Giáo án lớp 3 Tuần thứ 10 năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần thứ 10 năm học 2012

I/ Mục tiêu:

- Ngắt nhịp, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Sáng kiến của Bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà (trả lời được các CH trong SGK).

* Giáo dục Bảo vệ môi trường

* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não)

 Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân)

II/ Đồ dùng dạy – học

- GV: Bảng phụ ghi câu đọc.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần thứ 10 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 10 
Từ ngày 22 đến ngày 26/10/2012
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Chào cờ đầu tuần
Môn: Tập đọc 	Tiết 28-29 
	Tên bài dạy: Sáng kiến của bé Hà
	Sgk: 78,79 ./ TGDK: 70’
I/ Mục tiêu: 
- Ngắt nhịp, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
 - Hiểu ND: Sáng kiến của Bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà (trả lời được các CH trong SGK).
* Giáo dục Bảo vệ môi trường
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não)
	 Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân)
II/ Đồ dùng dạy – học 
- GV: Bảng phụ ghi câu đọc.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ:	
- Nhận xét bài kiểm tra định kì. 
2/ Hoạt động dạy học bài mới : 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. 
b/ Hoạt động 2: Luyện đọc 
* Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk.
- HS luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu lượt 1 - GV theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp câu lượt 2, GV giảng thêm từ: công nhân
- GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi: Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm/ làm “ ngày ông bà “ ,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ/ cho các cụ già.// 
* Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp lượt 1 – GV theo dõi, sửa sai
+ GV giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ trong sgk: Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
+ GV đính bảng đoạn văn hướng dẫn hs đọc đoạn diễn cảm: GV chọn đoạn 2
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2, GV và hs nhận xét
* GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- Luyện đọc đọan khó
- Luyện đọc nhóm 2 em - Đại diện 2 nhóm đọc. 
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
Tiết 2 
 c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- Đọc câu hỏi sgk , đọc thầm đoạn GV yêu cầu và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Tổ chức ngày lễ cho ông bà. 
* Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo ( động não)
Câu 2: Ngày lập đông vì thời tiết bắt đầu rét. Mọi người đều phải chăm lo đến sức khỏe của ông bà.
Câu 3: Chưa biết chọn quà gì cho ông bà.
* Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định ( Trình bày ý kiến cá nhân)
Câu 4: Hà tặng cho ông bà, chùm điểm 10 đỏ chói. 
Câu 5: Là một cô bé ngoan, thông minh có nhiều sáng kiến và rất kính trọng ông bà.
* Rút nội dung bài: Sáng kến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông, bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm đến ông bà.
* Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục hs có ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. 
d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại
 - GV hướng dẫn cách đọc - Giáo viên đọc mẫu. 
- HS luyện đọc (đọc nối tiếp, đọc phân vai) trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
Gọi 1 học sinh đọc lại bài 
- Em học được gì qua bạn Hà trong câu chuyện?
- Tiết sau: Sáng kiến của bé Hà (tt)
- Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
Môn: Toán 	Tiết 44 
	Tên bài dạy: Kiểm tra định kỳ lần 1
	Kiểm tra theo đề của chuyên môn
Chiều
Môn: Đạo đức 	Tiết 9
Tên bài dạy: Chăm chỉ học tập (tiết 1)
Vbt: 14,15 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
- Thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.
- Biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân ( Thảo luận nhóm) 
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: phiếu thảo luận.
- HS: Thẻ màu.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể một số việc làm ở nhà của mình.
- 1 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
- HS nhận xét – GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới : 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
b/ Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 1)
* Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập. 
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS Quan sát tranh bài tập 1/sgk – GV nêu nội dung tranh.
- HS thảo luận theo cặp – Lên lớp đóng vai ứng xử tình huống. (TCTV)
- nhóm khác nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn. (TCTV)
 GV kết luận: Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
c/ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
* Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS nhóm đôi đọc tất cả các ý kiến trên bảng phụ. (TCTV)
- HS nêu ý kiến đúng bằng cách giơ thẻ màu.
- GV kết luận ý kiến đúng: a, b, d, đ.
Bước 2: Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?. – HS trình bày ý kiến. (TCTV)
* GV kết luận: Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn; được thầy cô bạn bè yêu mến và bố mẹ hài lòng. 
d/ Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập. Lồng ghép giáo dục kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân ( Thảo luận nhóm) 
* Cách tiến hành:
- GV hỏi: Em đã chăm chỉ học tập chưa? Kết quả như thế nào? (TCTV)
- HS hỏi - đáp theo cặp - HS hỏi – đáp trước lớp.
- HS nhận xét về việc tự giác học tập của bạn – GV khuyến khích, nhắc nhở các em. (TCTV)
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân ( Thảo luận nhóm) 
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở HS tự giác ý thức học tập ở nhà và ở trường để học có kết quả tốt.
- Tiết sau: xem trước các bài tập tiếp theo của bài.
- GV nhận xét tiết học 
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
Môn: Toán
Tên bài dạy: Tiết 1
Vbt: 21/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách giải bài toán dạng “ Bài toán về ít hơn” và tính cả hai.
- Thực hiện phép tính có kèm theo đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 	 
- Học sinh thực hiện phép tính: 35 + 65 ; 25 + 75.
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Toán tiết 1
b/ Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1Vbt/ 21: Tính
* Củng cố cộng có kèm theo đơn vị.
- Học sinh đọc bài toán.
- Học sinh làm bài 1.
- Trình bày kết quả.
10l + 6l = 16 l 	15l + 5l = 20l
26l + 37l = 63l 	45l + 21l = 66l
Bài 2Vbt/ 21: Số?
* Củng cố cách đếm và điền số thích hợp.
- Học sinh đọc bài toán.
- Học sinh làm bài 2.- Trình bày và nhận xét kết quả.
	 5l ; 30l
Bài 3Vbt/ 19: Toán giải.
- Học sinh đọc bài toán. 
- Gv viết tóm tắt bài toán lên bảng. 
 18l
Can to:
 8l ?l 
Can bé:
 ? l
- GV hướng dẫn học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại lời bài toán.
- Đây là dạng toán nào mà em đã học ? ( Bài toán về ít hơn và tính tất cả )
- GV hướng dẫn học sinh giải từng câu.
- Học sinh làm bài 3.- Trình bày và nhận xét kết quả.
	Giải:
a. Số lít dầu can bé đựng được là:
18 – 8 = 10 ( l)
Đáp số: 10l
b. Số lít dầu cả hai can đựng được là:
18 + 10 = 28 (l)
Đáp số: 28l
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống nội dung của bài học.
 - Gv nhận xét tiết học.
 Môn: Thủ công Tiết 7
Tên bài dạy: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (T1)
Sgv: 208-212 / Tgdk: 35’ 
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Mẩu thuyền gấp to phẳng đáy không mui và thuyề phẳng đáy có mui, qui trình gấp thuyền minh hoạ cho từng bước.
HS: giấy màu , kéo, màu, ...
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của môn học.
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT
b/ Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét.
Bước 1: GV đưa mẫu thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.
- HS so sánh sự giống và khác nhau của thuyền có mui và thuyền không mui.
+ GV chốt ý trả lời của HS.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn cách gấp thuyền.
Bước 1: GV treo mẫu qui trình và hướng dẫn từng bước (lần 1) – Cả lớp theo dõi.
B1: Gấp tạo mui thuyền.
B2: Gấp các nếp gấp cách đều.
B3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
B4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
Bước 2: GV nhắc lại các bước gấp (lần 2) - GV thực hiện thao tác gấp thuyền.
- GV hướng dẫn lại các bước khó HS chưa nắm được.
- Bước cuối cùng GV dùng tay nâng mui thuyền lên.
- GV gọi 1 HS lên bảng thao tác cho cả lớp biết – HS nhận xét.
d/ Hoạt động 4: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp, gấp theo từng bước của thuyền, gấp đều tránh không để nhăn giấy...
- HS thực hành gấp thuyền bằng giấy nháp.
- GV theo dõi – hướng dẫn lại cho những HS chậm, còn lúng túng.
- GV nhận xét.
đ/ Hoạt động 5: Giới thiệu một số loại thuyền ở Việt Nam.
- Gv cho học sinh xem một số tranh các loại thuyền ở Việt Nam.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Về nhà thực hành gấp thuyền cho thành thạo.
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học
- Tiết sau: Thực hành gấp thuyền.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
 Môn: Kể chuyện 	Tiết 10
 Tên bài dạy: Sáng kiến của bé Hà
 Sgk: 79 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện sáng kiến của Bé Hà.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ viết ý chính của từng đoạn.
III/ Các hoạt động dạy - học :
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài kiểm tra định kì
2/ Hoạt động dạy học bài mới : 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Sáng kiến của bé Hà 
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
*1 HS đọc yêu cầu 1/ sgk và các ý chính GV gắn trên bảng.
- GV hướng dẫn và kể mẫu câu chuyện theo ý chính của đoạn 1.( chú ý giọng kể, điệu bộ...)
- HS nghe và kể lại. 
- GV đặt câu hỏi theo sgv/ 195 để HS nhớ lại đoạn câu chuyện.
* HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm 
- GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm thi kể theo từng gợi ý.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
c/ Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện.
- GV hướng dẫn, nêu yêu cầu cụ thể.
- HS kể trong nhóm ( kể nối tiếp) – GV đến các nhóm giúp đỡ thêm.
- ... S yếu làm bài, 1 em làm phiếu bài tập 
Bài giải
3 chục = 30
Số quả cam mẹ còn lại là:
30 - 12 = 18 (quả)
 Đáp số: 18 quả.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- GVnhắc HS về nhà luyện tập làm thêm bài.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. (TCTV)
- Tiết sau: Số tròn chục trừ đi một số ( tt)
- GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
 Môn: Âm nhạc Tiết 7
	Tên bài dạy: Ôn tập bài hát “ Múa vui”. 
	Sgv: 21,22 / Tgdk : 35’
I/ Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
- Thuộc lời ca
II/ Đồ dùng dạy học : 
- GV hát chuẩn xác bài hát 
- Một vài động tác phụ họa
III/ Các họat động dạy học : 
1/ Hoạt động đầu tiên : Kiểm tra bài cũ 
- 3 Hs hát lại bài “ Múa vui“( TCTV)
- Nhận xét, đánh giá. 
- Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát “ Múa vui“. 
b/ Hoạt động 2 : Ôn bài hát “ Múa vui “ 
- Hát cả bài: HS hát luân phiên theo nhóm, theo dãy ( TCTV)
- GV theo dõi, sửa sai
- Gọi cá nhân lên bảng hát
c/ Hoạt động 3 : Hát kết hợp phụ họa các động tác
- GV hướng dẫn cho Hs một số động tác đơn giản, GV làm mẫu động tác phù hợp với từng câu trong bài, HS đứng tại chỗ phụ họa theo
- Từng tốp lên biểu diễn trước lớp
- Nhận xét tuyên dương tốp biểu diễn đúng, đẹp 
d/ Hoạt động 4: Giáo dục NGLL
- GV cho học sinh nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Thi hát cá nhân trước lớp
 - Dặn dò, nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
Môn: Thể dục 
GV bộ môn dạy
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 nằm 2012
Hoạt động tập thể
Vòng tay bạn bè
S: 25 / Tgdk: 35’
( Xem tài liệu hướng dẫn)
	Môn: Tập làm văn 	Tiết 10
	Tên bài dạy: Kể về nguời thân.
	Sgk: 85 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
 - Viết được đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2 ).
* BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý bài tập. phiếu cho HS viết đoạn văn.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Không thực hiện, nhận xét bài kiểm tra định kì lần 1
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Kể về nguời thân.
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1/sgk: ( Miệng) 
- HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.
- HS trả lời theo từng câu hỏi – GV nhận xét, sửa sai.
- GV nhắc HS kể chứ không phải trả lời câu hỏi.
- HS giới thiệu người thân sắp kể.
-Gv gọi 1 hs giỏi kể mẫu
 - GV tuyên dương.
- HS kể trong nhóm về người thân của mình.
- Đại diện một vài nhóm thi kể - GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
* Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội
*Bài tập 2/vbt: (viết) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- GV nhắc nhở HS dựa vào những gì đã kể trong bài tập 1 viết thành đoạn văn. Khi viết cần diễn đạt câu đúng, rõ ý, và viết đúng chính tả.
- HS tự viết đoạn văn – GV kèm HS yếu viết đoạn văn.
- 1 HS viết bảng phụ.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa đoạn văn đã viết trên bảng phụ.
- GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, giàu tình cảm.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò
- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.
- HS viết chưa hay về nhà viết lại đoạn văn cho hay.Dặn hs về kể lại cho nguời thân nghe.
- GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
 Môn: Toán 	 Tiết 48 
	Tên bài dạy : 11 trừ đi một số 11 – 5
	Sgk: 48 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 - 5 
- Bài 1 (a), bài 2, bài 4
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán
- HS: Bảng con, que tính.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 /tr 47.
- HS dưới lớp làm nháp – Nhận xét, sửa sai.
- Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới : 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - ghi bảng.
b/ Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 11 - 5 và thành lập bảng trừ.
* Giới thiệu phép tính 11 - 5 
- GV yêu cầu HS lấy 11 que tính, GV kiểm tra, sửa sai - GV lấy 11que tính cài bảng.
- Yêu cầu HS bớt đi 5 que tính - Gv kiểm tra, sửa sai - GV cũng lấy bớt đi 5 que tính.
- Còn lại bao nhiêu que tính? ( 6 que tính) (TCTV)
- GV bớt que tính và thao tác như Sgk/ tr 48.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính như sgk/tr 48.
* Hướng dẫn HS lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ. (TCTV)
- HS thực hiện trên que tính và nêu kết quả (TCTV)
- GV ghi bảng bảng trừ dạng 11 trừ đi một số như sgk/ tr 48. 
- HS học thuộc bảng trừ. GV xóa dần kết quả gọi HS đọc thuộc lòng. (TCTV)
* Gọi HS yếu đọc thuộc bảng trừ (TCTV)- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
* Bài 1a/vbt: số?
* Củng cố vận dụng bảng cộng và trừ đã học.
- HS tính và nêu miệng kết quả - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. (TCTV)
- Gv ghi bảng – Lớp nhận xét, sửa sai.
	7 + 4 = 11	5 + 6 = 11	2 + 9 = 11	8 + 3 = 11
	4 + 7 = 11	6 + 5 = 11	9 + 2 = 11	3 +8 = 11
	11 – 7 = 4	11 – 5 = 6	11 -2 = 9	11 -8 = 3
	11 – 4 = 7	11 – 6 = 5	11 -9 = 2	11 -3 = 8
* Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính.
* Củng cố cách đạt tính và tính theo cột dọc.
- HS nêu lại 2 bước: Đặt tính và tính.
- HS làm bảng con – GV nhận xét, sửa sai từng phép tính.
* HS nêu lại tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
	11	11	11	11	11
 - 9	 - 6	 - 4	 - 8	 - 5
	 2	 5	 7	 3	 6
* Bài 3/ vbt: Toán giải.
* Củng cố cách giải toán theo kiểu: còn lại.
HS đọc đề toán (TCTV)– GV hỏi rúr ra tóm tắt đề toán.
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS làm vbt - GV kèm HS yếu - 1 em làm phiếu bài tập. 
Bài giải
Số quả đào Huệ còn lại là: 
11 - 5 = 6 (quả)
 Đáp số: 6 quả.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Gọi HS đọc lại bảng trừ dạng 11 – 5. (TCTV)
- Tiết sau: 31 – 5
- GV nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung : 
- Thời gian .
- Nội dung ..
- Phương pháp 
 Môn: Tiếng việt
	Tên bài dạy: Tiết 4
	Vbt: 48,49 /tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) và viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), câu ứng dụng: Gang vàng dạ sắt và Học một biết mười ( 1 dòng cỡ nhỏ).
II/ Đồ dùng dạy – học:
-GV: Mẫu chữ hoa G, H bảng phụ viết ứng dụng.
- Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp viết bảng con chữ hoa G, H - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Hoạt đông dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Luyện viết chữ hoa G, H
b/ Hoạt động 2: Củng cố cách viết chữ hoa G, H
- Chữ G, H cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bởi mấy nét?
* GV chốt các ý .
- HS viết bảng con: chữ hoa G, H
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Gang vàng dạ sắt và Học một biết mười
- 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
- GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời.
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ?
+ Các chữ cách nhau một khoảng bằng (1 con chữ o).
*GV viết bảng và hướng dẫn HS viết nối nét của chữ.
d/ Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ G, H hoa.
- Về nhà viết cho hoàn thành bài.
- Luôn rèn thêm chữ viết ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
- Nhận xét tiết học 
SINH HOẠT TẬP THỂ Tuần 10
I. Đánh giá hoạt động tuần 10:
1/Hạnh kiểm 
 * Ưu : Thực hiện đúng giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
- Sinh hoạt nghiêm túc, đồng phục gọn gàng , sạch sẽ
- Xếp hàng thể dục nhanh nhẹn, tập đều các động tác.
* Khuyết: 
- Đi học trễ.
- Tổ trực nhật còn chậm 
2. Học tập: 
* Ưu : 
- Đa số về nhà có làm bài tập đầy đủ 
- Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực phát biểu
* Khuyết : 
- Môt số em chưa thật sự cố gắng luyện thêm ở nhà.
- Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều.
- Một số bạn chưa chú ý bài.
- Quên mang đồ dùng học tập và sách vở.
II. Phương hướng hoạt đông tuần 11: 
- Thực hiện tốt an tòan giao thông. Phòng chống dịch cúm A/H1N1. Phòng chống TN học đường, TNXH, bảo vệ của công
- Lễ phép với thầy cô và người lớn
- Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt đầu giờ .
- Không đi học trễ, không nói tục.
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Xếp hàng thể dục nhanh, đều.
- Xếp hàng ra vào lớp trật tự.
- Đi học chuyên cần. 
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Tổ trưởng ghi tên các bạn nói chuyện, nghỉ học vào sổ theo dõi hàng tuần.
- Chăm sóc cây xanh trong và ngòai lớp 
- Tập thể dục giữa giờ đều, xếp hàng khẩn trương. 
- Tập hát theo chủ đề hàng tháng
III/ Giáo dục:
- Giáo dục hs phòng chống tai nạn giao thông như: khi đi học và lúc đi học về đều phải đi về phía tay phải của mình. Khi ngồi trên xe do người lớn chở phải đội mũ bảo hiểm.
- Giáo dục hs phòng chống tai nạn học đường, bảo vệ của công, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Giáo dục hs về và nghĩa vụ của trẻ em
- Giáo dục một vài kỹ năng sống cho các em: Mùa mưa lũ, cần làm gì nếu có nước lũ xuống đột ngột.
* Tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Chủ đề: Vâng lời Bác Hồ dạy: 
+ Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác.
+ Vâng lời bác chúng cháu học tập chăm ngoan.
IV/Vui chơigiải trí 
- Hát tập thể, thi kể chuyện vui
* Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
	- Chủ đề: Vâng lời Bác Hồ dạy
	- Nội dung:
	+ Tấm gương cần cù lao động, học tập của Bác
	+ Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan 
 An toàn giao thông
Bài 4: Đi bộ vá qua đường an toàn.
( Xem tài liệu hướng dẫn trang )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 10.doc