Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - Hoàng Thị An

Tập đọc:

Vẽ về cuộc sống an toàn

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.

 - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi của bài).

 - Có ý thức khi tham gia giao thông, biết tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.

II.Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ sgk.

 - Tranh vẽ an toàn giao thông do các en tự vẽ.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 24 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai 
Ngày soạn: 20 / 2 / 2010
Ngày dạy : 22 / 2 / 2010
Tập đọc:
Vẽ về cuộc sống an toàn
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
 - Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi của bài).
 - Có ý thức khi tham gia giao thông, biết tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ sgk.
 - Tranh vẽ an toàn giao thông do các en tự vẽ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc thuộc lòng bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và nêu nội dung của bài ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - H đọc đoạn nối tiếp.
 - Hướng dẫn H đọc từ khó: UNICEF - Gv giải thích: ... là tên viết tắt của quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
 - Hướng dẫn H xem tranh thiếu nhi vẽ.
 - Giải nghĩa từ mới : ? Đặt câu với từ “thẩm mĩ” ?
 ? “Nhận thức ” là gì ?
	 ? Tìm từ cùng nghĩa với từ “khích lệ”
 	 ? “ý tưởng ” là như thế nào ?
	 ? Thế nào là “ngôn ngữ hội hoạ” ?
 - H đọc bài theo nhóm.
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu. 
*Tìm hiểu bài:
 H đọc thầm toàn bài - Trả lời câu hỏi:
 ? Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? (em muốn sống an toàn) 
 ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
 ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
 ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẫm mĩ của các em? (phòng trưng bày là phòng tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ ... bất ngờ .)
 ? Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ? (gây ấn tượng cho người đọc, tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin) 
 ? Nêu nội dung chính của bản tin ? (Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn” được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn đặc biệt là an toàn giao thông ).
*Hướng dẫn luyện đọc lại:
 - 4 H nối tiếp đọc 4 đoạn của bài - Gv hướng dẫn đọc bài: đọc giọng nhanh, gọn, rõ ràng.
 - Gv hướng dẫn H luyện đọc và thi đọc đoạn: “Được phát động từ tháng 4 ... Kiên Giang”.
 + Gv đọc mẫu - H luyện theo cặp - Thi đọc.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu nội dung của bài ?
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
____________________________________
Toán:
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
- H cẩn thận, yêu môn học.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H chữa bài tập 3 (127).
 - 1 H tính: - Lớp làm vở nháp.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Củng cố kĩ năng cộng phân số:
T.(bảng) Tính: ; + 
 - H nêu cách tính - tự làm bài, nêu kết quả - Gv theo dõi, nhắc nhở.
 c. Thực hành:
Bài 1(128): 1 H nêu yêu cầu: Tính (theo mẫu):
 - Gv cùng H làm bài mẫu.
 - H làm vở nháp - Gv kiểm tra kết quả - H nêu - Lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu: Tính chất kết hợp. (H làm nếu còn thời gian)
 - Lớp làm vở - 3 H chữa bài lên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất .
 ? Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ 3 ta làm như thế nào ?Tính chất kết hợp của phân số.
Bài 3: H đọc đề bài:
 - Lớp tự giải vào vở - Gv chấm bài - Nhận xét.
 - 1 H chữa bài. 	 
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu tính chất kết hợp của phép cộng ?
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì II.
_____________________________
Chính tả (Nghe - viết):
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả văn xuôi.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ BT2a. 
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu ghi nội dung bài tập 2b. 
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Gv đọc: 2 H viết: hoạ sĩ, nước Đức, sung sướng, bức tranh.
 - Lớp nhận xét, chữa bài.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn nghe-viết:
 - Gv đọc bài viết chính tả và những từ chú giải - H theo dõi sgk, đọc thầm .
 - H chú ý những từ khó, cách trình bày. 
 - H gấp sgk - Gv đọc - H viết.
 - Gv đọc - H dò bài - Gv chấm bài 1 tổ, H chấm chéo bài còn lại, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: H nêu yêu cầu: H làm vào vở.
 - 1 H nêu kết quả - Lớp nhận xét - Gv bổ sung : 
 (chuyện ... truyện .... chuyện ... truyện; ... chuyện ... truyện.)
T. Giải thích: viết là “chuyện” trong các cụm từ : kể chuyện, câu chuyện.
 viết là “truyện” trong các cụm từ : đọc truyện, quyển truyện, nhân vật trong truyện. Chuyện là một chuỗi sự việc diễn ra có đầu có cuối, được kể bằng lời, còn “truyện” là tác phẩm văn học được in hoặc viết thành chữ.
Bài 2b: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi)
 - Lớp làm vở - 2 H làm phiếu.
 - H dán phiếu - H đọc nội dung phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: mở ... mỡ / ... cãi ... cải/ ... nghỉ ... nghĩ.../
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi nếu còn thời gian)
 - H làm vào vở - 3 H làm bảng phụ - thi đua.
 - Lớp nhận xét - Gv chốt: a. nho - nhỏ - nho
	 b. chi - chì - chị
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Ghi nhớ những từ ngữ vừa học .
Thứ ba
Ngày soạn: 20 / 3 / 2010
Ngày dạy: 23 / 3 / 2010
Toán:
Phép trừ phân số 
I.Mục tiêu:
 - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
 - 2 băng giấy hình chữ nhật chiều dài 12cm, chiều rộng 4cm.
 - Thước, kéo.
 II.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:
 ? Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
 ? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
 Tính: 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
1) Thực hành trên băng giấy:
 - H lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng chia 5 phần:
 ? Cắt bao nhiêu nhiêu phần của băng giấy ? (băng giấy)
 ? Cắt từ băng giấy, đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên.
 ? Phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy? ( băng giấy)
T: Có băng giấy cắt đi băng giấy còn băng giấy.
2)Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số:
 Tính: 
 - H dựa vào băng giấy để tìm kết quả ( ) , 2 = 5-3 ...
Thử lại: + = 
 ? Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào ? So với phép cộng hai phân số cùng mẫu số thì có gì giống nhau ? 
 c.Thực hành:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: Tính:
 - H làm vở nháp - H chữa bài: Nêu miệng kết quả - nêu cách làm ? 
 ? Nêu cách trừ hai phân số cùng mẫu số ?
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Rút gọn rồi tính.
(bg) - = ? Hướng dẫn H rút gọn trước khi trừ: - = - = 
 - Các phần còn lại H làm vào vở.
 - 3 H lên bảng - Lớp nhận xét, thống nhất - Thi đua.
Bài 3: 1 H đọc bài:
 ? Trong các lần thi đấu thể thao, thường có các loại huy chương gì để trao giải cho các vận động viên ?
 - H nêu cách làm - H tự làm 
 - Gv chấm bài 1 dãy - nhận xét, chữa bài, thống nhất:
 1 - = (tổng số huy chương)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_______________________________________
Luyện từ và câu:
Câu kể: Ai là gì ?
I.Mục tiêu:
 - Hiểu được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ?(ND Ghi nhớ)
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
 - H cẩn thận, yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
2 phiếu khổ to (nhận xét ): 3 câu văn.
3 tờ (nội dung một đoạn văn Bài tập 1 (LT).
1 H 1 tấm ảnh gia đình.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ bài tập 1 - Nêu 1 trường hợp sử dụng 1 trong 4 câu thành ngữ đó ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: 4 H nối tiếp nêu nội dung của bài 1, 2 , 3, 4:
 - 1 H đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn (phiếu).
 - Lớp đọc thầm, tìm câu dùng để giới thiệu, câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
 - H nêu - Gv chốt: Câu 1, 2 : giới thiệu.
 Câu 3 : nhận định.
 ? Tìm các bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và Là gì ? trong từng câu ?
 - Gv dán 2 phiếu - 2 H gạch chân từng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ? Là gì ?
 - Lớp nhận xét, Gv chốt.
 ? So sánh xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì ? với hai kiểu câu đã học ? ( khác nhau chủ yếu ở bộ phận vị ngữ)
 ? Bộ phận vị ngữ khác nhau như thế nào ? (kiểu câu Ai làm gì ? vị ngữ trả lời cho câu hỏi “làm gì ?”... )
 c.Phần Ghi nhớ: 3 H đọc ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu: Tìm kiểu câu Ai là gì ? và nêu tác dụng ... ?
 - Trao đổi nhóm 2 - Lớp làm vở bài tập.
 - H nêu, lớp nhận xét - Gv kết luận: 
 (a. Thì ra ... giới thiệu về chiếc máy.
 Đó chính .... nhận định về giá trị ....
 b. Lá là ... nhận định (chỉ mùa)
 Cây lại là ... nhận định (chỉ vụ hoặc năm)
 Trăng ... bầu trời nhận định (chỉ ngày đêm)
 Mười ngón .... nhận định (đếm ngày tháng)
 Lịch lại .... nhận định (năm học)
 c. Sầu riêng ... nhận định về giá trị của sầu riêng bao hàm cả giới thiệu.
Bài 2: H nêu yêu cầu: (H khá, giỏi viết được 4, 5 câu)
2 H làm vở nháp -Từng cặp H thực hành giới thiệu.
 Thi đua giới thiệu trước lớp.
Lớp và Gv nhận xét, bình chọn - H làm vở.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ghi nhớ của bài ?
 - Nhận xét giờ học – Chuẩn bị bài sau. 
________________________________
Địa lí:
Thành phố Cần Thơ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:
 + Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu long, bên sông Hậu.
 + Trung tâm kinh tế, văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
 - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ) Việt Nam.
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ? Thành phố Hồ Chí Minh giáp với những tỉnh nào ?
 ? Nêu những dẫn chứng thể hiện Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của nước ta ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
1) Thành phố ở trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long :
 - Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, trả lời câu hỏi mục 1sgk 
 ? H chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính Việt Nam ?
2)Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Sông Cửu Long:
 Làm việc theo nhóm:
 ? Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ  ...  trong ngày:
 - = (ngày)
 Đáp số: ngày
 - Gv chấm 4, 5 bài - Nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Muốn trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?
Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
__________________________________
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng đoạn văn 
trong bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu:
 - Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).
 - H cẩn thận, sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bút dạ, phiếu.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H nhắc lại ghi nhớ trong bài: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
 - Đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: 1 H đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu
 ? Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả cây cối ?
( Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (Mở bài)
 Đoạn 2, 3: Tả bao quát, từng bộ phận của cây chuối tiêu (Thân bài)
 Đoạn 4: ích lợi của cây chuối tiêu (Kết bài)
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu :
 - H đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh sgk - Làm bài cá nhân vở BT.
 - Gv phát bút dạ cho 8 H làm phiếu - 1 em một đoạn .
 - H nối tiếp trình bày bài - Lớp nhận xét - GV chấm 5 bài.
 - Tuyên dương và đọc cho lớp nghe những bạn làm tốt:
 Đoạn 1: Hè nào em cũng được về thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: Nào na, nào ổi nhưng nhiều hơn cả là chuối...	 
 Đoạn 2: ...Đến gần mới thấy rõ thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây...
 Đoạn 3: ...Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu là nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống...
 Đoạn 3: Cây chuối dường như không bỏ đi thứ nào. Củ chuối, thân chuối để 
nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm. Quả chuối chín ăn vừa ngọt, vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau một bữa ăn được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn thành đoạn văn cho hay hơn.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Luyện từ và câu:
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I.Mục tiêu:
 - Nắm được kiến thức cơ bản để phụ vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì ? bằng cách ghép 2 bộ phận câu (BT1, Bt2, mục III); biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì ? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước, mục III.
 - H cẩn thận, chịu khó, yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - 4 câu viết 4 phiếu ở phần nhận xét.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 3 H nối tiếp trình bày BT2 . 
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: 1 H đọc yêu cầu :
T.Để tìm vị ngữ trong câu, phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi “là gì”?
 - Lớp đọc thầm - trao đổi theo nhóm 2 .
 ? Đoạn văn này có mấy câu ? (4 câu)
 ? Câu nào có dạng Ai là gì ? (Em là cháu bác Tự ) 
 ? Xác định vị ngữ trong câu em vừa tìm được ? (là cháu bác Tự)
 ? Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì ? (Danh từ hoặc cụm danh từ... )
 c.Phần Ghi nhớ:
 - 2 H đọc ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu :
 - H làm, nêu kết quả .
 - Gv: + Các câu thơ trên coi như là câu dù nhà thơ không chấm câu.
 + Từ “là” là từ nối giữa chủ ngữ và vị ngữ, nằm ở bộ phận vị ngữ.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm bài vào vở, nêu kết quả . 
 - Lớp chữa bài - Gv chấm bài, nhận xét.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu:
 - Gv: Cần đặt câu hỏi để tìm...
 - H nêu, lớp nhận xét, Gv bổ sung.
 a.Cần Thơ/ Đà Nẵng... b.Bắc Ninh
 c.Trần Đăng Khoa, Huy Cận,... d.Nguyễn Du...
 - Gv chấm bài, nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc nội dung ghi nhớ.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
___________________________________________
Lịch sử:
Ôn tập
I.Mục tiêu:
 - Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu đọc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện) (thời gian xảy ra sự kiện).
 - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lạp đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV).
 - Giáo dục H tự hào về truyền thống dân tộc.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Băng thời gian phóng to (sgk).
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4:
 - Gv phát băng thời gian cho các nhóm - các nhóm ghi nội dung từng giai đoạn tương ứng với thời gian.
 - Các nhóm báo cáo kết quả .
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VD: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm 981, cuộc kháng chiến chống quan Tống xâm lược lần thứ nhất...
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2: Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
 - Thảo luận 2 nội dung: mục 2, 3 sgk.
 - Các nhóm báo cáo kết quả - Gv kết luận.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Xem lại bài.
 - Nhận xét giờ học – Chuẩn bị bài sau. 
 ________________________________________________________________
Thứ sáu
Ngày soạn: 21 / 2 / 2010
Ngày dạy : 26 / 2 / 2010
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng trừ một phân số với (cho) số tự nhiên.
 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 1 H : Tính: 	 ; 
 - 1 H: chữa bài tập 5(131 - sgk)
 - Lớp làm vở nháp: 12 - ; - 2 
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1b,c: (131): H nêu yêu cầu: Tính:
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất .
 a. (H khá, giỏi) b. c. d.
Bài 2b,c: H nêu yêu cầu: Tính:
 - H làm vào vở (bỏ câu d)
 - Chấm vở 10 em - 3 H chữa bài lên bảng.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 a. (H khá, giỏi) b. c. 
Bài 3: H nêu yêu cầu - Tìm x
 - 3 H làm bảng phụ.
 - Lớp chữa bài, nhận xét.
 a.x = b.x = c.x = 
Bài 4: H nêu yêu cầu : Tính bằng cách thuận tiện nhất: (Nếu còn thời gian)
 - H làm vở - thi đua 
 - 2 H chữa bài, lớp nhận xét, Gv chấm.
Bài 5: 1 H đọc đề bài (H làm nếu còn thời gian)
 - Tóm tắt, tự giải bài vào vở.
 - 1 H chữa bài, lớp nhận xét, Gv chấm vở.
 + = (...)
 - Gv chấm 4, 5 bài - nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học – Về nhà hoàn thành bài - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Tóm tắt tin tức
I.Mục tiêu:
 - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
 - Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin (BT1, Bt2, mục III).
 - Chịu khó, yêu môn học, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Một tờ giấy viết lời giải Bt1.
 - 4 bút, 4 giấy khổ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh.
 - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1: 1 H đọc:
 * Yêu cầu a: Đọc thầm bài “Vẽ về cuộc sống an toàn” - Xác định đoạn của bản tin.
 - H nêu - Gv chốt. 
 *Yêu cầu b: H trao đổi theo nhóm 2. 
 - Viết vào vở BT
 - H nêu sự việc chính, tóm tắt mỗi đoạn.
T. Dán bảng đáp án:
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn”vừa được tổng kết.
UNICEF, báoTNTP vừa tổng kết cuộc thi vẽ: Em muốn sống an toàn. 
Nội dung, kết quả cuộc thi.
Trong tháng 4 có 50 000 bức tranh của thiếu nhi gởi đến.
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
Năng lực của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
 *Yêu cầu c: H làm vở nháp, nêu - Gv dán phiếu (3 câu tóm tắt nội dung bản tin) 
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu :
 - H nêu - Gv kết luận (Phần ghi nhớ) 
 c.Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc nội dung ghi nhớ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu. 
 - Đọc bản tin Vịnh Hạ Long
 - H trao đổi nhóm 2 - Phát 4 phiếu cho 4 H đại diện.
 - H nêu ý kiến, dán phiếu.
 - Lớp nhận xét, chọn bạn tóm tắt ngắn gọn nhất.
T. Chốt: Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11-12- 2000.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
T. Cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai- trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
 - H đọc thầm lại 6 dòng in đậm - Trao đổi nhóm 2.
 - H làm vở - 3 H làm phiếu, trình bày bài nhận xét. 
T.Chốt: 
 - 17-11-1994, vịnh Hạ long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 
 - 29-11-2000, lại được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa mạo. 
 - Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên đất nước mình.
T.Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên không những của nước ta mà là cua thế giới. Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn để mãi xứng đáng là di sản thế giới là niềm tự hào của chúng ta.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nêu tác dụng của việc tóm tắt tin tức, cách tóm tắt.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục vệ sinh răng miệng 
I.Mục tiêu: 
 - Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 - H nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Giáo dục H giữ gìn vệ sinh răng miệng:
 ? Em cần làm gì để giữ gìn vệ sinh răng miệng ?
 ? Em thường đánh răng vào lúc nào ? 
 ? Vì sao phải thường xuyên đánh răng ?
 ? Em đã thường xuyên đánh răng chưa ?
 2.Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp:
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua.
 - GV bổ sung: 
* Gv nêu kế hoạch tuần tới:
 + Kiểm tra sách vở thường xuyên.
 + Đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tiếp tục thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCSHCM.
 + Tăng cường luyện đọc diễn cảm nhiều hơn.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo. 
 + Cán bộ lớp tăng cường giúp đỡ các bạn học yếu: về thực hiện phép cộng trừ phân số, ôn lại kiến thức cũ...
 + Tích cực luyện đọc nhiều hơn, thi đọc diễn cảm.
 + Không ăn quà vặt - VS QC sạch, đúng giờ.
 ________________________________________________________________
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc