. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số( chia hết và chia có dư).
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.HS làm bài 1( cột1,3,4); bài2,3. Bỏ cột 2 bài 1.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Bảng phụ ghi nội dung bài số 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 - Kiểm tra bài cũ.
- Gọi h/s lên bảng làm bài: 46: 3 = ; 84: 4 = H/s làm bảng con -> Nhận xét
- 1HS: Tự nghĩ một phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số?
Đặt tính và tính?
Tuần 15 Sáng Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012 Chào cờ _______________________________________ Toán Tiết 71 : chia số có bA chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số( chia hết và chia có dư). - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.HS làm bài 1( cột1,3,4); bài2,3. Bỏ cột 2 bài 1. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ ghi nội dung bài số 3. III. Các hoạt động dạy học 1 - Kiểm tra bài cũ. - Gọi h/s lên bảng làm bài: 46: 3 = ; 84: 4 = H/s làm bảng con -> Nhận xét - 1HS: Tự nghĩ một phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số? Đặt tính và tính? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số. HĐ1: Giới thiệu phép chia; 648 : 3 + Nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3? - Yêu cầu một số học sinh nêu lại cách thực hiện. * Phép chia này có đặc điểm gì ? - Yêu cầu học sinh tự nghĩ một ví dụ có đặc điểm tương tự phép chia trên. Đặt tính và tính vào bảng con. HĐ2: Giới thiệu phép chia; 236 : 5 - Giáo viên tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3 + Nêu đặc điểm của phép chia này? - Yêu cầu học sinh tự lấy một phép chia có đặc điểm tương tự và đặt tính, nêu cách thực hiện. HĐ3: Luyện tập. Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con. + Các phép tính có đặc điểm gì? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 3: Gv đưa bảng phụ - Nêu yêu cầu của bài toán. - Yêu cầu học sinh đọc cột thứ nhất. - Giáo viên hướng dẫn trường hợp thứ nhất. *KK học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột => tính kết quả. + Bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Hs đặt tính trên bảng con . - 1 Hs làm trên bảng lớp . - Học sinh nêu miệng cách thực hiện. - Là phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết. - Học sinh tự nghĩ ví dụ. - Nêu cách thực hiện. - Đặt tính và tính. - Là phép chia có dư ở các lượt chia. - Học sinh tự lấy ví dụ. - Học sinh làm lần lượt từng phép tính và nêu cách thực hiện các phép tính. - 3 học sinh lên bảng làm theo dãy. - HS làm cột1,3,4 - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Viết vào ô trống. - Học sinh đặt đề toán => làm bài. - ...giảm một số đi nhiều lần. 3 - Củng cố - Dặn dò. - Nêu các bước thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS thực hiện phép chia cho thành thạo. Tập đọc - kể chuyện Hũ bạc của người cha I. Mục tiêu A Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải :thuê, thản nhiên ,dành dụm. - Hiểu nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ). - Giáo dục HS biết quý trọng sức lao động,quý trọng tiền của, biết tiết kiệm. B. Kể chuyện. - Sắp xếp lại các tranh SGK theo đúng trình tự trong chuyện vàdựa vào tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. KKHS kể được toàn bộ câu chuyện. - Học sinh kể tự nhiên, phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật ông lão. - GD kĩ năng: Tự nhận thức bản thân; xác định giá trị: Lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ chuyện ( SGK) III. Các hoạt động dạy học Tập đọc A- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 h/s đọc bài ( Một trường tiểu học vùng cao) - Gọi 1 đến 2 em giới thiệu về trường mình.-> Nhận xét B- Dạy bài mới HĐ1:- Giới thiệu bài HĐ2: - Luyện đọc a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài nội dung - 1 em đọc bài b. Giáo viên hướng dẫn h/s đọc kết hợp giải nghĩa từ Đọc từng câu - H/s đọc nối tiếp từng câu - Kết hợp luyện đọc 1 số từ khó, lười biếng, làm lụng - Đọc từng đoận trước lớp +Bài chia làm 5 đoạn + Gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn - G/v hướng dẫn đọc đúng dấu câu, phân biệt lời kể với lời nhân vật ( ông lão) + Hướng dẫn h/s hiểu một số từ: dúi, thản nhiên, dành dụm + Gọi một số nhóm đọc. - Một em đọc cả bài. HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Lớp đọc thầm đoạn 1 + Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì ? + Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ? + Tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì? HS đọc thầm Đoạn 2 * Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? - Đọc thầm đoạn 3: Anh đi làm thuê + Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm - HS đọc thầm đoạn 4+5 + Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? * Vì sao người con có phản ứng như vậy? + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con có thay đổi như vậy + Tìm những câu trong chuyện nói lên ý nghĩa của chuyện này? * Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? 4. Luyện đọc lại. - GV đọc đoạn 4 và 5 + Gọi 1 Hs đọc lại. + Gọi 2 HS thi đọc đoạn 4 và 5. - 1 em đọc bài - h/s đọc nối tiếp từng câu - 5 h/s đọc nối tiếp 5 đoạn - Chú giải ( SGK ) Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm + YC h/s đọc đoạn theo nhóm( 2 em 1 cặp) - học sinh đọc thầm đoạn 1 - Vì con trai lười biếng siêng năng,chămchỉ,tự mình kiếm nổi bát cơm - Tự nuôi sống không phải nhờ vào bố mẹ -Thử xem có phải tiền con làm ra không - Người con vội thọc tay vào bếp lửa lấy ra - Vì anh ta làm lụng vất vả... - Ông vui vì đó là sức lao động. - Có làm quý đồng tiền Hũ bạc..là hai bàn tay. - HS trả lời - liên hệ bản thân + Hai em thi đọc toàn bài + Lớp bình chọn. Kể chuyện. 1. GV giao nhiệm vụ. - Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự trong chuyện, sau đó dựa vào tranh minh hoạ đã được sắp xếp đúng - Kể lại toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn HS kể lại chuyện a. Bài 1 - Yêu cầu HS sắp xếp lại tranh -gọi 1 HS xếp lại b. Bài 2; - Yêu cầu HS Dựa vào tranh kể lại từng đoạn trong chuyện + HS nêu yêu cầu. - HS tự đánh dấu - nháp 3-5- 4 - 1 -2 . - 5 em kể 5 đoạn + 5 HS nối tiếp thi kể 5 đoạn. + KKHS thi kể toàn bộ nội dung chuyện. - Lớp bình chọn. c. Củng cố- dặn dò. - Em thích nhân vật nào trong chuyện này? Vì sao? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Về nhà kể lại chuyện.Chuẩn bị bài sau. Tập viết Ôn chữ hoa L I- Mục tiêu. - Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua tên riêng và câu ứng dụng. -Viết đúng chữ hoa L -2 dòng ; 1dòng tên riêng Lê Lợi và một lần câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau . - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.Có ý thức rèn lời nói trong sáng, làm cho người nói chuyện với mình thấy hài lòng . II- Đồ dùng. Mẫu chữ viết hoa: L. III- Các hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết: K,Yết Kiêu. B. Bài mới.1 . Giới thiệu bài. 2.HĐ1: Hướng dẫn hs viết bảng con. + Luyện viết chữ hoa. - Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài? - Yêu cầu học sinh nêu lại quy trình viết từng chữ hoa. - Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - Yêu cầu học sinh luyện viết vào bảng con: L. + Luyện viết từ ứng dụng: Lê Lợi. - GV giới thiệu: Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, lập ra triều đình nhà Lê. Hướng dẫn luyện viết vào bảng con. +Luyện viết câu ứng dụng. - Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy hài lòng, dễ chịu. - Yêu cầu học sinh nhận xét về cách viết câu ứng dụng. - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con: Lựa, Lời. 3.HĐ2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập Viết. - Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm. -L - Học sinh nêu. - Học sinh quan sát. - Học sinh luyện viết vào bảng con chữ hoa:L -KKHS nêu những điều biết về Lê Lợi. - Học sinh nhận xét số lượng chữ, chiều cao, khoảng cách các chữ.. - Học sinh luyện viết từ ứng dụng: Lê Lợi. - Học sinh đọc câu ứng dụng, - KKHS nêu ý hiểu nội dung câu ứng dụng . - Học sinh nhận xét. - Học sinh luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết vào vở(theo yêu cầu phần mục tiêu ). Củng cố dặn dò : - Nêu cách viết chữ hoa L ? -Nhận xét giờ học .Nhắc hs luyện viết cho chữ đẹp . Toán+ Luyện: chia số có bA chữ số cho số có một chữ số i- Mục tiêu: - HS luyện tập thành thạo chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. - Rèn kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng phân tích bài toán, kĩ năng giải toán có lời văn. - Bồi dưỡng lòng say mê toán học. Sự cẩn thận tỉ mỉ trong giải toán. II- CHUẩN Bị: Hệ thống bài tập. iii- các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài - Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học. HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập. - Gv yêu cầu nêu các bước chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. - Gv giao bài tập: làm bài 2, 3 (vở BTT) và bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính. 246 : 3 405 : 5 218 : 9 375 : 7 +Củng cố cách thực hiện phép chia trường hợp chia hết và chia có dư. Bài 2: Một cửa hàng có 405m vải hoa. Người ta đã bán đi số vải đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? + Củng cốgiải bài toán bằng 2 phép tính có liên quan đến chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số và tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. Bài 3*: Tìm X X x 9 = 102 x 3 X x 8 = 420 + 244 Bài 4*: Tìm một số biết rằng nếu gấp số đó lên 3 lần, được bao nhiêu lại gấp lên 5 lần thì được 600? - Gv chấm bài cho từng đối tượng Hs – nhận xét. - HS nêu. - Nhiều Hs nhắc lại. - 1Hs lên bảng - lớp làm vở. - Nhận xét, chữa bài. - Hs đọc đề, xác định dạng toán và cách giải. - Hs đọc và làm bài vào vở. - Hs làm bài vào vở, KKHS làm bằng 2 cách. HĐ3:Củng cố dặn dò: - Nêu cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ? - Nhận xét giờ học - VN xem lại bài. Tin học GV chuyên dạy Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 Sáng: Chính tả (Nghe – viết): Hũ bạc của người cha I / Mục tiêu.- Nghe, viết đúng chính tả đoạn 4 của truyện “Hũ bạc của người cha” - Viết đẹp, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. KKHS viết chữ nét thanh, nét đậm. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/ uôi ( BT2). Làm đúng bài tập3a. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. II / Đồ dùng: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III / Các hoạt động dạy và học. HĐ1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết: màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê,... HĐ2- Bài mới: a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn nghe – viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. + Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? + Hành động của người con giúp người cha hiểu điền gì? + Lời nói của người c ... số 2 là gì? - HDHS giới thiệu về tổ của mình theo từng câu gợi ý.( Tổ em là tổ nào ? Tổ có tất cả bao nhiêu thành viên ? nam,nữ ? Các bạn như thế nào ?...) - Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở. - Gv nêu yêucầu bài viết : + viết đúng yêu cầu của bài . + Chữ viết sạch đẹp + Câu văn rõ ràng , trôi chảy . - Gv quan sát chung , giúp đỡ Hs chậm, phát hiện bài viết hay. - Chấm điểm 1 số bài , nhận xét . c- Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu 1 HS tự giới thiệu về tổ của mình. - Nhận xét giờ học.Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh giới thiệu về tổ của mình. - 1 HS lên bảng giới thiệu về tổ của mình dựa theo các gợi ý và kể miệng ở tiết trước. - Cả lớp làm bài. - KKHS viết câu văn hay, giới thiệu được các đặc điểm nổi bật của từng bạn trong tổ của mình. - 1 số Hs đọc bài viết của mình , các em khác nhận xét . Toán Tiết 75: Luyện tập I- Mục tiêu. - Biết làm tính nhân, tính chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (bước đầu làm quen với cách viết ngắn gọn . HS làm bài1( a,c); bài2(a,b,c); bài3,4. KKHS làm cả 4 bài. - Rèn kỹ năng tính chia và giải toán có 2 phép tính. Tính độ dài đường gấp khúc . - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Hoạt động dạy và học. HĐ1- Kiểm tra bài cũ. - Tự nghĩ 1 phép tính nhân có 1 thừa số chưa biết? Tìm thừa số đó? HĐ2 - Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài. Bài 1. - Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con. Bài 2: - Giáo viên nêu phép tính 948 : 4 = ? - Yêu cầu một học sinh nêu cách tính. - Yêu cầu học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. Bài 3 - 4. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài 3 => làm bài vào vở. - Giáo viên tóm tắt đề toán bài 4 sau đó yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán => làm bài vào vở. Bài 5. - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. + Nêu cách tính? * Bài toán củng cố kiến thức gì? + Muốn tính độ dài đường gấp khúc làm như thế nào? 3- Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách nhân ( chia ) số có 3 chữ số với ( cho ) số có một chữ số? - Nhận xét giờ học.Nhắc HS xem lại bài – chuẩn bị bài sau. - Học sinh đặt tính, tính trên bảng con và nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính. - HS nêu cách tính ngắn gọn. - Học sinh làm bài vào bảng con. - Học sinh tìm hiểu đề => làm bài vào vở. - Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. - Học sinh làm bài vào vở. - Tính độ dài đường gấp khúc. - Học sinh làm bài vào vở. - HS Chữa bài . - HS nêu – HS khác nhận xét - Tính độ dài đường gấp khúc. - HS trả lời – nhận xét Tin học Giáo viên chuyên dạy Tự nhiên - Xã hội Bài 30: Hoạt động nông nghiệp I- Mục Tiêu. + KT: Giúp HS biết 1 số hoạt động nông nghiệp và ích lợi của hoạt động nông nghiệp. + KN: Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp ở địa phương.KKHS giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức tham gia vào các hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp. - GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ SGK. - HS sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp. III- Hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các hoạt động thông tin, liên lạc. Các hoạt động đó có vai trò gì? 2 - Bài mới. a- Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp. - Yêu cầu học sinh quan sát 5 bức tranh trong sách giáo khoa. + ảnh chụp cảnh gì? + Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì? + Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì? Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, trồng rừng...được gọi là hoạt động nông nghiệp. + Sản phẩm nông nghiệp dùng đề làm gì? + Nếu không còn hoạt động nông nghiệp cuộc sống chúng ta sẽ thiếu những gì? Kết luận: Hoạt động nông nghiệp rất quan trong, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. b- Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp địa phương em. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau: - Học sinh quan sát. - HS trả lời – nhận xét -...cá, thóc gạo, gia cầm,... -...hoạt động nông nghiệp. - làm thức ăn cho con người, vật nuôi và để xuất khẩu. -...không có thức ăn. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu thảo luận. Hoạt động nông nghiệp Sản phẩm của hoạt động Tranh ảnh minh hoạ Trồng lúa lúa gạo ........... ........... .............. - Yêu cầu sau 10 phút các nhóm trình bày, báo cáo kết quả thảo luận. * Vậy hoạt động nông nghiệp chính ở địa phương là gì? => Kết luận: nông thôn chúng ta chủ yếu là cấy lúa, hoa màu. c- Hoạt động 3: Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam. Giáo viên tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ với hệ thống câu hỏi có trong SGK - 141. + Tìm những câu tục ngữ, ca dao về nông nghiệp của ông cha ta? + Công việc sản xuất nông nghiệp vật vả hay dễ dàng? + Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm nông nghiệp? + Đối với người sản xuất nông nghiệp em có thái độ như thế nào? - Đại diện các nhóm trình bày. - KKHS trả lời - HS khác nhận xét – bổ sung - Đại diện các nhóm lên chơi trò chơi. - Học sinh tự tìm. -...vất vả. -...biết quí trọng, tiết kiệm, giữ gìn. -...kính trọng, biết ơn. 3 - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về tìm hiểu về tình hình hoạt động nông nghiệp ở tỉnh ta. Chiều: Tiếng Việt+ Luyện: Viết giới thiệu về lớp em. I- Mục tiêu. - Dựa vào gợi ý kể được và viết lại những hoạt động của lớp trong tháng vừa qua. - Rèn kỹ năng viết thành câu, đủ ý, dùng từ đúng và sử dụng dấu câu hợp lý.HS viết từ 5- 7 câu. KKHS viết từ 7 – 10 câu. - Giáo dục ý thức yêu trường, yêu lớp, yêu mến thầy cô và bạn bè; ý thức giữ gìn trường lớp. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn viết về lớp mình. - Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lớp và hoạt động của lớp em trong tháng vừa qua. - Hướng dẫn tìm hiểu đề bài. - Yêu cầu học sinh đọc lại 3 câu gợi ý trong sách giáo khoa trang 120. - Hứơng dẫn học sinh giới thiệu về lớp của mình theo từng câu gợi ý. - Lớp em là lớp nào ? Lớp có tất cả bao nhiêu thành viên ? nam,nữ ? Bạn nào là lớp trưởng, lớp phó ? Các bạn như thế nào ?.. - Yêu cầu học sinh dựa vào những điều vừa kể để viết lại một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. ( HS viết từ 5- 7 câu. KKHS viết từ 7 – 10 câu.) - Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình. - Giáo viên chấm bài viết của học sinh. - Học sinh tìm hiểu đề văn. - Học sinh đọc các câu gợi ý. - TL lần lượt theo từng câu gợi ý. - Giới thiệu về lớp mình theo nhóm đôi (1 học sinh nói - 1 học sinh nghe và bổ sung, nhận xét sau đó đổi lại). * KKHS trình bày trước lớp lời giới thiệu về lớp mình. - Học sinh viết bài. - Học sinh đọc bài làm. - HS khác nhận xét, bổ sung. 3- Củng cố - Dặn dò: - Tình cảm của em với trường lớp như thế nào? - Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp? - Nhận xét giờ học. Sinh hoạt Sinh hoạt Lớp - Tuần 15 I. Mục tiêu - Học sinh nắm được tình hình của lớp, của cá nhân trong tuần 15. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục học sinh tính tự giác trong sinh hoạt lớp. II. nội dung 1. Lớp trưởng điều hành, các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ trong tuần qua. - Về việc thực hiện các nề nếp học tập : - Thực hiện giờ giấc ra vào lớp . - Xếp hàng ra , vào lớp . - ý thức truy bài đầu giờ . - ý thức học bài trong lớp . - Các hoạt động ngoài giờ . 2. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung: -Về học tập -Về sinh hoạt tập thể -Về các hoạt động khác 3. Nêu phương hướng tuần tới. - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Học kiến thức kết hợp ôn tập để chuẩn bị kiểm tra định kỳ lần2 Tiếng anh GV chuyên dạy Kí duyệt giáo án .. Cẩm Chế, ngày.....tháng 12 năm 2012 Tiếng việt+ Luyện từ chỉ đặc điểm. Luyện tập câu Ai thế nào? I - Mục tiêu. - Củng cố về từ chỉ đặc điểm. Ôn mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? - Rèn kỹ năng tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước và đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau. KKHS: Tìm được các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào? - Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt. II - Các hoạt động dạy và học. HĐ1- ổn định tổ chức. HĐ2- Hướng dẫn ôn tập. - HS hoàn thành bài tập trong vở BTTV và bài: Bài: Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau. a- Đường mềm như dải lụa Uốn mình dưới cây xanh. b- Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm. c- Ông trăng tròn như quả bóng. - Quan sát Hs làm bài - Gv + Hs chữa bài . - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài. - Tìm những câu văn khác có sử dụng từ chỉ đặc điểm của hai sự vật được so sánh. - KKHS làm các bài sau: Bài 1. Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mướt. - Yêu cầu hs làm bài . - nhận xét bài làm của Hs . Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu theo mẫu “Ai thế nào?”. A, Mặt trời lúc hoàng hôn B, ánh trăng đêm trung thu C, Cánh đồng lúa chín D, Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như - Quan sát Hs làm bài , giúp đỡ Hs chậm . - Chấm 1 số bài , nhận xét . Bài 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lợi cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? trong các câu sau: a- Những bác rô già, rô đực lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. b- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. c- Gấu trắng ở Bắc Cực cao gần 3m và nặng tới 800 kg. d- Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi. - Xác định yêu cầu của bài tập. - Trình bày bài vào vở. - Nêu miệng những từ chỉ màu sắc, đặc điểm trong bài. - Đọc yêu cầu của bài. - Xác định câu văn thuộc mẫu câu nào? - Làm miệng câu a. - Trình bày bài vào vở. - Đọc yêu cầu của bài. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài. - KKHS: Tìm những câu văn khác có kiểu câu : “Ai thế nào?”. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS tự tìm những câu văn có từ chỉ đặc điểm.
Tài liệu đính kèm: