Giáo án Luyện Tiếng Việt 3 tuần 23 đến 30

Giáo án Luyện Tiếng Việt 3 tuần 23 đến 30

viết: BỘ ĐỘI VỀ LÀNG.

Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Các hoạt động Hoạt động cụ thê

1.Bài cũ: (5/)

MT: Giúp HS viết đúng

PP: Thực hành

ĐD: Bảng con, phấn -GV đọc, cả lớp viết bảng con từ: Lanh lảnh. mải miết, xanh biếc.

-GV theo dõi các em viết, nhận xét, ghi điểm.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện Tiếng Việt 3 tuần 23 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện viết: BỘ ĐỘI VỀ LÀNG.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-GV đọc, cả lớp viết bảng con từ: Lanh lảnh. mải miết, xanh biếc.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT: Nghe viết chính xác, trình bày đúng khổ 1 và 2 
PP: Hỏi đáp, thực hành. 
ĐD: Bảng con, vở.
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV đọc diễn cảm đoạn 2 một lần.
-2 HS đọc lại, lớp đọc thầm
-HS nắm nội dung bài viết:
 +Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ?
-HS nhận xét chính tả:
 +Bài thơ có mấy khổ? Mỗi dòng có mấy chữ?
 +Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
 +Giữa hai khổ ta trình bày như thế nào?
-HS tập viết các từ khó dễ lẫn và phân tích chính tả một số từ. 
VD:	xóm nhỏ, ngõ, bịn rịn, rừng sâu...
*B2: GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
*GV chấm: 1/3 lớp, chữa bài.
Hoạt động 2: (13/)
 Bài tập:
MT: Rèn tính nhanh nhẹn, viết nhanh.
PP: Trò chơi
ĐD: Bảng, con .
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
Về nhà viết lại những chữ còn sai lỗi chính tả.
Chuẩn bị bài sau.
.
Tuần 23
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 23 
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
- GV kiểm tra vở bài tập một số em và chấm.
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
 Bài tập 1&2:
MT:+Củng cố về cách nhân hoá đã được dùng trong một bài thơ đã cho và tác dụng của việc nhân hoá đó.
PP: Hỏi đáp, thực hành,.
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Đọc những dòng thơ sau rồi điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp:
Phì phò như bễ 
Biển mệt thở rung
Ngàn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Từ ngữ được nhân hoá trong những dòng thơ ở phần a và b:...
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Ghi lại từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người để lấy để tả đặc diểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ nêu ở bài tập 1. Cho biết nghĩa của từng từ ngữ đó.
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về hỏi- đáp câu hỏi như thế nào?
+ Đặt câu hỏi như thế nào cho từng câu văn đã nêu. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, động não.
ĐD: SGK
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
Khi còn bé Anh-xtanh rất tinh nghịch.
Mô-da là một nhạc sĩ thiên tài.
Cầu thủe HỒng Sơn đi bóng rất điêu luyện.
Bài 4:Điền tiếp bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào để dòng sau đây thành câu.
Mảnh vườn nhà bà em...
Đêm rằm, mặt trăng
Mùa thu, bầu trời...
Bức tranh đồng quê...
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
.
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 23
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV chấm mọt số bài tập làm văn nói viết về người lao động trí óc.( 5 em)
 -GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Biết kể rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Bảng lớp viết các gợi ý cho bài kể.
Vở nháp
-GV ghi đề bài lên bảng.
- Vài HS nhắc lại đề bài.
Bài tập 1: 
 -HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
 - HS nối tiếp nhau : trả lời theo các gợi ý.
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV theo dõi, nhận xét. Cho điểm một số em
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn ngghệ thuật.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Một số tranh, ảnh về các loại hình nghệ thuật: kịch, chèo, hát, múa, xiếc,...
 VBT
Bài tập 2: 
 -HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS viết bài vào vở luyện tiếng việt những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
 -HS đọc bài của mình cho cả lớp nghe, nhận xét. GV chấm những bài .
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo, những em chăm học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về hoàn chỉnh lại bài viết.
	+Chuẩn bị bài sau: N-K: Người bán quạt may mắn.
.
Tuần 24
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Luyện Chính tả:	NGÀY HỘI RỪNG XANH.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-Cả lớp viết bảng con từ: trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng, trực nhật.
 -GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Hướng dẫn HS nghe viết:
MT:+ Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp bài thơ Ngày hội rừng xanh.
PP: Hỏi đáp, động não, đàm thoại, quan sát.
ĐD: Bảng con
Trong tiết chính tả hôm nay, Các em sẽ trình bày đúng , đẹp bài thơ Ngày hội rừng xanh.
 *GV đọc 1 lần bài viết.
 -Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 -HS nắm nội dung bài viết:
	+Những từ ngữ nào miêu tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
 -HS tự viết các từ khó dễ sai và phân tích chính tả một số từ vào vở nháp.
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
 -HS viết xong, dò lại bài bằng bút chì và ghi lỗi ra lề vở.
 *GV chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: (11/)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm vần dễ lẫn: ưt/ưc.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Bảng phụ viết nội dung BT2b.
VBT
Bài tập 2: Lựa chọn
 -2 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp chú ý theo dõi bạn đọc.
 -GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm bài 2b vào vở.
 -Mời 4 HS lên bảng thi làm bài, sau đó đọc kết quả.
 -Toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng. Nhiều em đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh.
Câu b: Lời giải:
 -Chỉ còn dòng suối lượn quanh 
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
 -Gió đừng làm ta đứt dây tơ.
Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng.
 -Khen những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ về nhà:
	+Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.
	+Chuẩn bị bài sau: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
Phân biệt r/d/gi, ên/ênh.
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 24
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
- GV kiểm tra và chám vở bài tập 4 - 5 em.
- GV nhận xét và chữa bài.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+ Củng cố về từ chỉ đặc điểm của vật như tả người.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
 GV ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Gạch dưới từ chỉ đặc điểm và hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau:
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim...Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về cách dùng dấu phẩy.
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao? 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 2: Chép lại bộ phận trả lời câu hỏi vì sao? Trong mỗi câu sau vào chỗ trống:
a. Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.
..................................................................
b. Trường em nghỉ học vào ngày mai vì có hội khoẻ Phù Đổng.
..................................................................
c. Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát.
...................................................................
Bài 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a. Lễ phát phần thưởng cuối năm học phải kết thúc sớm...
b. Bạn Hoa không giải được bài tập toán...
c. Hôm qua cô giáo lớp em nghỉ dạy hai tiết cuối...
 ( vì bận họp, vì mưa to, vì bài khó)
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS chữa bài vào vở bài tập. 
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
- Nêu những từ ngữ thường dùng để nói về nghệ thuật.
- Gọi nhiều em trả lời. GV chốt lại bài học.
-GV nhận xét tiết học. 
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm 	Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 24
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
- 3 HS đọc bài viết của mình ở tiết học trước.
- GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn.
 -Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể chuyện.Vở nháp
 GV ghi đề bài lên bảng.
a,HS chuẩn bị: 
 -HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -HS quan sát tranh minh hoạ: Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
b,GV kể chuyện: giọng thong thả.
 - HS nhắc lại nghiã của từ:
+Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ. 
+Cảnh ngộ : tình trạng không may mà người ta gặp phải. 
 -HS trả lời câu hỏi :
	+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
	+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt như thế nào?
	+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
 -GV gọi 2 HS khá kể lại câu chuyện.
c,HS thực hành kể chuyện: kể theo nhóm 4.
 -Đại diện các nhóm thi kể.
 -GV và cả lớp nhận xét cách kể c ... èn kĩ năng nói: Kể đưopực một số nét chínhcủa một trận thi đấu thể thoa đã được xem, được nghe tường thuật ...( theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đâú. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, báo có tin thể thao.
 -Bảng lớp viết các gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao..
 -Máy cát-xét và băng có bản tin thể thao.
Vở nháp
Hôm nay các em sẽ tiếp tục ”Kể lại một trận thi đấu thể thao và Viết lại một tin thể thao trên báo, đài”.
GV ghi đề bài lên bảng.
Bài tập 1: HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -GV nhắc HS: Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên ti-vi; cũng có thể kể 1 buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo...
	+Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. 
VD: có thể bắt đầu như sau: Chiều chủ nhật tuần trước, anh em cho em cùng đi xem trận bóng đá giữa đội bóng trường anh và trường bạn...
 -2 HS giỏi kể mẫu. GV nhận xét.
 -HS tập kể theo nhóm 3.
 -HS thi kể trước lớp, cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
Hoạt động 2: (16/)
MT: Rèn kĩ năng viết: Viết lại được một tin thể thao mới đọc được (Hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) - Viết gọn, rõ, đủ thông tin.
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
 -HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe.
*Lưu ý: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác. Cần nói rõ em nhận được tin đó từ nguồn nào; đọc trên sách, báo hay tạp chí nào...
 -HS viết bài.
 -HS đọc các mẫu tin đã viết.
 -Cả lớp và GV nhận xét về lời thông báo; cách dùng từ; mức độ rõ ràng; sự thú vị, mới mẻ của thông tin. 
- GV chấm một số bài và nhận xét. 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết bài tốt.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao.
	+Chuẩn bị bài sau: Viết về một trận thi dấu thể thao.
Tuần 29
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 29
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3.
-GV bổ sung, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+ Tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc củ điểm thể thao: Kể tên các môn thể thao, tìm đúng từ nói về kết quả thi đấu.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV nêu mục đích yêu cầu - ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Nối từ ở cột trái vơia từ ngữ thích hợp ở cột phải để tạo thành tên môt môn thể thao. Viết được các tên nối được vào chỗ trống.
Thi vật
 nhảy xa
đấu kiếm
 chạy tiếp sức
..........................................................................
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống tên những địa điểm diễn ra các hoạt động thi đấu thể thao.
Sân vận động, nhà thi đấu.....................................
.................................................................................
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chỉ nguyên nhân hoặc mục đích với bộ phận đứng sau ở trong câu. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Ghi dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau
 Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục. Năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về thể dục đã khá hơn nhiều. Để học tốt môn học này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu 1: Có 1 dấu phẩy
Câu 2: Có 2 dấu phẩy.
Câu 3: Có 1 dấu phẩy 
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
- Bài hôm nay em đã nắm được những gì?
- HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 29.
Tiết	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
 -3 HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/).Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: 
MT: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, Hs viết được một đoạn văn ngắn 5 - 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho BT1 (tiết TLV tuần 28).Vở nháp
Hôm nay chúng ta viết lại bài “Viết về một trận thi đấu thể thao”.GV ghi đề bài lên bảng.
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -3 HS đọc các câu hỏi gợi ý trên bảng.
 -GV nhắc HS: 
	+Trước khi viết cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 - đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
	+Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
	+Nên viết vào vở nháp những ý chính trước khi viết vào vở.
 -HS viết bài.
 -HS nối tiếp nhau đọc bài viết. GV chấm chữa nhanh một số bài, cho điểm, nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chuẩn bị bài chu đáo, những em chăm học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà hoàn chỉnh bài viết.
	+Chuẩn bị bài sau: Viết thư.
Tuần 30
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 30
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3.
-GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+ Ôn luyện cách đặt câu hỏi bằng gì? Tìm bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? trả lời đúng các câu hỏi bằng gì? Và thực hành trò chơi hỏi đáp có sử dụng câu hỏi bằng gì?
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
GV ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Điền từ ngữ chỉ hoạt động nhân dân khắp thế giới cùng làm vào từng chỗ trống cho phù hợp:
 Chống chiến tranh, gìn gĩư hoà bình, bảo vệ môi trường.
............................................................................
-HS đọc yêu cầu bài tập Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào phiếu.
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt cau hỏi cho mỗi bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau:
a. Những ngôi nhà được làm bằng tranh tre.
b. Mẹ ru con bằng những điệu hát ru.
c. Nhân dân thế giới giữ gìn hoà bình bằng tình đoàn kết hữu nghị.
Bài 3: 
Điền tiếp vào chỗ trống bộ phận câu chỉ phương tiện trong mỗi câu sau:
a. Chúng em quét nhà bằng...
b. Chủ nhật trước em đi tham quan Bến Nhà Rồng bằng...
-HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Bước đầu cho HS nắm được cách dùng dấu hai chấm.
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 4: Điền dấu hai chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn sau: Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 30
Tiết	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV chấm 6 bài viết ở tuần trước.
 -Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)2.Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: 
MT: Rèn kĩ năng viết:
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
-Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
 PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: Vở nháp
- HS nhắc lại đề tập làm văn của tiết tập làm văn trước.
GV ghi đề bài lên bảng.
 -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -1 HS giải thích yêu cầu của bài tập.
 -GV chốt:
	+Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt.
	+Nội dung thư phải thể hiện:
 Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu mình là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn...)
 Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất.
 -GV treo bảng phụ viết hình thức trình bày 1 lá thư cho HS đọc.
 -HS viết thư vào giấy rời.
 -HS nối tiếp nhau đọc thư. Gv chấm 3 bài viết hay.
 -HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Hoạt động 2: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về tiếp tục hoàn chỉnh lá thư để gửi qua đường bưu điện.
	+Chuẩn bị bài sau: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Tuần 31
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn
Tuần 32
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
..
.
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn
Tuần 33
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn
Tuần 33
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
 Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn
Tuần 34
Thứ hai ngày  tháng .. năm 200
Hướng dẫn học 
Luyện đọc - Luyện viết 
..
Hướng dẫn học
Luyện từ và câu
.
Hướng dẫn học
Luyện : Tập làm văn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop3 quyen 1 chuan.doc