Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HOC TÂP (TIẾT 2)
I-Mục tiêu:
Giúp HS có khả năng:
-NHận thức được mỗi người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống.Cần phải có quyết tâm và tìm cách khắc phục. .
- Biết cách quan tâm chia sẽ giúp đỡ những bạn có hoàh cảnh khó khăn.
-Quý trọngvà học tập những tấm gương biết vượt khăn trong cuộc sống và trong học tập
III-Chuẩn bị:
--GV:SGK,SGV
--HS:VBT đạo đức
Kế hoạch dạy tuần 4 Thứ-ngày Thờikhoá biểu Tên bài dạy Nội dung giảm tải Thứ hai 1 - 10 Chào cờ Đạo đức Tập đọc Toán Kể chuyện Lịch sử Sinh hoạt tập thể Vượt khó trong học tập (Tiết 2) Một người chính trực So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên Một nhà thơ chân chính Nước Âu Lạc Bỏ bài tập 5 Thứ ba 2 - 10 Toán Khoa học TLV Mĩ thuật Thể dục Luyện tập Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều ... Cốt truyện VTT: Chép lại hoạ tiết trang trí dân... Thứ t 3 - 10 Tập đọc Toán LT&C Kĩ thuật Tre Việt Nam Yến – tạ - tấn Từ ghépvà từ láy Khâu thường (tiết 2) Thứ năm 4 - 10 Toán Địa lí Chính tả LT&C Thể dục Bảng đơn vị đo khối lượng HĐSX của người dân ở Hoàng ... Sơn Nhớ viết Truyện cổ nước mình Luyện tập về từ ghép và từ láy Thứ sáu 5 - 10 Toán Khoa học TLV Âm nhạc SHL Giây – thế kỉ Tại sao cần phải ...... và đạm thực vật Luyện tập xây dựng cốt truyện Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2006. Đạo đức Vượt khó trong hoc tâp (tiết 2) I-Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: -NHận thức được mỗi người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống.Cần phải có quyết tâm và tìm cách khắc phục. . - Biết cách quan tâm chia sẽ giúp đỡ những bạn có hoàh cảnh khó khăn. -Quý trọngvà học tập những tấm gương biết vượt khăn trong cuộc sống và trong học tập III-Chuẩn bị: --GV:SGK,SGV --HS:VBT đạo đức III-Các PP dạy học Sử dụng các pp dạy học:Đàm thoại, luyện tập thực hành IV-Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, cá nhân, đồng loạt V-Tổng kết đánh giá: Thu vở của nhóm1 để nhận xét đánh giá. Tập đọc Một người chính trực I-Mục tiêu: 1-Đọc thành tiếng:-Đọc đúng các từ:chính trực,Long xưởng,tham tri chính sự.gián nghị đại phu,.. -Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện rõ sự chính trực của Tô Hiến Thành. 2-Đọc-hiểu: -Hiểu các từ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò mã, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử. -Hiểu nội dung,ý nghĩa truyện:Ca ngợi sự chính trực thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nước củaTô Hiến Thành-Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. II-Chuẩn bị: -GV:tranh minh hoạ SGK, băng giấy viết đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. -HS:đọc trước bài ở nhà. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ:(3 phút) Gọi 3 HS tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và cho biết nội dung của bài.GV nhận xét, ghi điểm cho HS. B-Dạy học bài mới:(37 phút) 1-Giới thiệu bài:(1 phút) GV giới thiệu về chủ điểm tuần này cho HS nghe.GV giới thiệu bài bằng tranh, ghi đầu bài lên bảng. 2-HD luyện đọc và tìm hiểu bài a-Luyện đọc:(10 phút) -YC HS tiếp nối đọc 3 đoạn truyện(2 lượt): Đ1:từ đầu đến Đó là Lí Cao Tông. Đ2: Phò tá... đến Tô Hiến Thành Đ3: phần còn lại. -GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS. -HS luyện đọc theo cặp. - Một,hai em đọc cả bài. -Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK -GV đọc diễn cảm toàn bài. b-Tìm hiểu bài:(12 phút) *Đoạn1: Gọi 1HS đọc đoạn1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Tô Hiến Thành làm quan triều nào? ? Mọi người đánh giá ông là ngươi như thế nào ? ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành? HS trả lời và nhận xét các câu hỏi -GV NX,chốt câu trả lời đúng. ? Đoạn 1 kể chuyện gì?( Đ1 kể chuyện thái độ chính trực của TôHiến Thành trong việc lập ngôi vua ). *Đoạn 2: -YC 1HS đọc Đ2, lớp nghe đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? ? Còn gián nghị đaị phu Tân Trung Tá thì sao? ? Đoạn 2 ý nói đến đến ai? (Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ. * Đoạn 3: - YC HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi: ? Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì? ? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đàu triều đình? ? Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần trung Tá? ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ?Vi sao ND ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? HS trả lời và nhận xét các câu hỏi-GV nhận xét, chốt câu trả đúng. ? Đoạn 3 KC gì? (Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước) Gọi 1HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm và tìm ND chính của bài. GV chốt câu trả lời đúng ghi bảng. c-Luyện đọc diễn cảm Gọi 3HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài. YC HS cả lớp NX tìm giọng đọc hay thể hiện đúng giọng đọc phù hợp vơi nôi dung từng đoạn. GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc:''Một hôm, thái hậu..thần xin cử TRàn Trung Tá'' GV đọc mẫu, HS nghe. YC HS luyện đọc phân vai, HS cả lớp nghe và NX.GV NX, ghi điểm HS. 3-Củng cố, dặn dò -Gọi 1HS đọc lại toàn bài và nêu đai ý. -Nhận xét tiết học -Dặn về nhà học bài. Toán So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I-Mục tiêu Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: -Cách so sánh hai số tự nhiên. -Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. II-Chuẩn bị: -GV:+ Bảng phụ chép ND các BT1,2,3,4 -VBT -T4 T1. -HS:VBT toán 4. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu A-KT bài cũ:.(4 phút) -Gọi 4 HS lên bảng chữa bài tập 2 trang 20-SGK: Mỗi HS một số -GV nhận xét, ghi điểm. B-Bài mới (36 phút) 1-GT bài:(1 phút): GV nêu mục tiêu tiết học và nêu đầu bài lên bảng. 2-HD HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên. a-Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: -GV nêu VD:so sánh các cặp số sau:99 và 100; ? số 99 có mấy chữ số? số 100 có mấy chữ số? ? Số nào lớn hơn? số nào bé hơn? -HS trả lời,GV khái quát:” Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn,số nào có ít chữ số thì bé hơn” -YC nhiều HS nhắc lại -GV lấy ví dụ-YC HS thực hiện so sánh b-Trường hợp hai số có số bằng nhau -GV nêu ví dụ,cho HS xác định số chữ số rồi so sánh từng cặp chữ sổ ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải (lần lượt như SGK) -GV KL: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia. 3- Xếp thứ tự các số tự nhiên -GV nêu các số tự nhiên, yêu cầu HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.khi HS xếp YC HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó. -GV hướng dẫn HS KQ: bao giờ cũng so sánh được các số TN nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số TN. 4-Thực hành: Bài 1:(Tr11-VBT-T4 ) -YC CN HS tự làm bài, sau đó gọi 1HS lên bảng chữa bài va giải thích cách so sánh.HS cả lớp quan sát nhận xét,GV nhận xét chốt kết quà đúng. Bài 2( Tr11-VBT-toán 4 ) Yêu cầu 1HS đọc đầu bài,GV tổ chức cho HS thảo luận theo bàn rồi làm bài vào VBT.Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày KQ miệng , các nhóm khác nhận xét -GV nhận xét chung. Bài 3 (Tr18-VBT -T4) Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 2 HS lên chữa bài, HS-GV nhận xét. Bài 4:(Tr18-VBT-toán 4) GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4: Các nhóm thảo luận và làm bài vào VBT.Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày KQ và nhận xét lẩn nhau, GV nhận xét chốt kết quả đúng. 5-Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT Kể chuyện Một nhà thơ chân chính I-Mục tiêu 1-Rèn kỹ năng nói:- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ HS trả lời đuợc các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện. -Hiểu nội dung truyện biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện( ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền). 2-Rèn kỹ năng nghe:-Chăm chú nghe và nhớ chuyện -Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II-Chuẩn bị 1-GV: Tranh minh hoạ truyện, bảng phụ viết sẳn nội dung yêu cầu1 2-HS: SGK III-Các hoạt dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu -2 HS kể, HS cả lớp nghe và nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. B-Dạy học bài mới 1-Giới thiệu bài 2-GV kể chuyện -GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm. -YC HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1. -GV kể lần 2. 3-Kể lại câu chuyện a- Tìm hiểu truyện GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp các câu trong SGK, sau đó gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau. b-HD kể chuyện -YC HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm 2 theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện. -GV gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau( mỗi HS tương ứng với 1 nội dung câu hỏi( 2 Lượt kể) -GV nhậh xét cho điểm tưng em. -Gọi 3-5 HS kể lại toàn bộ câu chuyện, HS cả lớp nghe và nhận xét. -GV cho điểm HS. c-Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện ? Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ? ? Câu chuyện có ý nghĩa gì? HS trả lời các câu hỏi trên và nhắc lại ý nghĩa câu chuyện -Tổ chức cho 2 học sinh thi kể chuyện. GV nhận xét cho điểm. 3-Củng cố, dặn dò -Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện, giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. -Nhận xét tiết học -Dặn về nhà kể lại chuyện cho mọi người trong nhà nghe. ------------------------------------------------- Lịch sử Nước Âu Lạc I-Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: -Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng. -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. -Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. II-Chuẩn bị: -GV:Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình trong SGK, phiếu học tập. -HS: SGK III-Các phương pháp dạy học chủ yếu: GV sử dụng các PP dạy học: PP trực quan, PP hỏi đáp, luyện tập thực hành IV-Các hình thức dạy học Nhóm, cá nhân, cả lớp V-các hoạt động dạy học chủ yếu Nhất trí với nội dung SGV VI-Tổng kết, dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2006 Toán Luyện tập I-Mục tiêu: Giúp HS: -Củng cô về viết và so sánh các số tự nhiên. -Bước đầu làm quen với dạng x<3, 28<x<48 với x là số tự nhiên. II-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ (4 phút) -Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 2,3 trang22-SGK (mỗi em một bài) -GV nhận xét, ghi điểm B-Bài mới (34 phút) 1-GT bài:(1 phút) GV nêu mục tiêu tiết học 2-HD HS luyện tập Baì 1(Tr19-VBT T4) : YC học sinh tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS lên bảng chữa bài,HS cả lớp chú ý và nhận xét, GV nhận xét ghi điểm Bài 2(Tr 19-VBT T4) Cho HS thảo luận theo nhóm 2 và làm bài vào VBT. Rồi yêu cầu đại ... ế cân nặng 1hg? 2-Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng -YC HS kể tên các đơn vị đo đã học? -YC HS nêu tên các đơn vị đo từ bé đến lớn, GV ghi vào bảng đơn vị đo khối lượng. ? Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam? ? Những đơn vị nào bé hơn ki-lô-gam? -GV HD HS đổi 2 đơn vị đo ở liền kề và điền vào bảng đơn vị đo khối lượng. ? Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền kề với nó? ? Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề nó? HS trả lời và nhận xét, GV KL. 4-Luyện tập Bài1(tr 21-VBT T4) YC HS tự làm bài vào VBT. Sau đó gọi 5HS lên bảng lớp chữa bài(mỗi HS 1cột) GV nhận xét ,đánh giá. Bài 2(tr21-VBT T4) GV tiến hành tương tự như bài tập 1 Bài 3(tr21-VBT T4) YC HS thạo luận theo nhóm 2 và làm bài tập vào VBT Gọi đại diện 1số nhóm nêu kết quả miệng, HS nghe và nhận xét. Bài 4(tr21-VBT T4) Gọi 1HS đọc YC bài tập YC HS tự làm bài tập vào VBT Gọi 1HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. 4-Củng cố.dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGk. Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: -Trình bày được đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn -Dựa vào tranh ảnh để tìm kiến thức. -Dựa vào hình vẽ nêu quy trình sản xuất phân lân. -Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người. II-Chuẩn bị GV: bản đồ tư nhiên VN, tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản. III-Các PP dạy học Trực quan, quan sát, nêu vấn đề, hỏi đáp. IV-Hình thức tổ chức day học Thảo luận nhóm, cả lớp, cá nhân V-Hoạt động dạy học Thống nhất như SGV VI-Tổng kết, dặn dò Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong VBT Địa lí. Chính tả Nhớ-Viết: Truyện cổ nước mình I-Mục tiêu: -Giúp HS : -Nhớ -viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình”. -Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có cùng âm đầu r/ d/gi, hoặc ân/âng. II-Đồ dùng dạy học -GV: bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1-VBT -HS: VBT III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS lên bảng thi viết nhanh và đúmg các tên con vật, đồ vật bắt đầu bằng tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã (HS 1: viết tên các con vật bắt đầu bằng phụ âm tr/ch. HS 2viết tên các con vật có thanh ?/~) -YC HS cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. B-Dạy bài mới 1-Giới thiệu bài ( phút) GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2-HD HS nhớ viết -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Gọi 1HS đọc thuộc lòng đoạn nhớ viết trong bài truyện cổ nước mình, cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ. -GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả. -YC HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài. -GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. 3-HD HS làm bài tập-BT1,VBT -Gọi 1 HS nêu YC của bài tập, yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào VBT, đồng thời gọi 2 HS lên bảng làm BT vào 2 tờ phiếu khổ to. -những HS làm BT vào phiếu trình bày kết quả-đọc lại đoạn văn đã điền đầy đủ các phụ âm đầu. Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. -Cả lớp sửa lại theo lời giải đúng. 4- -GV nhận xét tiết học. Củng cố dặn dò -Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại trong VBT TV4. Luyện từ và câu Luyện tập về từ ghép và từ láy I-Mục tiêu Giúp HS: -Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo tư ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài. II-Chuẩn bị -GV:Bảng phụ viết sẳn BT2, từ điển HS -HS:VBT TV4 III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: GV hỏi miệng HS cả lớp:-Thế nào là từ ghép? cho VD. -Thế nào là từ láy? choVD. B-Bài mới 1-Giới thiệu bài Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học 2-HD HS làm bài tập Bài1(tr 26-VBT TV4) -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập -YC HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi vào VBT -Gọi đại diện 1 số nhóm nêu kết quả, nhóm nghe và nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng Bài 2(tr 26-VBT TV4) -GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm: Nhóm1: 4 em Nhóm 2: 4 em Nhóm 3: 4 em Nhóm 4: 5 em -GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, gọi đại diện 1nhóm đọc yêu cầu bài tập. -YC các nhóm trao đổi, thảo luận và làm bài. -Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV chốt lại lời giải đúng, tuyên dương các nhóm làm đúng. Bài 3(tr 26-VBT TV4) -Gọi 1HS đọc nội dung và yêu cầu. -YC HS thảoluận cặp đôi yêu cầu của bài tập và làm bài. -YC các nhóm nêu kết quả, HS nhóm khác nhận xét.GV chốt lời giải đúng. 3-Củng cố, dặn dò ?Từ ghép có ngững loại từ nào? cho ví dụ. ? Từ láy có những loại từ nào? cho ví dụ. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn tập và chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 05 tháng 10 năm 2006. Toán Giây-Thế kỷ I-Mục tiêu Giúp học sinh: -Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ. -Biết MQH giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm. II-Chuẩn bị -GV:đồng hồ có 3kim chỉ giơ, phút, giây. Bảng phụ chép ND bài tập 3-VBT -HS: VBT T4 III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ(4 phút) -Gọi 2HS lên bảng chữa các bài tập 3,4-SGK -Dưới lớp kiểm tra VBT về nhà của HS -GV nhận xét chung, cho điểm HS B-Bài mới(36 phút) 1-Giới thiệu bài( 1 phút) GV giới thiệu trực tiếp bằng lời 2-Giới thiệu giây, thế kỷ a-Giới thiệu giây GV cho HS quan sats đông hồ thật, YC HS chỉ kim giờ, kim phút trên đong hồ. ? Khoảng thời gian đi từ 1 số nào đó đến liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ? ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch liền sau nó là bao nhiêu phút? ? Một giờ bằng bao nhiêu phút? HS trả lời các câu hỏi. -GV chỉ chiếc kim còn lại trên và giới thiệu: Đây là kim gây. Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là 1 giây. -GV YC HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết kim phút đi từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu? -GV: Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. -GV viết lên bảng: 1 phút=60 phút, YC nhiều HS nhắc lại. b-Giới thiệu thế kỷ -GV: Để tính khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1thế kỷ dài bằng 100 năn. -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: +Đây là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1thế kỷ được biểu diễn là khoảng cách giữa 2 vạch dài liền nhau. +Người ta tính ccác mốc thế kỷ như sau: *Từ năm 1 đén năm 100 là thế kỷ thứ nhất. *Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ hai. ............................................................... *Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỷ hai mươi. -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian, sau đó hỏi: ? Năm 1879 là ở thế kỷ nào? ? Năm 1945 là ở thế kỷ nao? ? Em sinh vào năm nào, Năm đó ở thế kỉ bao nhiêu? ? Năm 2005 ở thế kỷ nào? Chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ bao nhiêu? HS cả lớp lần lượt trả lời các câu hỏi -GV giới thiệu: Để ghi thế kỷ thứ mấy người ta thường dùng các chữ số La Mã. -GV YC HS cả lớp ghi thế kỷ 19, 20 21, bằng chữ số La Mã vào vở nháp. 3-Luyện tập Bài 1(tr22-VBT T4) -Gọi 1HS đọc YC bài tập, sau đó YC HS cả lớp tự làm bài vào VBT. -Gọi 3 HS lên bảng chữa bài (Mỗi HS làm 1 cột) -HS cả lớp theo dõi nhận xét, nêu kết quả, nêu cách đổi. GV chốt kết quả đúng và ghi điểm cho HS. Bai 2(tr22-VBT T4) -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập -GV tổ chức cho HS thảo luận và làm BT theo cặp. -Gọi đai diện 3-4 nhóm trình bày kết quả miệng, HS các nhóm khác nghe và nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 3(tr22-VBT T4) -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập -YC cá nhân HS tự làm bài tập vào VBT -Gọi 1HS lên chữa bài, HS cả lớp chú ý nhận xét, nêu kết quả miệng. GV chốt kết quả đúng. 4-Tổng kết, dặn dò Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGK Khoa học Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật I-Mục tiêu Sau bài học, HS có thể: -Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật./ -Nêu ích lợi của việc ăn cá. II-Chuẩn bị GV: hình vẽ trang 18-SGK, phiếu học tập III-Các PP dạy học PP trò chơi, thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan sát, thực hành. IV-Hình thức dạy học Nhóm, cá nhân, cả lớp V-Các hoạt động dạy học nhất trí với SGV VI- Tổng kết,dặn dò -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong vở bài tập ------------------------------------------------ Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt chuyện I-Mục tiêu -Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. II-Chuẩn bị -GV: Tranh minh hoạ cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm; Bảng phụ viết sẵn đề bài. -HS: VBT TV III-Các hoạt động dạy học A-Kiểm tra bài cũ( 5 phút) ? Thế nào là cốt chuyện? Cốt truyện có những phần nào? (1HS trả lời) -Gọi 1HS kể lại chuyện cây khế. -GV nhận xét đánh giá. B-Dạy học bài mới 1-Giới thiệu bài(1 phút) GV nêu mục tiêu của tiêt học. 2-HD làm bài tập a-Tìm hiểu đề -Gọi 2 HS đọc đề bài. -GV HD HS phân tích đề bài ? Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì?( HS trả lời, GV kết luận) b-Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truện -GV yêu cầu HS chọn chủ đề (HS tự do phất biểu ý kiến)-Gọi HS đọc gợi ý 1. -GV hỏi và ghi nhanh câu hỏi lên bảng, HS trả lời các câu hỏi theo ý mình. ? Người mẹ ốm như thế nào? ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? ? Để chữa bệnh cho người mẹ người con gặp những khó khăn gì? ? Người con đã quyết tâm như thế nào? ?Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? -GV gọi HS đọc gợi ý 2( 2 HS đọc thành tiếng) -GV hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng, HS nghe trả lời các câu hỏi đó. Câu hỏi 1,2,3 tương tự như ở gợi ý 1 ? Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của ngừi con? ? Cậu bé đã làm gì? c-Kể chuyện -YC HS kể trong nhóm 2 ( Dựa vào các câu hỏi gợi ý) -YC HS kể trước lớp: gọi 1HS kể theo tình huống 1, 1HS kể thêo tình huống 2. Sau đó gọi 6HS thi kể. -Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét , ghi điểm. 3-Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp -Nhận xét nền nếp của HS -Nhận xét về kết quả học tập trong tuần.
Tài liệu đính kèm: