vẽ hoặc nêu 1 vài đặc về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
- 1 Số học sinh trình bày. 
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lợi ích gì ?
- HS nhắc lại đáp án đúng
- Mỗi nhóm có 1 nhiệm vụ chọn 1 cón vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất nó VD 
+ 1 nhóm là chủ trại gà.
+ 1 nhóm là chủ vườn hoa cây cảnh.
+ 1 nhóm là của vườn cây
+ 1 nhóm 
- Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc và bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
- Từng nhóm trình bày dự án sx, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- Hs thực hiện
_____________________________________
TOáN
Tiết 145: Luyện tập
 I.Mục tiêu:
 - Củng cố về cộng các số có 5 chữ số có nhớ .
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
GDHS yêu thích học toán
II. Chuẩn bị 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 em lên bảng làm lại bài tập 4. 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Luyện tập: 
- Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Kẻ lên bảng như SGK.
- Yêu cầu lớp tự làm bài. 
- Mời một em lên thực hiện trên bảng.
- Cho HS nêu cách tính.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi HS yêu cầu nêu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một HS lên bảng giải bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3:-HD cách làm
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt đề toán rồi giải bàià toán vào vở. 
- Mời một em giải bài trên bảng.
- GV nhận xét đánh giá.
3.) Củng cố 
- Hệ thống lại nội dung bài học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài tập số 4.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Bài 1: Một em nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em lên thực hiện làm bài trên bảng. Cả lớp theo dõi chữa bài.
 23154 15247
 + 31028 + 22654
 17209 45242
 71391 83143 
- Bài 2: Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Chiều dài hình chữ nhật: 3 x 2 = 6 (cm) 
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật: 
 6 x 3 = 18 ( cm2)
 Đ/ S : 18 cm2
- Bài 3: Một HS đọc yêu cầu nêu bài tập.
- Hai em đứng tại chỗ nêu miệng đề bài toán.
- Lớp thực hiện vào vở. 
- Một em lên bảng làm bài.
* Bài toán 1 : Em hái được 17 kg chè. Mẹ hái được số chè gấp 3 lần em. Hỏi cả hai người hái được tất cả bao nhiêu kg chè ?
* Bài toán 2 : Con cân nặng 17 kg. Mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ?
_______________________________________________
Tự nhiên và xã hội
Bài 59: Trái Đất. Quả địa cầu
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có khả năng :
- Nhận biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu .
- Biết cấu tạo của quả địa cầu 
II. Chuẩn bị
Các hình trong SGK trang 112, 113.
- Quả địa cầu.
- 2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ trong hình.
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu nội dung bài học
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 112.
- GV nói : Quan sát hình 1 , em thấy Trái Đất có hình gì 
-Kết luận : Trái Đất có hiình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
Bước 2 :
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận : quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- Đối với lớp có nhiều HS giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn tren một giá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.
- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn. 
Kết luận : Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam  ... 
- Lắng nghe để hiểu thêm về một địa danh của tỉnh Quảng Ninh
 - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
. 
.- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
Nhắc lại cách viết 
- Các chữ U, d, y, h, b, cao 2 ly rưỡi, chữ t cao 2 ly, các chữ con lại cao 1 ly.
- HS viết bài
____________________________________________
Toán (Tăng)
Luyện tập về tiền Việt Nam
. Mục tiêu
 --Củng cố về cách nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
 - Bước đầu biết đổi tiền.
 - Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
II. Lên lớp
Hoạt động 1: GV nêu MĐYC tiết học 
Hoạt động 2: Tổ chức nhắc lại đặc điểm chính của đồng tiền VN với mệnh giá 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
Hoạt động 3: Tổ chức luỵen tập thêm
Bài 1: Nối phép tính với kết quả đúng
20 000đồng
40 000đồng
50 000đồng+ 30.000đồng
100 000đồng - 30 000đồng
50 000đồng
70 000đồng
90 000đồng - 70.000đồng
100 000đồng - 60 000đồng
80 000đồng
30 000đồng + 20 000đồng
Bài 2: Mua 8 quyển vở và 5 chiếc bút cùng loại phải trả 50 000đồng. Mua 5 quyển vở và 5 chiếc bút chì cùng laọi như thế phải trả 35000 đồng . hỏi giá bán một quyển vở là bao nhiêu tiền?
Hoạt động 4: Tổ chức chữa bài và thống nhất kết quả đúng
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 12 tháng 2năm 2012
Chiều Thủ công
Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)
I.Mục tiêu: 
	HS biết làm được đồng hồ để bàn tương đối cân đối. Hoàn thành sản phẩm và trang trí sản phẩm 
Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
HS khéo tay : làm đồng hồ để bàn cân đối. Trang trí đồng hồ đẹp 
II. Chuẩn bị
Mẫu đồng hồ để bàn làm giấy thủ công (hoặc bìa màu), đã trang trí sẵn 
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng kéo thủ công, hồ dán, bút màu, thước.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 3: HS thực hành làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kỹ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
HĐ 4: Trang trí sản phẩm :
- GV cho HS tự trang trí đồng hồ theo ý thích
- Trình bày sản phẩm, GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS 
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- Một số HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- HS thực hành làm đồng hồ để bàn.
- HS trang trí, 
- Trưng bày và tự đánh giá sản phẩm.
 4. củng cố 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn dò HS về nhà cắt các chữ mà mình yêu thích .
- Lắng nghe 
Luyện viết
Bài 30:
I.Mục tiêu 
- Tiếp tục nâng cao chất luợng chữ viết kiểu chữ đứng , nét đều
-Viết đúng kích cỡ , hình nét kiểu dáng của chữ theo hướng dẫn của bài mẫu
- Có thái độ tích cực rèn viết chữ đẹp giữ vở sạch 
II.Lên lớp
Hoạt động 1 : GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2 : GV cho hs đọc bài viết và tìm hiểu nhanh nội dung của bài viết
Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS nêu những hiện tượng cần lưu ý khi viết bài 
- GV phân tích và nhắc lại cho HS nắm vững kĩ thuật trình bày bài viết như mẫu , nhắc lại các hiện tượng chính tả có trong bài .
- Luyện viết vào vở nháp những từ ngữ khó viết ( Những chữ viết hoa , phụ âm dễ lẫn , vần khó) . 
Hoạt động 4 : GV tổ chức cho HS hoàn thành bài viết 
-GV theo dõi và giúp đỡ những em yếu kém . viết chậm
Hoạt động 5 : GV chấm 1 số bài và nhận xét trước lớp
___________________________________________
 Hoạt động tập thể
Vẽ tranh chủ đề “Em yêu hoà bình”
I.Muc đích
- giúp học sinh tham gia vẽ tranh về đề tài hoà bình. Qua đó thể hiện khát vọng và ước muốn hoà bìn của trẻ em VN
II. chuẩn bị : Giấy, bút vẽ 
II. Lên lớp
Hoạt động 1: GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2: GV tổ chức cho các em vẽ tranh về đề tài trên
Hoạt động 3: GV tổ chức trình bày tranh và nhận xét rút kinh nghiệm
____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Chính tả
Nhớ viết: Một mái nhà chung. 
Phân biệt: Phân biệt: ch/tr, êt/êch
I. Mục đích yêu cầu
Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ Làm đúng (BT 2b)
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viết 3 lần nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ HS thường hay viết sai 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ
 2.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
HĐ2. Hướng dẫn nghe viết : 
1/ Chuẩn bị :
- Đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài “Một mái nhà chung” 
- Hướng dẫn viết những chữ hoa, chữ khó trong bài
- Mời hai em đọc thuộc lòng 3 khổ thơ một lần nữa 
- Yêu cầu HS chép bài.
- Theo dõi uốn nắn cho HS 
- Thu tập HS chấm điểm và nhận xét.
 HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập : 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. 
- Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm cử một bạn lên bảng thi làm bài .
- Yêu cầu cả lớp nhận xét chốt ý chính 
- Mời một đến em đọc lại đoạn văn.
- GV nhận xét đánh giá.
 3) Củng cố 
- Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp.
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- Ba em lên bảng viết mỗi em 4 từ bắt đầu bằng tr/ ch hoặc vần êt / êch 
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe
- Ba em đọc thuộc lòng lại ba khổ thơ đầu.
- Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình 
- Lớp nghe bạn đọc.
- Gấp SGK nhớ lại để chép vào vở.
- Nộp bài lên để GV chấm điểm 
Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2b
- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài.
- Cử đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
 - Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
2a/ Ban trưa – trời mưa – hiên che – không chịu.
- Một hoặc hai HS đọc lại.
____________________________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp của tổ mìh trong tuần 30
	- Đề ra kế hoạch và phương hướng phấn đấu trong Tuần 31
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần 30
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về các mặt hoạt động của lớp trong tuần
+ Nề nếp : Đi học, trực nhật lớp, truy bài....
+ Trang phục
+ Học tâp
+ Thể dục, vệ sinh
+ Đạo đức 
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến kế hoạch và phương hướng phấn đấu trong tuần 31
+ Nề nếp : Đi học, trực nhật lớp, truy bài...
+ Trang phục
+ Học tâp: 
+ Thể dục, vệ sinh
+ Đạo đức 
+ Phong trào hành quân bằng điểm số để hướng về nguồn 
-Các hoạt động khác 
3. Kể chuyện đạo đức
Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không sao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ.
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:
- Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui: Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại. Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?
Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.
I.Mục đích yêu cầu
- Biết đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: túp lều, lò gạch, vào lò, nhóm lửa, nặn, cái núm...
Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài với giọng kể vui, nhẹ nhàng.
Hiểu được các từ trong bài : trò ú tim, cây nêu...
Hiểu được nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấytình cảm gắn bó, tha thiếtcủa bạn nhỏ với gia đình bác thợ gạch . món quà giản dị của bác thợ gạch đã làm cho cái Tết ở gia đình bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên.
 II. Chuẩn bị Tranh minh hoạ bài đọc
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài “ Các em nhỏ và cụ già “ và nhắc lại nội dung bài 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu : GV nêu MĐYC của tiết học
 b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài. Cho HS quan tranh.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
- Theo dõi sửa sai cho HS. 
- Luyện đọc tiếng từ khó. túp lều, lò gạch, vào lò, nhóm lửa, nặn, cái núm...
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HD HS đọc đúng câu, đoạn.
- Kết hợp giải thích các từ mới trong SGK: 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - GV tổ chức cho các em lần lượt đọc thầm các đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK như các tiết trước.
*Giáo viên chốt ý như sách giáo viên tr. 235,236
 d) Luyện đọc lại : 
- Hướng dẫn đọc nâng cao như hd ở SGV.
 Củng cố bài- Nhắc lại Ndung câu chuyện.
- 2HS lên đọc bài 
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- Lớp theo dõi GV đọc mẫu
- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ khó
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ: trò ú tim, cây nêu...
-HS lần lượt đọc từng đoạn và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK theo hướng dẫn của GV
- HS tham gia đọc nâng cao
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 lop 3 CKTKN suu Nam Sach.doc