Giáo án lớp 3 Tuần học số 10

Giáo án lớp 3 Tuần học số 10

/ MỤC TIÊU:

 Tập đọc: Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 HS Khá – Giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 KNS:

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.

III/ CHUẨN BỊ:

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn: 21/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 28 - 29
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
	Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	HS Khá – Giỏi trả lời được câu hỏi 5.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
Nhận xét bài KTĐK giữa kì I.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Giọng quê hương.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: 
	Xin lỗi. // Tôi quả thật chưa nhớ ra / anh là  // (hơi kéo dài từ là)
Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen  (nhấn giọng tự nhiên ở các từ in đậm)
Mẹ tôi là người miền Trung  // Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi. //(giọng trầm, xúc động)
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
	+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? (Với ba thanh niên.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH.
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? (Có một thanh niên xin trả tiền dùm cho Thuyên và Đồng.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
- Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH.
	+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ? (Vì Thuyên và Đồng đã giúp cho anh thanh niên nghe lại tiếng nói của mẹ anh ta ngày xưa.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ? (người trẻ tuổi lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên, Đồng bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 1, 2, 3.
	- Cho HS đọc theo vai: người dẫn chuyện – nhân vật.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện.
	- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Hướng dẫn HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung từng tranh.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể từng tranh.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bảy.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 46
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU:
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
	- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
	- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)
	- Làm BT 1, 2, 3 (a, b).
II/ CHUẨN BỊ:
	Thước đo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS đọc bảng đơn vị đo độ dài.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Vẽ đoạn thẳng::
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng.
- Cho HS làm BT vẽ đoạn thẳng vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài 2: Thực hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS nối tiếp đo độ dài và nêu kết quả.
	- Cho HS thực hành đo.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: Bài 3: Ước lượng:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS ước lượng.
- Cho HS nêu kết quả.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 19
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay (BT2)
	- Làm đúng BT 3a.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
b) Hướng dẫn trình bày
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT2: Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai và 3 từ chứa tiếng có vần oay.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS tìm từ chứa tiếng có vần oai và oay.
	- Cho HS làm BT vào phiếu học tập.
- Nhận xét – sửa sai.
BT3: Thi đọc, viết đúng và nhanh.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm thi đọc, viết đúng và nhanh.
	- Cho HS thi đua.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 47
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
- Làm BT 1, 2.
II/ CHUẨN BỊ:
Thước đo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Đọc bảng (theo mẫu):
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS thực hành nhóm đôi hỏi với nhau theo yêu cầu của BT.
	- Các nhóm thực hành thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Bài 2: Đo chiều cao:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS đo chiều cao của bạn mình.
- HS thự hành đo chiều cao và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 19
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
	- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
	- Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
KNS: Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẻ, giới thiệu về gia đình của mình.
- Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm - Thảo luận – Thuyết trình.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK - Ảnh gia đình.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp:
Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.
- Cho HS thảo luận theo cặp – TLCH:
	+ Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
	- Một số HS lên kể trước lớp.
	Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm:
Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ:
- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Gia đình bạn Minh / Gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống, đó lqa2 những thế hệ nào ?
	+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai ?
	+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh ?
	+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ?
	+ Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Minh ?
	+ Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan ?
	+ Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
	Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình:
Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
- Cho HS giới thiệu gia đình mình qua ảnh.
	+ Gia đình em có mấy thế hệ ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai ? Thế hệ thứ hai gồm những ai (nếu có) ? Thế hệ thứ ba gồm những ai (nếu có) ?
	+ Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
	Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Tư ngày 24 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 30
THƯ GỬI BÀ
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
	- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3).
KNS: Tự nhận thức bản thân – Thể hiện sự cảm thông.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành viết thư thăm hỏi.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bài – TLCH bài Giọng quê hương.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS ngắt nhịp, nghỉ hơi đúng các câu:
	Hải Phòng, / ngày 6 / tháng / 11 / năm 2003. //(Đọc rành rẽ, chính xác các chữ số)
	Dạo này bà có khỏe không ạ ? (Giọng ân cần)
	Cháu vẫn nhớ được về quê, / thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng. // (Giọng kể chậm rãi)
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc phần đầu bức thư – TLCH.
	+ Đức viết th ... 
BT 2: Điền tiếng có vần et hoặc oet vào chỗ trống:
Em bé toét miệng cười	mùi khét	cưa xoèn xoẹt	xem xét
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
BT 3a: Giải câu đố:
Nặng – nắng	lá – là.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TẬP VIẾT
TIẾT 10
ÔN CHỮ HOA G (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Chữ mẫu G, Ô, T bảng phụ ghi câu ứng dụng, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
	- Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: Viết chữ hoa G, Ô, T đúng mẫu.
- GV đính chữ mẫu.
- GV vừa nhắc lại cách viết vừa viết mẫu.
- Cho HS nhắc lại cách viết.
- Cho HS viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:
Mục tiêu: Viết từ, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Ông Gióng
- GV giới thiệu: Theo một câu chuyện cổ, Ông Gióng (còn gọi là Thanh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương) quê ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội), là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
	+ Những con chữ nào cao 2,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1 ly?
+ Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
- Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết bảng con từ ứng dụng.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng: 
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
- Giải nghĩa câu ứng dụng: tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta (Trấn Vũ là tên một đền thờ ở gần Hồ Tây), Thọ Xương là tên một huyện cũ của Hà Nội trước đây.
- Cho HS viết bảng con chữ Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu: Viết chữ Gi, Ô, T: 1 dòng – Ông Gióng: 2 dòng – Câu ca dao: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 49
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
ÂM NHẠC
TIẾT 10
LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Ca ngợi tình đoàn kết thân ái giữa bạn bè. – Giáo dục HS biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo năm điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Học hát:
- GV hát mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
	- Hướng dẫn HS học hát từng câu đến hết bài.
- Cho HS hát theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hát – gõ đệm:
- GV hát – gõ đệm mẫu.
- Hướng dẫn HS hát – gõ đệm.
- Cho HS hát – gõ đệm theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 21/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 10
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người than dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi bài Thư gửi bà – Phong bì thư.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động: BT1: Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, viết một bức thư ngắn cho người thân:
	- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS đọc phần gợi ý.
	+ Em sẽ viết thư gửi cho ai ?
	+ Dòng đầu thư, em sẽ viết thế nào ?
	+ Em viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng ?
	+ Trong phần nội dung em sẽ hỏi thăm những gì, báo tin những gì ?
	+ Ở phần cuối thư, em chúc điều gì, hứa hẹn điều gì ?
	+ Kết thúc lá thư, em viết những gì ?
	- GV hướng dẫn HS cách trình bày của bức thư. (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào, )
	- Hướng dẫn HS dùng từ xưng hô thích hợp với người nhận thư.
	- Cho HS viết thư.
	- Cho HS đọc bức thư của mình trước lớp.
	- Nhận xét – hướng dẫn thêm.
Hoạt động 2: Tập ghi trên phong bì thư:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS quan sát phong bì thư mẫu – TLCH:
	+ Góc bên trái (phía trên): viết rõ tên và địa chỉ người gửi thư.
	+ Góc bên phải (phía dưới): viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư.
	+ Góc bên phải (phía trên): dán tem của bưu điện.
	- Cho HS viết trên phong bì thư.
	- Cho HS đọc nội dung phong bì thư của mình.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 50
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
	- Làm BT 1, 3.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Nhận xét bài thi của HS.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán:
Bài toán 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn HS làm BT – vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng.
+ Muốn tìm số kèn ở hàng dưới ta làm như thế nào ? (Lấy 3 + 2)
a/ Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 (cái kèn)
+ Muốn tìm số kèn của cả hai hàng ta làm thế nào ? (Lấy 3 + 5)
b/ Số kèn ở cả hai hàng là:
3 + 5 = 8 (cái kèn)
- GV viết bài giải lên bảng.
Lưu ý: Bài toán này có thể đặt thành 1 câu hỏi: Cả hai hàng có mấy cái kèn ?
Bài toán 2 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn HS làm BT.
Muốn tìm số cá ở cả hai bể, trước hết phải biết số cá ở mỗi bể. sau đó mới tìm số cá ở cả 2 bể.
	- Trước tiên ta tìm số cá ở bể thứ hai sau đó ta mới tìm số cá ở cả hai bể.
- Đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS vẽ tóm tắt và làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt và nêu bài toán.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 20
HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
I/ MỤC TIÊU:
	- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.
	- HS Khá giỏi: Biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình.
KNS: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình mình.
- Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Thảo luận / Làm việc nhóm – Tự nhủ - Đóng vai.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS TLCH:
	+ Gia đình em có mấy thế hệ ? Ai là người lớn tuổi nhất, ai là người nhỏ tuổi nhất ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK:
Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
	+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
	+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
	+ Quang đã cho các các bạn xem ảnh của những ai ?
	+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
	+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
	Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
	Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại:
Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình:
	- Cho HS thảo luận nhóm: Giới thiệu về những người thuộc họ nội, họ ngoại cho các bạn trong nhóm của mình biết. Giới thiệu cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em ruột của bố và của mẹ cùng với các con của họ. 
	- Gọi HS các nhóm lên giới thiệu về những người thuộc họ nội và họ ngoại của mình và cách xưng hô.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Mỗi người, ngoài bố, mẹ và các anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
Hoạt động 3: Đóng vai:
Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình:
	- Cho HS thảo luận nhóm thể hiện tình huống:
	+ Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng.
	+ Em hoặc anh của mẹ đến chơi khi bố mẹ đi vắng.
	+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
	- Các nhóm thể hiện tình huống.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Giáo dục – Liên hệ thực tế.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 10
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
I/ MỤC TIÊU:
	- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
	- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
	- HS khéo tay: Làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình gấp, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Nhắc lại quy trình:
- Cho HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán các đồ chơi đã học.
	- HS nhắc lại quy trình.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Thực hành:
- Cho HS thực hành gấp, cắt, dán các đồ chơi đã học như: tàu thủy 2 ống khói, gấp con ếch, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa 4, 5, 8 cánh.
	- Quan sát – hướng dẫn thêm cho HS.
	- Trưng bày sản phẩm.
	- Nhận xét – đánh giá sản phẩm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 10.doc