Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Hoàng Thị An

Tập đọc:

Bốn anh tài

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc của bốn anh em Cẩu Khây.

 - Giáo dục H tinh thần nghĩa hiệp, sống vì mọi người.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh họa sgk.

 - Bảng phụ.

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 19 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 19
Thứ hai
Ngày soạn: 7 / 1 / 2010
Ngày dạy: 11 / 1 / 2010
Tập đọc:
Bốn anh tài
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc của bốn anh em Cẩu Khây.
 - Giáo dục H tinh thần nghĩa hiệp, sống vì mọi người.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh họa sgk.
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 - Giới thiệu 5 chủ điểm của học kì 2 - Giới thiệu bài.
 - H xem tranh minh hoạ chủ điểm: Người ta là hoa đất.
 - Giới thiệu truyện đọc.
 B.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - H chia đoạn: 5 đoạn
 - H đọc theo đoạn lượt 1, quan sát tranh: Nhận ra từng nhân vật trong tranh.
 - Kết hợp luyện đọc :
 + Từ khó: tên riêng các nhân vật.
 + Câu dài: Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây ... đóng cọc/...Họ ngạc nhiên / Thấy một cậu ... tát nước suối / ...
 - Kết hợp giải nghĩa từ khó:
 Đoạn 1: ? “Cẩu Khây” nghĩa là gì ?
 ? Đặt câu với từ “tinh thông” ?
 Đoạn 2: ? “Yêu tinh” là gì ?
 - 1 H đọc bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
 - H hoạt động nhóm 3: đọc thầm - Trả lời câu hỏi sgk.
 - Đại diện nhóm trả lời.
Đoạn 1, 2:
 ? Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có đặc biệt gì ? (Sức khoẻ: nhỏ người nhưng ăn 9 chõ xôi, 10 tuổi...., có chí lớn, quyết diệt trừ cái ác)
 ? Có chuyện gì xảy ra ở quê hương Cẩu Khây ?
Đọc thầm đoạn còn lại:
 ? Cẩu Khây lên đường diệt trừ yêu tinh cùng với những ai ?
 ? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
 + Đọc lại toàn bài:
 ? Tìm nội dung câu chuyện ? (ca ngợi sức khoẻ, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây.)
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 5 H nối tiếp đọc 5 đoạn.
 - Gv hướng dẫn đọc: + Toàn bài đọc giọng khá nhanh.
 + Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, lòng nhiệt thành: ...chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai...
 - Luyện đọc theo cặp đoạn 1, 2:
 + Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo cặp.
 + Thi đọc cá nhân.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nhắc lại nội dung của bài ?
 ? Em cần học tập điều gì ở 4 anh em Cẩu Khây ? 
 ? Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Toán:
Ki-lô-mét vuông
I.Mục tiêu:
 - Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
 - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông; 
 - Biết 1 km2 = 1 000 000 m2.
 - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh ảnh chụp cánh đồng.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2 H:
 - Tính giá trị của biểu thức và xem kết quả chia hết cho những số nào trong các số 2, 3, 5 và 9 ?
2253 + 4315 - 173 x 3 = 6049
6438 - 215 x 5 : 25 = 6395
 - Lớp làm vở nháp, nhận xét.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu km2:
T.Để đo S lớn như S cánh đồng, khu rừng ... người ta thường dùng đơn vị đo S là ki-lô-mét vuông.
 - H quan sát bức tranh, ảnh chụp cánh đồng, khu rừng ... Giới thiệu.
 - Km2 là S hình vuông có cạnh là 1 km.
 - Cách đọc, viết: + Ki-lô-mét vuông viết tắt là: Km2 - đọc là ...
 + 1km2 = 1 000 000 m2
 c.Thực hành:
Bài 1(100): 1 H nêu yêu cầu:
 - H nêu miệng kết quả.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 - Lớp làm vào vở - Gv chấm 5 bài - Chữa bài.
Bài 3: (Dành cho H khá, giỏi)1 H đọc đề.
 - Lớp tự giải - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét, thống nhất.
 (3 x 2 = 6 km2)
Bài 4b: H nêu yêu cầu - H làm vào vở.
 - Gv chấm bài 1 dãy - nhận xét:
a. 40 m2 (H khá, giỏi)
b. 330 991 km2
 3.Củng cố, dặn dò:
 Thi giải nhanh: 1 khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 4 km, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. Tính S khu vườn đó.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Chính tả (Nghe - viết):
Kim tự tháp Ai Cập
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập chính tả về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu, băng giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc bài viết chính tả - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm bài văn - H chú ý những từ khó viết, cách trình bày - Gv nhắc nhở. 
 ? Đoạn văn nói lên điều gì ? (Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập Cổ Đại.)
 - H gấp sgk - Gv đọc H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét .
 c.Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a,b: H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở bài tập, Gv phát phiếu cho 2 H.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt:
 b. sinh vật, biết - biết, sáng tác, tuyệt mĩ - xứng đáng)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc các từ ngữ đã học.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________________________________________
Thứ ba
Ngày soạn: 8 / 1 / 2010
Ngày dạy : 11 / 1 / 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Giúp H rèn luyện kĩ năng:
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc được các thông tin trên biểu đồ cột.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 1 H: 1 km2 = m2	1 000 000 = km2
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(101): H nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - H làm vở nháp - Trình bày kết quả 
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: (H khá, giỏi) H đọc yêu cầu - H tự giải - 1 H chữa bài.
 - Gv chốt: a. 5 x 4 = 20 (km2)
 b. Đổi 8 000 m = 8 km
 8 x 2 = 16 (km2)
Bài 3b: H nêu yêu cầu: Tính diện tích khu đất hình chữ nhật:
 - H làm vào vở - Gv chấm bài 1 tổ - Nhận xét.
Bài 4: H nêu yêu cầu - H tự giải vào vở (H khá, giỏi)
 - 1 H chữa bài: Chiều rộng khu đất:
 3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất:
 3 x 1 = 3 (km2)
Bài 5: H nêu yêu cầu:
 - H quan sát biểu đồ - Làm bài - Nêu kết quả.
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I.Mục tiêu:
 - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ?, xác định bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1, mục III), biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2,3).
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu viết đoạn văn phần Nhận xét, đoạn văn ở Bt 1 (Luyện tập)
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét :
 - 1 H đọc nội dung bài tập - Lớp đọc thầm.
 - Trao đổi theo cặp 3 câu hỏi.
 - Gv dán bảng 2 phiếu nội dung đoạn văn.
 - 2 H 2 dãy lên đánh dấu câu kể, tìm bộ phận chủ ngữ...
 - Lớp nhận xét, chốt:
 Câu 1: Một đàn ngỗng / vươn dài...; / chỉ con vật / cụm danh từ.
 Câu 2: Hùng / .........; 	 / chỉ người / danh từ.
 Câu 3 ...... câu 5 .... câu 6 ....
 - Gv kết luận:
 c. Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc ghi nhớ.
 - 2 H lấy ví dụ minh hoạ, phân tích.
 d. Phần Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu - Gv phát phiếu cho 2 nhóm đôi, lớp hoạt động nhóm 2
 - H dán phiếu - Lớp nhận xét, Gv chốt:
Câu 3: Chim chóc / ... ; Câu 4 : Thanh niên / .... ; Câu 5: Phụ nữ / ....
Câu 6: Em nhỏ / .... ; Câu 7: Các cụ già /...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở - H trình bày nối tiếp - Lớp nhận xét - chấm chéo bài của nhau.
Bài 3: H nêu yêu cầu - quan sát tranh minh hoạ bài tập.
 - 1 H khá giỏi làm mẫu: nói 2, 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
 - H làm việc vào vở.
 - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét - 3, 4 H trình bày nối tiếp bài làm của mình. 
3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Hoàn thành bài.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Địa lí:
Đồng bằng Nam Bộ
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
 + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
 + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải được cải tạo.
 - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. 
 - Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.
 - Yêu quê hương, đất nước. Có ý thức giữ gìn môi trường nước.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Gv và H: tranh, ảnh về đồng bằng Nam Bộ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Các hoạt động:
1.Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 - Gv chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ.
 ? Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ? Do những con sông nào bồi đắp nên ? (Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.)
 ? Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai) ?
 (đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây Nam Bộ (còn gọi là đồng bằng sông Cưu Long) có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp mười. Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng có nhiều đất phèn, mặn cần được cải tạo).
 - Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 ? Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí của đồng bằng Nam Bộ, Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Đồng Nai.
2.Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
*Hoạt động 2: Làm việc theo cặp:
 - Dựa vào hình ảnh đồng bằng Nam Bộ, sgk.
 ? Nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao lại có tên là Cửu Long ? (H khá, giỏi)
 ? H trình bày kết quả chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ địa lí VN ?
 ? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ? (H khá, giỏi: để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng)
 ? Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì ?
 ? Để khắc phục trình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì ? (xây dựng nhiều hồ lớn để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt).
T. Nhờ có Biển Hồ Cam-pu-chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà ít gây thiệt hại về mùa lũ nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. 
T. Sông ở đ ... vở nháp hình bình hành có cạnh lần lượt là: 10 cm, 6 cm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hình thành công thức tính S hình bình hành:
T. Dán hình vẽ: hình bình hành ABCD (như sgk).
 - H quan sát.
 - Vẽ AH vuông góc DC - DC là đáy của hình bình hành. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành.
 ? Tính S hình bình hành ABCD đã cho ?
 + Cắt phần tam giác DAH và ghép lại (như hình vẽ) để được hình chữ nhật ABIH.
 ? Nhận xét về S hình bình hành và S hình chữ nhật vừa tạo thành ?
 ? Nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình ?
 ? Tìm công thức tính S hình bình hành ?
S = a x h
 ? Muốn tính S hình bình hành ta làm như thế nào ?
 c.Thực hành:
Bài 1 (104) H nêu yêu cầu: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:
 - H làm vở nháp, nêu kết quả - Lớp nhận xét, thống nhất.
 45 cm2, 52 cm2, 63 cm2.
Bài 2: (H khá, giỏi)
 ? So sánh S hình bình hành và S hình chữ nhật ? ( bằng nhau và bằng 50 cm2)
Bài 3a: 1 H nêu yêu cầu: 
 - Lớp làm vào vở.
 - Gv chấm 5 bài 2 H chữa bài - Lớp nhận xét.
 a. 4 dm = 40 cm	b. 4m = 40 dm (H khá, giỏi)
 40 x 34 = 1360 (cm2)	 40 x 13 = 520 (dm2)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu công thức tính S hình bình hành ?
T. Thi đua giải nhanh: (H khá, giỏi)
 Một hình bình hành có độ dài cạnh đáy và chiều cao tương ứng là các số tự nhiên, đơn vị xăng ti mét có tổng độ dài đáy và đường cao này là 8 cm.
 Tìm hình bình hành có S lớn nhất, hình bình hành có S bé nhất, hình bình hành có S lớn nhất ?
 - H xung phong giải:
 Ta có: 1 + 7 = 2 + 6 = 3 + 5 = 4 + 4 
Mà 1 x 7 = 7	3 x 5 = 15
 2 x 6 = 12	4 x 4 = 16
7 12 15 16
 - Hình bình hành có S lớn nhất là 16 cm2 khi đáy và chiều cao lần lượt là : 4 cm và 4 cm.
 - Hình bình hành có S bé nhất là 7 cm2 khi đáy và chiều cao lần lượt là : 1 cm và 7 cm .
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng mở bài trong 
bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
 - Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 - Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học (BT2).
 - H biết chịu khó, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ 2 cách mở bài, bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu hai cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ?
 - Gv treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 2 H nối tiếp nêu yêu cầu:
 - Lớp đọc thầm đoạn mở bài.
 - Trao đổi theo nhóm 2: Tìm và so sánh điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài ?
 - H nêu ý kiến - Lớp và Gv nhận xét, kết luận :
 + Điểm giống nhau: có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
 + Điển khác nhau: Đoạn a, b: (mở bài trực tiếp) giới thiệu ngay đồ vật định tả.
 Đoạn c: (mở bài gián tiếp) nói chuyện khác...
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - 1 H viết 2 cách mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn (bàn ở trường hoặc ở nhà).
 - Gv phát phiếu cho 3 H đại diện 3 dãy làm.
 - H nối tiếp trình bày kết quả - lớp nhận xét, bổ sung.
 - 3 H dán phiếu, trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Hoàn thành bài vào vở.
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I.Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3,4).
 - Giáo dục H tính chính xác, ý chí vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Từ điển TV, 4 tờ phiếu (Bt1)
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu ghi nhớ của bài chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - Lớp đọc thầm, trao đổi theo nhóm: 4 nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Lớp và Gv nhận xét, bổ sung.
 ( a. tài hoa, tài năng, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức.
 b. tài nguyên, tài trợ, tài sản...
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: 
 - 1 H đặt một câu hỏi vào vở, 3 H viết bảng. 
 - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 ? Tìm các câu tục ngữ có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
 - H làm bài cá nhân, H nêu nhận xét, Gv chốt.
Bài 4: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vở - Trình bày - Gv chốt.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu 1 số câu thành ngữ, tục ngữ về tài trí của con người ?
 - Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________
Lịch sử:
Nước ta cuối thời Trần
I.Mục tiêu:
 - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
 + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều đình một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
 + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
 - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
 - Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
 - Giáo dục H yêu thích lịch sử nước nhà.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -Phiếu học tập của H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Việc quân dân nhà Trần rút khỏi Thăng Long khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta là đúng hay sai ? Vì sao ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: 3 nhóm:
1. Sự suy yếu của nhà Trần:
 - Gv phát phiếu học tập cho 3 nhóm:
 ? Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
 ? Những kẻ có quyền thế đối xử với nhân dân ra sao ?
 ? Cuộc sống của nhân dân ta như thế nào ?
 ? Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
 ? Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
 ? Trình bày tình hình nước ta dưới thời Trần từ sau thế kỉ XIV ?
*Hoạt động 2: làm việc cả lớp :
2.Sự ra đời của nhà Hồ:
 ? Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
 ? Ông đã làm gì ?
 ? Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao? 
 ? Nêu nội dung một số cải cánh của Hồ Quý Ly ? (quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì )(H khá, giỏi)
 ? Cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại do nguyên nhân nào ? (H khá, giỏi)
 ( Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.)
 - Gv chốt.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ?
 ? Cuộc sống của nhân dân ta lúc đó như thế nào ?
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
___________________________________________________________________
Thứ sáu 
Ngày soạn: 10 / 1 / 2009
Ngày dạy : 15 / 1 / 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
 - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
 - H yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Hình vẽ bằng bìa sgk.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Viết công thức tính diện tích hình bình hành ? Tính diện tích hình bình hành biết: 
 h = 5dm; a = 15dm.
 h = 10dm; a = 20dm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(): 1 H nêu yêu cầu: 
 - H nhận dạng hình.
 - Nêu từng cặp cạnh đối diện của từng hình?
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu 	a
 - H làm vào vở - H nêu kết quả. A B
Bài 3a: 1 H nêu yêu cầu, Gv vẽ hình bình hành. 
 ? Lập công thức tính chu vi hình bình hành? b
 P = (a + b) x 2 (a, b cùng đơn vị đo) 
 - H nêu, nhắc lại. D C
 - H áp dụng công thức tính vào vở - Gv chấm bài 
 - 2 H chữa bài.
 a. 22cm; 
 b. 30cm (H khá, giỏi) 
Bài 4: 1 H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 - Lớp làm vào vở - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét.
 40 x 25 = 1000 (dm2) 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu công thức tính P, S hình bình hành ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng kết bài trong 
bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
 - Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
 - Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật(BT2).
 - H biết chịu khó, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ 2 cách kết bài, bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc đoạn mở bài kết bài trong bài văn miêu tả cái bàn học ?
 - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 2 H nối tiếp nêu yêu cầu:
 - Nhắc lại 2 cách kết bài trong bài văn kể chuyện.
 - Gv dán bảng 2 cách két bài.
 - H đọc thầm bài “Cái nón” - Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
 - H nêu, lớp nhận xét, Gv kết luận :
 (Câu a: đoạn kết: “Má bảo...méo vành”
 Câu b: Kiểu kết bài: kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.)
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H chọn đề bài, nêu.
 - H làm vở bài tập: viết kết bài theo kiểu mở rộng.
 - Gv phát bút dạ, giấy trắng cho 3 H.
 - 3 H nối tiếp trình bày kết quả - Lớp nhận xét, Gv chốt.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Hoàn thành bài vào vở.
 _____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục vệ sinh răng miệng 
I.Mục tiêu: 
 - Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 - H nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng
 ? Em cần làm gì để giữ gìn vệ sinh răng miệng ?
 ? Em thường đánh răng vào lúc nào ? 
 ? Vì sao phải thường xuyên đánh răng ? Em đã thường xuyên đánh răng chưa ?
 2.Hoạt động 2:
* Sinh hoạt lớp:
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
 - GV bổ sung: Sơ kết thi đua HKI đạt lớp tiên tiến.
 - Tổng kết thi đua học kì I - Phát thưởng cho H đạt thành tích cao trong phong trào thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong HKI vừa qua.
* Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Kiểm tra sách vở học kì II.
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày thành lập Đảng, mừng Xuân mới.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: về thực hiện phép chia, ôn lại kiến thức cũ...
 + Tích cực luyện đọc nhiều hơn, thi đọc diễn cảm.
 + Không ăn quà vặt - VS QC sạch, đúng giờ.
 + Thu nộp đợt 3 đầy đủ, đúng thời gian.
 ____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc