Giáo án lớp 3 Tuần học số 11

Giáo án lớp 3 Tuần học số 11

 Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

 Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

 HS Khá – Giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 KNS: Xác định giá trị - Giao tiếp – Lắng nghe tích cực.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn: 28/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 29 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT 31 - 32
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I/ MỤC TIÊU:
	Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
	Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
	HS Khá – Giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
KNS: Xác định giá trị - Giao tiếp – Lắng nghe tích cực.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt câu hỏi – Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bài Thư gửi bà – TLCH.
Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Đất quý, đất yêu.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS đọc: 
	Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. //
Tại sao các ông phải làm như vậy ? (Cao giọng ở từ dùng để hỏi)
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột thịt của chúng tôi. // (Giọng cảm động, nhấn giọng ở các từ in đậm)
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 – TLCH.
	+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào ? (Vua Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS đọc đoạn 2 – TLCH.
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? (viên quan bảo khách cởi giày ra rồi bảo người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ ? (Vì đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi  dù chỉ là một hạt cát nhỏ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	- Cho HS thảo luận nhóm – TLCH:
- Cho HS đọc đoạn 3 – TLCH.
	+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào ? (người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý mảnh đất quê hương của họ.)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.)
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Cho HS thi đua đọc các đoạn 1, 2, 3.
	- Cho HS đọc theo vai: người dẫn chuyện – nhân vật.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu tiết kể chuyện.
	- Cho HS nêu yêu cầu.
	- Cho HS sắp xếp tranh câu chuyện theo đúng thứ tự.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh tìm hiểu nội dung từng tranh.
	- Cho HS thảo luận nhóm kể từng tranh.
	- Cho HS kể theo nhóm.
	- Các nhóm trình bảy.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 51
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
	- Làm BT 1, 2, 3 (dòng 2).
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS làm BT 3.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán:
- Cho HS đọc yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn HS làm BT – vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng.
+ Muốn tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật ta làm như thế nào ? (Lấy 6 x 2)
Số xe đạp bán trong ngày chủ nhật là:
6 x 2 = 12 (xe)
+ Muốn tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày ta làm thế nào ? (Lấy 6 + 12)
Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
6 + 12 = 18 (xe)
- GV viết bài giải lên bảng.
- Đây cũng là bài toán giải bằng hai phép tính.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thi đua nhóm làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Ba ngày 31 tháng 10 năm 2012
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT 21
TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong / oong (BT2)
	- Làm đúng BT 3b.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập ghi BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Gọi HS viết lại những từ đã viết sai tiết trước.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả:
	a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- GV đọc bài chính tả.
	- Cho HS đọc đoạn văn nhiều lần.
	+ Bài chính tả có mấy câu ?
	+ Nêu các tên riêng trong bài ?
b) Hướng dẫn trình bày
+ Những chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Chữ đầu tiên của đoạn văn ta viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó: 
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
BT2: Điền vào chỗ trống vần ong hoặc oong.
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào phiếu học tập.
	Chuông xe đạp kêu kính coong	vẽ đường cong
	Làm xong việc	cái xoong
- Nhận xét – sửa sai.
BT3b: Tìm tiếng chứa vần ươn - ương
	- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS thi đua nhóm tìm, viết đúng và nhanh.
	- Cho HS thi đua.
	Ươn: con lươn, động tác lườn, tàu lượn, làm mướn, mượn tiền, sườn núi, vườn tược, con vượn, ...
	Ương: Cương, cường, dương, dượng, đương thời, đường, hương, hường, hưởng, khương, đo lường, khối lượng, con mương, nương rẫy, phương, phướng, phượng, rường cột, sung sướng, chín sượng, tường, tương, tượng, tưởng, vương vấn, ...
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò – chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 52
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính
- Làm BT 1, 3, 4 (a, b).
II/ CHUẨN BỊ:
Thước kẻ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Vẽ tóm tắt hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 2: Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS nêu bài toán theo tóm tắt.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS làm BT vào vở.
- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Hoạt động 3: Bài 4:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm BT.
- Cho HS thi đua nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả..
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 21
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
	- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm - Thảo luận.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Hãy giới thiệu những người trong họ nội, họ ngoại của mình ? Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập:
Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ:
- Cho HS thảo luận nhóm quan sát hình SGK – TLCH phiếu học tập.
	+ Ai là con trai, con gái của ông bà ?
	+ Ai là con dâu, con rể của ông bà ?
	+ Ai là cháu nội, cháu ngoại của ông bà ?
	+ Những ai thuộc họ nội của Quang ?
	+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương ?
	- Các nhóm kiểm tra chéo kết quả thảo luận.
	- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối qun hệ họ hàng:
Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối qun hệ họ hàng.
- GV vẽ sơ đồ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
	- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng.
	- HS vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Tư ngày 31 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 33
VẼ QUÊ HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ. (Trả lời câu hỏi 1, 2, 3).
- HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Bảng phụ hướng dẫn đọc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bài – TLCH bài Đất quý, đất yêu.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc:
- GV đọc mẫu.
	- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
	- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	- Hướng dẫn HS ngắt nhịp, nghỉ hơi đúng các câu:
	Bút chì xanh đỏ /	A, nắng lên rồi //
	Em gọt hai đầu /	Mặt trời đỏ chót /
	Em thử hai màu / 	Lá cờ Tổ quốc /
	Xanh tươi, đỏ thắm. //	Bay giữa trời xanh  //
	- Giải nghĩa từ khó SGK.
	- Cho HS đọc từng đoạn theo nhóm.
	- Cho HS thi đua đọc theo nhóm.
	- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc bài thơ – TLCH.
	+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ? (tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, ngôi trường, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc)
- Nhận xét – tuyên dương.
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy ? (tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót)
	- Nhận xét – tuyên dương.
	+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất ?
a/ Vì quê hương rất đẹp.
b/ Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất đẹp.
c/ Vì bạn nhỏ yêu quê hương.
(Câu c đúng nhất, vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp)
- Nhận xét – tuyên dương.
	+ B ... II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
	- Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
	- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: Viết chữ hoa G, Ô, T đúng mẫu.
- GV đính chữ mẫu.
- GV vừa nhắc lại cách viết vừa viết mẫu.
- Cho HS nhắc lại cách viết.
- Cho HS viết bảng con.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:
Mục tiêu: Viết từ, câu ứng dụng đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng
- GV giới thiệu: Ghềnh Ráng (còn gọi là dốc Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, có bãi tắm rất đẹp.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
	+ Những con chữ nào cao 2,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1,5 ly?
+ Những con chữ nào cao cao 1 ly?
+ Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
- Cho HS nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết bảng con từ ứng dụng.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng: 
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
- Giải nghĩa câu ca dao: bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành (thành Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội), được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm.
- Cho HS viết bảng con chữ Ai, Ghé (đầu dòng thơ), Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Quan sát – nhận xét – sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu: Viết chữ Gh, R, Đ: 1 dòng – Ghềnh Ráng: 1 dòng – Câu ca dao: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút, chú ý độ cao, cách nối nét và khoảng cách các chữ, trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.
- Cho HS viết vào vở.
- Quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
- Thu bài – chấm điểm.
Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 54
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Làm BT 1, 2 (cột a), 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: 
	- Gọi HS đọc bảng nhân 8
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài 1: Tính nhẩm:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS nêu nối tiếp kết quả.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	Lưu ý: Khi thay đổi vị trí các số trong phép nhân thì tích của chúng không thay đổi đây là tính chất giao hoán của phép nhân.
Hoạt động 2: Bài 2a: Tính:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS tính giá trị biểu thức.
- Cho HS làm vào vở - 1 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét – sửa sai – chấm điểm.
Hoạt động 3: Bài 3: Bài toán:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS giải toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét – cho điểm.
Hoạt động 4: Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm – trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: 8 x 3 = 3 x 8
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
ÂM NHẠC
TIẾT 11
LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa.
- Tập biểu diễn bài hát – Kết hợp các hoạt động.
Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (liên hệ): Chủ đề: Ca ngợi tình đoàn kết thân ái giữa bạn bè. – Giáo dục HS biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo năm điều Bác Hồ dạy.
II/ CHUẨN BỊ:
	Nhạc cụ - bộ gõ – một vài động tác phụ họa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Hát – gõ đệm:
- Cho HS hát theo nhóm – cả lớp – cá nhân.
	- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
	- Cho HS hát – gõ đệm theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – sửa sai – tuyên dương.
Hoạt động 2: Ôn bài hát: Hoa lá mùa xuân:
- GV gõ tiết tấu bài Hoa lá mùa xuân – Lớp chúng ta đoàn kết.
- GV cho HS đoán xem đây là tiết tấu của bài hát nào.
- Cho HS hát lại bài Hoa lá mùa xuân.
- Nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 3: Hát – vận động phụ họa:
- GV hát – vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS hát – vận động phụ họa.
- Cho HS hát – vận động phụ họa theo nhóm – cá nhân – cả lớp.
- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/ 10/ 2012
Ngày dạy: Thứ Sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 11
NGHE – KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU !
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Nghe – kể lại được câu chuyện: Tôi có đọc đâu ! (BT1) (giảm tải)
	- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2).
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Trình bày ý kiến cá nhân.
III/ CHUẨN BỊ:
	Bảng phụ ghi gợi ý.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc thư viết cho người thân.
	- Nhận xét – cho điểm.
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động: Nói về quê hương theo gợi ý:
- Cho HS nêu yêu cầu BT.
	- Cho HS đọc gợi ý.
	+ Quê em ở đâu ?
	+ Em yêu nhất cảnh vật gỉ ở quê hương ?
	+ Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
	+ Tình cảm của em với quê hương như thế nảo ?
	- Hướng dẫn HS dựa vào gợi ý để nói về quê hương.
	- Cho HS tập nói về quê hương theo nhóm đôi qua gợi ý.
	- HS thi đua nói về quê hương trước lớp.
	- Nhận xét – tuyên dương – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
TIẾT 55
NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
	- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
	- Làm BT 1, 2 (cột a), 3, 4.
II/ CHUẨN BỊ:
	Bảng nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi HS đọc bảng nhân 8.
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
- GV viết bảng: 123 x 2 =
- Hướng dẫn HS thực hiện tính nhân.
+ Nhân từ phải qua trái, hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, mỗi lần viết một chữ số ở tích.
123
	2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 x 2
	2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
246
	2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
Kết luận: 123 x 2 = 246.
- GV viết bảng: 326 x 3 =
- Hướng dẫn HS thực hiện tính nhân.
+ Nhân từ phải qua trái, hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, mỗi lần viết một chữ số ở tích.
326
	6 nhân 3 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
 x 3
	2 nhân 3 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
978
	3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
Kết luận: 326 x 3 = 978.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào bảng con.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 3: Bài toán:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS làm BT vào vở.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
Bài 4: Tìm x:
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
	- Hướng dẫn HS làm BT.
	- Cho HS thi đua làm BT theo nhóm.
	- Nhận xét – sửa sai – cho điểm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò bài sau.
Rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 22
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
	- Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể.
KNS: 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm - Thảo luận.
III/ CHUẨN BỊ:
	Tranh SGK – Phiếu học tập.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC: Gọi học sinh TLCH:
	+ Hãy giới thiệu những người trong họ nội, họ ngoại của mình ? Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình ?
	- Nhận xét – tuyên dương.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng:
Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
	- Cho HS thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
	- HS vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
	- HS trình bày mối quan hệ họ hàng của mình qua sơ đồ trước lớp.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Trang trí sơ đồ:
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng.
	- Cho HS trang trí sơ đồ của mình.
	- HS trang trí sơ đồ mối quan hệ họ hàng của mình.
	- Trưng bày sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
	- Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò – Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
THỦ CÔNG
TIẾT 11
CẮT, DÁN CHỮ I - T
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I – T.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ I – T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I – T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ CHUẨN BỊ:
	- Vật mẫu – Quy trình kẻ, cắt – giấy màu – hồ dán – kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định.
2/ KTBC:
	- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét::
- Giới thiệu chữ I – T mẫu.
- Cho HS quan sát chữ I – TLCH:
	+ Nét chữ rộng bao nhiêu ô ? (rộng 1 ô)
	+ Nét chữ cao bao nhiêu ô ? (cao 5 ô)
- Cho HS quan sát chữ T – TLCH:
	+ Nét chữ rộng bao nhiêu ô ? (rộng 3 ô)
	+ Nét chữ cao bao nhiêu ô ? (cao 5 ô)
	- Cho HS so sánh 2 chữ I và T.
	Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chự I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau.
	- Nhận xét – bổ sung – tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Kẻ chữ I – T:
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ cắt hai hình chữ nhật: 1 hình chữ nhật rộng 1 ô, cao 5 ô – chữ I – 1 hình chữ nhật cao 5 ô, rộng 3 ô – chữ T.
	- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vài HCN thứ hai, sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 1: Cắt chữ T:
	- Gấp đôi HCN đã kẻ chữ T theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ T. Mở ra ta được chữ T.
Bước 3: Dán chữ I – T:
	- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
	- Bôi hồ và dán chữ vào vị trí đã định.
	- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành:
- Cho HS nhắc lại các thao tác kẻ, cắt chữ I – T.
	- Nhận xét – sổ sung – tuyên dương.
	- Cho HS thực hành nháp kẻ, cắt chữ I – T.
	- GV quan sát – hướng dẫn thêm.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 11.doc