Giáo án Lớp 5 Tuàn 1 đến 11 – Buổi chiều - Trường tiểu học IaLy

Giáo án Lớp 5 Tuàn 1 đến 11 – Buổi chiều - Trường tiểu học IaLy

TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.

- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng một đoạn thư

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bức thư

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam

3. Thái độ:

- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt

 

doc 127 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuàn 1 đến 11 – Buổi chiều - Trường tiểu học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I
Thứ ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu... 
- 	Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
- 	Học thuộc lòng một đoạn thư 
2. Kĩ năng: 
- 	Đọc trôi chảy bức thư 
- 	Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài 
- 	Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam 
3. Thái độ: 
- 	Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
- Dự kiến: “tr - s”
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
- Học sinh lắng nghe. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 
- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc 
- Giọng đọc - Nhấn mạnh từ 
- Đọc lên giọng ở câu hỏi 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại 
- Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- GV theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
_GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi 
- Ghi bảng 
- Đại diện nhóm đọc 
- Dự kiến: Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
_HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa - từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
2. Kĩ năng: 
- 	Biết vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa 
3. Thái độ: 
- 	Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao tiếp với người lớn. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị bìa cứng ghi ví dụ 1 và ví dụ 2. Phiếu photo phóng to ghi bài tập 1 và bài tập 2. 
- 	Học sinh: Bút dạ - vẽ tranh ngày khai trường - cánh đồng - bầu trời - dòng sông. Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
Bài luyện từ và câu: “Từ đồng nghĩa sẽ giúp các em hiểu khái niệm ban đầu về từ đồng nghĩa, các dạng từ đồng nghĩa và biết vận dụng để làm bài tập”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Nhận xét, ví dụ
- Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm 
Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc và phân tích ví dụ. 
- Học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại nghĩa của các từ à giống nhau. 
- Xác định từ in đậm : xây dựng, kiến thiết, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. 
- So sánh nghĩa các từ in đậm đoạn a - đoạn b. 
- Cùng chỉ một sự vật, một trạng thái, một tính chất. 
- Nêu VD 
- Học sinh lần lượt đọc 
- Học sinh thực hiện vở nháp 
- Nêu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
- Dự kiến: VD a có thể thay thế cho nhau vì nghĩa các từ ấy giống nhau hoàn toàn . VD b không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn: 
+ Vàng xuộm: chỉ màu vàng đậm của lúa chín
+ Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên 
+ vàng lịm : chỉ màu vàng của lúa chín, gợi cảm giác rất ngọt 
- Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 1) 
- Yêu cầu học sinh đọc câu 2. 
Ÿ Giáo viên chốt lại (ghi bảng phần 2) 
- Nêu ví dụ: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua. 
* Hoạt động 2: Hình thành ghi nhớ 
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trên bảng. 
- Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Phần luyện tập
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành 
- “nước nhà- hoàn cầu -non sông-năm châu”
- Học sinh làm bài cá nhân 
- 2 - 4 học sinh lên bảng gạch từ đồng nghĩa + nước nhà – non sông
 + hoàn cầu – năm châu
Ÿ Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc những từ in đậm có trong đoạn văn ( bảng phụ)
_GV chốt lại 
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2. 
- 1, 2 học sinh đọc 
- Học sinh làm bài cá nhân và sửa bài 
- Giáo viên chốt lại và tuyên dương tổ nêu đúng nhất 
- Các tổ thi đua nêu kết quả bài tập 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Giáo viên thu bài, chấm 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, tuyên dương
- Tìm từ đồng nghĩa với từ: xanh, trắng, đỏ, đen
- Các nhóm thi đua tìm từ đồng nghĩa
- Tuyên dương khen ngợi 
- Cử đại diện lên bảng 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học 
 ĐẠO ĐỨC
Bài 1 : Em là häc sinh Líp 5 (tiết 1)
MỤC TIÊU
Sau khi học bài này, HS biết : 
Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh vẽ các tình huống SGK.
Phiếu học tập.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Kiểm tra sách vở HS.
Bài mới.
Khởi động : HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, nhạc và lời : Hoàng Vân.
Hoạt động 1: Vị thế của HS lớp 5.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống
- Tranh vẽ gì?
 Em nghĩ gì khi xem các tranh ản
h trên?
 Theo em, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV kết luận
- Quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi
HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi
HS trình bày ý kiến của mình
HS khác nhận xét, bổ xung.
- 2 HS đọc ghi nhớ
 2 HS nhắc lại
Hoạt động 2 : Tự hào em là HS lớp 5.
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- 3 nhóm HS trình bày trước lớp.
Hoạt động 3 : Tự liên hệ.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời.
- Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình
- Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của mình.
- HS khác bổ sung ý kiến.	
- HS tự liên hệ.
Hoạt động 4 : Củng cố nội dung bài học.
- Tổ chức trò chơi phóng viên.
- GV nhận xét, kết luận.
- Đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn một số nội dung có liên quan đến bài học.
- Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
- Hãy nêu cảm nghĩ của mình khi là HS lớp 5.
- Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề Trường em.
IV - CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
 Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ngày tháng năm 2010
Luyện Kể chuyện
Lý Tự Trọng
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1 - 2 câu; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, thể hiện lời kể tự nhiên; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt; biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu ý nghĩ ... , Nam công nhận: Người lao động là quý nhất.
- Thầy lập luận: Lúa gạo, vàng , thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị (phí phạm, không có ý nghĩa, không có giá trị gì cả).
 - ý kiến của thầy thể hiện thái độ tôn trọng người khác: Thầy công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam đưa ra quả thật đều rất đáng quý như vẫn không phải là quý nhất. Thầy nêu câu hỏi: “ Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để HS bị thuyết phục bởi ý kiến của thầy: quý nhất trên đời là người lao động.
Bài tập 2
- GV yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK.
- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập; phân tích ví dụ để HS hiểu thế nào là mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một vai suy ngĩ và chuẩn bị ý kiến tranh luận (ghi vắn tắt ra giấy nháp, cử đại diện trình bày).
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý , Nam) thực hiện cuộc trao đổi tranh luận.
- Đại diện từng nhóm tranh luận đưa ra lí lẽ bảo vệ ý kiến của nhóm mình. Cả lớp theo dõi.
- GV và HS nhận xét ý kiến tranh luận của các bạn, đánh giá cao những HS biết tranh luận sôi nổi, biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục.
- HS nhận xét ý kiến tranh luận của từng bạn và có thể phân tích bổ sung thêm dẫn chứng và lí lẽ để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
Bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập và cho biết: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Sắp xếp các câu trả lời đúng theo một trình tự hợp lí và cho biết khi thuyết trình, tranh luận người nói cần phải có thái độ như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm để các em làm bài.
- HS làm việc theo nhóm. Các nhóm nhận giấy khổ to và bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả. GV khuyến khích HS nói thêm giải thích rõ vì sao lại chọn ý kiến đó.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.
- GV và HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Đáp án:
a) Những câu trả lời đúng được sắp xếp lại theo trình tự hợp lí (bắt đầu là điều kiện quan trọng, căn bản nhất)
 1- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không, không thể tham gia thuyết trình tranh luận.
 2- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác.
 3- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.
b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại; tránh nóng nảy vội vã hay bảo thủ (không chịu nghe ý kiến đúng của người khác, cố bảo vệ ý kiến chưa đúng của mình)...
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập 3 vào vở.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
TUẦN 11
Thứ ngày tháng năm 2010
Tập làm văn
luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục tiêu
1. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bảng phụ ghi sẵn các ý kiến của các nhân vật trong đoạn văn của Bài tập1.
- Bút dạ và giấy khổ to để HS ghi lại các lí lẽ và dẫn chứng mở rộng. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu hai HS nêu lại kết quả Bài tập 3 các em đã được học ở tiết trước và hoàn chỉnh ở nhà. 
- Hai HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét việc làm bài của HS ở nhà và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Các em đã biết cách làm thế nào để thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác để đạt được mục đích. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em vận dụng những điều đó để mở rộng lí lẽ, dẫn chứng khi thuyết trình, tranh luận một vấn đề cụ thể.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 1 trong SGK.
- Một HS đọc to Bài tập 1, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn trong nhóm.
- GV nói thêm: Để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trước hết các em phải nắm được vấn đề thuyết trình, tranh luận là gì, ý kiến của mỗi nhân vật ra sao? 
- HS lắng nghe.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Đất, Nước, Không khí, ánh sáng.
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
+ Ai cũng cho mình là quan trọng nhất. Đất nói: mình có chất màu để nuôi cây lớn, không có mình cây không lớn được. Nước..... ... ánh sáng.........Không khí..........
- Khi HS trả lời GV nghe nhận xét kết hợp với đưa bản phụ ghi sẵn nội dung để HS tham khảo.
- HS đọc lại.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất.
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất.
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất.
Cây không thể sống thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất.
Thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
 - GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận các em phải xưng “tôi”. Các nhân vật sau khi nêu tầm quan trọng của mình có thể phản lại ý kiến của các nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Mỗi em chọn đóng vai một trong bốn nhân vật, dựa vào ý kiến của một nhân vật, suy nghĩ mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng, viết lại vào giấy nháp. 
+ Sau đó từng HS tập thuyết trình tranh luận cùng các bạn trong nhóm để bảo vệ ý kiến của mình. Cả nhóm nghe bổ sung lí lẽ và ý kiến cho bạn.
- GV mời các nhóm cử đại diện thi thuyết trình, tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bắt thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh Sáng)
- Đại diện các nhóm đóng vai thuyết trình tranh luận trước lớp.
 GV có thể ghi tóm tắt những ý kiến có lí lẽ, dẫn chứng mở rộng hay lên bảng.
ý kiến của từng nhân vật
Lí lẽ , dẫn chứng mở rộng
Đất:
- Có chất màu nuôi cây.
- Cung cấp chất màu và muối khoáng để nuôi sống cây. Nếu nhổ cây ra khỏi đất thì cây sẽ chết ngay.
Nước:
- Vận chuyển chất màu để nuôi cây.
- Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán dù có đất, cây cối vẫn héo khô...
Không khí:
- Cây cần khí trời để sống.
- Cây cần không khí cũng như con người. Nếu để cây trong bình kín hoặc bọc trong túi ni lông thiếu dưỡng khí cây sẽ dần dần bị chết ....Vì thế nên không khí là cần nhất.
ánh sáng:
- Làm cho cây có màu xanh.
- Thiếu ánh sáng chúng tôi, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Không có ánh dáng, cây sẽ rất yếu ớt, khó sống, cây không thể gọi là cây xanh. Chẳng thế mà bao gia đình trồng cây cảnh trong nhà vãn phải chọn tìm chỗ có nhiều ánh sáng cho cây.
- GV gọi một đến hai HS khá giỏi đóng vai người chứng kiến cuộc tranh luận và đưa ra ý kiến phân xử thuyết phục rằng: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng.
- Một đến hai HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV và HS nhận xét, bình chọn ra người tranh luận giỏi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK. GV giải thích cho HS biết đèn trong bài ca dao nói đến là đèn dầu.
- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trình bày ý kiến của em để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV nhắc HS: 
+ Sử dụng thuyết trình nên các em không cần nhập vài trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình một cách khách quan để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân chuẩn bị ý kiến tranh luận (ghi vắn tắt ra giấy nháp).
- GV gợi ý các em đọc thầm lại bài ca dao, suy nghĩ, tìm lí lẽ dẫn chứng nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn, qua các câu hỏi gợi ý: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?...
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm, suy nghĩ viết vào vở nháp. Ví dụ:
Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, ...(dẫn chứng những ưu điểm của đèn). Tuy thế nhưng đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì ...(dẫn chứng những nhược điểm của đèn). Trăng rất cần cho cuộc sống trên trái đất....(dẫn chứng những ưu điểm của trăng). Tuy nhiên nếu chỉ có trăng thì cũng chưa đủ bởi vì... (dẫn chứng những nhược điểm của trăng). Vì vậy cả trăng và đèn đều cần thiết với con người, chúng bổ sung cho nhau...(dẫn chứng trăng và đèn bổ sung ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho nhau và đều cần thiết, gắn bó với cuộc sống của con người).
- Yêu cầu HS lần lượt trình bày ý kiến.
- HS lần lượt thuyết trình ý kiến của mình, cả lớp theo dõi.
 - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS thuyết trình hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập2 vào vở.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop.doc