Giáo án Lớp 4 - Quyển 2 - Trường TH Hoa Trung

Giáo án Lớp 4 - Quyển 2 - Trường TH Hoa Trung

Tập đọc:

THƯ THĂM BẠN

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung bức thư.

 -Hiểu các từ khó trong bài

 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.

 2.Kỹ năng:

 -Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc phù hợp với nội dung bài

 3.Thái độ :

 -Biết chia sẻ,giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn

II. Đồ dùng dạy học:

 - Thầy: Tranh minh häa trong SGK

 - Trò:

 

doc 101 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Quyển 2 - Trường TH Hoa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 - Hiểu được nội dung bức thư.
 -Hiểu các từ khó trong bài
 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
 2.Kỹ năng:
 -Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc phù hợp với nội dung bài 
 3.Thái độ :
 -Biết chia sẻ,giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy: Tranh minh häa trong SGK
 - Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ:Truyện cổ nước mình , trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: 
- Theo dõi sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS
-Hướng dẫn HS hiểu nghĩa 1 số từ khó ở mục chú giải
- Đọc diễn cảm toàn bức thư
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? (Không, mà chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong)
- Lương viết thư cho Hồng để làm gì? (Lương viết thư để chia buồn với Hồng)
- Giảng để rút ra từ “hi sinh”
- Giải nghĩa từ “hi sinh”: là chết theo nghĩa cao cả, tốt đẹp
- Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng
“Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền Phong  ba Hồng đã ra đi mãi mãi”
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng?
- Lương khơi dậy trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm “Chắc là Hồng  nước lên”
- Giải nghĩa từ xả thân: là không thương tiếc thân mình vì việc nghĩa
- Lương khuyến khích Hồng noi gương của cha vượt qua nỗi đau “Mình tin rằng  nỗi đau này”
- Lương làm cho Hồng yên tâm “Bên cạnh Hồng  như mình”
- Yêu cầu học sinh đọc lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời câu hỏi:
+Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư?
(Dòng mở đầu nêu địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. Những dòng cuối ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, lời cảm ơn, lời hứa hẹn, ký tên ghi rõ họ tên người gửi)
- Yêu cầu HS nêu ý chính của bài:
-(Ý chính: Lá thư cho thấy sự thông cảm, tình cảm chân thành, chia sẻ của Lương đối với Hồng khi bị trận lũ cướp mất ba.)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm : 
Giọng đọc trầm, buồn, chân thành. Thấp giọng ở câu văn nói về sự mất mát. Cao giọng ở câu văn nói lên sự động viên.
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 2
4. Củng cố:
- Củng cố bài, liên hệ giáo dục HS, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. 
- Líp tr­ëng b¸o c¸o sÜ sè
- 2 HS ®äc thuéc lßng bµi th¬
- NhËn xÐt
- Cả lớp theo dõi, quan s¸t tranh trong SGK
-1 HS đọc toàn bài
- Học sinh chia đoạn 
-Đọc nối tiếp đoạn trước lớp(3 lượt)	
-Hiểu nghĩa từ khó
-HS đọc bài theo nhóm 3
-1-2 HS đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Học sinh trả lời
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- Trả lời
- Học sinh nêu, lớp lắng nghe
-3 HS đọc toàn bài
- 1 học sinh nêu giọng đọc
- Lắng nghe
-Đọc diễn cảm đoạn 2
- 1 số học sinh thi đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét 
- L¾ng nghe
- Ghi nhí
.Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( Tiếp)
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Củng cố thêm về hàng và lớp và cách dùng bảng thống kê số liệu.
 2.Kỹ năng:
 - Biết đọc, viết các số đếm lớp triệu
 3.Thái độ :
 -Tích cực học tập 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy: Kẻ sẵn bảng ở phần bài học và bài tập 1
 - Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh viết trên bảng lớp – cả lớp viết bảng con: 18000000 ; 500000000.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh đọc và viết số
- H¸t
- 2 HS viÕt trªn b¶ng líp
- NhËn xÐt
- Cả lớp theo dõi
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp: 342157413
-Gọi học sinh đọc lại số đó
 (Đọc số: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba) 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc:
+ Tách số trên thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu. (dùng phấn màu để tách số 342157413 ở trên bảng)
+ Đọc từ trái sang phải.Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên lớp đó. Giáo viên đọc lại số trên bảng.
Gọi học sinh đọc lại
c) Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1 (Tr.15) Viết và đọc số theo bảng
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn học sinh: viết số tương ứng vào SGK
-Gọi HS chữa bài ở bảng ,đọc số viết được
 - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt bài đúng 
Đáp án: 
32000000: Ba mươi hai triệu
32516000: Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn
32516497: Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm chín mươi bảy
834219712: Tám trăm ba mươi tư triệu hai trăm mười chín nghìn bảy trăm mười hai
308250705: Ba trăm linh tám triệu hai trăm năm mươi nghìn bảy trăm linh năm
500209037: Năm trăm triệu hai trăm linh chín nghìn không trăm ba mươi bảy
Bài 2: Đọc các số sau: 315600307; 900307200; 400070192
- Cho học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từng số
- Gọi vài học sinh đọc trước lớp, gọi học sinh khác nhận xét 
Đáp án: 
- Ba trăm mười lăm triệu sáu trăm nghìn ba trăm linh bảy
- Chín trăm triệu ba trăm linh bảy nghìn hai trăm
- Bốn trăm triệu không trăm bảy mươi nghìn một trăm chín mươi hai.
Bài 3: Viết các số sau:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Đọc cho học sinh viết từng số
- Kiểm tra nhận xét kết quả
Đáp án: 
a) 10250214
c) 400036105
b) 253564888
d) 700000231
4. Củng cố
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò
- Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài
- Viết số
- 2 học sinh đọc
- Cả lớp lắng nghe
- Học sinh đọc lại số
- 1 học sinh đọc yêu cầu
-Viết số
- Chữa bài,đọc số
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc
- Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét, lớp lắng nghe.
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Viết vào bảng con
- Theo dõi
- L¾ng nghe
- Ghi nhí
Lịch sử:
NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 Học xong bài này học sinh biết:
 - Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta
 - Sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
 - Những nét chính về đời sống động vật và tinh thần của người Lạc Việt
 -Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến nay.
 2.Kỹ năng:
 -Trả lời câu hỏi
 3.Thái độ:
 -Yêu thích tìm hiểu cội nguồn dân tộc
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
-Môn Lịch sử và Địa lý giúp các em hiểu biết gì?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào? (vào khoảng 700 năm trước công nguyên)
Minh hoạ khoảng thời gian này trên trục thời gian
Yêu cầu học sinh lên xác định khoảng thời gian này trên trục 
Cho học sinh quan sát lược đồ H1
- Nước Văn Lang ra đời ở đâu, nêu kinh đô của nước Văn Lang
(Nước Văn Lang ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở Phong Châu)
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK 
- Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp
- Yêu cầu học sinh điền vào khung sơ đồ các tầng lớp
Gọi học sinh nêu kết quả bài làm – giáo viên điền vào khung sơ đồ trên bảng lớp
Kết quả:
Hùng Vương
Lạc Hầu, Lạc Tướng
Lạc dân
Nô tì
-Lạc dân là người như thế nào? (Là dân thường)
Nô tì là người như thế nào? (Là tầng lớp nghèo hèn đi làm thuê cho tầng lớp trên)
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ SGK
- Yêu cầu học sinh mô tả cuộc sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
( Dưới thời vua Hùng, nghề chính của Lạc dân là làm ruộng, trồng lúa, khoai, cây ăn quả  ngoài ra còn biết trồng đay, trồng dâu nuôi tằm, đúc đồng làm mác, giáo, mũi tên biết làm nhà ở để tránh thú dữ )
- Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến nay?
( Tục ăn trầu, nhuộm răng đen, hoá trang khi vui chơi, đấu vật )
* Ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
4. Củng cố
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị tiết học sau.
- Hát
- Trả lời – Nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- 1 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Quan sát
- Một học sinh xác định 
- Quan sát SGK 
- Trả lời
- 1 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm
- Trả lời
- Điền vào vở bài tập
- Học sinh nêu kết quả
- Trả lời
- Quan sát SGK 
- Vài học sinh trả lời
- Trả lời
- 2 học sinh đọc
- L¾ng nghe
- Ghi nhí
Đạo đức:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải vượt qua khó khăn
 2.Kỹ năng:
 - Xác định được khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 3.Thái độ :
 -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Tranh trong SGK
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao phải trung thực trong học tập?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
- Giới thiệu truyện
- Giáo viên kể
- Yêu cầu học sinh kể tóm tắt câu chuyện
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 1, 2 (SGK trang 6)
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến
- Ghi tóm tắt lên bảng
- Kết luận: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống. Song bạn đã biết khắc phục vươn lên học giỏi. Chúng ta cần phải học tập bạn Thảo.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK trang 6)
- Gọi đại diện nhóm trình bày cách giải quyết
- Yêu cầu lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết tốt nhất.
- Kết luận ... hất dinh dưỡng
 2.Kỹ năng
 - Phòng tránh các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
 3.Thái độ:
 - Ăn uống đủ chất
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Các hình trong SGK (Trang 26)
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh 
- Vì sao phải bảo quản thức ăn?
- Nêu một số cách bảo quản thức ăn?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
-Cho học sinh hoạt động nhóm: quan sát hình 1, 2 SGK mô tả dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biếu cổ.
- Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Kết luận:
+ Trẻ em không được ăn uống đầy đủ sẽ bị suy dinh dưỡng
+ Thiếu i-ốt kém thông minh, bị biếu cổ
* Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu dinh dưỡng
-Giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận rồi trình bày
+ Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biếu cổ em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng.
(+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi – ta – min A
 + Chảy phùdo thiếu vi – ta – min B
 + Chảy máu chân răng do thiếu vi – ta – min C
-Gv kết luận :
 + Phải ăn đủ lượng, đủ chất
 + Trẻ em phải theo dõi cân nặng thường xuyên
 + Nếu trẻ bị các bệnh do thiếu dinh dưỡng phải điều chỉnh chế độ ăn uống, đưa đi khám, điều trị.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi
-Thi kể tên một số bệnh...
Giáo viên chia lớp thành 2 đội 
- Hướng dẫn cách chơi
- Cho 2 đội trưởng lên rút thăm xem đội nào nói trước 
- Tổ chức cho học sinh chơi
- Đội nào không đáp được là thua cuộc
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài,ăn uống hợp lý
- Hát
- Trả lời – Nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày, bạn khác nhận xét 
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
-Lắng nghe
- Mỗi đội có 5 học sinh 
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Chính tả: (Nghe – viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Hiểu nội dung câu chuyện
 2.Kỹ năng:
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện “Người viết truyện thật thà
 - Tìm và viết đúng các từ láy có tiếng có chứa các âm đầu s/x
 3.Thái độ:
 - Có ý thức rèn chữ, viết đúng chính tả
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Giáo viên đọc cho 2 học sinh viết bảng, cả lớp viết bảng con: lặng lẽ, nặng nề.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu 
b) Hướng dẫn học sinh nghe – viết
-Cho học sinh đọc truyện
-Tóm tắt nội dung câu chuyện:
Ban – dắc là nhà văn nổi tiếng thế giới, không bao giờ ông biết nói dối
- Đọc cho học sinh viết những từ dễ sai
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày
- Đọc cho học sinh viết
- Đọc lại để học sinh soát lỗi
- Chấm chữa bài: chấm 5 bài, nhận xét 
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2: Phát hiện, sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi lỗi và tự sửa.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập
- Học sinh tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi, trao đổi với bạn
- Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét, kết luận
Bài tập 3: Tìm các từ láy
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
a) Có tiếng chứa âm s/x
-Lấy ví dụ làm mẫu
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Tổ chức cho học sinh làm bài
- Cho học sinh trình bày bài
- Kiểm tra, nhận xét 
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học, ghi nhớ hiện tượng chính tả.
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về tìm thêm từ ở bài tập 3a.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi
- Đọc bài, tự sửa lỗi
- 2 học sinh chữa bài trên bảng lớp
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
- Nêu miệng kết quả
- Lắngnghe
- Ghi nhớ
 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Toán:
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Củng cố cho học sinh về:
 - Cách thực hiện phép trừ
 2.Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng làm tính trừ
 3.Thái độ: Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: 
	- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
Đặt tính rồi tính: a) 46696 + 6784 
 b) 873575 + 76525
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Củng cố về cách thực hiện phép trừ
a) 865279 – 450237 = ?
- Nêu phép trừ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ theo các bước ở SGK
- Nêu lại cách thực hiện
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
-
865279
450237
415042
865279 – 450237 = 415042
b) 647253 – 285749 = ?
-Tiến hành tương tự ý a
Cho học sinh tự thực hiện
-
647253
285749
361504
647253 – 285749 = 361504
- Yêu cầu học sinh nêu lại các bước thực hiện phép trừ
- Tóm tắt
+ Đặt tính
+ Tính (theo thứ trừ từ phải sang trái)
c) Thực hành:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
-Yêu cầu HS làm bàivào bảng con,1số học sinh làm bài ở bảng lớp
- Kiểm tra, chốt kết quả đúng
Đáp án:
a)
-
987864
 b)
-
628450
783251
 35813
204613
592637
Bài tập 2: Tính
-Tiến hành như bài tập 1
Đáp án:
a)
-
65102
 b)
-
941302
13859
298764
51243
642538
Bài 3 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán
- Tóm tắt lên bảng
Tóm tắt:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở,1HS chữa bài ở bảng
Bài giải
Quãng đường xe lửa đi từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1750 – 1315 = 435 (km)
 Đáp số: 435 km
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
-Ôn lại kiến thức của bài
- Báo cáo sĩ số
- 2 HS làm bài – Nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn
- Theo dõi
- 2 học sinh nêu, học sinh khác nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
2 học sinh làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào bảng con
- Theo dõi
- 1 học sinh đọc bài toán
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát
Làm bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 - Nắm được cốt truyện “Ba lưỡi rìu” phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
 2.Kỹ năng:
 - Dựa vào tranh và lời giải thích dưới tranh kể lại câu chuyện: Ba lưỡi rìu
 3.Thái độ:
 -Tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy:Tranh minh hoạ truyện
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS nêu lại mục ghi nhớ của tiết TLV:Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện: Ba lưỡi rìu
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho học sinh đọc phần lời dưới mỗi tranh
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Truyện có mấy nhân vật? (2 nhân vật)
+ Nội dung truyện nói điều gì? (Ông tiên thử thách chàng tiều phu về tính thật thà)
- Cho học sinh kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” theo nhóm
- Cho học sinh thi kể (sử dụng tranh)
Bài tập 2: Phát triển ý dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện
+ Để thực hiện được bài tập 2 các em cần quan sát kĩ tranh, hình dung ra nhân vật trong tranh đang làm gì? nói gì? 
+ Hướng dẫn học sinh làm mẫu tranh 1
- Cho học sinh trả lời câu hỏi
+ Nhân vật làm gì? nói gì?
+Nêu ngoại hình nhân vật
- Nhận xét chốt lời giải đúng
- Yêu cầu học sinh tập xây dựng đoạn văn 
- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện
+ Kể từng đoạn
+ Kể toàn câu chuyện
-Nêu nội dung câu chuyện
-Giáo viên và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về viết lại câu chuyện đã kể
- Hát
- Đọc ghi nhớ
- Nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh nêu, lớp theo dõi
- 6 học sinh nối tiếp đọc ở SGK 
- Trả lời
- Kể theo nhóm 2
- 2, 3 học sinh kể lại cốt truyện 
-Nêu yêu cầu
- Theo dõi
- Trả lời
- Quan sát tranh 1 
- 1 học sinh đọc lời dẫn cả lớp đọc thầm, nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- Xây dựng đoạn văn
- 2 học sinh kể
- 2 học sinh kể
-Lắng nghe
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
	.
Địa lý:
TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Biết
 - Vị trí Tây Nguyên trên bản đồ
 - Một số đặc điểm của Tây Nguyên
 2.Kỹ năng:
 - Chỉ bản đồ,phân tích tranh ảnh
 3.Thái độ:
 -Yêu thích tìm hiểu về vùng đất Tây Nguyên
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thầy: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
	- Trò: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm tiêu biểu của vùng Trung du Bắc Bộ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
-Giới thiệu Tây Nguyên trên bản đồ (Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên tầng cao, tầng thấp khác nhau)
- Cho học sinh quan sát lược đồ để chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ.
- Gọi học sinh đọc tên các cao nguyên đó
Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ địa lý Việt Nam vị trí và đọc tên các cao nguyên
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu ở mục 1 (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
Cao nguyên
Độ cao
Đắc Lắc
Kon Tum
Di Linh
Lâm Viên
400 m
500 m
1000 m
1500m
- Giới thiệu về một số đặc điểm chính của 4 cao nguyên vừa nêu.
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
*Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Cho học sinh đọc mục 2 SGK tự trả lời câu hỏi:
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa gồm những tháng nào? Mùa khô gồm những tháng nào? (Mùa mưa vào tháng 5; 6; 7; 8; 9; 10)
+ Mùa khô vào tháng 1; 2; 3; 4; 11; 12
- Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? là những mùa nào?
+Hai mùa là mùa mưa và mùa khô
* Ghi nhớ: SGK 
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
4. Củng cố
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5.Dặn dò:	
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát
- Trả lời – Nhận xét
- Cả lớp theo dõi
Quan sát,lắng nghe
- Quan sát H1 SGK trang 82, chỉ vị trí các cao nguyên
- Đọc theo hướng từ Bắc xuống Nam
- Thực hiện yêu cầu 
- Thực hiện
- Lắng nghe
- Đọc thầm ở SGK
- 2 học sinh trả lời
- 2 học sinh đọc trong SGK
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
 SINH HOẠT ĐỘI

Tài liệu đính kèm:

  • docquyển 2 sửa.doc