Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 26 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 26 năm 2012

Mục tiêu:

 I. TẬP ĐỌC

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm học, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 142 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 26 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
gg o0ohh
Thứ 2 ngày 05 tháng 3 năm 2012
 Buổi sáng
 T1: Chào cờ: TỒN TRƯỜNG
 T2,3: Tập đọc - Kể chuyện: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ 
A / Mục tiêu: 
 I. TẬP ĐỌC
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm học, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
II. KỂ CHUYỆN
 - Đặt được tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ(HS kha giỏi).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
 B / Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
 d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vu:ï 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại ND từng đoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 4 học sinh kháá giỏi dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
đ) Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử quấn khổ chôn cha còn mình thì ở không.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ HS trả lời.
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời đã sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yêu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.moo
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa và đặt tên.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ .
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân 
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn 
- 4 em lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- HS nêu.
 T4:Toán: 	 LUYỆN TẬP 
 A/ Mục tiêu : 
- Tiếp tục củng cố nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
 B/ Chuẩn bị : - Một số tờ giấy bạc các loại.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 2:(a,b) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Chiếc ví nào nhiều tiền nhất)
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ? )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
- 1 em nêu yêu cầu bài (Xem tranh rồi TLCH ... )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: Giải:
 Số tiền Mẹ mua hết tất cả là :
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là :
 10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
 Đ/S : 1000 đồng.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
 Buổi chiều
T1,2: Luyện tiếng Việt: LUYỆN TẬP CHUNG
 1/ Luyện đọc: Ngày hội rừng xanh. (giảm tải) 	 
A/ Mục tiêu - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng:- Đọc trơi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng: nổi mõ, vịng quanh, gảy đàn, khướu lĩnh xướng, diễn ảo thuật, đu quay. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:- Hiểu được nội dung bài : - Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu. Học thuộc lịng bài thơ. 
B/ Chuẩn bị * Tranh minh họa, tranh ảnh về một số loại chim rừng. 
C/ Lên lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra bài cũ:
 2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
- Hơm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài:
“ Ngày hội rừng xanh “- Giáo viên ghi tựa. 
b) Luyện đọc:
- Đọc mẫu tồn bài với giọng sơi nổi, hồ hởi, giọng hơi nhanh ( khổ 1 ) giọng thong thả, tươi vui ở khổ thơ 2, thích thú, ngạc nhiên ở khổ thơ 3. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu đọc từng dịng thơ trước lớp. 
- Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Mời đọc từng khổ thơ trong nhĩm. 
- Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài. 
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi 
- Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài văn và trả lời câu hỏi
- Các sự vật cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ?
- Tổng kết nội dung bài như sách giáo viên. 
 d) Luyện đọc lại:
- Chọn một đoạn trong bài để đọc. 
- Hướng dẫn đọc thuộc lịng từng khổ thơ tại lớp và cả bài thơ. 
- Yêu cầu 3 – 4 học sinh thi đọc thuộc lịng từng khổ thơ. 
- Mời một học sinh đọc thuộc lịng cả bài 
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay. 
 2/ Luyện tập làm văn: 
 Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí ĩc mà e biết.
GV chấm chữa bài.
3/ Củng cố - Dặn dị. 
- Ba học sinh lên bảng đọc bài 
“ Hội đua voi ở Tây Nguyên “
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu giáo viên. 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Hai đến ba học sinh nhắc lại. 
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng. 
- Tiếp nối nhau đọc 2 dịng trước lớp. 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp, tiếp nối đọc 4 khổ thơ 
- Đọc từng khổ thơ trong nhĩm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- Lớp đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi 
- Chim gõ kiến nổi mỏ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, cơng dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng, kì nhơng diễn trị ảo thuật.. .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời. 
- Tre trúc thổi sáo, khe suối gảy nhạc đàn, cây rủ nhau thay áo, cọn nước chơi trị đu quay 
- Học sinh cả lớp lắng nghe đọc mẫu 
- Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Lần lượt từng em thi đọc thuộc lịng từng khổ thơ tại lớp. 
- Một bạn thi đọc thuộc lịng cả bài thơ. 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn 
đọc hay nhất. 
Học sinh làm bài.
T3,4: Luyện giải toán LUYỆN TẬP CHUNG
 A/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về giải "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị"
 - Giáo dục HS tự giác trong học tập.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: 
a) Viết số lớn nhất có 5 chữ so ...  8 nhịp.
- Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Học tung và bắt bóng cá nhân bằng hai tay 
- Hướng dẫn : Hai người đứng đối diện. Một em tung bóng, em kia bắt bóng.Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng cả hai tay.Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt.
* Chơi trò chơi: “Ai kéo khỏe“:
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để HS nắm.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau 
- HS lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức với 3 lần kéo em nào được hai lần là thắng.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
7 phút 
10 phút 
6 phút
5 phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
Thể dục : Kiểm tra bài thể dục phát triển chung với cờ và hoa. 
A/ Mục tiêu :ªKiểm tra bài thể dục phát triển chung với cờ hoặc hoa.Yêu cầu thực hiện các ĐT ở mức độ tương đối chính xác, đúng nhịp.
B/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi, bàn ghế ngồi kiểm tra chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối đúng 
C/ Lên lớp :
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới:
 a/Phần mở đầu :
- Nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Tập bài thể dục phát triển chung : 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Hướng dẫn tập hợp, nhắc nhớ nội quy tiết kiểm tra.
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát 
 b/Phần cơ bản :
- Yêu cầu lớp chia ra thành các tổ để GV kiểm tra bài thể dục phát triển chung ( 8 động tác )
- Lớp tập theo hàng ngang.
- Mỗi đợt kiểm tra từ 5 đến 7 HS lên thực hiện các động tác của bài thể dục với cờ hoặc hoa.
- Chấm điểm theo hai mức hoàn thành tốt và chưa hoàn thành.
- Hoàn thành :- Thuộc từ 5 động tác trở lên thực hiện các động tác tương đối đúng thuộc từ 7 – 8 động tác với chất lượng thực hiện các động tác tốt có ý thức tốt sẽ được đánh giá 
 hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành : - HS chỉ thuộc được 4 động tác và thực hiện được các động tác khác của bài thể dục nhưng còn sai sót thiếu cố gắng trong luyện tập thì được đánh giá là :chưa hoàn thành 
* Chơi trò chơi “ Ai kéo khỏe “
 c/Phần kết thúc:
- Yêu cầu HS làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà thực hiện lại các động tác bài thể dục phát triển chung
2phút
1phút
1 phút 
16 phút
10phút
5phút
2 phút 
2 phút
- Đội hình hàng ngang 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
- Đội hình vòng tròn 
 GV
Buổi chiều:
 Tập đọc : Ngọn lửa Ô- lim – pích (giảm tải). 	 
A/ Mục tiêu - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :- Đọc trôi chảy cả bài chú ý đọc đúng các từ ngữ Ô- lim –pích, Ô- lim –pi – a, 3000 năm, trai tráng, tấu nhạc, nguyệt quế,năm 1894, hữu nghị,
* Rèn kĩ năng đọc - hiểu :- Hiểu nghĩa từ ngữ mới : tấu nhạc, xung đột, náo nhiệt, khôi phục.
– Hiểu được nội dung bài : - Đại hội thể thao Ô- lim – pích được tổ chức trên phạm vi toàn thể giới, ( bắt đầu từ năm 1894 ) là tục lệ đã có gần 3000 năm về trước ở nước hi – lạp cổ.Ngọn lửa mang từ thành phố Ô – lim – pi – a tới nơi tổ chức đại hội thể hiện ước vọng hòa bình, hữu nghị của các dân tộc trên toàn thế giới.
B/ Chuẩn bị : Tranh minh họa, tranh ảnh một vài vận động viên Việt Nam tham dự đại hội thể thao Ô – lim – pích. HS : các đồ dùng liên quan tiết học.
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài : “ Một mái nhà chung “ 
- Gọi 3 HS lên đọc bài thơ.
- Trả lời câu hỏi trong thơ này.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của bài : “Ngọn lửa Ô – lim – pích “
 - GV ghi tựa.
b) Luyện đọc :
- Đọc mẫu toàn bài với giọng kể rành mạch trang trọng,...
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu đọc từng câu trước lớp.
- Ghi bảng các từ tiếng nước ngoài yêu cầu luyện đọc.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp 
- Mời đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài.
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm bài văn trao đổi trả lời câu hỏi 
- Đại hội thể thao Ô – lim – pích có từ bao giờ ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2 trả lời : 
- Tục lệ của đại hội có gì hay ?
- Theo em vì sao người ta khôi phục đại hội thể thao Ô – lim – pích ?
- Em hãy kể tên một số môn thể thao trong đại hội thể thao Ô- lim – pích ?
- Tổng kết nội dung bài như sách GV.
 d) Luyện đọc lại :
- Mời một em khá chọn một đoạn trong bài để đọc.
- Hướng dẫn đọc đúng một số câu.
- Yêu cầu 3 – 4 HS thi đọc đoạn văn.
- Mời hai HS đọc lại cả bài 
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay. 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2 - 4 HS nêu nội dung bài 
- GV nhận xét đánh giá.
- Dặn dò HS về nhà học bài 
- Ba HS lên bảng đọc bài 
“Một mái nhà chung “
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu GV.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Hai đến ba HS nhắc lại.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng.
- Tiếp nối nhau đọc từng câu trước lớp.
- Luyện đọc : Ô – lim – pích, Ô- lim – pi – a, năm 1894,
- Đọc từng đoạn trước lớp. Tiếp nối đọc 3 đoạn 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Lớp đọc thầm câu đầu rồi đọc cả bài trả lời câu hỏi 
- Đã có cách đây từ gần 3000 năm trước ở Hi lạp cổ.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 của bài.
- Đại hội tổ chức 4 năm một lần vào tháng 7 kéo dài 5, 6 ngày.
- Thanh niên trai tráng thi nhiều môn thể thao Người đoạt giải có tấu nhạc chúc mừng, được đặt trên đầu một vòng nguyệt quế.
- Khuyến khích mọi người tham gia tập thể thao tăng cường sức khỏe / đại hội giúp các nước trên thế giới thế hiện tình đoàn kết hữu nghị 
- Môn chạy, nhay cao, nhảy xa, bắn cung, bơi lội, đá bóng, ném đĩa, bắn súng,
- Lắng nghe bạn đọc mẫu 
- Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt 3 em thi đọc 3 đoạn văn.
- Hai bạn thi đọc lại cả bài 
- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất 
- 2 đến 4 em nêu nội dung vừa học 
- Về nhà học và xem trước bài mới. 
Luyện toán (2t)
 A/ Mục tiêu:
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: 
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích HCN
Chu vi HCN
15cm
9cm
135 cm2
48 cm
12cm
6cm
20cm
8cm
25cm
7cm
Bài 1: > , < , = ?
 1 km ..... 999 m 60 phút ..... 1 giờ
 700 cm .....7 m 69 phút ..... 1 giờ
 897 mm .....1 m 59 phút ..... 1 giờ
Bài 2: Tìm x :
a) (x + 16) - 25 = 45 b) (x - 16) - 20 = 30
c) 95 - (x + 25) = 30 d) 55 + (x - 25) = 75
Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
Tóm tắt
3 xe : 5640 viên gạch
2 xe : ... viên gạch ?
Bài 4:
Một cửa hàng có 9398kg gạo. Buổi sáng bán 2700kg, buổi chiều bán 3678kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kilôgam gạo ? (Giải 2 cách)
Bài 5: Một hình chữ nhật có chiều rộng 8cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó.
Bài 6: Cho HCN có cạnh dài là 8cm, cạnh ngắn bằng một nửa cạnh dài. Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó.
 - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung:
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích HCN
Chu vi HCN
15cm
9cm
135 cm2
48 cm
12cm
6cm
72 cm2
36 cm
20cm
8cm
160 cm2
46 cm
25cm
7cm
175 cm2
64 cm
1 km > 999 m 60 phút = 1 giờ
 700 cm = 7 m 69 phút > 1 giờ
897 mm < 1 m 59 phút < 1 giờ
 a) (x + 16) - 25 = 45 
 x + 16 = 45 + 25
 x = (45 + 25) - 16
 x = 54
 b) (x - 16) - 20 = 30
 x - 16 = 30 + 20
 x = (30 + 20) + 16
 x = 66
 Có 3 xe như nhau chở 5640 viên gạch. Hỏi trên 2 xe đó có bao nhiêu viên gạch ?
Giải:
Số viên gạch trên mỗi xe là:
5640 : 3 = 1880 (viên)
Số viên gạch trên 2 xe đó là:
1880 x 2 = 3760 (viên)
 ĐS: 3760 viên gạch
Giải:
Số kg gạo cả hai buổi bán được là:
2700 + 3678 = 6378 (kg)
Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
9398 - 6378 = 3020 (kg)
 ĐS: 3020 kg gạo
Cách 2: Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
 9398 - 2700 - 3678 = 3020 (kg)
 ĐS: 3020 kg gạo.
Giải:
 Chiều dài hình chữ nhật là:
8 x 3 = 24 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 24 x 8 = 192 (cm2)
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (24 + 8) x 2 = 64(cm)
 ĐS: 192 cm2
 64 cm
Giải:
 Cạnh ngắn của hình chữ nhật là:
 8 : 2 = 4 (cm)
 Diện tích của hình chữ nhật là: 
 8 x 4 = 32 (cm2)
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (8 + 4) x 2 = 24 (cm)
 ĐS: 32 cm2 
 24 cm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 2630 ca ngay cuc hay.doc