Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Năm 2012

- Luyện cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu

- Phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Luyện viết một số câu, từ khó.

* Đọc được một số bài văn ngắn

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8, SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần số 9 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
tiếng việt
luyện đọc + luyện viết
I. Mục tiêu:
- Luyện cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu
- Phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Luyện viết một số câu, từ khó.
* Đọc được một số bài văn ngắn
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc 1 bài tập đọc đã học.
3. Luyện đọc:
- GV giới thiệu, nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- GV đưa ra các phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
- GV đặt câu hỏi về đoạn HS vừa đọc
- GV nhận xét
4. Luyện viết:
- HD HS viết câu:
" Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng."
- Thu vở, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung.
- Dặn HS:
- Hát
- HS đọc bài.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc
- Sau khi bốc thăm xem lại bài khoảng 2 phút
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- Lớp theo dõi đọc thầm theo
- Nhận xét bạn đọc bài
- HS trả lời
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- HS đọc yêu cầu
- Viết vào vở khoang 4 - 5 dòng
- Đọc lại bài
tiếng việt
luyện đọc + luyện viết
I. Mục tiêu:
- Luyện cho HS kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu
- Phát âm rõ, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Rèn kĩ năng nói : HS kể lại tự nhiên, chân thật về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em
- Rèn kĩ năng viết : viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng.
* Đọc được một số bài văn ngắn
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết gợi ý, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét
3. Luyện đọc:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- GV đưa ra các phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc
- Nhận xét.
4. Luyện nói + viết:
- Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân với em?
+ GV có thể gợi ý
- Người đó là ai ?
- Năm nay bao nhiêu tuổi ?
- Người thân có tính cảm như thế nào với em ? Quan tâm đến em như thế nào ?
- Tình cảm của em với người thân đó như thế nào ?
- GV nhận xét rút kinh nghiệm
- Viết thành đoạn văn
- GV nhắc HS chú ý kể chân thật, giản dị những điều em vừa kể, có thể viết 5 đến 7 câu hoặc dài hơn 7 câu
- Nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung
- Dặn HS:
- Hát
- 1HS lên bảng đọc lại 1 bài tập đọc đã học
- HS lên bảng bốc bài và đọc theo nội dung ghi trong giấy.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS suy nghĩ
- 1 HS khá giỏi kể mẫu
- 3, 4 HS thi kể.
+ HS viết bài vào vở
- 4, 5 em đọc bài viết của mình
- Ôn lại bài
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố các khái niệm: góc, góc vuông và góc không vuông. Biết dùng êke để nhận biết góc vuông và góc không vuông, vẽ góc vuông.
- Rèn KN nhận biết và vẽ góc vuông.
- GD HS chăm học toán.
* Làm được một số phép tính đơn giản
II. Đồ dùng dạy học:
- Êke, thước dài, phấn màu, bảng phụ, phiếu HT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Treo bảng phụ
- Góc nào vuông, không vuông?
 D G B G 
 X
 A E Y 
 H
- Chữa bài, cho điểm.
Bài 2: M N
 P Q
- Tứ giác MNPQ có các góc nào?
- Dùng êke để KT xem góc nào vuông, không vuông?
- Nhận xét.
Bài 3:
- Hình trên có bao nhiêu góc?
- Dùng êke để KT từng góc? Đánh dấu góc vuông và góc không vuông?
- Đếm số góc vuông và góc không vuông?
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:
- Đánh giá QT thực hành của HS
- Dặn HS: 
- Hát
- 1HS lên bảng vẽ góc vuông
- Đọc yêu cầu.
- 3HS lên bảng làm bài.
- Dùng êke để KT xem góc nào vuông và trả lời:
a) Góc vuông đỉnh A, hai cạnh là AD và AE
- Góc vuông đỉnh G, hai cạnh là GX và GY.
b) Góc không vuông đỉnh B, hai cạnh là BG và BH... 
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Làm miệng
- 3- 4 HS làm trên bảng
- Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q
- Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh P
+ Các góc không vuông là góc đỉnh N, đỉnh Q
- Đọc yêu cầu
- Làm phiếu HT
- Hình trên có 7 góc 
- Có 5 góc vuông. 
- 2 góc không vuông.
- Ôn lại bài. 
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
tiếng việt
Luyện đọc + luyện viết
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc thuộc lòng một số bài đã học cho học sinh
- Rèn kỹ năng nghe - viết cho hs. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Rèn chữ viết, tính kiên trì, cẩn thận cho hs.
* Nhìn sách chép được một đoạn.
II. Đồ dùng day học:
- SGK, giấy ghi sẵn tên các bài thuộc lòng đã học.
III. Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét.
3. Luyện tập:
Luyện đọc thuộc lòng:
- Y C HS ngồi tại chỗ nhớ lại các bài học thuộc lòng đã học sau đó lên bảng bốc bài.
- GV nhận xét, cho điểm
Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị:
- Gv đọc đoạn 2 bài Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Cho 2 HS đọc lại bài viết
- Nd của đoạn nói lên điều gì?
- Những chữ nào cần viết hoa?
- Đầu bài viết ở đâu?
- GV cho HS tìm từ khó trong bài
- HD HS đọc từ khó
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài chấm điểm	
- Nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS:
- Hát
- Đọc thuộc lòng bài: Bận
- HS nhớ lại bài sau đó lên bảng bốc bài.
- Đọc thuộc lòng và trả lời theo các câu hỏi ghi trong giấy
- HS nhận xét bạn đọc
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc bài viết
- Trả lời
- Đầu dòng, đầu đoạn, tên riêng.
- Giữa trang vở.
- Học sinh viết các từ khó trong đoạn: 
Sương thu, âu yếm, lắm lần...
- HS đọc từ khó
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Nộp bài
- Lắng nghe
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
tiếng việt
rèn kĩ năng nói cho học sinh
I. Mục tiêu
- HS nhớ và kể lại lưu loát, trôi chảy, đúng diễn biến một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu
- Luyện kĩ năng kể chuyện , biết nhập vai một nhân vật, kể lại chuyện 
* Ngồi trật tự, chú ý học bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, bảng phụ ghi tên các câu chuyện đã học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Quan sát, sửa sai cho HS.
3. Luyện tập:
Kể lại tên chuyện
+ Em hãy kể tên các chuyện đã học trong 8 tuần đầu ?
+ GV đưa ra bảng viết sẵn tên chuyện
- Cậu bé thông minh, Ai có lỗi ?, Chiếc áo len, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và ngựa, các em nhỏ và cụ già, Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
Kể chuyện
- GV nhận xét
HD HD kể chuyện và đóng vai.
- YC HS nhớ lại 1 câu chuyện đã học, tự phân vai theo các nhân vật trong chuyện.
- GV gợi ý HS nên kể theo cốt chuyện, có thể thêm vào câu những chi tiết làm cho câu chuyện sinh động hơn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi biểu dương những HS nhớ và kể chuyện hấp dẫn
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS :
- Hát
- HS viết bảng con: Tay phải, luyện chữ... 
- 2, 3 HS đọc lại tên các chuyện đã học trong 8 tuần đầu
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung ( Kể chuyện nào )
- HS kể chuyện
- Bình chọn, nhận xét bạn kể chuyện
- HS nhớ lại bài và tự phân vai kể lại theo nội dung của câu chuyện đã học.
- Nhận xét bạn kể.
- Về nhà ôn lại bài.
TOán
luyện tập
I. Mục tiêu:
- ôn lại đề - ca - mét, héc - tô - mét cho HS. Ôn lại tên gọi và kí hiệu của đề- ca- mét và héc- tô- mét. Biết được mối quan hệ giữa dam và hm. biết chuyển đổi từ dam, hm ra m.
- Rèn KN nhận biết và đổi đơn vị đo độ dài.
- GD HS chăm học để liên hệ thực tế.
* Làm được một số phép tính đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điền số vào chỗ chấm
 1hm = ....m 1m = dm
 1dam = ... m 1m = cm
- Nhận xét, cho điểm.
3. Luyện tập:
Bài tập 1
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 2hm = .....dam 1cm = ....mm
 1km = ......m 1m = .....mm
 3dam = ..... m 1m = .....cm
- GV chữa bài.
Bài tập 2
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 3dam = ....m 6hm = .....m
 5dam = .....m 8hm = .....m
- Nhận xét, chấm bài.
Bài tập 3
- Tính theo mẫu
30dam + 25dam = 65dam - 15dam =
7hm + 13hm = 77hm - 25hm =
- GV nhận xét bài làm của HS 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung.
- Dặn HS:
- Hát
- 2 HS lên bảng làm
- HS nhận xét 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm phiếu
 2hm = 20dam 1cm = 10mm
 1km = 1000m 1m = 1000mm
 3dam = 30m 1m = 100cm
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
- 2, 3 HS đọc bài làm của mình
- Đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2HS lên bảng chữa bài.
 3dam = 30m 6hm = 600m
 5dam = 50m 8hm = 800m
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài.
30dam + 25dam = 55dam
65dam - 15dam = 50dam
7hm + 13hm = 20hm 
77hm - 25hm = 52hm
- HS nhận xét.
- Ôn lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 chieu.doc