Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Tập đọc

Luật tục xưa của người Ê-đê

I. Mục tiêu: HS cần:

 - Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng.

 Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khoản luật của nước ta

 - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 101 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2010
Tập đọc 
Luật tục xưa của người Ê-đê
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng. 
 Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết khoản luật của nước ta 
 - Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên. 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chú đi tuần”.trả lời câu hỏi 1, 2 sau bài đọc.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện đọc: 
 - GV đọc mẫu: Đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu.
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. (2-3 lượt) - GV theo dõi.
 - HS đọc theo cặp.
 - 2 HS tiếp nối nhau đọc cả bài.
 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài 
 - GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Ghi vào giấy.
 - Đại diện nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi trước lớp. GV điều khiển đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết.
 ? Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng )
 Kể những việc người Ê- đê xem là có tội? (Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình).
 * GV: Các lại tội trạng được người Ê- đe nêu ra rất rõ ràng, cụ thể, dứt khoát theo từng khoản mục.
 ? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng? (Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.- Tang chứng phải chắc chắn.
 * GV: Ngay từ ngày xưa dân tộc Ê- đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê- đê đã dùng các luật tục để giữ cho buôn làng được bình yên.
 - Sau khi HS trình bày GV mở bảng phụ viết sẵn tên khoảng 5 điều luật của nước ta. 1 HS nhìn bảng đọc lại.
 5. Hoạt động 5: Đọc diễn cảm:
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________________
Chính tả
Nghe - viết : Núi non hùng vĩ
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nghe viết đúng, không mắc quá 5 lỗi chính tả bài : Núi non hùng vĩ.
 - Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. (Chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số).
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi BT.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 3 em - nghe GV đọc những tên riêng trong đoạn thơ "Cửa gió Tùng Chinh" viết lên bảng; cả lớp nhận xét, bổ sung.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn nghe viết
 * GV đọc bài chính tả. HS theo dõi.
 - GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương của Tổ quốc ta, nơi giáp gới giữa ta và Trung Quốc.
 - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai: (tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- pawng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai)
 - HS luyện viết vào giấy nháp.
Lưu ý các tên riêng, những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
GV đọc cho HS viết bài.
 - Chấm bài, chữa lỗi.
 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 - HS đọc bài tập 2 nắm yêu cầu của đề bài ( nêu tên riêng trong đoạn thơ.)
 - HS tìm và nêu tên riêng, cách viết hoa.
 - GV kết luận và viết lên bảng các tên riêng đó.
 - HS đọc nội dung BT3: GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ. 
 - HS theo nhóm chữa bài.GV cho đọc lại bài làm đúng. 
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS về nhà viết lại tên 5 vị vua. Học thuộc lòng các câu đố đã học.
 ______________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Hệ thống hoá , củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi một số HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật; đơn vị đo thể tích.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
GV yêu cầu: HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải.
+ Tóm tắt: Một hình lập có cạnh 2,5 cm.
 Tính: S một mặt, S toàn phần, V(thể tích)?
Bài 2: GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu bài toán (Viết số đo thích hợp vào ô trống).
 - Gọi 1 HS lên làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở .
- Chữa bài trên bảng phụ.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán. GV tóm tắt lên bảng bằng hình vẽ như SGK.
* Bài toán: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau: chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm. Người ta cắt đi một khối gỗ có hình dạng lập phương có cạnh 4cm. Tính thể tích phần gỗ còn lại?
 - HS nêu cách làm rồi giải vào vở.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài học. Dặn ghi nhớ công thức.
 ____________________________________________
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Củng cố kiến thức về văn kể chuyện .
 - Làm đúng bài tập thực hành , thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách truyện, ý nghĩa truyện). 
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- Một vài tờ phiếu cho ha làm bài tập .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gv chấm đoạn văn hs viết trong tiết tập làm văn trước .
 - Gv nhận xét cho điểm hs.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài tập 1: 
 Đề bài : Hãy tả lại nhân vật người chiến sĩ đi tuần trong bài thơ "Chú đi tuần"của Trần Ngọc.
 - hs đọc yêu cầu bài tập .
 - Gv nhắc lại yêu cầu .
 - hs làm bài và trình bày kết quả.
 - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 4. Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò
 - Gv nhận xét tiết học. 
 - Dặn hs ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện rồi đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo.
 ____________________________________________________
Tin học
 Gv chuyên trách dạy
____________________________________________________
Luyện Toán
Luyện tập tính diện tích 
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Hệ thống và cũng cố lại các công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
 - Vận dụng các quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật . 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ . Phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - hs nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật. 
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập.
 Bài 1. Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 220cmvà có chiều cao là 9cm. Tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó.
 Bài 2. Người ta làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 35cm, chiều rộng 26cm, chiều cao 22cm. Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó. (không tính mép dán).
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 2 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
 - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi một HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình lập phương
 - Gọi một HS nhắc lại cách tính diện tích diện tích xung quanh của hình lập phương.
 - Gọi một HS nhắc lại cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài 1: (10 phút)
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung. 
 - Cho HS làm bài cá nhân vào vở.
 - Yêu cầu một số HS trình bày cách làm và nêu kết quả ( mỗi em trình bày một phần ). HS khác nhận xét.
 - GV kết luận, ghi lên bảng lớp lời giải đúng.
Bài 2: (10 phút)
 - Cho HS tự nêu yêu cầu của BT rồi làm bài. 
 - Một HS làm trên bảng phụ rồi. Cả lớp nhận xét bài của bạn
- GV đưa ra lời giải đúng.
Bài 3: (10 phút)
- GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát hình vẽ để có cơ sở làm bài.
- HS tự làm bài. 
- Chữa bài: Cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán. Với phần a, cho HS thấy hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đó gồm 4 hình lập phương nhỏ. Với phần b, cho HS thấy: Có tới 4 mặt của ba hình không cần sơn. Từ đó đưa ra lời giải đúng.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét về kết quả làm bài của HS .
 ______________________________________
Lịch sử
Đường Trường Sơn
I. Mục tiêu: HS cần biết:
 - Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bàoTây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Tỡm hiểu về đường Trường Sơn
 ... a Châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới .
 - Có một số hiểu biết cề thiên nhiên Châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ ( Bắc Mĩ, Nam Mĩ hay Trung Mĩ )
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở Châu Mĩ trên Bản đồ ( lược đồ )
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả điạ cầu . 
 - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ ( nếu có ) 
 - Tranh ảnh về rừng A- ma – zôn .
III. Hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Mĩ 
 - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới .
 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân .
 - Châu Mĩ nằm ở vị trí nào trên trái đất ?
 - Châu Mĩ giáp với những Đại Dương nào ?
 - Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên Thế giới ?
 - GV nhận xét câu trả lời của HS .
 - GV kết luận lại .
 4. Hoạt động 4: Đặc điểm tự nhiên 
 - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi .
 - HS trình bày kết quả 
 - GV cùng các bạn nhận xét bổ sung .
 - Cho HS rút ra kết luận cần ghi nhớ .
 - GV nhận xét kết luận lại.
 5. Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
 _____________________________________________
Thể dục
Bài 54
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích và một số động tác bổ trợ. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
 - Học trò chơi “ Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau ” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi, bóng đủ để HS chơi, bóng rổ 2-3 quả, kẻ sân cho TC và ném bóng.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu: GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ YC giờ học.
 + Y/C HS tập hợp thành vòng tròn, xoay các khớp cổ tay, cổ chân,khớp gối.
 + Cho HS chơi trò chơi tự chọn.
 2. Phần cơ bản.
 a.Môn thể thao tự chọn.
 + Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
 GV nêu tên động tác , làm mẫu rồi cho HS tập đồng loạt theo lớp.
 + GV theo dõi, nhận xét, sửa sai
 b. Ôn ném bóng 150g trúng đích( đích cố định)
 + GV hướng dẫn HS tương tự phần a.
 + Tổ chức thi đua giữa các tổ.
 - Nhận xét, bình chọn cá nhân,tổ.
 c.Hướng dẫn chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ , vỗ tay nhau”
 - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
 - Chia các đội chơi đều như nhau.
 - GV giám sát chặt chẽ, động viên , nhắc nhở.
 3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
 - GV hệ thống bài học, giao bài tập về nhà.
 ________________________________________
Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
-HS cần biết phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bảytực thăng .
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy trực thăng đúng kĩ thuật , đúng qui trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GVnêu tác dụng của máy bay trực thăngtrong thực tế...
* HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: Để lắp gép được máy bay trực thăng , theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kểtên các bộ phận đó.
- HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận : Thân và đuôi.....
* HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết 
- Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng ,đủ từng loại chi tiếttheo bảng trong SGK và xếp vào các nắp hộp theo từng loại.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
b. Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay ( H 2 -SGK )
- YC HS quan sát H@ ( SGK )để trả lời câu hỏi :
+ Để lắp được thân và đuôi máy bay , cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- HS trả lời .....
- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng. trong khi lắp , GV cần thao tác chậm và lưu ý để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoai 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. GV cũng cần cho HS biết phân biệt mặt phải, mặt trái của thân và đuôi máy bay.
* Lắp sàn ca bin giá đỡ ( H 3 - SGK )
- GV YC HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ , em cần phải chọn những chi tiết nào? ( Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài ).
- Gọi 1 HS lên bảng trae lời câu hỏi và thực hiện bước lắp.
* Lắp ca bin H4 -SGK )
- Gọi 1-2 HS lên bảng lắp ca bin.
- YC toàn lớp nhận xét bổ sung bước lắp của bạn.
- Nhận xét bổ sung.
* Lắp cánh quạt ( H 5 -SGK )
- YC HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS , sau đó hướng dẫn lắp cánh quạt
* Lắp càng máy bay ( h 6 -SGK )
- GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay. GV thao tác chậm cho HS quan sát .
- YC HS quan sát và trả lời câu hoitrong SGK.
- Toàn lớp QS và bổ sung bước lắp của bạn.
- GV nhận xét , uốn nắn...
c. Lắp ráp máy bay trực thăng ( H 1- SGK )
- GV hướng dẫn lắp ráp theo các bước trong SGK.
d. Hương dẫn tháo rời các chi tiết và xép gọn vào hộp 
- Cách tiến hanh như bài trước.
VI. Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS chuận bị cho tiết sau học tiếp.
_____________________________________________
 Luyện viết
Bài: 27
Đất nước
i. mục tiêu:
 - Rèn luyện chữ viết cho Hs thực hiện bài 27 vở luyện viết đúng.
 - Luyện viết vở ô li viết bài thơ: "Đất nước"
ii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Luyện viết vở viết đúng.
 - Gv hướng dẫn Hs viết bài.
 - Hs viết bài.
 2. Hoạt động 2: Luyện viết vở ô li
 - Gv hướng dẫn viết bài: "Đất nước" (Sách TV 5 - Tập 2)
 - Hs viết bài.
 - Gv chấm bài, nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét, đánh giá.
 Về nhà viết phần còn lại.
 ____________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra viết 
( Tả cây cối )
I. Mục tiêu :
 - HS viết được một bài văn tả cây cối , có bố cục rõ ràng , đủ ý ,thể hiện được những quan sát riêng : danh từ , đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh , cảm xúc .
II. Đồ dùng dạy học :
 - Giấy kiểm tra hoặc vở
 - Một số tranh ảnh hoặc vật thật để phục vụ đề bài .
III. Hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - Cho HS đọc đề bài và trong SGK .
 - Cho HS nhắc lại dàn ý đã làm :
 - Mỗi HS nhắc lại dàn ý đã viết của mình .
 - GV nhắc cách trình bày bài , chú ý cách viết tên riêng , cách dùng từ , đặt câu .
 4. Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò
 - GV thu bài về nhà chấm .
 - GV nhận xét tiết học. .
 - Chuẩn bị tốt bài sau.
 _________________________________________________
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Củng cố cách tính thời gian của chuyển động .
 - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường .
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ , phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Yêu cầu hs nhắc lại cách tính vận tốc , quãng đường ,thời gian ?
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Cho hs đọc yêu cầu bài toán .
 - GV hướng dẫn HS tính rồi thống nhất kết quả 
 - Cho hs làm bài vào vở. 
 - Nêu kết quả ,các HS khác nhận xét .
 - GV đánh giá bài làm của HS.
 Bài 2: 
 - GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS làm . .
 - Yêu cầu HS tự làm bài và giải thích kết quả .
 - GV đánh giá bài làm của hs .
 Bài 3: Thực hiện phép chia số đo thời gian .
 - Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh 
 - GV theo dõi hướng dẫn thêm những em còn lúng túng. 
 - Cho HS đọc kết quả và giải thích cách làm .
 - GV đánh giá bài làm của HS .
Bài 4: Hướng dẫn HS áp dụng công thức t=s:v
 - GV cho HS nêu cách tính sau đó tự giải .
 - Một số HS trình bày lời giải , cả lớp nhận xét .
 4. Hoạt động 4: Cũng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________________
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết :
 - Quan sát tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau .
 - Kể tên một số cây được mọc ra từ cây mẹ .
 - Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - GV dặn học sinh chuẩn bị theo nhóm : ngọn mía, củ khoai tây ,
 - Hình trang 110, 111 SGK.
III. Hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. .
 - GV nhận xét cho điểm HS .
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Quan sát 
 - Cho HS làm việc theo nhóm . Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình theo chỉ dẫn ở SGK trang 110 
 - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc .
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả .
 - Các nhóm khác theo dõi bổ sung .
 - GV có thể yêu cầu HS kể lên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ .
 - GV kết luận lại .
 4. Hoạt động 4: Thực hành 
 - GV cho HS thực hành trồng cây trên vườn ươm của trường .
 - GV chia đất theo từng nhóm , nhóm trưởng nhận phần đất rồi điều khiển nhóm mình thực hành .
 - GV theo dõi giúp đỡ thêm .
 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn hs về nhà học bài và thực hành những gì đã học .
 - Chuẩn bị chu đáo bài sau.
 _______________________________________________
 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
i. mục tiêu:
 Nhận xét, đánh giá tuần qua.
 Kế hoạch tuần tới.
ii. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Đánh giá tuần qua
 - Học tập:
 Thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
 Một số bạn đạt điểm cao trong tuần qua như 
 - Các hoạt động khác
 Công tác nề nêp, vệ sinh, sinh hoạt đầu buổi nghiêm túc.
 2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Gv nêu kế hoạch hoạt động:
 + Học tập: 
 Kiểm tra việc học bài và làm bài tập nghiêm túc.
 Tổ chức ôn tập tốt.
 Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG 
 + Các hoạt động khác:
 Xây dựng nề nếp, vệ sinh tốt
 Sinh hoạt đầu buổi có kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của Đội 
 ___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an K5 CKTKNKNS VH.doc