Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Buổi chiều

 KHOA HỌC

 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

 I.MỤC TIÊU.

- HS biết tên và công dụng của một số loại chất đốt; cách sử dụng an toàn các loại chất đốt.

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm thông tin. Tiết kiệm các loại chất đốt .

- GD HS có ý thức sử dụng tiết kiệm, an toàn các loại chất đốt.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn 1/2
 Thứ 2ngày 5 tháng 2 năm 2007
 KHOA HọC
	Sử DụNG NĂNG LƯợNG CHấT ĐốT 
 I.MụC TIÊU.
- HS biết tên và công dụng của một số loại chất đốt; cách sử dụng an toàn các loại chất đốt.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm thông tin. Tiết kiệm các loại chất đốt .
- GD HS có ý thức sử dụng tiết kiệm, an toàn các loại chất đốt.
 II. Đồ DùNG DạY - HọC	
	- Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt. 
 III. HOạT ĐộNG DạY - HọC
A. KIểM TRA BàI Cũ (4 phút)
 - Tại sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất?
 - Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng 
Mặt Trời.	 	 
B. BàI MớI. (31 phút)
1.Giới thiệu bài (1')
2. Tìm hiểu bài (27')
- 2 HS trả lời. HS khác nhận xét đánh giá.
Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt.
* Mục tiêu: HS nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
* Cách tiến hành:
 - Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
 - GV cho HS quan sát hình vẽ trang 86 SGK để thấy 
được các chất đốt ở 3 thể.	
* Kết luận: Chất đốt tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí.
- HS kể tên các chất đốt ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Một số HS đọc kết luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS kể được tên và nêu công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn theo các câu hỏi:
+ Nhóm 1; 2 và 3: Sử dụng các chất đốt rắn.
 - Kể tên các chất đốt rắn thường sử dụng ở nông thôn, miền núi?
 - Than đá được sử dụng trong những việc gì? Nơi khai thác chủ yếu?
 - Kể tên các loại than?
+ Nhóm 4; 5 và 6: Sử dụng các chất đốt lỏng.
 - Kể tên các chất đốt lỏng, công dụng của chúng?
 - Đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi tr.87 .
+ Nhóm còn lại: Sử dụng các chất đốt khí.
 - Có những loại khí đốt nào? 
 - Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
 - Hết thời gian thảo luận, GV cho HS trình bày .
GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khi tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho bếp ga.
* Kết luận: GV chốt ý các nhóm vừa trình bày. 
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, kết hợp sử dụng tranh ảnh minh hoạ.
- HS nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của nhóm bạn.
	3. Củng cố - dặn dò: (3')
- Tóm tắt ND bài .
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.Sử dụng năng lượng gió và nước chảy .
Toán *
 Luyện tập tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh hiểu và nắm chắc cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật - Rèn luyện cách tính diện tích của hình hộp chữ nhật . Học sinh vận dụng vào thực tế để giải các bài tập liên quan .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt liên hệ vào thực tế .
II/ Đồ dùng :
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra :
 Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Gt : gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv nêu công thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ? Muốn tính được cần phải chú ý điều gì ?
Bài tập 1: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật .
a/ chiều dài là 15cm ; chiều rộng là 12 cm ; chiều cao là 10 cm .
b/ Chiều dài là 0,25 cm ; chiều rộng là 20 cm ; chiều cao là 1,8dm.
Gv yêu cầu học sinh áp dụng công thức để tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
GV với phần b ta cần phải chú ý điều gì ? 
Bài tập 2:trang 25 vbtt.
Học sinh đọc bài . Và nêu cách giải bt ?
Gv để tính được Stp ta phải làm với các số đo là ps khi giải cần chú ý đến gì ?
Học sinh làm bài - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Bài tập 3:4 trang 25 vbtt
Học sinh đọc và tóm tắt bài .
Gv diện tích sơn chính là diện tích của hình nào ? ta tính diện tích sơn bằng cách nào ?
Gv nếu là thùng không có nắp thì tính ntn ? 
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung 
 Giải
 Diện tích của thùng sơn đó là 
 ( 8 + 5 ) x 2 x 4 + 2 x 8 x5 = 184 dm
 Đáp số : 184 dm
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv nêu cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Soạn 1/2
 Thứ 3 ngày 6 tháng 2 năm 2007
Tiếng Việt *
 Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh nắm vững kiến thức về câu ghép và nối câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn luyện kĩ năng xác định quan hệ từ và cách phân biệt cặp quan hệ từ chỉ ngyuên nhân và kết quả với cặp quan hệ từ điều kiện và kết quả .
- Giáo dục học sinh vận dụng vào thực tế để giải các bài tập liên quan .
II/ Đồ dùng :Bảng phụ chép bài tập 2 tr 22 vbttv
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong bài .
2/ Bài mới :
a/ Gt : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv trong câu ghép thường có cặp quan hệ từ hoặc từ chỉ quan hệ nào ? Nêu ý nghĩa của cặp quan hệ từ thường gặp 
Bài tập 1: Vbttv trang 22
Học sinh đọc và làm bài tập lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Bài tập 2: Sử dụng bảng phụ .
Gv những quan hệ từ ntn chỉ điều kiện - kết quả , chỉ giả thiết - kết quả ?
Học sinh làm vào vở bttv - lên bảng điền vào bảng phụ -nhận xét bổ sung .
GV giữa điều kiện - kết quả và nguyên nhân - kết quả có gì khác nhau ? 
 Bài tập 3: Viết thên vế câu ; quan hệ từ để câu trở thành câu ghép có ý nghĩa chỉ điều kện - kết quả , giả thiết kết quả .
 a/ ....................................................thì bố em cho đi tham quan .
 b/ ............bạn Thảo đánh thắng bạn Hiền ván cừ thứ 2 ......... bạn Thảo dành giải nhất .
Gv khi thên vế hoặc quan hệ từ hay cặp quan hệ từ ta cần chú ý đến những gì ?
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải - nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò :
 Gv nêu các cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả , chỉ điều kiện - kết quả ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Đạo Đức 
 Uỷ ban nhân dân xã , phường em 
 I. MụC TIÊU.
 - HS nắm vững được công việc và tác dụng của Ubnd xã và thể hiện sự tôn trọng với các cb viên chức cấp xã khi giao dịch ....
- Rèn luỵen cho học sinh thực hiện tốt các mối quan hệ với địa phương thông quan Ubnd. Tham gia tốt các công việc do địa phương phát động .
 - GD học sinh ý thức xây dựng văn minh nơi công sở tôn trọng cơ quan công quyền địa phương .
II. Đồ DùNG DạY - HọC
 - 
III. HOạT ĐộNG DạY - HọC 
A. KIểM TRA BàI Cũ(3')
	GV Nêu nd bài học ?
B. BàI MớI (26')
 1.Giới thiệu bài Gv gt bài trực tiếp .
 2. Tìm hiểu bài. (23')
3 học sinh trả lời - nhận xét bổ sung .
HĐ1 : Xử lí tình huống bt2 sgk
* Mục tiêu : Học sinh biết lựa chọn các hành vi phù hợp ....
* Cách tiến hành :Gv chia nhóm 4 và gaio nhiệm vụ xử lí các tình huống cho từng nhóm .
 -Các nhóm thảo luận .
 - Các nhóm báo cáo kết quả .
*KL :Gv kết luận các pt đó do địa phương phát động chúng ta cần phải quan tâm ủng hộ ....
Học sinh quay ghếp hoạt động nhóm 4 . Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí - thảo luận - đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-HS nhắc lại KL.
HĐ 2 :Bày tỏ ý kiến 
* Mục tiêu : Học sinh biết thực hiện quyền bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền .
* Cách tiến hành : Gv chia nhóm giao nhiệm vụ đóng vai xây dựng một vở kịch về xây dựng một sân chơi cho trẻ .
 - Học sinh hoạt động đóng vai 4 học sinh một nhóm .
Gv yêu cầu các nhóm lên trình diễn ? nhận xét bổ sung chọn nhóm đóng hay nhất .
* KL : UBND xã phường luôn quan tâm , chăm sóc ...
Gv gần đến tết nguyên đán em phải làm gì để bảo vệ môi trường ở thôn xóm em ?
Học sinh tập đóng vai nói về việc xây dựng sân chơi cho trẻ em .
Các nhóm theo dõi bổ sung - nhận xét 
Vài HS nhắc lại kết luận.
Học sinh liên hệ .
 3. Củng cố - dặn dò :(3')
 - Tóm tắt nội dung bài: HS nhắc lại nội dung cần biết tr. SGK.
 - Nhận xét giờ học.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.Em yêu tổ quốc em.
 Soạn 3/ 2
 Thứ 4 ngày 7 tháng 2 năm 2007
 Khoa Học 
 Sử DụNG NĂNG LƯợNG CủA GIó 
	 Và NĂNG LƯợNG NƯớC CHảY 
 I.MụC TIÊU.
- HS biết tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- GD HS có ý thức ham tìm hiểu khoa học.
 II. Đồ DùNG DạY - HọC	
Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, nước chảy.
Mô hình tua - bin hoặc bánh xe nước.
 III. HOạT ĐộNG DạY - HọC 
A. KIểM TRA BàI Cũ (4 phút)
 - Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?	 	 
B. BàI MớI. (31 phút)
1.Giới thiệu bài (1')Gv sử dụng mô hình gt bài 
2. Tìm hiểu bài (27')
- 2 HS trả lời
Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
* Mục tiêu:HS hiểu tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên và một số thành tựu trong việc khai thác và sử dụng năng lượng gió.
* Cách tiến hành:
 - GV chia lớp làm 4 nhóm.
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao có gió? Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng 
gió trong tự nhiên?
+ Con người sử dụng năng lượng gió để làm gì?Liên hệ 
thực tế địa phương?
 - Hết thời gian thảo luận, GV cho từng nhóm trình 
bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
* Kết luận: (Như mục Bạn cần biết tr. 90 SGK)
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhắc lại kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng của nước chảy.
* Mục tiêu: HS hiểu tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên và biết một số thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận các câu hỏi trang 91 SGK.
 - Cho HS trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
* Kết luận: (Như mục Bạn cần biết tr. 91 SGK)
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS đọc kết luận.
Hoạt động 3: Thực hành làm quay tua - bin.
* Mục tiêu: HS thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua - bin.
* Cách tiến hành:
 - Cho HS lấy mô hình "tua - bin nước" trong bộ đồ dùng để làm thực hành : Đổ nước làm quay tua - bin của mô hình.
* Kết luận: GV chốt lại tác dụng của năng lượng nước chảy.
- HS làm thực hành theo nhóm bàn.
	3. Củng cố - dặn dò: (3')
- Tóm tắt ND bài: HS đọc lại nội dung cần biết tr.90; 91 SGK .
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
 Toán *
Luyện tập tính diện tich toàn phần của hình lập phương
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững kt về tính diện tích tp của hình lập phương .
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của hình lập phương .Học sinh làm bài tập thành thạo .
- Giáo dục ý thức học tập vân dụng vào thực tế .
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/Kiểm tra: Xen kẽ tronng bài .
2/Bài mới :
a/ Gt : Gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
Gv nêu qui tắc tính diện tích xung quanh của hình lập phương ? muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm ntn?
Bài tập 1: Vbtt tr 27
Học sinh đọc và làm bài - lên bảng giải bài .
Gv so với hình hộp chữ nhật thì tính Sxq và Stp có gì khác nhau ?
Bài tập 2: vbt toán tr 27
Gv hình lập phương không có nắp thì có mấy mặt ? muốn tính S tấm bìa này ta làm ntn ?
Gv chú ý các số đo là số tp khi thực hiện dịch dấu phẩy cần chú ý .
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
Bài tập 3:Vbtt tr27 
Học sinh đọc và tóm tắt bài .
Gv có nhận xét gì về nd của bài toán so với bài tập 1?
Gv đối với dạng bài toán ngược lại của toán tính Sxq, Stp ta cần chú ý khi xác định cạnh của các hình thực hiện phép chia cho cx .
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng giải bài - nhận xét bổ sung .
 Giải 
 Diện tích một mặt hình lập phương thứ nhất dài là .
 54 : 6 = 9 cm . Ta thấy 9 = 3 x3 Nên cạnh của hình lập phương đó là 3 cm .
 Cũng tương tự như hình lập phương thứ 2 có S một mặt là .
 216 :6 = 36 cm .Ta cũng thấy 36 = 6x6 nên cạnh của hình lập phương thứ 2 là :
 6cm . Vậy cạnh của hình lập phương thứ 2 gấp cacnhj của hình lập phương thứ nhất là 
 6 : 3 = 2 lần .
Gv ở bài toán này ta còn có cách giải nào khác ? 
3/Củng cố dặn dò :
 Nêu qui tắc tính S xq và Stp của hình lập phương ? em có thể vận dụng công thức tính diện tích hình hộp cn vào đây được không ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .
 Soạn 3/ 2
 Thứ 5 ngày 7 tháng 2 năm 2007
 Lịch sử 
bến tre đồng khởi
I- Mục tiêu:-Học sinh biết.Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “đồng khởi”.Đi đầu trong phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng chỉ và xác định BĐ và trình bày nét tiêu bỉểu của nd Bến Tre đồng khởi .... Học sinh nhớ được các mốc thời gian.
Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
ảnh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”.
Phiếu học tập của HS.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 3 – 4 phút.
Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Vì sao đất nước ta, ND ta phải đau nỗi đau chia cắt.
 B- Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 1 phút.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) 4 – 5 phút.
 Hãy nêu những tội ác của Mĩ – Diệm đối với đồng bào Miền Nam.
 - Trước tình hình đó, ND miền Nam đã đồng loạt vùng lên “Đồng khởi”.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) 23 – 24 phút.
 GV chia nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn các nhóm thảo luận.
Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ của phong trào “Đồng khởi”.
Tóm tắt diễn biến chính của cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?
 GV dùng bản đồ chỉ vị trí tỉnh Bến Tre và thuật lại diễn biến của cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Kết luận về ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
3. Củng cố dặn dò: 2 – 3 phút.
HS đọc phần ghi nhớ (tr 44).
GV nhận xét bài học, dặn học sinh chuẩn bị bài 21.
- Một số HS trả lời.
 - HS quan sát ảnh SGK, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS theo dõi.
 Hoạt động tập thể
Ôn bài hát : Em là mầm non của Đảng
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh hiểu và nắm vững nd ,các động tác múa hát bài em là Mầm non của Đảng .
- Rèn luyện cho học sinh hát múa thành thạo các động tác thể hiện theo lời của bài hát đúng nhịp điệu
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt biết ơn Đảng và Bác .
II/Nội dung :
1/ Kiểm tra :
Gv tập hợp học sinh theo 4 hàng dọc - phổ biến nd của giờ học ....
2/ Nội dung :
Gv yêu cầu học sinh hát và thể hiện đánh điệu bài hát cả lớp 2 lần ?
Gv theo dõi cả lớp hát và đánh điệu theo lờp bài hát .
Học sinh thực hành cả lớp .
GV yêu cầu các tổ thực hiện hát và đánh điệu theo lời bài hát .
Học sinh các tổ thực hiện - lớp nhận xét bổ sung .
Gv yêu cầu học sinh hát và đánh điệu cá nhân - lớp nhận xét .
Gv yêu cầu lớp hát lời 1 và tập múa bài hát theo lời bài .
Gv theo dõi giúp học sinh còn lúng túng .....
3/Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài tập động tác múa của bài . 
 Tiếng Viêt *
Ôn tập văn kể chuyện
I/Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh kt văn kể chuyện . Học sinh nắm vững cấu tạo của một bài văn k/c.
- Rèn luyện cho học sinh cách trình bày một bài văn kể chuyện .Học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo nd câu chuyện .
- Giáo dục học sinh ý thức học tập vận dụng thực tế để kể câu chuyện hợp lí có tính gd cao
II/Đồdùng : .
III/Các hoạt động dạy học : 
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong bài .
2/Bài mới :
a/Gt : Gv gt bài trực tiếp .
b/ Nội dung :
Gv nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện ?trong văn k/c khi nói các đặc điểm của nhân vật là ta nói đến vấn đề gì ? cần kể ntn ?
Gv để câu chuyện được mọi người học tập và noi theo thì nd của nó mang tính chất ntn ?
 Đề bài :
Em hãy kể một câu chuyện nói về việc bảo vệ thiên nhiên .
Học sinh làm vào vở .
Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện ? nhận xét bổ sung theo hd đã tìm hiểu ở tiết chính .
Học sinh đọc ,hs khác nhận xét bổ sung .
Gv qua câu chuyện vừa kể mọi người học được điều gì ? nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
 Gv bản thân em đã thực hiện ntn ?
3/Củng cố dặn dò :
 Gv nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện ? khi kể cần chú ý đến những gì ? 
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau . 
 Soạn 4/2
 Thứ 6 ngày 8 tháng 2 năm2007
 Tiếng Việt *
 Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
I/Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh nắm vững cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ . Hiểu được nội dung của các quan hệ từ và cặp quan hệ từ .
- Rèn luyện cho học sinh cách nối các quan hệ từ .Học sinh thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Giáo dục học sinh áp dụng vào thực tế .
II/Đồ dùng :
III/Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra : Xen kẽ trong giờ học .
2/Bài mới :
a/Gt : Gv gt bài trực tiếp .
b/Nội dung :
Gv thế nào là câu ghép có quan hệ tương phản ? các quan hệ và cặp quan hệ từ là những từ nào ?
Gv có thể đặt câu hỏi để xác định quan hệ tương phản ntn ?
Bài tập1 : 2 Vbt tv tr 26
Học sinh làm bài vào vở - lên bảng giả bài - nhận xét bổ sung .
Gv để thành vế câu có tương phản trong các vế khi điền ta cần đặt câu hỏi ntn với vế còn lại để cho câu chính xác ?
Bài tập 2 : 3 Vbttv tr26
Gv nêu cách xác định chủ ngữ vị ngữ ? cách đặt câu hỏi để xác định cn -vn ?
Học sinh làm vào vở - lên bảng giải - nhận xét bổ sung .
Bài tập3 :
Hãy điền thên các quan hệ từ để câu ghép có nghĩa tương phản .
 -............. mưa kéo dài..........nước vẫn nhỏ .
- ......Thành mệt, ........................................
Học sinh làm bài v ào vở - lên bảng giải - nhận xét bổ sung .
Gv có mấy quan hệ từ đã học ? là quan hệ từ nào ?
3/ Củng cố dặn dò :
 Gv thế nào là quan hệ từ tương phản ?
 Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.
 Tự học 
Toán 
I/Mục đích yêu cầu :
-Giúp học sinh nắm vững kt về tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Rèn cho học sinh tự giải các bt liên quan đến tính Sxq, Stp của hình hộp cn Và hình lập phương.
- Giáo dục học sinh ý thức tự học .
II/ Nội dung :
1/ Gt : Gv chia nhóm tượng lớp 
2/Tự học :
Nhóm học sinh k làm các bt 3 tr 24, bt 4 tr 25, bt 3tr26 , bt3 tr 29.
Nhóm học sinh tb làm các bt 2tr25, bt2 tr26, bt 2tr27 ,bt 2 tr 29.
Nhóm học sinh yếu làm các bài tập 1tr24,bt1tr 26 ,bt 1 tr27.
Gv theo dõi giúp các nhóm hoàn thành các bài tập được giao.
Học sinh báo cáo kết quả - nhận xét bổ sung .
3/Củng cố dặn dò :
 Về nhà ôn bài chuẩn bị tốt bài tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22 chieu.doc