Giáo án lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Tân Bình

Giáo án lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Tân Bình

I. MỤC TIấU

Giỳp HS :

- Cú biểu tượng về xăng-ti-một khối, đề-xi-một khối.

- Đọc và viết đỳng cỏc số đo cú đơn vị là xăng-ti-một khối, đề-xi-một khối.

- Nhận biết được quan hệ giữa xăng-ti-một khối và đề-xi-một khối.

- Giải được một số bài tập liờn quan đến xăng-ti-một khối, đề-xi-một khối (trong trường hợp đơn giản)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bộ đồ dựng học toỏn lớp 5.

- Mụ hỡnh quan hệ giữa xăng-ti-một khối và đề-xi-một khối như trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 51 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn: 11/2/2011
Ngày giảng:
thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán:
Tiết 111: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối 
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Đọc và viết đúng các số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- Nhận biết được quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Giải được một số bài tập liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối (trong trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy - học
- Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
- Mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Giới thiệu trực tiếp
2.2. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- GV đưa ra hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm cho HS quan sát.
- GV giới thiệu : 
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000cm3
2.3 Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
- GV mời 1 HS chữa bài yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS làm bài đúng nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
- Quan sát hình theo yêu cầu của GV.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu cm3.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu dm3.
-Quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nhắc lại.
1dm3 = 1000 cm3
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét sau đó chữa bài chéo.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
5,8dm3 = ...cm3
Ta có 1dm3 = 1000cm3
mà 5,8 x 1000 = 5800
nên 5,8dm3 = 5800cm3
154000 cm3 = .... dm3
Ta có 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154dm3
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 45: Phân xử tài tình
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn di ảnh hưởng của phương ngữ: rưng rưng, lấy trộm, làm chứng, thừa lệnh, nắm thóc, lập tức, 
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật, và nội dung chuyện.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: quan án, công đường, vẫn cảnh, biện lễ, sư vãi, chạy đàn, khung cửi, niệm phật, 
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. Đồ dùng dạy - học
* GV: Tranh minh hoạ trang 46, SGK (phóng to).
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ	
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu qua tranh 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi một học sinh đọc cả bài.
-GV chia đoạn : có 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Kết hợp giải nghĩa từ mới
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
b) tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gi?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nội dung của câu chuyện là gi?
Ghi nội dung của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc chuyện theo vai. Yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách phá án của quan án?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, và soạn bài Chú đi tuần.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 Học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một, lấy chộm.
+ HS 2: Đòi người làm chứng cúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khác đành nhận tội.
-Đọc nối tiếp lần 3
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp 
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
- Các câu trả lời đúng:
+ Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
* Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
* Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét
+ Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy tiếc khi công sức lao động của mình 
+ Quan án đã phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội. 
+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiển của vị quan án.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài thành tiếng.
- 4 HS đọc theo vai
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.2.a.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi
- HS trả lời
Khoa học:
Tiết 45: Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Tìm được những ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Kể tên được một số nguồn điện phổ biến.
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- Hiểu được vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống. 
GDBVMT: giúp hs biết sử dụng tiết kiệm điện và bảo vệ nguồn nước
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình minh họa 1 trang 92 SGK.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 44.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu: trực tiếp
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời từng câu hỏi sau:
Hoạt động 1: Dòng điện mang năng lượng
- Hỏi: Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết?
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng đó lên bảng.
- Tiếp nối nhau kể tên những đồ dùng sử dụng điện: bóng điện, bàn là, ti vi,......
Hoạt đông 2: ứng dụng của dòng điện
GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 thảo luận câu hỏi sau:
ÄNêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng sử dụng đó: thắp sáng, đốt nóg hay chạy máy?
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận bài làm của HS.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Lắng nghe yêu cầu của GV để nắm nhiệm vụ học tập.
+ 1 nhóm làm vào bảng nhóm. Báo cáo kết quả làm việc.
Hoạt động 3: Vai trò của điện
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện dưới dạng trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?".
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV nói: sinh hoạt hằng ngày, HS các đội phải tìm nhanh các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện trong lĩnh vực đó. Nhóm nào tìm được nhiều thì thắng cuộc
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. 
- Nhận xét trò chơi.
? Để bảo vệ nguồn năng lượng điện ta cần làm gì ?
- Nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- HS chơi trò chơi " Ai nhanh, ai đúng?"
- HS lắng nghe luật chơi
- Cùng tham gia chơi
-Phải bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm
Hoạt động kết thúc
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93, SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Toán
Tiết 112: Mét khối
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Có biểu tượng về đơn vị đo thể tích mét khối
- Đọc và viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
II. Đồ dùng dạy học
- Mô hình giới thiệu quan hệ giữa đơn vị đo thể tích mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối như phần nhận xét kể sẵn vào bảng phụ.
- Các hình minh hoạ của SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trớc.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu trực tiếp
2.2. Hình thành biểu tợng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- GV đa ra mô hình quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối và hớng dẫn HS hình thành mối quan hệ giữa 2 đại lượng này :
+ Xếp các hình lập phơng có thể tích 1dm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1m3. 
+ Xếp đợc bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1m3.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1m3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1dm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1m gồm 10x10x10 =1000 hình lập phương có cạnh 1dm.
Ta có : 1m3 = 1000dm3
+ GV hỏi : Nếu dùng các hình lập phương có cạnh 1cm vào "đầy kín" hình lập phương có cạnh 1m thì sẽ đợc bao nhiêu hình ? 
Ta có : 1m3 = 1000000cm3
+ Mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần vị đo bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1 phần bao nhiêu của đơn vị lớn hơn tiếp liền nó?
- GV gọi HS đọc lại.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
a, GV viết các số đo thể tích lên bảng cho HS đọc.
b, GV yêu cầu HS viết các số đo thể tích theo lời đọc của GV
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho HS để kiểm tra bài.
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu phần a.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đổi của một trong 3 trường hợp đổi từ mét khối sang đề-xi-mét khối.
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
- GV hướng dẫn HS về nhà làm phần b
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề toán trớc lớp.
 ... Hãy nêu vai trò của công tơ điện?
- Giảng: ( cầm cầu chì): Cầu chì có vai trò rất qua trọng. 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
+ Cầu chì có tác dụng ngắt mạch điện, tránh được sự cố nguy hiểm về điện.
+ Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- Quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 3: Các biện pháp tiết kiệm điện
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện?
+ Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
+ Em thấy gia đình mình sử dụng điện như vậy đã hợp lý chưa? Nếu chưa hợp lý cần phải làm gì?
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 99-SGK.
- GV kết luận
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
ÄPhải tiết kiệm điện khi sử dụng điện vì: điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là nguồn năng lượng vô tận....
- 2 HS đọc thành tiếng.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Vì sao phải tiết kiệm điện khi sử dụng điện?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị cho bài ôn tập.
Ngày soạn: 22/02/2011
Ngày giảng:
Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011
Toán:
Tiết 120: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về:
- Tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
II. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm ttra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Giới thiệu trực tiếp
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải:
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước.
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở bài tập.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Đổi: 1m = 10 dm; 
50cm =5 dm; 60cm =6 dm
Sxq của bể cá là:
(dm2)
Diện tích kính mặt đáy bể cá là:
 (dm2)
Diện tích kính để làm bể cá là:
(dm2)
Thể tích của bể cá là:
(dm3)
300 dm3 = 300 lít
Thể tích nước trong bể là:
 (lít)
Đáp số: a) 230 dm 3b) 300 dm3; c) 225 lít
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
a) Sxq của hình lập phương là:
 (m2)
b)Stp của hình lập phương là:
(m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
 ( m3)
Đáp số: a) 9 m2
 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3
-HS nhận xét bài làm của bạn
Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
- HS đọc đề bài
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe và chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2
Luyện từ và câu:
Tiết 48: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Hiểu được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
- Làm đúng các bài tập: Xác định cặp từ hô ứng, tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viét sẵn hai câu văn phần Nhận xét.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, bài 2 phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ở bài 3 trang 59.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài trực tiếp
2.2. Tìm hiểu bài
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- 3 HS lên bảng đặt câu.
-HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
Bài 2
Hỏi :
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên có tác dụng gì ?
Bài 3
- GV yêu cầu : Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép trên.
- GV nhận xét
2.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- GV gọi HS đặt câu 
- Nhận xét câu HS đặt.
2.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS Nhận xét bài làm của bạn 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- Nhận xét, kết luận câu đúng.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có cặp từ hô ứng và chuẩn bị bài sau.
-HS nối tiếp trả lời
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên dùng để nối hai vế câu trong câu ghép.
- Nối tiếp nhau đọc câu thay thế từ in đậm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn
- Chữa bài.
a, Ngày chưa tắt hẳn,/trăng đã lên rồi.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa ... đã
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn
a, Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b, Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Tiết 48: ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu
	Giúp HS :
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miện dàn ý bài văn tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS chuẩn bị đồ vật thật.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu, chấm đoạn văn tả một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài trực tiếp
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét 
- Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình - Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- 3 HS mang bài cho GV chấm.
- HS lắng nghe 
- 1 HS đọc 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, 
- HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Lắng nghe và chuẩn bị bài viết.
Lịch sử:
Tiết 24: Đường Trường sơn
I. Mục tiêu
	Sau bài học HS nêu được:
- Ngày 19/5/1959, Trung Ương quyết định mở đường Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là co đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực..... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Các hình minh học trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi 
- HS neu theo hiểu biết của mình.
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: trung ương đảng quyết định mở đường trường sơn
- Gv treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn 
- GV hỏi:
+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
- GV nhận xét kết luận
- HS cả lớp theo dõi, sau đó 3 HS khác lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp.
- Mỗi ý kiến 1 HS phát ý kiến
+Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
Hoạt động 2: những tấm gương anh dũng trên đường trường sơn
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:
+ Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Tổ chức thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về đường trường sơn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh
+ 2 HS thi kể trước lớp.
+ Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: tầm quan trọng của đường trường sơn
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: 
? Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- GV nhận xét
- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp thống nhất ý kiến: Đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam - Bắc
Củng cố - Dặn dò
- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về đường Trường Sơn.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học thuộc bài, sưu tầm các tranh ảnh, thông tin tư liệu về Chiến dịch Mậu Thân 1968.
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 22
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
A, ưu điểm: 
- Đi đúng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
B, Tồn tại:
-
-
III/ Phương hướng tuần tới.
Phát huy ưu điểm. Khắc phục tồn tại.Thực hiện tốt an toàn giao thông, quán triệt HS chấp hành các chủ trương, pháp luật của nhà nước
Kí duyệt
Hiệu phó CM
Tổ trưởng CM

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 5 ki 2.doc