Giáo án lớp 3 Tuần số 6 năm 2010

Giáo án lớp 3 Tuần số 6 năm 2010

I/Mục tiêu:

-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.

-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.

II/Chuẩn bị:

-GV: Đồ dùng dạy học.

-HS: Đồ dùng học tập.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 6.
Từ ngày 27 tháng 9 năm 2010 đến ngày 1 tháng 10 năm 2010
Thứ, ngày, tháng, năm.
Môn dạy.
Tiết
PPCT
Tên bài dạy.
Thứ 2
Ngày 27 tháng 9
SHĐT 
Toán
Mĩ thuật 
Đạo đức
TNXH 
6
26
6
6
11
Sinh hoạt đầu tuần 
Luyện tập
VTT: vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu hình vuông. 
Tự làm lấy việc của mình (T2)
Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
Thứ 3
Ngày 28 tháng 9
Tập đọc
TĐ-KC
Tin học
Toán 
Thủ công 
16
17
11
27
6
Bài tập làm văn
Bài tập làm văn 
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
Gấp, cắt, dán ngôi sao  sao vàng (T2)
Thứ 4
Ngày 29 tháng 9
Chính tả 
Âm nhạc 
Tập đọc
Toán 
TNXH 
11
6
18
28
12
(Nghe - viết) Bài tập làm văn
Ôn tập bài hát Đếm sao. Trò chơi âm nhạc 
Nhớ lại buổi đầu đi học
Luyện tập 
Cơ quan thần kinh
Thứ 5
Ngày 30 tháng 9
Toán 
Thể dục 
Tin học
LTVC
Tập viết
29
11
12
6
6
Phép chia hết – phép chia có dư 
Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
Từ ngữ về Trường học – dấu phẩy
Ôn chữ hoa D, Đ
Thứ 6
Ngày 1 tháng 10
Toán 
Thể dục 
Chính tả
TLV 
GDNGLL
SHTT
30
12
12
6
6
6
Luyện tập
Đi chuyển hướng phải trái. TC: 
(Nghe - viết) Nhớ lại buổi đầu đi học
Kể lại buổi đầu em đi học
Học tập 5 nội dung XD trường học thân thiện,
Sinh hoạt tập thể tuần 6.
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010.
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
TOÁN.
TIẾT 26: LUYỆN TẬP.
I/Mục tiêu:
-Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán cho HS.
-Giáo dục lòng say mê học toán, sự sáng taọ, tự tìm tòi.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập
4.Củng cố – dặn dò.
-Gọi vài HS trả lời miệng lại BT1 ở tiết trước.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS nói lại cách tìm một phần mấy của một số.
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi vài em lên bảng làm bài.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài. 
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Cho HS làm vào vở sau đó gọi 1 em lên bảng làm bài?
+Gọi vài HS nhận xét, nêu lời giải khác.
+Gọi HS nêu đề toán khác có cùng phép tính giải như trên.
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
-GV gọi vài HSKG lên làm bài.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS trả lời và giải thích.
-GV hỏi lại cách làm các bài tập trên.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
a.1/2 của 8 kg là: 4kg. .
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Chia số đó cho số phần.
a. của 12 cm là 6cm. 
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Cho biết: Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy. Vân tặng bạn số bông hoa đó.
-Hỏi: Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa?
Bài giải
Số bông hoa Vân tặng bạn là:
30 : 6 = 5 (bông)
Đáp số: 5 bông hoa.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS nêu đề toán.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Đã tô màu số ô vuông của hình 2 và 4 vì hình 2 và 4 có 10 ô vuông và đã tô màu vào 2 ô vuông.
MĨ THUẬT
ĐẠO ĐỨC.
TIẾT 6: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 2).
I/Mục tiêu: (Như tiết 1)
II/Chuẩn bị.
-GV: Đồ dùng dạy học
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*Hoạt động 2: Đóng vai.
*Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
4.HD thực hành.
-Tự làm lấy việc của mình là thế nào?
-Vì sao phải tự làm lấy việc của mình?
+Mục tiêu: HS biết đánh giá thế nào là tự làm lấy việc của mình
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm cùng thảo luận và làm bài tập ở PBT: Ghi Đ trước ý đúng và S trước ý sai.
1.Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
2.Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
3.Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài khó không giải được, Hà cho Nam chép bài nhưng Nam không chịu.
4.Vì muốn mượn toàn quyển truyện. Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
5.Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
-Gọi vài HS báo cáo.
-GV chốt lại ý chính.
+Mục tiêu: HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua đóng vai.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 nhóm , mỗi nhóm thảo luận, xử lí, đóng vai 1 trong 2 tình huống sau:
+Tình huống 1: Ơû nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm thế nào?
+Tình huống 2: Hôm nay tới lượt Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: “Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cậu”. Bạn Xuân nên ứng xử thế nào?
-Gọi đại diện nhóm lên đóng vai.
+Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
+Cách tiến hành:
-GV lần lượt đọc các ý kiến, HS bày tỏ bằng cách giơ các tấm thẻ.
1.Mỗi người phải tự làm lấy việc của mình.
2.Có thể nhờ bạn bè làm tiếp các việc nhỏ.
3.Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ.
4.Trẻ con thì có thể nhờ người lớn làm tiếp việc của mình.
-GV chốt lại ý chính.
-Trong học tập và lao động hàng ngày, các em hãy tự làm lấy công việc của mình.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
-Giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
-Các nhóm thảo luận.
-S
-S
-Đ
-S
-Đ
-Vài HS báo cáo.
-HS chú ý.
-Các nhóm thảo luận.
-Hạnh nên tự quét nhà công việc mà Hạnh đã được giao.
-Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
-Các nhóm lên đóng vai.
-HS bày tỏ ý kiến
-Đ
-S
-Đ
-S
-HS chú ý.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
TIẾT 11: VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
I/Mục tiêu:
-Nêu được 1 số việc cầm làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Kể được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
-HSKG: Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
*Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
4.Củng cố – dặn dò.
-Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
+Cách tiến hành:
-Cho HS quan sát sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Gọi vài học sinh lên chỉ từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu ở sơ đồ và nêu tác dụng của từng bộ phận và cho biết điều gì sẽ xảy ra khi bộ phận đó bị hỏng.
-GV kết luận: Thận có thể bị sỏi, hoặc yếu khiến ta đi tiểu nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ống đái có thể bị nhiễm trùng nếu không được giữ gìn sạch sẽ.
+Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
+Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 5 nhóm cùng quan sát SGK thảo luận và làm bài: Ghi Đ trước ý đúng và S trước ý sai.
1.Uống nước nhiều.
2.Thường xuyên tắm rửa.
3.Nhịn đi giải.
4.Mặc áo quần không sạch sẽ.
5.Uống đủ nước.
6.Không nhịn đi giải lâu.
-Gọi vài HS lên báo cáo.
-GV chốt lại ý chính: Như vậy chúng ta cần uống đủ nước, mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đảm bảo vệ sinh cho cơ quan bài tiết nước tiểu và tránh một số bệnh thường gặp như: sỏi thận, viêm tiết niệu, ống đái,
+Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học.
+Cách tiến hành:
-Cho HS quan sát hình 2 – 5 SGK và trả lời câu hỏi:
1.Cho biết nội dung từng tranh.
2.Việc đó có ích lợi gì?
3.Em đã có làm việc đó chưa?
-GV kết luận: Cần phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để đảm bảo sức khoẻ cho mình bằng cách: Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, uống đủ nước và không nhịn đi giải, vệ sinh cơ thể, quần áo sạch sẽ hàng ngày.
-Gọi vài HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
-Thực hiện tốt nội dung bài học.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
-HS quan sát.
-Vài HS lên bảng trình bày.
-HS chú ý.
-Các nhóm thảo luận.
-S
-Đ
-S
-S
-Đ
-Đ
-Các nhóm trưởng lên báo cáo.
-HS chú ý.
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS quan sát
-2.Bạn nhỏ đang tắm.
-Giúp cơ thể sạch sẽ
-HS tự liên hệ và trả lời.
-HS chú ý.
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
TIẾT 16 – 17: BÀI TẬP LÀM VĂN.
I/ Mục tiêu:
1.Tập đọc:
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lisau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đàu biết đọc phân biệt lời nhân vạt “tôi” và lời người mẹ.
-Hiểáy nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình muốn nói (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2.Kể chuyện.
-Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được 1 đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học
-HS: Đồ dùng họ ... học đó có bao nhiêu HS giỏi?
Bài giải
Số học sinh giỏi có là:
27 : 3 = 9 (học sinh)
Đáp số 9 học sinh giỏi.
-Vài HS trả lời.
-Vài HS nêu đề toán.
-1 HS đọc đề bài.
-b – 2. Vì số dư phải nhỏ hơn số chia mà số chia là 3 nên số dư lớn nhất là 2.
THỂ DỤC
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
TIẾT 12: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC.
I/Mục tiêu: 
-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
-Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT1)
-Làm đúng bài tập 3b.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị: 
*Hoạt động 2: Viết bài.
*Hoạt động 3: Chấm – chữa bài.
*Hoạt động 4: Luyện tập.
4.Củng cố – dặn dò.
-Cho HS viếùt vào vở nháp các từ: lẻo khoẻo, bổng nhiên, nũng nịu, khoẻ khoắn.
-GV đọc bài lần 1.
-Gọi 2 HS đọc lại bài.
-Đoạn viết có mấy câu?
-Nêu cách trình bày bài viết.
-Cho HS viết vào vở nháp các từ các em dễ viết sai chính tả.
-Gọi vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-GV đọc bài lần 2.
-Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
-GV đọc bài cho HS viết.
-Cho HS nhìn SGK để soát lại bài.
-Chấm 1 số bài của HS và nhận xét ưu, khuyết điểm.
Bài 2.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Chia lớp thành 5 nhóm cùng làm bài ở bang phụ.
-Cho HS luyện đọc các từ trên.
Bài 3b.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi vài HS đứng tại chổ trả lời.
-GV rút kinh nghiệm về bài viết của HS và lưu ý HS cách viết 1 số từ khó.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-HS chú ý.
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
-3 câu.
-Tên bài viết ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
-Vài HS đọc các từ dễ viết sai chính tả.
-HS chú ý.
-HS chú ý.
-HS viết bài.
-HS soát lỗi.
-HS chú ý.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
-HS luyện đọc.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-mướn, thưởng, nướng.
TẬP LÀM VĂN.
TIẾT 6: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC.
I/Mục tiêu:
-Bước đầu kể lại được 1 vài ý nói về buổi đầu đi học.
-Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
4.Củng cố – dặn dò.
-Để tổ chức cuộc họp, cần phải chú ý những gì?
-Gọi 1 HS nói lại 1 cuộc họp.
Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc nhở:
+Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc ngày đầu cắp sách đến trường.
+Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đó kết thúc thế nào? Cảm nghĩ của em về buổi học đó.
-Sắp xếp các ý sau để thành một bài văn ngắn nói về buổi đầu đi học:
1.Em mặc quần áo mới, đeo cặp mới cùng đi với ông nội đến trường.
2.Sáng hôm ấy trời rất đẹp, nắng vàng tươi rải nhẹ trên đường.
3.Cô giáo đón em và các bạn vào xếp hàng dự lễ khai giảng.
4.Em bỡ ngữ theo ông bước vào sân trường đông vui.
5.Sau lễ khai giảng, các em vào lớp để học buổi học đầu tiên.
6.Chúng em được nghe bác bảo vệ đánh trống khai trường.
7.Những người bạn mới và những bài học mới đã làm em nhớ mãi buổi đầu đi học.
-Gọi 1 HS giỏi kể mẫu về buổi đầu đi học.
-Cho HS tập kể theo nhóm đôi.
-Gọi vài HS kể trước lớp.
Bài 2: (Chỉ yêu cầu HS viết khoảng 5 câu)
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV lưu ý HS: Bài viết cần rõ ràng, đủ ý, câu văn mạch lạc, chú ý cách ghi dấu câu.
-Cho HS làm bài.
-Gọi vài HS đọc bài viết của mình.
-GV rút kinh nghiệm về cách kể của HS.
-GV đọc bài mẫu cho HS nghe.
-Xem bài mới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể)
-Xác định rõ nội dung cuộc họp và nắm được trình tự khi tiến hành cuộc họp.
-1 HS nói lại một cuộc họp.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS chú ý.
-2 – 1 – 4 – 3 – 6 – 5 -7.
-1 HS giỏi kể mẫu.
-Các nhóm tập kể.
-Vài HS kể trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS chú ý.
-HS làm bài.
-Vài HS đọc bài.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
TIẾT 6: HỌC TẬP 5 NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HS TÍCH CỰC
I.Mục tiêu: 
-HS biết tên 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực”
-Biết được những nội dung của 3 nội dung đầu.
-Góp phần thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực”
II. Chuẩn bị
-GV: Đồ dùng dạy học
-HS: Đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học.
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ	
-Kể tên các tổ chức đoàn thể trong trường chúng ta.
3) Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Làm bài tập
-Cho HS làm bài tập sau:
-Khoanh tròn vào ý đúng sau:
1.Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực” gồm có: 
a. 3 nội dung b. 4 nội dung c. 5 nội dung
d. 6 nội dung
2.Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực” thực hiện trong giai đoạn
a. 2008 – 2013 b. 2009 – 2014
-GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 3 nội dung đầu của phong trào.
-Cho HS thảo luận nhóm và làm bài tập: Hãy ghi tên 3 nội dung đầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
-Gọi đại diện nhóm báo cáo.
-Em hãy nói những gì em biết về 3 nội dung đầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
-GV nói thêm: 
+Nội dung 1 bao gồm: Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây hường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ởt vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
+Nội dung 2 bao gồm: Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS. HS được khuyến khích đề xuấtn sáng kiến và cùing các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
+Nội dung 3 bao gồm: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khoẻ và có ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống thiên tai giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội khác.
4.Củng cố dặn dò
-GV hỏi lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học
-HS chuẩn bị cho tiết sau.
c. 5 nội dung
a. 2008 – 2013 
-HS chú ý.
-HS thảo luận.
-Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
-Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
-Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
-HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
-HS chú ý.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6.
I/Mục tiêu:
-HS biết được những việc làm được và chưa làm được trong tuần.
-HS biết được kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
-Ôn tập, củng cố các bài đã học trong tuần.
II/Chuẩn bị:
-GV: Đồ dùng dạy học.
-HS: Đồ dùng học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Các bước lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Bài mới.
*Hoạt động 1: Tổng kết.
*Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần tới.
4.Củng cố – dặn dò.
-GV lần lượt gọi cán bộ lớp lên báo cáo việc theo dõi trong tuần.
-Lớp phó học tập báo cáo tình tình học tập.
-Lớp phó lao động báo cáo tình hình vệ sinh.
-Lớp phó văn nghệ báo cáo tình hình văn nghệ đầu giờ.
-Các tổ trưởng báo cáo nền nếp của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo tỉ lệ chuyên cần, đi trể.
-GV tổng hợp ý kiến, nhận xét các mặt:
+Động viên khen ngợi các mặt thực hiện tốt như: 
+Nhắc nhở các mặt thực hiện chưa tốt như: 
-GV triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới:
+Thi đua học tập giữa các tổ, lớp.
+Mặc áo phao đầy đủ khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+Đi đường cẩn thận, không chạy giỡn, thực hiện tốt ATGT đường bộ.
+Mặc đồ TD khi buổi học có tiết TD.
+Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống phòng tránh các dịch bệnh.
+Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
+Ôn lại các bài đã học.
+Xem trước các bài mới sắp học.
-GV nhấn mạnh lại nội dung chính cần thực hiện trong tuần tới.
-Nhận xét tiết học (cá nhân, tập thể).
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Tổ :
-Vắng có phép: 
-Vắng không phép:
-Đi học trể:
HS chú ý.
-HS chú ý.
KÝ DUYỆT.
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc