Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 22 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 22 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT TKB 2: THỂ DỤC

TIẾT CT 43: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI : LÒ CÒ TIẾP SỨC

A/ MỤC TIÊU:

- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

B/ CHUẨN BỊ:

- Sân bãi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ.

- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 22 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2010.
TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
TIẾT CT 43: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI : LÒ CÒ TIẾP SỨC 
A/ MỤC TIÊU: 
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B/ CHUẨN BỊ: 
- Sân bãi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. 
- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi.
C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung và phương pháp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1, Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV.
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần.
- Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”.
2, Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
+ HS đứng tại chỗ tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm hai chân bật nhảy nhẹ nhàng.
+ Tập luyện theo tổ hoặc cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. GV thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho học sinh. Có thể phân công từng đôi thay nhau người tập, người đếm số lần. Kết thúc nội dung xem tổ nào, bạn nào nhảy được nhiều nhất.
+ Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. GV biểu dương em có số lần nhảy nhiều nhất.
* Chơi trò chơi: “lò cò tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho HS thi đua. Tổ nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, tổ đó thắng. GV chú ý bảo hiểm để tránh xảy ra chấn thương và quy định rõ ràng đường lò cò về của các tổ, tránh tình trạng các em va vào nhau trong khi thực hiện. 
- Chuẩn bị:
+ Kẻ vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 4 – 5 mét kẻ vạch giới hạn.
- Cách chơi :
+ Khi có lệnh chơi, những em số một của mỗi hàng nhanh chóng nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua lá cờ( Không được giẫm vào vòng tròn) rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số 2, sau đó đi về đứng ở cuối hàng, cứ vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít vi phạm hàng đó thắng.
3/Phần kết thúc:
- Tập một số động tác hồi tĩnh hít thở sâu.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại nội dung đã học. 
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn nhảy dây – Trò chơi : “ lò cò tiếp sức”.
1 phút
1 phút
1 phút
2 phút
17 phút
10 phút
3 phút
1 phút
1 phút
- Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
- Đội hình 4 hàng ngang. 
* * * * * * 
* * * * * * 
* * * * * * 
* * * * * * 
 D
* * * * * *
- Đội hình 4 hàng ngang.
* * * * * * 
* * * * * * * * * * * *
* * * * * *
Đội hình 4 hàng ngang
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
TIẾT TKB 3: TOÁN 
TIẾT CT 106 : LUYỆN TẬP (TT)
I . MỤC TIÊU 
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm ).
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 hoặc năm 2010.
- Tờ lịch năm 2005 hoặc 2010. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định : 1’
- Tổ chức cho học sinh hát.
2 . Bài cũ : 4’
- Mời 2 học sinh nêu số ngày từng tháng trong năm.
- GV nhận xét – Ghi điểm
3 . Bài mới: 30’
a) Giới thiệu :
 Tiết trước, các em đã được học bài Tháng, năm. Để khắc sâu hơn kiến thức các em vừa học. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau chuyển sang tiết luyện tập.
b) Luyện tập: 
Bài 1 : 
- GV hướng dẫn HS tìm tháng trước sau đó tìm đến ngày cuối cùng dò xem ngày đó là thứ mấy : Ví dụ 
- Ngày 3 tháng 2 là thứ ba. 
- GV nhận xét sửa sai. 
Baøi 2 :
- GV höôùng daãn HS xem lòch naêm 2010 roài töï ñieàn keát quaû. 
+ Baøi 1 baøi 2 cuûng coá cho ta gì ?
Baøi 3 : 
- Học sinh xem lịch và trả lời câu hỏi.
+ Bài 3 củng cố cho ta gì ? 
Bài 4 : 
- GV hướng dẫn cần xác định được tháng 8 có 31 ngày. Sau đó có thể tính dần : ngày 30 tháng 8 là chủ nhật, ngày 31 tháng 8 là thứ 2, ngày 1 tháng 9 là thứ 3, ngày 2 tháng 9 là thứ tư. Vậy phải khoanh vào chữ C . 
4 . Củng cố - Dặn dò: 5’
- 1 năm có bao nhiêu tháng và thường có bao nhiêu ngày ngày ?
- GV nhận xét kết quả học tập của HS.
- Về nhà xem lại các bài tập ở lớp. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
- HS haùt.
- 2Học sinh nêu.
- 3 HS nhaéc töïa 
Bài 1
- 2 HS neâu yeâu caàu baøi toaùn. 
- 4 nhoùm laøm giaáy nhaùp. Ñaïi dieän 4 nhoùm leân baûng laøm vaøo baûng.
- HS nhaän xeùt baøi laøm cuûa baïn.
Baøi 2 :
- HS laøm giaáy nhaùp – 8 HS leân baûng ñaïi dieän 2 nhoùm thi ñieàn nhanh keát quaû nhoùm ñieàn ñuùng, nhanh nhoùm ñoù thaéng cuoäc.
- HS nhaän xeùt baøi laøm cuûa baïn 
- baøi 1 vaø baøi 2 cuûng coá cho ta veà caùch xem lòch ñeå bieát thöù, ngaøy, thaùng. 
Baøi 3 : 
- 2 HS đọc y cầu của bài . 
Dãy A: Những tháng có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. 
Dãy B: Những tháng có 31 ngày là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12. 
- HS nhận xét bài làm của bạn : 
 cách tìm số ngày trong các tháng. 
Bài 4 : 
- 2 HS đọc bài toán. 
- HS nêu.
- HS nghe
TIẾT TKB 4 : ĐẠO ĐỨC 
TIẾT CT 22 : TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI “TT’
I.MỤC TIÊU :
- Nêu được một số biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp súc với khách nước ngoài trong trường hợp đơn giản.
II. CHUẨN BỊ :
- Poto các bức tranh đủ lớn và tô màu để học sinh dễ quan sát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định :1’
- Tổ chức cho học sinh hát. 
2. Kiểm tra: 4’
- Mời hai học sinh và hỏi : 
+ Nêu một số biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài?
+ Em hãy nêu những hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài ?
3. Bài mới : 30’
 Giới thiệu :
 Ngày càng có nhiều khách từ các nước khác nhau đến làm việc hoặc du lịch , tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam . Vậy chúng ta phải đón tiếp và cư xử với họ như thế nào ? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp qua tiết 2 .
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
* Mục tiêu : HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. 
* Cách tiến hành:
- 1/GV nêu yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau.
 + Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết.
 + Em có nhận xét gì về những hành vi ấy? 
- GV kết luận : 
 Cư sử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. 
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi 
* Mục tiêu : 
- HS biết nhận xét các hành vi ứng sử với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành :
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng sử với người nước ngoài. 
a. Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. 
b. Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giầy, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu từ chối.
c. Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
 * GV kết luận : 
- Tình huống a : Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ (Vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu đi nhìn chỗ khác. 
- Tình huống b: Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.
- Tình huống c: giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
- Học sinh hát.
- Hai học sinh trả lời.
- HS nghe giới thiệu .
- Từng cặp học sinh trao đổi với nhau.
- Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác trình bày ý kiến.
- HS tiến hành chia nhóm.
- Mỗi nhóm nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố - Dăn dò: 5’ 
- Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và tôn trọng đất nước, con người Việt Nam.
- Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc :
+ Về nhà thực hiện tốt bài học.
+ Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang.
TIẾT TKB 5 : THỦ CÔNG
TIẾT CT 22 : ĐAN NONG MỐT (T2)
I. MỤC TIÊU : 
- Biêt cách đan nong mốt.
- Kẻ, được các nan tương đôi đều nhau.
- Đan được nong mốtt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Với HS khéo tay:
+ Kẻ, cắt được các nan đều nhau.
+ Đan được tấm đan nong môt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
+ Có thể sử dựng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh quy trình đan nong mốt , kéo thủ công, bút chì.
- HS : Bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra : 4’
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
2. Bài mới : 30’
a. Tiết học trước, các em đã được tập đan nong mốt bằng giấy nháp. Tiết học này các em thực hành đan trên giấy màu.
Hoạt động 1 : GV yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình đan nong mốt. GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt : 
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
Hoạt động 2 : Trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn tấm đan đẹp và khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật. 
3.Nhận xét – Dặn dò : 4’
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh.
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong đôi”.
- Học sinh để dụng cụ lên bàn.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
1 HS nêu miệng lại quy trình 
+ Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2 : đan nong mốt bằng giấy bìa (Theo cách đan nhấc một nan, đè một nan ; đan xong mỗi nan cần dồn cho khít).
+ Bước 3: dán nẹp xung quanh tấm đan. 
- HS đan nong mốt bằng bìa. 
HS quan sát trả lời câu hỏi.
Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2010.
TIẾT TKB 1 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TIẾT CT 64 + 65 : NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU :
 TẬP ĐỌC :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Bức đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
 - Hiểu ND : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
( trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
 KỂ CHUYỆN :
- Bức đầu biết cùng với các bạn dựng lại câu chuyện theo lối phân vai.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to)
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
 ...  bảng con :
a. luyện viết chữ hoa :
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Yêu cầu học sinh viết chữ PH vào bảng con.
b. HS viết từ ứng dụng : 
- GV giới thiệu: Phan Bội Châu (1867- 1940): là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỷ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn, thơ yêu nước.
 c. HS viết câu ứng dụng :
- GV giúp các em hiểu các địa danh trong câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, dài khoảng 60 km, rộng từ 1-6 km. đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 1444m dài 20 km cách Huế 71,6 km
- HS đọc câu ứng dung.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên ta phải đoàn kết gắn bó với nhau, thương yêu nhau. 
3.3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết :
GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ P, Ph, B :1 dòng cở nhỏ.
+ Viết tên Phan Bội Châu : 2 dòng cở nhỏ.
+ Viết câu ca dao : 2 lần.
GV nhắc nhở HS viết đúng chữ mẫu, tư thế ngồi ngay ngắn, giữ đúng khoảng cách từ mặt bàn.
3.4. Chấm chữa :
- Chấm nhanh 5-7 bài .
- Nhận xét rút kinh nghiệm .
4. Củng cố - Dặn dò: 4’
- Nhắc HS luyện viết ở nhà, học thuộc câu ứng dụng. Chuẩn bị bài tiếp theo : Ôn chữ hoa Q.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng viết từ và câu ứng dụng : Lãn Ông. Ổi Quảng Bá...
- Cả lớp viết bảng con : L, Q. 
- HS tìm được các chữ :P (Ph) B, C, (Ch,) T, G (Gi), D, H, V, N.
- HS viết.
- HS nhắc lại cách viết .
- HS viết bảng con : Phan Bội Châu.
- HS viết bảng con. 
- HS viết bảng con các chữ Phá, Bắc.
- HS vieát baøi vaøo vôû.
- HS nghe
 Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2010.
TIẾT TKB 1 : TẬP LÀM VĂN
TIẾT CT 22 : NÓI – VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU :
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK(BT1).
- Viết những điều em vừa kể thành đoạn văn ngắn( khoảng 7 câu)(BT2).
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ về một trí thức ; 4 tranh ở tiết TLV tuần 21. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định : 1’
- Cho học sinh hát.
2.Kiểm tra bài cũ : 4’
- Mời 2 học sinh kể.
- GV nhận xét - Ghi điểm 
3. Dạy bài mới : 30’ 
a. Giới thiệu bài :
- Hai tuần học chủ điểm Sáng tạo vừa qua đã cung cấp cho các em khá nhiều hiểu biết về những hoạt động trí óc. Trong tiết tập làm văn hôm nay, dựa trên những hiểu biết nhờ sách vở, nhờ cuộc sống hằng ngày, các em sẽ tập kể về một người lao đoận trí óc mà em biết. Sau đó, mỗi em viết lại những điều mình vừa kể thành một đoạn văn. 
- Ghi tựa
b. Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài tập 1 : 
- GV hướng dẫn HS có thể kể về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, chú bác, anh chị) cũng có thể là người em biết qua sách, báo, xem phim 
+ Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? quan hệ như thế nào với em ? 
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
+ Người đó làm việc như thế nào ? 
+ Công việc người ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người ? 
+ Em có thích làm những công việc như người ấy không ? 
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm khi viết lại những điều vừa kể. 
Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc các em viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể.
- GV theo dõi giúp đỡ những em HS yếu. 
- GV nhận xét, chấm điểm một số bài – thu vở về nhà chấm .
4.Củng cố - Dặn dò : 4’
- GV gọi 2 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét tiết học. 
- Biểu dương những HS kể và viết hay.
- Chuẩn bị bài : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- HS hát
- 2 HS kể lại chuyện Nâng niu từng hạt giống. 
- 3HS nhắc lại 
Bài tập 1 : 
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý. 
- 2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc (bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, ) 
- 1 HS nói về người lao động trí óc mà em chọn kể trong SGK. 
- Từng cặp HS tập kể 
- 4 HS đại diện 4 nhóm thi kể trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét 
Bài tập 2 :
- HS viết bài vào vở.
- 5 HS đọc bài trước lớp.
- Cả lớp nhận xét 
- 2 HS đọc
- HS nghe 
TIẾT TKB 2 : CHÍNH TẢ
TIẾT CT 44 : MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU :
- Nghe - viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm đúng bài tập 2b, 3b. 
II . CHUẨN BỊ :
- Viết sẵn BT3b lên bảng.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định : 1’
- Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Mời 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét – sửa sai 
3. Bài mới : 30’
3.1. Giới thiệu :
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn văn Một nhà thông thái và làm các bài tập chính tả để phân biệt vần ươt/ươc.
- Ghi tựa
3.2. Hướng dẫn nghe viết chính tả :
a.Trao đổi về nội dung bài: 
- GV đọc 1 lần đoạn văn Một nhà thông thái. Yêu cầu HS qua sát ảnh Trương Vĩnh Kí, năm sinh, năm mất của ông ; đọc chú giải mới trong bài.(thông thái, liệt) 
b. Hướng dẫn trình bày :
+ Đoạn văn gồm mấy câu ? 
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? 
- GV nhắc các em chú ý mấy chữ số trong bài (26 ngôn chữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học).
C. Hướng dẫn viết tiếng, từ khó : 
- GV đọc cho các em một số từ đễ viết sai. 
d. Viết chính tả :
- GV đọc cho HS viết. 
e. Soát lỗi :
g. Chấm chữa bài :
- Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung bài chép (đúng /sai),chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày(đúng/sai, đẹp/ xấu).
3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2b, 3b:
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- HS làm đến đâu GV sửa đến đó.
- GV chốt lại lời giải đúng. 
4. Củng cố - Dặn dò : 4’
- GV gọi HS đọc lại bài viết và bài tập.
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở về đọc lại BT2b ghi nhớ chính tả để không viết sai.
 - Chuẩn bị bài : Nghe nhạc.
- HS hát
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : đổ mưa, ngã, ướt đẫm.
- Nghe GV giới thiệu.
- 2 HS đọc lại đoạn văn – Cả lớp theo dõi SGK. 
 4 câu 
 những chữ đầu mỗi câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn. 
- 2 HS viết bảng lớp - Cả lớp viết giấy nháp những từ ngữ dễ sai. 
- HS viết bài vào vở. 
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- Cả lớp viết vào vở.
2b : thước kẻ – thi trượt – dược sĩ.
3b : - bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược...
- trượt đi, vượt lên, rượt đuổi, lướt ván...
- HS đọc.
- HS nghe.
TIẾT TKB 3 : TOÁN
TIẾT CT 110 : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). 
- Bài 2 cột 4, bài 4 cột 3, 4 dành cho học sinh khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định : 1’
- Cho học sinh hát.
2 . Kiểm tra bài cũ :4’
- Mời 2 học sinh lên làm bài tập 2a.
- GV nhận xét – Ghi điểm.
3 . Bài mới 30’
3.1. Giới thiệu :
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số và áp dụng phép nhân có 4 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
Ghi tựa 
 3.2. Luyện tập: 
Bài 1 : 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân rồi ghi kết quả.
Bài 2 : Số ? 
- Hướng dẫn học sinh điên số.
Bài 3 : 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
Bài 4 : 
- Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu .
4 . Củng cố - Dặn dò : 4’
- Nhận xét tiết học.
- Về làm lại các bài tập. 
- Xem bài : Nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( tt ).
- HS hát
- a) 1023 x 3 1810 x 5 
X
X 
 1023 1810
 3 5
 3069 9050
- Nghe GV giới thiêu..
- 3 HS nhắc tựa.
Bài 1 : 
- Viết thành phép nhân và ghi kết quả
- 3 HS lên bảng – Cả lớp làm bảng con .
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8285
b) 1052 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028
Bài 2 : Số ? 
Số bị chia 
423
 423
9604
15355
Số chia
 3
 3
 4
 5
Thương
 144
141
2401
 1071
Bài 3 : 
- 4 HS lên bảng – Cả lớp làm giấy nháp. 
- 2HS đọc bài toán . 
 có 2 thùng, mỗi thùng chứa 1025 l dầu. Người ta lấy ra 1350l dầu từ các thùng đó.
 Còn lại bao nhiêu lít dầu ? 
- Một học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Giải:
Số lít dầu trong 2 thùng là :
1025 x 2 = 2050( lít) 
Số lí dầu còn lại là : 
2050 – 1350 = 700 (lít) 
 Đáp số : 700 lít dầu 
Bài 4 : 
- 3 HS lên bảng – Cả lớp làm vào vở. 
Số đã cho 
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần 
678 
6090
6642
1054
- HS nghe
TIẾT TKB 4 : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT CT 44 : RỄ CÂY ( TT)
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số loại rễ cây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định : 1’
- Cho học sinh hát.
2. Bài cũ : 4’
- HS nêu một số loại cây có rễ cọc, rễ chùm. 
- GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới : 30’
 Giới thiệu :
- Tiết trước các em đã được tìm hiểu về mọt số cây có rễ cọc,rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. Tiết học hôm nay, các em sễ cùng nhau đi tìm hiểu về chức năng và lợi ích của rễ cây.
- GV giới thiệu ghi tựa. 
Hoạt động 1: Thảo luận.
 Mục tiêu : Nêu được chức năng của rễ cây.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau :
+ Nói lại việc đã làm theo yêu cầu trong SGK. 
+ Giải thích tại sao không có rễ, cây không sống được. 
+ Theo bạn rễ có chức năng gì ?.. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp. 
Kết luận : Rễ cây đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng đồng thời bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 
 Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp 
Mục tiêu : Biết kể những ích lợi một số rễ cây. 
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp : 
- GV nhận xét 
Kết luận : Một số rễ cây làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, ...
Củng cố - dặn dò : 4’
- GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết. 
- Dặn dò : Về nhà học bài. Xem trước bài sau “Bài 45:Lá cây”.
- Học sinh hát.
- 2 Học sinh nêu.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
- 3 HS nhắc tựa
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày trước lớp 
- Hai HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ cây có trong các hình 2, 3, 4, 5trang 85. Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
- Thi đố về ích lợi của rễ cây.
- Lớp nhận xét và bổ sung. 
TIẾT TKB 5: SINH HOẠT LỚP	
TIẾT CT 22: NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA – KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
 PHẦN KÍ DUYỆT CỦA BGH TUẦN 21 - 22
Tổng số :.tiết. Đã soạn:tiết.
 Ngày tháng 1 năm 2010
 P Hiệu trưởng
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc