Giáo án lớp 3 Tuần học số 08

Giáo án lớp 3 Tuần học số 08

MỤC TIÊU:

 Tập đọc: Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 HS Khá – Giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.

 KNS: Xác định giá trị - Thể hiện sự cảm thông.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 07/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 08 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 22 - 23
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	HS Khá – Giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
KNS: Xác định giá trị - Thể hiện sự cảm thông.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc thuộc lòng bài Bận – TLCH.
	Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Các em nhỏ và cụ già.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời của nhân vật.
	Đọc đúng các câu hỏi của các bạn nhỏ với giọng lo lắng, băn khoăn.
	Đọc đúng câu hỏi thăm cụ già của các bạn nhỏ với giọng đọc thể hiện sự ân cần, lo lắng.
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1, 2 – TLCH.
	+ Các bạn nhỏ đi đâu ? (Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.)
	+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ? (Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
+ Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ? (Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất một cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ? (Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.)
- Cho HS đọc đoạn 3, 4 – TLCH.
	+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? (Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? (Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ. Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện. Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ. Ông cảm thấy an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông. Ông cảm thấy ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Con người phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, phải biết yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Sự quan tâm giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
	- Cho HS đọc theo vai: người dẫn chuyện – nhân vật.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện.
	+ Câu chuyện được kể theo lời của ai ? (Lời của một bạn nhỏ.)
	+ Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bạn nhỏ nào ? (Bạn thứ nhất, bạn thứ hai, bạn thứ ba, ...)
	- Nhắc lại HS cách xưng hô khi nhập vai nhân vật.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bảy.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	+ Các em đã bao giờ làm việc gì thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ?
	- HS trả lời.
	- Nhận xét tiết học – Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 36
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
	- Biết xác định của một hình đơn giản.
	- Làm BT 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
	Phiếu học tập BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS đọc bảng chia 7.
	35 : 7 =	49 : 7 =	21 : 7 = 
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Tính nhẩm:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nối tiếp nêu kết quả.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài 2: Tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS nhắc lại cách làm.
	- Cho HS làm bảng con.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS giải toán.
- Cho HS làm vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 4: Bài 4: Tìm số con mèo trong mỗi hình sau:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Phát phiếu học tập cho HS thi đua nhóm.
- HS thi đua nhóm.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 15
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng BT 2b.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
b) Hướng dẫn trình bày
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Trước lời của nhân vật ta đặt dấu gì ?
+ Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT2b: Tìm các từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
Trái nghĩa với vui	Buồn
	Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo 	Buồng
	Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu	Chuông
- Nhận xét – sửa sai.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 37
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Làm BT 1, 2, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT1, thước đo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS đọc bảng chia 7
	21 : 7 =	14 : 7 = 	25 : 5 = 
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần.
- Cho HS sắp xếp các hình vẽ như SGK.
	+ Số con gà ở hàng trên ? (6 con gà)
	+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên ? (Số con gà ở hàng dưới giảm đi 3 lần so với số con gà ở hàng trên: 6 : 3 = 2 (con gà))
- Ghi bảng tóm tắt:
Hàng trên: 	6 con gà.
Hàng dưới: 	6 : 3 = 2 (con gà)
Số con gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
	- GV hướng dẫn tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD.
	+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào ?
	- Cho HS nêu: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
Hoạt động 2: Luyễn tập:
Bài 1: Viết theo mẫu:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT trên phiếu học tập.
- HS làm BT trên phiếu học tập.
- Nhận xét – sửa sai – chấm điểm.
Bài 2: Giải bài toán (theo bài giải mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu BT 2a.
- Hướng dẫn HS giải toán theo bài mẫu.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT 2b.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS vẽ đoạn thẳng AB dài 8cm.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm làm BT 3.
- HS thảo luận nhóm – trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 15
VỆ SINH THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
	- Biêt tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
KNS: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận / Làm việc nhóm - Động não “chúng em biết 3” – Hỏi ý kiến chuyên gia.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát – thảo luận:
Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
	+ Việc làm đó có lợi hay có hại đến cơ quan thần kinh ? Tại sao ?
	- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Đóng vai:
Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Phát phiếu ghi tên các trạng thái tâm lí cho các nhóm.
- Cho HS thảo luận và thể hiện các trạng thái tâm lí đó qua thể hiện khuôn mặt.
- Cho HS thảo luận.
	- Các nhóm thi thể hiện các trạng thái tâm lí qua khuôn mặt.
	+ Theo các em nếu một người luôn ở trạng thái tâm lí như vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK:
Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống  nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
	- Các nhóm thảo luận.
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
	+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả người lớn hay trẻ em ?
	+ Kể tên những tác hại khác do ma túy gây ra đối với sức khỏe người nghiện ma túy?
	- Nhận xét – tuyên dương – Giáo dục HS.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Tư ngày 11 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 24
TIẾNG RU
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
	- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồ ... - Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: Viết chữ hoa G, C Kh đúng mẫu.
- GV đính chữ mẫu.
- GV vừa nhắc lại cách viết vừa viết mẫu.
- Cho HS nhắc lại cách viết.
- Cho HS viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:
Mục tiêu: Viết từ, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Gò Công
- GV giới thiệu: Gò Công là tẹn một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định – một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
	+ Những con chữ nào cao 2,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1 ly?
+ Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
- Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết bảng con từ ứng dụng.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng: 
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
- Giải nghĩa câu ứng dụng: Anh em trong nhà phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
- Cho HS viết bảng con chữ Khôn, Gà
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu: Viết chữ G, C, Kh: 1 dòng – Gò Công: 1 dòng – Câu tục ngữ: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 39
TÌM SỐ CHIA
I/ MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia
- Biết tìm số chia chưa biết.
- Làm BT 1, 2.
II/ CHUẨN BỊ:
6 hình vuông bằng bìa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS lên bảng làm BT.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách số chia:
- Cho HS lấy 6 hình vuông xếp thành 2 hàng.
+ Mỗi hàng có mấy hình vuông ? (3 hình vuông)
- GV viết bảng 6 : 2 = 3
- Gọi HS nêu tên từng thành phần của phép chia – GV ghi bảng.
- GV dùng bìa tròn che số 2 lại.
+ Muốn tìm số bị che mất ta làm như thế nào ?
- Hướng dẫn HS: Muốn tìm số chia (2) ta lấy Số bị chia (6) chia cho thương (3).
- Viết bảng 	2 = 6 : 3
- Cho HS nêu phần bài học cần ghi nhớ.
- HS nêu quy tắc tìm số chia.
- GV viết bảng 	30 : x = 5
+ Ta phải tìm gì ? (Tìm số chia x)
+ Muốn tìm số chia x ta làm như thế nào ?
- Gọi HS lên bảng làm.
	30 : x = 5
	 x = 30 : 5
	 x = 6
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Bài 2: Tìm x:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 8
ÔN TẬP BÀI GÀ GÁY
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Hát – gõ đệm:
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Cho HS hát – gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu the nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát:
- GV hát – vận động phụ họa mẫu.
- Hướng dẫn HS hát – vận động phụ họa.
- Cho HS hát – vận động phụ họa theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: Nghe nhạc:
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
	- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động: BT1: Kể về người hàng xóm mà em quý mến theo gợi ý:
	- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS đọc câu hỏi gợi ý.
	- GV hướng dẫn HS kể theo gợi ý. Nhắc HS có thể kể thêm về hình dáng, tính tình, ...
	- Cho HS khá, giỏi kể mẫu.
	- Nhận xét – bổ sung.
	- Cho HS thi đua kể.
	- Nhận xét.
Hoạt động 2: Viết những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Nhắc HS cách trình bày một đoạn văn, khi viết bài văn.
	- Cho HS viết thành đoạn văn ngắn vào vở.
	- Nhận xét – chấm điểm – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 40
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
	- Biết tìm số chia chưa biết.
	- Làm BT 1, 2 (cột 1, 2), 3.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS nêu quy tắc tìm số chia chưa biết, làm BT:
	15 : x = 5	21 : x = 7
- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Tìm x:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT:
+ Muốn tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia chưa biết ta làm như thế nào ?
- Cho HS làm BT vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 2: Bài 2: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm bảng con, bảng nhóm.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 16
VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
	- HS Khá giỏi: Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.
KNS: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận / Làm việc nhóm - Động não “chúng em biết 3” – Hỏi ý kiến chuyên gia.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Trò chơi.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Theo em, những loại thức ăn, nước uống nào khi đưa vào cơ thể có thể gây hại đến cơ quan thần kinh ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận:
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi – TLCH:
	+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi ?
	+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn ngay đêm hôm đó ?
	+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt ?
	+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ ?
	+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
	Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ một ngày.
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày:
Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi  một cách hợp lí.
	- GV nêu: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: 
	+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
	+ Công việc và hoạt động của các cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc, giúp đỡ gia đình, 
- Gọi HS lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng.
	- Cho HS viết thời gian biểu của mình vào phiếu học tập.
	- Cho HS nêu thời gian biểu của mình.
	+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
	+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
	Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo dục – Liên hệ thực tế.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 8
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
	- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
	- HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình gấp, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Nêu lại quy trình gấp, cắt, dán:
- Cho HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
	- HS nêu lại quy trình.
a/ Gấp cắt bông hoa 5 cánh:
	+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
	+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh – giống như gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
	+ Vẽ đường cong để tạo hình dạng cánh hoa.
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong đã vẽ.
b/ Gấp cắt bông hoa 4, 8 cánh:
	+ Cắt tờ giấy hình vuông có các kích thước khác nhau.
	+ Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau. Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau.
	+ Vẽ đường cong để tạo hình dạng cánh hoa.
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong đã vẽ.
c/ Dán các hình bông hoa:
	- Bố trí các bông hoa vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng.
	- Bôi hồ dán vào phía sau bông hoa, dán vào vị trí đã định.
	- Vẽ thêm để trang trí như: cành, giỏ hoa, ...
Hoạt động 2: Thực hành gấp, cắt, dán bông hoa::
- Cho HS thực hành gấp, cắt bông hoa 4, 5, 8 cánh.
	- Quan sát – hướng dẫn thêm cho HS.
	- Trưng bày sản phẩm.
	- Nhận xét – đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 8.doc