Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm 2013

Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm 2013

Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc,kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài

- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.

- Giáo dục học sinh có ý thức học bài

II. Chuẩn bị:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc

- Hs vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 18 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
( Đồng chí Thoa dạy )
	.
	Thứ 3 ngày 8 tháng 1 năm 2013
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc,kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài
- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
- Giáo dục học sinh có ý thức học bài
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc
- Hs vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2- Kiểm tra
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài tập đọc
- Cho học sinh xem lại bài trong 2 phút
- Gọi h/s đọc bài teo phiếu và trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3- Cho h/s viết giấy mời theo mẫu vào vở bài tập 
- Gọi h/s đọc bài 
- Nhận xét chốt
4- Củng cố 
- Nhắ lại ND bài 
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Về ôn bài
- HS bốc thăm và đọc bài theo phiếu
- HS làm bài và đọc bài
________________________________
TIẾNG VIỆT ÔN
 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
- Ôn luyện về dấu chấm ,dấu phẩy
- Giáo dục học sinh lòng ham mê môn học
II. Chuẩn bị : Nội dung
III. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Ôn định lớp
2- Kiểm tra :Giáo viên gọi h/s lên bốc thăm bài tập đọc và xem lại bài trong 2 phút, đọc bài
- Nhận xét cho điểm
3- Bài tập 2 :Gọi h/s đọc đoạn văn và nêu y/c
- Cho h/s thảo luận theo cặp
- Gọi 3 em lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng
4- Củng cố 
- Nhắc lại ND bài
5, Dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Về ôn bài
- HS bốc thăm và đọc bài theo phiếu trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- HS đọc y/c
- HS đọc thầm đoạn văn và thảo luận theo cặp
- HS làm bảng lớp
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
- HS yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị: - SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, tính chu vi hình vuông?
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
3- Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài (trực tiếp)
b. HD HS làm bài
* Bài 1 a: Tính chu vi hình chữ nhật
- Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Tính chu vi của khung tranh chính là tính gì?
- Cách tính?
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm thế nào?
- Củng cố cách tính cạnh hình vuông.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Giải thích cho HS hiểu chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi của hình chữ nhật.
- Muốn tính chiều dài của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Có thể giới thiệu thêm về cách tính chu vi hình chữ nhật khi biết nửa chu vi của nó (với HSKG).
4- Củng cố 
- Hệ thống bài.
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- 1 HS làm lại bài 2 của tiết trước
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Lớp tự làm bài vào vở rồi kiểm tra chéo kết quả của nhau và báo cáo.
- Nhận xét, sửa và chốt: 
 (30 + 20) x 2 = 100 (m)
- Biết: cạnh khung tranh hình vuông dài 50 cm.
- Hỏi: chu vi khung tranh là ?m
- Chính là tính chu vi hình vuông có cạnh 50 m.
- Lấy 50 x 4 = 200 (m)
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS nêu 
- Ta lấy chu vi hình vuông chia cho 4.
rồi tự làm vào vở sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét, sửa và chốt: 
 24 : 4 = 6 (cm)
- HS đọc rồi phân tích đề bài.
- lấy 60 - 20 = 40 (m)
- Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
_______________________________
TIẾNG VIỆT
	ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm HTL 17 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Luyện tập viết đơn.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ
- Nhắc lại kt cũ
3- Bài mới:	 Giới thiệu bài (trực tiếp):
a- Kiểm tra tập đọc:
- HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu HTL.
- Từng em lên bốc thăm chọn bài HTL.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết khác với mẫu đơn đã học như thế nào?
- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
4- Củng cố
- Hệ thống bài.
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- Lần lượt HS bốc bài về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách đã bị mất.
- HS làm bài.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai; ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông; giải toán về tìm một phần mấy của một số.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, đúng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : - SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ: - 1HS lên bảng 
Nhận xét cho điểm
3- Bài mới:
a. Giới thiệu bài (trực tiếp)
b. HD HS làm bài
* Bài 1: Tính nhẩm:
- Củng cố về các phép tính nhân, chia trong các bảng đã học.
 Bài 2: Tính.cột 1,2,3
- Củng cố về cách thực hiện phép nhân (chia) số có hai; ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi h/s phân tích yêu cầu cuẩ đề bài
- Cho h/s làm vở
Chấm chữa chốt cách tìm một phần mấy của 1 số
3- Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- Nêu cách tính chu vi hình vuông
- HS nêu yêu cầu rồi tính nhẩm và lần lượt nêu kết quả
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm b/c theo ngăn
- 3 em lên bảng làm,
- HS nhận xét nêu cách làm
- HS đọc rồi phân tích đề.
- Lớp tự làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Bài giải
Chu vi của hình chữ nhật là
 (100 + 60) x 2 = 320 (m)
Đáp số 320 mét
HS đọc và phân tích,
Cho h/s giải vở,1 em làm bảng lớp
Bài giải
- Số m vải đã bán là
 81 : 3 = 27 (m)
Cuộn vải còn lại số mét là
- 81 - 27 = 54 (m)
Đáp số 54 mét
_____________________________
TIẾNG VIỆT
	ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm HTL 17 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Viết được một lá thư đúng thể thức , thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- ổn định tổ chức lớp.
2. Bài cũ
- Nhắc lại kt cũ
3- Bài mới:	
a. Giới thiệu bài (trực tiếp):
b- Kiểm tra tập đọc:
- HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu HTL.
- Từng em lên bốc thăm chọn bài HTL.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Bài tập 2: 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Xác định bài khi viết.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về việc gì?
- Yêu cầu HS đọc lại bài thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình.
- GV nhận xét bổ sung bài viết cho HS. thêm sinh động.
3- Củng cố 
- Hệ thống bài.
5. Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- Lần lượt HS bốc bài về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Em viết thư cho ông, bà, bố, mẹ...
- HS nêu.
- 2 HS đọc lại bài thư gửi bà.
- HS tự làm bài.
- HS đọc lại lá thư của mình.
	.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ÔN TẬP KIỂM TRA KÌ I
I. Mục tiêu : 
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình em.
- GDHS có ý thức gữi vệ sinh nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh sưu tầm về các bài đã học, hình các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu, thần kinh.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1`. Ôn định lớp
2- Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :
b. Hoạt động 1 :Trò chơi ai nhanh ai đúng ?
 Bước 1 - Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu quan sát tranh vẽ về các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên chức năng và các yêu cầu vệ sinh đối với từng cơ quan.
Bước 2 :-Yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện lên gắn được thẻ đúng vào từng tranh 
- Giáo viên kết luận.
c. Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm 
 Bước 1 : - Yêu cầu thảo luận trao đổi theo gợi ý : 
+ Liên hệ thực tế để nói về các hoạt động mà em biết ?
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên dán tranh sưu tầm được và trình bày trước lớp .
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung .
d. Hoạt động3 : Vẽ sơ đồ gia đình . 
Bước 1: - Yêu cầu làm việc cá nhân : Vẽ sơ đồ của gia đình mình .
 Bước 2: Yêu cầu lần lượt một số em lên chỉ sơ đồ mình vẽ và giới thiệu . 
4. - Củng cố 
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. 
5. Dặn dò:
Xem trước bài mới .
- Tiến hành thực hiện chia ra từng nhóm để quan sát các bức tranh về các cơ quan đã học như : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu , thần kinh  thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên 
- Lần lượt đại diện các nhóm lên gắn thẻ vào bức tranh và trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất 
-Tiến hành trao đổi và nói về các hoạt động có trong các hình 1, 2, 3 ,4 trong sách giáo khoa và qua đó liên hệ với những hoạt động có ở nơi em ở. 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có.
- Lớp làm việc cá nhân tưng em sẽ vẽ về sơ đồ gia đình mình lên tờ giấy lớn .
- Lần lượt từng em lên chỉ sơ đồ và giới thiệu trước lớp .
_____________________________
TIẾNG VIỆT
	ÔN TẬP HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm HTL 17 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Ôn luyện về dấu chấm , dấu phẩy.
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc HTL.
- HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- ổn định tổ chức lớp.
2- Bài mớ ...  NĂNG HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.
III. Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2- Bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới: 
a.- Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn HS thảo luận giải quyết tình huống: 
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nêu lại các kiến thức đã học trong chương trình học kì I.
- Em biết gì về Bác Hồ ? 
-Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và nhi đồng như thế nào ? Em cần làm gì để đáp lại tình cảm yêu thương đó ?
-Thế nào là giữ lời hứa ? Tại sao chúng ta phải giữ lời hứa ? 
- Em cần làm gì khi không giữ được lời hứa với người khác ?
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã tự làm những công việc gì cho bản thân mình ?
- Hãy kể một số công việc mà em đã làm chứng tỏ về sự quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ ? 
- Vì sao chúng ta cần chăm sóc ông bà cha mẹ?
- Em sẽ làm gì khi bạn em gặp chuyện buồn, có chuyện vui ? 
- Theo em chúng ta tham gia việc trường việc lớp sẽ đem lại ích lợi gì ?
* Kể cho học sinh nghe câu chuyện “ Tại con chích chòe “
- Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
- Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học.
4 - Dặn dò: 
- Hệ thống lại bài
5. Dặn dò
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà ôn tập chuẩn bị thi kì I.
- Học sinh lắng nghe gợi ý để trao đổi chỉ ra được nội dung đã học trong học kì I .
- Là vị lãnh tụ kinh yêu của dân tộc Việt Nam 
- Bác Hồ rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhi đồng. Phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
- Là thực hiện những điều mà mình đã nói đã hứa với người khác. Chúng ta có giữ lời hứa mới được người khác tin và kính trọng.
- Khi lỡ hứa mà không thực hiện được ta cần xin lỗi và sẽ thực hiện vào một dịp khác .
- Học sinh nêu lên một số công việc mà mình tự làm lấy cho bản thân .
- Nhiều học sinh lên kể những việc làm giúp đỡ ông bà cha mẹ mà em đã làm .
- Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng dục ta nên người 
- Động viên an ủi và chia sẻ cùng bạn nỗi buồn để nỗi buồn vơi đi. Cùng chia vui với bạn để niềm vui được nhân đôi .
- Tham gia việc trường lớp sẽ làm cho trường sạch đẹp thoáng mát trong lành để có điều kiện học tập tốt hơn ,
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
- 2 em nêu lại nội dung câu chuyện.
Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2013
TOÁN
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kết quả học tập môn Toán cuối học kì I của HS, tập trung vào các kĩ năng chủ yếu sau:
- Nhân, chia trong và ngoài bảng. Tính giá trị của biểu thức số.
- Tính chu vi hình chữ nhật.
- Xem đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
- Giáo dục ý thức tự giác.
II. Chuẩn bị: bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1- GV giao đề cho HS
Câu 1: Tính nhẩm:
 6 x 5 = 18 : 3 = 72 : 9 = 56 : 7 = 
 3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 4 = 
 8 x 4 = 42 : 6 = 4 x 4 = 7 x 9 = 
Câu 2: Đặt tính rồi tính:
 54 x 3 306 x 2 856 : 4 734 : 5
Câu 3: Tính giá trị của biểu thức:
 a, 14 x 3 : 7 = b, 42 + 18 : 6 = 
Câu 4: Giải bài toán sau:
 Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/6 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?
Câu 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a, Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là:
 A. 25 cm B. 35 cm C. 40 cm D. 50 cm
b, Chu vi hình vuông có cạnh dài 10 cm là:
A :40 cm B :80 cm C 43cm D :43 cm
2- HS làm bài 
3- Thu bài chấm.	
4- Đáp án và biểu điểm:
Câu 1 (2đ): Mỗi phép tính đúng được điểm.
Câu 2 (2đ): Đặt tính đúng và tính đúng mỗi phép tính được điểm.
Câu 3 (1đ): Tính đúng giá trị của mỗi biểu thức và trình bày đúng được điểm.
Câu 4 (3đ): Tính được số đường đã bán là: 96 : 4 = 24 (kg) thì được 1 điểm	.
 Tính được số đường còn lại là: 96 - 24 = 72 (kg) thì được 1 điểm.
 Viết đúng đáp số 72 kg thì được điểm.
Câu 5 (2đ): a, Khoanh vào chữ D: 1điểm.
 b, Khoanh vào chữ A: 1 điểm
5- Nhận xét tiết học.
_______________________________
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA: VIẾT: (CHÍNH TẢ; TẬP LÀM VĂN)
I. Mục tiêu
- Củng cố và rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp thông qua bài chính tả nghe - viết "Anh Đom Đóm" (từ đầu đến ... ngon giấc).
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn kể về việc học tập của em trong học kì I: dùng từ sát hợp và viết câu rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp.
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :Nội dung
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra
- Đọc bài "Đường vào bản" và nêu hình ảnh so sánh trong bài?
- Nhận xét.cho điểm
 2- Bài ôn tập:
a- Chính tả:
- GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài "Anh Đom Đóm"
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Bài viết gồm mấy khổ thơ?
- Cách trình bày thể thơ này ở trong vở?
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó trong bài: gác núi, chuyên cần, làn gió, ru hỡi, ru hời, ngon giấc,...
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV chấm 5 - 7 bài - nhận xét.
b- Tập làm văn:
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Mục đích viết là gì?
- Cần nói cụ thể về tình hình học tập ở từng bộ môn.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét chốt
3- Củng cố - dặn dò:	
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
- 2 HS đọc bài.
- Thơ 4 chữ.
- 3 khổ thơ.
- viết giữa trang vở.
- Chữ cái đầu mỗi dòng thơ, Đóm.
- HS luyện viết ở bảng con, bảng lớp.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
- HS nêu yêu cầu TLV ở SGK (tr153)
- Viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu)
- Kể về việc học tập của em trong học kì I.
- HS làm bài vào vở 
- 5 - 6 em đọc 
____________________________
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
- GDHS có ý thức gữi gìn vệ sinh nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom rác thải .
- Các hình trong SGK trang 68, 69. 
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
2- Khai thác: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 Bước 1: 
- Chia nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68, 69 và thảo luận trao theo gợi ý:
- Hãy cho biết cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Theo bạn rác có tác hại như thế nào? 
- Bạn thường thấy những sinh vật nào sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người?
Bước2: 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
- KL: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người.
- Cho HS nhắc lại KL.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. 
 Bước 1: 
- Yêu cầu từng cặp quan sát các hình trang 69 SGK cùng các tranh ảnh sưu tầm được và TLCH theo gợi ý :
- Hãy chỉ và nói việc làm đúng, việc làm nào sai ? Vì sao?
Bước 2: 
- Mời một số cặp lên chỉ vào các hình trong sách giáo khoa và tranh sưu tầm được để trình bày trước lớp.
- Liên hệ:
- Cần phải làm gì để giữ VS nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ VS nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?
- Em có nhận xét gì về môi trương nơi em đang sống?
- Giới thiệu những cách xử rác hợp VS: chôn, đốt, tái chế, ủ phân ...
* Hoạt động3 : tập sáng tác bài hát hoặc đóng hoạt cảnh sắm vai . 
Bước 1: 
- Yêu cầu làm việc theo nhóm . Các nhóm tập sáng tác nhạc hoặc đóng vai nói về chủ đề bài học.
Bước 2:
- Yêu cầu lần lượt một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
3- Củng cố - Dặn dò:
- Cần thực hiện tốt những điều đã được học.
- Xem trước bài mới .
- Lắng nghe.
- HS ngồi theo nhóm.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng bức tranh và trình bày trước lớp về sự ô nhiễm cũng như tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người .
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất 
- Học sinh tiến hành thảo luận theo cặp trao đổi và nói về các hoạt động có ở các hình trong SGK và qua đó liên hệ với những hoạt động thu gom rác thải có ở địa phương.
- Lần lượt các cặp lên trình bày trước lớp. 
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có.
+ Không vứt rác, khạc nhổ, không phóng uế bừa bãi ...
- HS tự liên hệ.
- Lớp làm việc theo nhóm tập sáng tác các bài hát theo nhạc có sẵn hoặc hoạt cảnh đóng vai nói về chủ đề giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn trước lớp .
- Lớp nhận xét bình chọn bạn nhóm thắng cuộc. 
______________________________
THỦ CÔNG
CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (tiết 2)
I. Mục tiêu :
 - Kẻ, cắt, dán được chữ Vui Vẽ. Các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng và cân đối.
- GDHS yêu thích sản phẩm làm ra. 
II. Đò dùng dạy học: Mẫu của chữ VUI VẺ đã dán . Tranh về quy trình kẻ , cắt , dán chữ VUI VẺ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
3- Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: - Yêu cầu học sinh nhắc lại các quy trình gấp cắt và dán chữ “Vui vẻ “.
- Treo tranh quy trình gấp cắt chữ “ vui vẻ “ lên bảng. 
- Nhắc lại một lần quy trình này .
+ Bước 1 : Kẻ cắt các chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
- Hướng dẫn các quy trình kẻ , cắt và dán chữ V, U, I, E như tiết trước đã học.
+ Bướ 2: Dãn thành chữ VUI VẺ.
+ Sau khi hướng dẫn xong cho HS thực hành kẻ, cắt và dán chữ VUI VẺ vào vở .
* Hoạt động 4 : - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Hướng dẫn lớp nhận xét từng sản phẩm .
- Chọn ra một số sản phẩm đẹp tuyên dương HS.
4. Củng cố 
- Nhắc lại nd bài
5. Dặn dò
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- 2HS nhắc lại cách kẻ, cắt dán các chữ V, U , E , I .
- Lớp quan sát về quy trình gấp cắt dán chữ 
“ VUI VẺ “ kết hợp lắng nghe để nắm về các bước và quy trình kẻ, cắt, dán các con chữ .
- Tiến hành kẻ , cắt và dán chữ VUI VẺ theo hướng dẫn của giáo viên vào vở .
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp .
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm khác 
- Dọn vệ sinh lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 18(1).doc