Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Lê Thị Thuỷ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Lê Thị Thuỷ

TẬP ĐỌC:

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Yêu cầu cần đạt :

-Đọc rành mạch, trôi chảy , bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà

Trò, Dế Mèn).

-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

-Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp cửa Dế Mèn, bước đầu

biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK;tranh, ảnh Dế Mèn phiêu lưu kí.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Lê Thị Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Yêu cầu cần đạt : 
-Đọc rành mạch, trôi chảy , bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà 
Trò, Dế Mèn). 
-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
-Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp cửa Dế Mèn, bước đầu 
biết nhận xét về một nhân vật trong bài. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ SGK;tranh, ảnh Dế Mèn phiêu lưu kí. 
III. Hoạt động dạy và học 
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1 Bài cũ :KT sách, vở 
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
a. Hoạt động 1:Luyện đọc:
Mục tiêu:Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng co ùâm vần dễ lẫn lộn. 
-GV đọc mẫu cả bài – chia đoạn 
-Cho HS đọc đoạn
- Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai. 
-Cho HS tiếp nối đọc từng đoạn lần 2, giải nghĩa từ khó: ngắn chùn chùn, thui thủi. 
-HS luyện đọc theo cặp, nhóm. 
-Gọi HS đọc cả bài.
b. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu:Hiểu nội dung bài. 
- Cho HS đọc đoạn 1
H. Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
- Nội dung đoạn 1 nói gì?
Gọi HS đọc đoạn 2 
H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
- Đoạn 2 nói lên điều gì?
HS đọc đoạn 3
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn?
H: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa? Hãy kẻ vắn tắt câu chuyện đó?
H:Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích?
Hướng dẫn rút ra ý nghĩa
c. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Mục tiêu:Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò)
-Cho HS đọc nối tiếp. 
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1
-GV đọc mẫu. 
-Cho HS luyện đọc theo cặp. 
-Cho HS thi đọc. 
 3 Củng cố: Nêu đại ý, liên hệ, giáo dục. 
4 dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị bài mới. 
- HS theo dõi 
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn. 
- 2HS đọc cá nhân. 
-HS đọc đoạn lần 2, đọc chú giải. 
3-4 HS(TB) đọc. 
- Đọc theo nhóm
1HS(khá) đọc. Cả lớp theo giỏi. 
HS đọc thầm
- Chị nhà Trò bé nhỏ lại gầy yếu
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- HS đọc thầm
- Bọn Nhện đánh chị và chăng tơ ngang đường đe bắt chị
- Nói lên hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò..
HS đọc thầm
- Em đừng sợ hãy trở về đây với tôi.
-HS phát biểu
- HS phát biểu
- HS nêu và giải thích. 
HS nêu: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
3HS đọc nối tiếp. 
-HS đọc. 
2-4 HS(khá) thi đọc diễn cảm
TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn về:
- Đọc, viết được các số đến 100 000. 
-Biết phân tích cấu tạo số. 
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ: Kiểm tra sách, vở của HS
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
HĐ 1: Bài 1, 2 Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. 
Mục tiêu: Học sinh biết cách đọc, viết số và các hàng
a/ GV viết số:83 251. 
Cho HS đọc, nêu chữ số hàng đơn vị, 
b/ Tương tự như trên với số 83 001; 
80 201; 80 001
H:1 chục = mấy đơn vị?
H: 1 trăm = mấy chục?
H: nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn?
3. Thực hành
Bài 1a/ HS nhận xét, tìm ra quy luật về viết các số trong dãy số này, cho biết số cần viết tiếp theo 
10 000 là số nào, HS làm nháp, bảng lớp, nhận xét, sửa sai. 
b/ HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp 
cho HS nêu quy luật và thống nhất kết quả. HS thảo luận nhóm đôi, 1 số nhóm thi làm bảng lớp, lớp nhận xét, sửa sai. 
Bài 2:HS đọc đề, GV phát phiếu học tập, 
Bài 3:Viết mỗi số sau thành tổng: 8 723; 
9 171; 3 082; 7 006
3 Củng cố-Dặn dò: về nhà làm bài tập 4 , 2 số cuối bài 3a trang 3, chuẩn bị bài mới. 
1HS(TB) đọc to, lớp đọc thầm, nêu mỗi chữ số thuộc hàng nào. 
1 chục = 10đơn vị
1 trăm = 10 chục
HS nêu theo nhóm đôi. 
- HS làm nháp , một HS(khá) lên bảng điền. 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000;
Bài 2: 2 HS đọc đề, HS làm cá nhân, 1 số HS trình bày, HS khác nhận xét, sửa sai. 
Bài 3:. HS đọc đề, HS thảo luận theo nhóm, đại diện hai nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
ùHS lắng nghe ghi nhớ. 
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
I. M ục tiêu: Học xong bài này, HS biết. 
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp bốn giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt 
Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và 
đất nước Việt Nam. 
II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính VN. 
-Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ:Kiểm tra SGK. 
2 Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
Hoạt động 1: làm việc cả lớp. 
Mục tiêu: Biết vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta
GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. 
Nước Việt Nam bao gồm phần đất liền, các hải đảo. Phần đất liền nước ta có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Căm –pu- chia, phía đông và phía nam là vùng biển rộng lớn. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông. Biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo. 
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống. Các dân tộc ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc các đảo, quần đảo trên biển. 
-Cho HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí, thành phố, tỉnh mà em đang sinh sống. 
Hoạt động 2: Làm việc nhóm, GV cho HS thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét. 
Mục tiêu: Biết được trên nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. 
H:Thiên nhiên ở mỗi nơi trên đất nước ta như thế nào? Con người sống ở đócó những đặc điểm gì? GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào ở một vùng. 
HS mô tả. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. 
Mục tiêu: biết được một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và địa lí. 
H:Môn lịch sử và địa lí giúp các em biết những điều gì? Để học tốt môn lịch sử và địa lí các em cần làm gì?
3 Củng cố, dặn dò: HS đọc bài học. GV hệ thống, chuẩn bị bài mới. 
HS chú ý theo dõi. 
1 số HS trình bày, xác định trên bản đồ. 
-Thiên nhiên ở mỗi nơi đều có nét riêng. Con người ở đó cũng có những đặc điểm riêng trong đời sống, sản xuất, trong cách ăn mặcSong dù nơi nào, dân tộc nào sống trên dải đất này đều chung một tổ quốc VN, chung một lịch sử, một truyền thống VN. 
-Môn lịch sử và địa lí giúp các em biết những điều trênMuốn học tốt môn này cần tập quan sát sự vật hiện tượng thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử địa lí
4-5 HS đọc bài học. 
Thứ 3 ngày 18 tháng 8 năm 2009
TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về 
-Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân( chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số. 
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000. 
II. Nội dung điều chỉnh: Bài 1 côt2, 2b; 4abài 5 (về nhà)
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ: Ôn tập các số đến 100 000. 
Bài 3: 2 HS làm viết mỗi số sau thành tổng : 3 082; 
7 006. 
2 Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
HĐ 1: Luyện tính nhẩm. 
Mục tiêu: HS biết tính nhẩm
GV đọc phép tính. 
Chẳng hạn: “bảy nghìn cộng hai nghìn”. 
GV đọc tiếp “ tám nghìn chia hai”
Bài 1: HS làm miệng
HĐ 2: Bài 2
Mục tiêu: Biết tính cộng, trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số
Bài 2a: đặt tính, tính. 
Cho HS làm vở, nhận xét. 
HĐ 3: Bài 3, 4
Mục tiêu: Biết so sánh các số đến 100000
Bài 3: Cho HS nêu cách so sánh hai số: 5 870 và 
 5 890
HS làm các bài còn lại vào vở. 
Bài 4: HS đọc đề, thảo luận nhóm, đại diện hai nhóm lên làm. Nhận xét, tuyên dương. 
3 Củng cố, dặn dò: 
GV hướng dẫn về nhà làm bài 2b, 4a, 5.
HS tính, viết các câu trả lời. 
nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới. 
HS tính trong đầu, ghi kết quả ra nháp ( 9 000)
HS ghi tiếp: 4 000
HS nêu miệng
HS làm vở, bảng lớp, nhận xét
Hai số này cùng có 4 chữ số. Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau. Ở hàng chục có 7 < 9 nên 
5 870 < 5 890
4 327 > 3 742 28 676 = 28 676
- Từ bé đến lớn: 56 731; 65 371; 67 351; 75 631. 
- HS chú ý lắng nghe ghi nhớ. 
KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng 
-Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống
- BVMT: mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức 
ăn, nước uống từ môi trường.
II. Chuẩn bị: Hình trang4, 5 SGK; phiếu học tập; bộ phiếu dùng cho trò chơi:”Cuộc hành trình đến hành tinh khác”. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ: Kiểm tra sách vở HS. 
2 Bài mới:Giới thiệu, ghi đề. 
HĐ1: Động não 
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. 
H: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì  ...  tỉ lệ nhất 
định.
Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hương, kí hiệu bản đồ. 
HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II. Chuẩn bị: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, VN. 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Bài cũ: Môn lịch sử và địa lí. 
H: Hãy cho biết vị trí của đất nước ta?
H: Để học tốt môn Lịch sử và Địa lí, các em cần phải làm gì?
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
1/ Bản đồ
Hoạt động 1: làm việc cả lớp. 
Mục tiêu: Định nghĩa đơn giản về bản đồ. 
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, VN, )
Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ trên bảng. 
H: Hãy nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
H: Bản đồ là gì?
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Mục tiêu: HS biết được phương tiện cách thức vẽ bản đồ
GV treo H1, H2 lên bảng 
Cho HS đọc SGK 
H: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta phải làm như thế nào?
2. Một số yếu tố của bản đồ 
HĐ3: làm việc theo nhóm 
Mục tiêu:Biết được tên, phương hướng, kí hiệu bản đồ
-Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận:
-Trên bản đồ cho ta biết điều gì?
H: Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
- Cho HS chỉ các hướng, B, N, Đ, T (H3)
H: Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào?
H:Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
H: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là gì?
HĐ4: Thực hành vẽ 1 số kí hiệu bản đồ. 
Mục tiêu:Biết vẽ 1 số kí hiệu bản đồ. 
HS quan sát bảng chú giải ở H3 và 1 số bản đồ khác và vẽ kí hiệu của 1 số đối tượng địa lí như đường biên giiới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố
HS làm việc theo cặp. 
3 Củng cố, dặn dò: Hệ thống, đọc bài học. GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới. 
1 số HS đọc tên bản đồ. 
-Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện 1 bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất. Các châu lục, bản đồ VN thể hiện 1 bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất nước VN. 
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo tỉ lệ nhất định. 
- HS quan sát H1 và H2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình. 
1 HS đọc, lớp đọc thầm 
-Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh. 
- Phạm vi thể hiện – Thông tin chủ yếu
- Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. 
1 số HS lên chỉ. 
-HS đọc bảng chú giải
-Dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ. Tất cả các kí hiệu đó được giải thích trong bảng chú giải. 
-Tên của bản đồ, phướng hướng tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. 
2 em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì. 
ĐẠO ĐỨC : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I. M ục tiêu:
- Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được : cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 
- Biết trung thực trong học tập. 
-Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. 
II. Chuẩn bị: SGK Đạo đức 4. Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. 
III. Cách điều chỉnh: Đạo đức:Mục ghi nhớ: thay từ tự trọng bằng các biểu hiện cụ thể là:Trung thực trong học tập là không quay cóp bài Bài2 Ý c thay(trung thực trong học tập là)
III. Hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
HĐ1: Xử lí tình huống (trang3, SGK)
Mục tiêu: Cần phải trung thực trong học tập. 
-Cho HS xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống. 
GV yều cầu HS liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống
GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính, ghi bảng. 
a/ Mượn tranh, của bạn để đưa cô giáo xem. 
b/Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quen ở nhà. 
c/Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau. 
H: Nếu em là Long, em chọn cách giải quyết nào?
GV cho HS giơ tay theo từng cách giải quyết. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó. Đại diện từng nhóm trình bày. 
GV kết luận:
Cách giải quyết (c) là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập. 
HS đọc ghi nhớ SGK. 
HĐ2: Làm việc cá nhân ( bài tập 1 SGK)
Mục tiêu: Biết việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập và việc làm nào thiếu trung thực trong học tập. 
HS đọc nêu yêu cầu của bài tập. 
Cho HS làm việc cá nhân. 
HS trình bày ý kiến. 
GV kết luận:
-Các việc ( c) là trung thực trong học tập. 
Các việc (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. 
HĐ3: Thảo luận nhóm ( BT2, SGK)
Mục tiêu: Biết trung thực trong học tập
Cho HS đọc BT
GV nêu từng ý trong bài tập và nêu yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào mỗi vị trí, quy ước theo 3 thái độ. Tán thành, phân vân, không tán thành. 
GV yêu cầu HS có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình, lớp trao đổi bổ sung. 
GV kết luận. 
-Ý kiến (b), (c ) là đúng. 
-Ý kiến (a) là sai. 
3. Củng cố: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK. 
 H:Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? Nếu có, bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống như vậy?
4. Dặn dò: Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. 
HS đọc nội dung tình huống SGK, liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống. 
Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày, nhận xét bổ sung. 
HS chú ý lắng nghe. 
3-5HS đọc
2HS đọc. 
HS chú ý lắng nghe. 
1 HS đọc bài tập. 
Các nhóm HS có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình. 
2HS đọc ghi nhớ. Trung thực trong học tập là không quay cóp bài 
 Thứ4
KĨ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
-HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. 
- Biết sử dụng đúng kĩ thuật. 
-Có ý thức thực hiện an toàn lao động. 
II. Chuẩn bị: Một số loại vải thường dùng. Chỉ khâu, chỉ thêu. Kim khâu, kim thêu. 
III. Hoạt động:
của Hoạt động GV
Hoạt động của HS
2. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. 
Mục tiêu: Biết quan sát, nhận xét về vật liệu khâu thêu. 
a/ Vải:
H: Có những loại vải nào?
H: Vải dùng để làm gì?
b/ Chỉ:
H: Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ gì?
H: Chỉ khâu được quấn thành gì?
Quan sát H1 em hãy nêu tên các loại chỉ trong H1a, b?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo, kim
Mục tiêu:Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng những dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu thêu. 
H: Kéo dùng trong may, khâu, thêu gồm những loại kéo nào?
H: Nêu cấu tạo của kéo cắt vải?
H: Dựa vào H2, em hãy so sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
H: Cách sử dụng?
-Cho HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải. 
GV hướng dẫn HS quan sát H4(SGK)kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi(SGK)
Hoạt động 3:HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ
Mục tiêu:HS biết xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Cho HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ theo nhóm nhỏ(2 – 4HS)
GV theo dõi giúp đỡ
Gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. 
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 1số vật liệu và dụng cụ khác. 
Quan sát H6 SGK nêu tên và tác dụng của chúng?
4. Củng cố, dặn dò:Hệ thống, nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới. 
HS đọc nội dung a. 
-Vải sợi bông, vải sợi pha, xa tanh, lụa tơ tằm. 
- Để may, khâu, thêu thành quần, áo và nhiều sản phẩm cần thiết khác cho con người. 
HS đọc nội dung b. 
-Làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. 
-Quấn thành cuộn quanh lõi tròn bằng gỗ, nhựa. 
-Chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng. 
-H1a chỉ khâu 
H1b chỉ thêu
-Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. 
-Kéo cắt vải có hai bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo hai lưỡi kéo. 
-Hai loại kéo này đều có hai phần chủ yếu là tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt để bắt chéo hai lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường có hình uốn cong khép kín để lồng ngón tay khi cắt. Lưỡi kéo nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải. 
-Khi cắt vải, tay phải cầm kéo để điều khiển lưỡi kéo. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ hơn ở phía dưới, để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt. 
-1-2 HS thực hiện, HS khác quan sát và nhận xét. 
HS quan sát và trả lời câu hỏi. 
-
HS thực hành theo nhóm. 
2 Hslên thực hiện, HS khác nhận xét thao tác của bạn. 
Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. 
-Thước dây: dùng để đo các số đo trên cơ thể. 
-Khung thêu cầm tay: giữ cho mặt vải căng khi thêu
-Khuy cài, khuy bấm:dùng để bấm vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác. 
-Phấn may: dùng để vạch dấu trên vải. 
	Thứ 5
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
	Thứ 6

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_le_thi_thuy.doc